Phương An cứu nạn cứu hộ trường tiểu học

Tài liệu hướng dẫn sử dụng cổng thông tin điện tử Viettel

Bài tập hỗ trợ học trực tuyến, Tiếng Anh 8, Kim Đồng

Bài tập hỗ trợ học trực tuyến, Toán 7 Đại số, Kim Đồng

Bài tập hỗ trợ học trực tuyến, Toán 7 Hình học, Kim Đồng

Sáng 10/5, Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC &CNCH) Công an Hà Tĩnh phối hợp với Trường tiểu học Bắc Hà tổ chức Diễn tập phương án cứu nạn cứu hộ và tuyên truyền phòng, chống tai nạn đuối nước năm 2022 tại trường Tiểu học Bắc Hà, trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.

Tại buổi diễn tập, tình huống giả định được đưa ra là hồi 9h45 phút ngày 10 tháng 5 năm 2022, xảy ra vụ chập cháy tại khu vực cầu thang khu nhà 3 tầng, dẫn đến sập đổ cấu kiện xây dựng tại phòng học tầng 1 của Trường Tiểu học Bắc Hà, trong tình huống giả định có 2 người mắc bị mắc kẹt.
Sau khi nhận được tin báo từ cơ sở; lực lượng Cảnh sát PCCC& CNCH nhanh chóng điều động lực lượng, phương tiện đến địa điểm, khẩn trương triển khai phương án cứu hộ cứu nạn, đưa người mắc kẹt ra ngoài.
 

Phương An cứu nạn cứu hộ trường tiểu học

Lượng Cảnh sát PCCC& CNCH nhanh chóng có mặt  địa điểm xảy ra sự cố

Với tình huống giả định trên, nguyên nhân được xác định là do sự cố đối với hệ thống điện dẫn đến chập cháy, gây sập đổ cấu kiện. Trong tìn huống, các lực lượng tập trung triển khai cứu người, cứu tài sản, hướng dẫn học sinh cách tránh hít phải khói, khí độc và di chuyển ra hành lang, thoát xuống sân trường. Đồng thời triển khai các biện pháp nhanh chóng khắc phục sự cố, bảo vệ các thiết bị, cấu kiện xung quanh không sập đổ. Đối với một số em học sinh chưa thoát được ra ngoài đã kịp thời được lực lượng PCCC cứu thoát.
 

Phương An cứu nạn cứu hộ trường tiểu học

 Khẩn trương triển khai phương án khắc phục sự cố, cứu nạn cứu hộ

Cuộc diễn tập phương án cứu nạn cứu hộ tại trường Tiểu học Bắc Hà đã thành công, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, tài sản tham gia diễn tập; thực hiện đúng, nghiêm túc các quy trình, phương án đã đề ra.
 

Phương An cứu nạn cứu hộ trường tiểu học

Lượng Cảnh sát PCCC& CNCH hướng dẫn học sinh thoát nạn ra ngoài

Cũng tại buổi diễn tập, trước đó lực lượng Cảnh sát PCCC& CNCH Công an tỉnh đã tổ chức tuyên truyền tuyên trung cho học sinh và giáo viên trường Tiểu học Bắc Hà về phòng, chống tai nạn đuối nước. Trong đó tập trung truyền tải những kiến thức cơ bản về tai nạn đuối nước; hướng dẫn những kỹ năng xử lý khi gặp nguy hiểm dưới nước; hướng dẫn một số tình huống cứu nạn đuối nước đặc trưng và phương pháp, kỹ năng cứu nạn cứu hộ dưới nước. Bên cạnh đó, bằng phương pháp truyền tải trực quan sinh động lực lượng Cảnh sát PCCC& CNCH đã hướng dẫn cho các em học sinh của trường cách sử dụng áo phao đúng quy cách, những kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cố dưới nước và các tình huống tai nạn tương tự.
 

Phương An cứu nạn cứu hộ trường tiểu học

Phương An cứu nạn cứu hộ trường tiểu học

Tuyên truyền về phòng, chống tai nạn đuối nước co học sinh

Thông qua buổi diễn tập phương án cứu nạn cứu hộ và tuyên truyền về phòng, chống tai nạn đuối nước nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa kịp thời, hiệu quả; kỹ năng thoát nạn trong tình huống xảy ra sự cố cho học sinh, giáo viên, người lao động tại cơ sở để giảm thiệt hại xảy ra. Đồng thời, thông qua buổi tuyên truyền về phòng, chống tai nạn đuối nước đã trang bị cho các em học sinh những kiến thức cơ bản nhất về tai nạn đuối nước, kỹ năng xử lý trong các tình huống để hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, nhất là trong thời điểm kỳ nghỉ hè đang đến gần.


