Phó thủ tướng chính phủ hiện nay là ai

Chính sách và cuộc sống 31/12/2021 14:05

(Chinhphu.vn) – Hiện nay, số lượng dự án tồn đọng cần xử lý ở các địa phương rất lớn, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát kỹ, phân nhóm dự án, “dự án vi phạm pháp luật thì xử lý nghiêm minh đúng quy định, tránh tình trạng vụ việc kéo dài, khắc phục không được, khiến hàng ngàn ha đất ở các khu đô thị để chờ hàng chục năm, lãng phí rất lớn”.



Chân dung 4 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026

VTV.vn - 4 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 gồm ông Phạm Bình Minh, ông Lê Minh Khái, ông Vũ Đức Đam và ông Lê Văn Thành.

Chiều 28/7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về phê chuẩn việc bổ nhiệm 4 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (2021 - 2026) với tỷ lệ 479/479 đại biểu tham gia biểu quyết, chiếm 95,99% tổng số đại biểu. So với nhiệm kỳ khóa XIV, Chính phủ nhiệm kỳ mới đã giảm 1 Phó Thủ tướng.

4 Phó Thủ tướng được phê chuẩn việc bổ nhiệm gồm:

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

Ông Phạm Bình Minh sinh ngày 26/03/1959, quê quán: xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV.

Ông Phạm Bình Minh từng đảm nhiệm các chức vụ như Vụ trưởng, Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao; Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Thứ trưởng, rồi Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XV đã miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đối với ông Phạm Bình Minh và ông tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ cho đến nay.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

Ông Lê Minh Khái sinh ngày 10/12/1964, quê quán: Xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái từng kinh qua các vị trí như Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, Tổng Thanh tra Chính phủ.

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV đã phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Lê Minh Khái giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Ông Vũ Đức Đam sinh ngày 3/2/1963, quê quán: xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, XII, XIII.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng giữ các chức vụ như: Thứ trưởng Bộ Bưu chính – Viễn thông; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Ông đã giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ từ tháng 11/2013. Từ tháng 10/2019 – tháng 7/2020, Bộ Chính trị phân công kiêm nhiệm Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành

Ông Lê Văn Thành sinh ngày 20/10/1962, quê quán: Xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII, Đại biểu Quốc hội khóa XII.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Công ty Xi măng Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Phó Bí thư Thành ủy rồi Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV đã phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Lê Văn Thành giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 26 thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới

VTV.vn - Quốc hội đã hoàn thành việc kiện toàn tất cả chức danh Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (2021 - 2026).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

Phó Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ

Bài này viết về Thủ tướng nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976. Đối với thống kê các Thủ tướng của các thực thể chính trị ở Việt Nam từ 1945 đến nay, xem Danh sách Thủ tướng Việt Nam. Đối với Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, xem Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa.

Thủ tướng Chính phủ (thường được gọi tắt là Thủ tướng) là người đứng đầu Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội[1] theo đề cử của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ và của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.[2] Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ông Phạm Văn Đồng, được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI năm 1976. Không có quy định pháp luật Thủ tướng Chính phủ phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ thường là một ủy viênBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam

Để đáp ứng khả năng lãnh đạo cấp cao trong tổ chức Đảng, không bị chồng chéo quyền lực về mặt Đảng, cho tới nay, các vị Thủ tướng thường phải là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong số các đại biểu Quốc hội. Thủ tướng cũng thường đồng thời là ủy viên của Đảng ủy Công an Trung ương và Quân ủy Trung ương.

Các ứng viên Thủ tướng này phải đạt các tiêu chuẩn như tốt nghiệp Đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; ngoại ngữ cử nhân hoặc trình độ B trở lên; tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân, lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở một trong các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp trung ương (Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng), các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng ban các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; từng chủ trì cấp Quân khu nếu công tác trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo quy định của Đảng, độ tuổi trước khi bổ nhiệm chức vụ Thủ tướng: không quá 65 tuổi (trường hợp đặc biệt quá 65 tuổi do Ban Chấp hành Trung ương quyết định). Cụ thể các tiêu chuẩn nêu ở mục dưới đây.