 

Khắc Quân

- Tên đơn vị: Trường Mầm non Hùng Sơn 2

- Địa điểm trụ sở chính: TDP Bàn Cờ, Thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên.

- Điện thoại: 0399.078.339; Email: c0hungsơn 2. phongdt@thai nguyen.edu.vn.

      - Những đặc điểm chính: Trường mầm non Hùng Sơn 2 nằm ở trung tâm thị trấn Hùng Sơn trên trục đường chính nên đi lại thuận tiện, trẻ em trong trường phần lớn là con em trên địa bàn thị trấn.

- Phía Đông tiếp giáp với trường tiểu học Đồng Doãn Khuê;

- Phía Tây tiếp giáp với khu di tích lịch sử 27/7;

- Phía Nam tiếp giáp với sân sự kiện;

- Phía Bắc tiếp giáp với cánh đồng lúa, suối;

II. Giao thông bên trong và bên ngoài:

* Giao thông bên trong cơ sở: Cổng chính giáp đường nhựa rộng 6m, vào sân trường phía trước rộng 500m2 thuận lợi cho xe cứu nạn cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tiếp cận hiện trường.

* Giao thông bên ngoài cơ sở: Nhà trường cách đơn vị PCCC số 1 – Cảnh sát PCCC – CA Tỉnh Thái Nguyên 27 km theo đường Quốc lộ 3 đến Bờ Đậu rẽ trái vào Quốc lộ 37 khoảng 15 km, đến đèn xanh đèn đỏ rẽ trái khoảng 1km đến điểm trường thuận tiện Xe chữa cháy đến cơ sở.

 Lưu ý vào giờ cao điểm (từ 6h30 đến 8h hoặc từ 16 h đến 17h30 các ngày) mật độ phương tiện giao thông lớn tại ngã ba, cổng trường tiểu học có thể cản trở phương tiện cứu nạn cứu hộ của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH tiếp cận hiện trường.

III. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ:

* Đặc điểm kiến trúc xây dựng:

- Cơ sở là đơn vị trường học, giáp đường liên xã, giáp với trường tiểu học. Diện tích khuôn viên  trên 4000 m2. Trường có một bếp ăn được trang bị hệ thống bếp ga; có 02 dãy nhà 2 tầng  gồm 12 phòng học; phòng hiệu phó; phòng chức năng; phòng hành chính; phòng y tế được xây dựng bán kiên cố lợp mái tôn. Có 01 dãy nhà cấp 4 phía tay phải gồm văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng bảo vệ được xây bán kiên cố và lợp mái tôn; 01 nhà để xe và 01 nhà kho.

* Nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người, phương tiện, tài sản khi sự cố, tại nạn xảy ra:

- Tính chất hoạt động: Phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.

          - Chất cháy chủ yếu: Bình ga tại bếp ăn, chập cháy ổ điện, tủ gỗ, cánh cửa, thiết bị DH, sách vở và dụng cụ học tập, máy vi tính, TV là những dụng cụ, thiết bị có thể dễ bắt lửa.

          - Số người thường xuyên có mặt tại trường từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần gồm: 350 học sinh, 41 cán bộ, giáo viên, NV và bảo vệ.

          - Những đặc điểm khi cháy: Nếu cháy xảy ra đám cháy sẽ nhanh chóng lan nhanh từ phòng học này sang phòng học khác theo các chất cháy như: Dây dẫn điện, cánh cửa hoặc do bức xạ nhiệt. Học sinh trường mầm non còn nhỏ và mỗi phòng học chỉ có 01 cửa ra vào nên công tác di chuyển học sinh đến nơi an toàn là rất khó khăn khi có cháy nổ xảy ra và có thể làm cản trở nhiều đến công tác triển khai đội hình chữa cháy của các lực lượng.

     IV. Tổ chức lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ:

1.Tổ chức lực lượng:

- Chỉ huy CNCH là: Đ/c Vũ Thị Thủy; Chức vụ: Hiệu trưởng

- Trường hợp chỉ huy CNCH vắng mặt Đ/c Hiệu trưởng giao quyền cho Đ/c Nguyễn Thị Vui – P. hiệu trưởng làm chỉ huy CNCH tạm thời.

 Lực lượng PCCC cơ sở gồm:

+ Đội PCCC&CNCH: 10 người đã được huấn luyện phòng cháy chữa cháy tại cơ sở (Trong đó 03 người tập huấn ở cấp trên và đã được cấp chứng chỉ).

 2. Lực lượng thường trực cứu nạn, cứu hộ

Toàn thể CB,GV,NV trong nhà trường đã được huấn luyện phòng cháy chữa cháy và cứu nạ cứu hộ tại cơ sở. Học sinh được trang bị kỹ năng thoát hiểm khi có sự cố cháy xảy ra.

Trong giờ hành chính 40 người, ngoài giờ 01 người (Bảo vệ đã được huấn luyện PCCC)

V. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của cơ sở:

+   Bình chữa cháy MFZ4:        10 bình

          +  Thang  cao 5 m    :               1 cái.

+ Câu liêm:                             01 cái
          +  Xô, chậu xách nước  :      40 cái ( Huy động ở các lớp và nhà bếp)

+  Chăn lông, chăn dạ:         60 cái ( Huy động ở các lớp)

+ Máy bơm nước:                02 cái

+ Téc nước:                         02 cái

Tất cả các phương tiện chữa cháy được đặt nơi thuận tiện cho việc chữa cháy khi có sự cố xảy ra .
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN

1. Phương án xử lý tinh huống cứu nạn, cứu hộ phức tạp nhất:

-   Vào lúc 9 giờ tại nhà bếp có sự cố cháy nổ .

-   Nguyên nhân gây cháy do rò rỉ bình ga, lửa bén vào các dụng cụ của nhà bếp, chập điện nên ngọn lửa bùng nhanh. Trong nhà bếp có 6 người đã thoát ra khỏi vùng cháy.

2. Tổ chức triển khai chữa cháy:

    -  Thời gian triển khai lực lượng và phương tiện chữa cháy tại chỗ:  Phát hiện + thông tin + triển khai = 2 phút.

        -  Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa có mặt để chữa cháy:

        +  Người phát hiện đám cháy đầu tiên phải hô to, báo động cho mọi người, báo bảo vệ ca trực cúp cầu dao điện.

        + Sử dụng nhanh chóng các phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy hoặc khống chế cháy lan sang khu vực khác.

        +  Nhanh chóng cấp cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy nếu có. Đưa học sinh và mọi người ra khỏi khu vực cháy đến nơi an toàn .

        +  Di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

- Nếu chữa cháy ngoài khả năng của đơn vị thì Ban chỉ đạo PCCC của đơn vị báo ngay cho cơ quan cảnh sát PCCC chuyên nghiệp theo số điện thoại 114,  cử người ra đón và chỉ đường cho xe chữa cháy. Gọi cảnh sát 113 hỗ trợ an ninh trật tự. Gọi cơ quan y tế 115 cứu người bị nạn. Gọi 0916.568.216 hoặc 0968.075.222 báo cáo lãnh đạo Phòng GD&ĐT.

        -  Cung cấp thông tin về vật tư , chất cháy, nguồn nước, đường di chuyển cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp biết.

        -  Kết hợp với Công an địa phương bảo vệ tài sản và trật tự  an ninh trong khu vực cơ sở.

        -  Khi đám cháy được dập tắt, chỉ huy chữa cháy tại chỗ ra lệnh giữ nguyên hiện trường chờ kiểm tra kết luận của Công an mới được thu dọn hiện trường.

3. Phân công nhiệm vụ cụ thể:

      - Tổ thông tin liên lạc: Gồm 02 người  có nhiệm vụ thông báo sự cố cháy, báo báo bảo vệ cắt cầu dao điện. Báo cáo BCĐ PCCC để triển khai chữa cháy. Trường hợp cháy lớn ngoài kiểm soát của đơn vị thì gọi điện cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp theo số điện thoại 114. Gọi điện báo cáo lãnh đao phòng GDĐT theo số điện thoại 0916.568.216 hoặc 0968.075.222.

      - Tổ hướng dẫn thoát nạn: Hướng dẫn học sinh di chuyển đến nơi an toàn.

      - Tổ chữa cháy và cứu nạn: 10 người sử dụng bình chữa cháy xách tay được đặt tại các tủ chữa cháy tại đơn vị, sử dụng các dụng cụ xô, chậu, chăn ướt… tiếp cận và tìm mọi cách khống chế đám cháy không để cháy lan sang khu vực khác.