Tiêu chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Chính phủ của Đảng Cộng sản Việt NamSửa đổi

Theo Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 [13] về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, Thủ tướng phải là người:

"Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; tư duy nhạy bén, năng động, quyết đoán, quyết liệt, quyết định kịp thời những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp. Hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế - xã hội đất nước; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế. Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan hành chính nhà nước và hệ thống chính trị. Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định"

Tiêu chuẩn của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thưSửa đổi

"Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có thêm các tiêu chuẩn: Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm. Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội. Có ý thức, trách nhiệm cao, có khả năng đóng góp ý kiến trong việc hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định. Là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên; đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương. Trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong quân đội thì phải kinh qua chức vụ chủ trì cấp quân khu."

Tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ươngSửa đổi

"Tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Có ý thức, trách nhiệm cao, kiến thức toàn diện; tích cực tham gia thảo luận, đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương. Có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công quản lý, phụ trách. Có năng lực dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, bất ngờ; có khả năng làm việc độc lập. Có tố chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; có hoài bão, khát vọng đổi mới vì dân, vì nước. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương.

Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương phải là những cán bộ trẻ; cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; qua thực tiễn công tác thể hiện có năng lực, triển vọng phát triển về tố chất lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; được quy hoạch chức danh Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và lãnh đạo chủ chốt tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo".

Tiêu chuẩn chungSửa đổi

1.1. Về chính trị, tư tưởng: Tuyệt đối trung thành với lợi ích của của quốc gia - dân tộc, của Đảng và nhân dân; cố gắng hết khả năng của mình bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.

1.2. Về đạo đức, lối sống: Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.

1.3. Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; trình độ ngoại ngữ cử nhân hoặc trình độ B trở lên, tin học phù hợp.

1.4. Về năng lực và uy tín: Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách. Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm; có thành tích nổi trội, có kết quả và "sản phẩm" cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.

1.5. Sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm (theo quy định của Đảng, độ tuổi trước khi bổ nhiệm không quá 65 tuổi), giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn."

Quy trình đề cử ứng cử viên Thủ tướng trong Đảng Cộng sản Việt NamSửa đổi

Các ứng cử viênchức vụ Thủ tướng Chính phủ thường phải là một ủy viênBộ Chính trị. Theo quy trình, trước Đại hội Đảng khóa mới, Ban Chấp hành Trung ương khóa cũ sẽ họp Hội nghị Trung ương để bỏphiếu các phươngán nhân sự cho Quốc hội khóa mới và bầu ra danh sách giới thiệu Thủ tướng Chính phủ cùng các chức danh lãnh đạo khác. Sau Đại hội Đảng khóa mới, Bộ Chính trị trình lại danh sách giới thiệu các chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội cho Ban Chấp hành Trung ương khóa mới biểu quyết thống nhất để trình Quốc hội khóa mới bầu.[14][15] Tại Quy định số 105 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử của Ban Chấp hành Trung ương ngày 19/12/2017[16][17] có quy định rõ hơn về việc quyết định chức danh Thủ tướng Chính phủ sẽ do Ban Bí thư quyết định.

Chủ tịch nước đề cử Thủ tướng theo Hiến pháp, tuy nhiên, các Chủ tịch nước thường đều là ủy viên Bộ Chính trị, vì vậy các đề cử Thủ tướng Chính phủ được Chủ tịch nước giới thiệu cho Quốc hội bầu đều là ứng viên theo danh sách lãnh đạo đề cử mà Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua.

Danh sách Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamSửa đổi

Từ khi thành lập vào năm 1976 đến nay, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các Thủ tướng Chính phủ được liệt kê trong danh sách dưới đây. Tất cả các Thủ tướng Chính phủ đều là Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và là Ủy viên Bộ Chính trị.

STT Chân dung Họ và tên Nhiệm kỳ Chức vụ Chính phủ Ghi chú Bắt đầu Kết thúc Thủ tướng Chính phủ (1976 – 1981)1 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 – 1992)[18](1) 2 – 3 4 Thủ tướng Chính phủ (1992 – nay)[19](4) 5 6 7 8
Phạm Văn Đồng 2 tháng 7 năm 1976 1980

(Đổi tên)[18]

Thủ tướng Chính phủ

(1976 – 1981)

Khóa VI

(1976 – 1981)

Phạm Văn Đồng 1980

(Đổi tên)[18]

18 tháng 6 năm 1987 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

(1981 – 1987)

Khóa VII

(1981 – 1987)

Đại tá
Phạm Hùng
18 tháng 6 năm 1987 10 tháng 3 năm 1988 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Khóa VIII

(1987 – 1992)

Mất khi tại chức, già nhất khi nhậm chức
Võ Văn Kiệt 11 tháng 3 năm 1988 22 tháng 6 năm 1988 Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Đỗ Mười 22 tháng 6 năm 1988 9 tháng 8 năm 1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Võ Văn Kiệt 9 tháng 8 năm 1991 1992

(Đổi tên)[19]

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

(1991 – 1992)

Khóa VIII

(1987 – 1992)

Khóa IX

(1992 – 1997)

Võ Văn Kiệt 1992

(Đổi tên)[19]

25 tháng 9 năm 1997 Thủ tướng Chính phủ

(1992 – 1997)

Khóa IX

(1992 – 1997)

Phan Văn Khải 25 tháng 9 năm 1997 27 tháng 6 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ Khóa X (1997 – 2002) Từ chức
Khóa XI (2002 – 2007)
Thiếu tá
Nguyễn Tấn Dũng
27 tháng 6 năm 2006 6 tháng 4 năm 2016 Thủ tướng Chính phủ Khóa XI (2002 – 2007) Trẻ nhất khi nhậm chức
Khóa XII (2007 – 2011)
Khóa XIII (2011 – 2016)
Nguyễn Xuân Phúc 7 tháng 4 năm 2016 5 tháng 4 năm 2021 Thủ tướng Chính phủ Khóa XIII (2011 – 2016)
Khóa XIV (2016 – 2021)
Trung tướng
Phạm Minh Chính
5 tháng 4 năm 2021 đương nhiệm Thủ tướng Chính phủ
Khóa XIV (2016 – 2021)
Khóa XV (2021 – 2026)

Các nguyên Thủ tướng còn sốngSửa đổi

Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2022, có hai nguyên Thủ tướng còn sống. Nguyên Thủ tướng còn sống lớn tuổi nhất là Nguyễn Tấn Dũng và trẻ tuổi nhất là Nguyễn Xuân Phúc và nguyên Thủ tướng qua đời gần đây nhất là Phan Văn Khải vào ngày 17 tháng 3 năm 2018 ở tuổi 85 (theo chức vụ gốc) và Đỗ Mười vào ngày 1 tháng 10 năm 2018 ở tuổi 101 (theo chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Dưới đây là danh sách các nguyên Thủ tướng còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:

  • Nguyễn Tấn Dũng
    2006-2016
    17 tháng 11, 1949 (72tuổi)

  • Nguyễn Xuân Phúc
    2016-2021
    20 tháng 7, 1954 (68tuổi)

Xem thêmSửa đổi

  • Thủ tướng Việt Nam
  • Chính phủ Việt Nam 2016-2021
  • Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
  • Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Chính trị Việt Nam

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b “Hiến pháp 2013, Chương VII: Chính phủ”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ.
  2. ^ a b Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
  3. ^ Hiến pháp 2013
  4. ^ Luật tổ chức Chính phủ 2015
  5. ^ Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014
  6. ^ “Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội quy định thẩm quyền quyết định của Thủ tướng đối với sĩ quan trong quân đội”.
  7. ^ Luật Quốc phòng 2018
  8. ^ Luật Tổ chức Quốc hội 2014
  9. ^ a b “Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội số: 102/2015/QH13 của Quốc hội”. ThuVienPhapLuat.vn. ngày 24 tháng 11 năm 2015.
  10. ^ “Bộ Chính trị, Ban bí thư quyết định các chức danh nào?”.
  11. ^ "Quyết định Số: 44-QĐ/TW Về việc quản lý cán bộ của Bộ Chính trị - Điều 1"”.
  12. ^ //thutuong.chinhphu.vn/thu-tuong-chinh-phu-pham-minh-chinh-tuyen-the-nham-chuc-10939331.htm
  13. ^ Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
  14. ^ “3 ứng viên Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội tại Hội nghị TW 14”. Zing.vn. ngày 24 tháng 1 năm 2016.
  15. ^ “Giới thiệu nhân sự ứng cử Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội”. VnEconomy. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2016.
  16. ^ “Bộ Chính trị, Ban bí thư quyết định các chức danh nào?”. VnExpress. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2018.]
  17. ^ Quy định 105-QĐ/TW năm 2017 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
  18. ^ a b c Theo Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980, chức vụ Thủ tướng Chính phủ được đổi tên thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
  19. ^ a b c Theo Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng được đổi tên thành Thủ tướng Chính phủ

Video liên quan

Chủ đề