      - Tổ di chuyển tài sản và hồ sơ, tài liệu: Có nhiệm vụ di chuyển tài sản, hồ sơ và tài liệu đến nơi an toàn. Phối hợp với bảo vệ cơ quan bảo quản, trông coi hồ sơ, tài liệu đề phòng kẻ gian từ bên ngoài lợi dụng sơ hở để trộm cắp, phá hoại tài sản. Mở tất cả các cửa thoát nạn, hướng dẫn mọi người thoát nạn theo hướng đã quy định nhanh chóng ra khỏi khu vực nguy hiểm.

      - Tổ cứu thương, hậu cần: Tìm kiếm, cứu người bị kẹt, bị nạn trong đám cháy, đưa họ ra nơi an toàn, sơ cứu ban đầu và gọi điện cho cấp cứu nếu cần thiết. Chuẩn bị bông băng và dụng cụ y tế cần thiết để phục vụ sơ cứu. Chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho lực lượng chữa cháy nếu thời gian chữa cháy kéo dài.

      - Bảo vệ cơ quan: Mở cổng chính để đón xe và lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy, hướng dẫn đường đi và vị trí đỗ xe chữa cháy. Chốt chặn công phụ không cho người không có nhiệm vụ vào khu vực cháy, hướng dẫn lực lượng PCCC và các lực lượng khác đến chữa cháy, cứu hộ cứu nạn. Bảo vệ tài sản cá nhân và cơ quan, chú ý đề phòng kẻ gian từ bên ngoài lợi dụng sơ hở để phá hoại tài sản, tài liệu. Phối hợp để bảo vệ hiện trường đám cháy khi đám cháy được dập tắt theo yêu cầu của cơ quan chức năng, phối hợp để khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân gây cháy.

4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng PCCC có mặt để chữa cháy.

Báo cáo tình hình diễn biến của đám cháy và số người bị nạn trong đám cháy ( nếu có) với chỉ huy lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và nhường lại quyền chỉ huy chữa cháy cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp, tham gia vào Ban chỉ huy chữa cháy.

II. Phương án xử lý các tình huống cứu nạn, cứu hộ đặc trưng:

  1. Giả định tình huống cháy:
  • Điểm xuất phát cháy:Văn phòng nhà trường.
  • Thời gian phát hiện cháy: khoảng 10h15’.
  • Nguyên nhân: Do chập điện.
  • Tóm tắt diễn biến của đám cháy như sau:
  • Do ổ cắm điện bị chập, gây cháy

b.Tổ chức triển khai chữa cháy:

Khi xảy ra cháy, lực lượng cảnh sát PCCC chưa tới, lực lượng PCCC cơ sở cần tiến hành những nhiệm vụ sau:

* Nhiệm vụ của người phát hiện có cháy:

+ Người đầu tiên phát hiện ra đám cháy phải báo động cho mọi ngườibiết bằng

cách: hô hoán, đánh kẻng, còi báo động cho người tại khu vực biết để tham gia chữa cháy và phục vụ chữa cháy.

+ Cắt điện khu vực cháy.

+ Sử dụng các phương tiện dụng cụ chữa cháy được trang bị tại cơ sở tiến hành cứu chữa (Bình chữa cháy xách tay, chăn chiên, cát, đất...)

* Nhiệm vụ của đôi PCCC cơ sở:

Nhiệm vụ của chỉ huy đội PCCC cơ sở (Người đứng đầu cơ sở hoặc đội

trưỏng đội PCCC cơ sở).

  • Nhanh chóng đến hiện trường đám cháy, tiến hành phân công, tổ chức chỉ huy công tác cứu chữa.
  • Nhận báo cáo tình hình của đám cháy và công tác đã làm, nhanh chóng đến đám cháy chỉ huy công tác chữa cháy và hướng dẫn mọi người thoát khỏi khu vực đám cháy khi lãnh đạo cơ sở chưa có mặt.

-  Khi lực lượng chuyên nghiệp đến, đồng chí chỉ huy chữa cháy cơ sở báo cáo tình hình, diễn biến cảu đám cháy, đường giao thông, nguồn nước trong khu vực cháy, trao quyền chỉ huy lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, tiếp tục tổ chức lực lượng của cơ sở cung tham gia chữa cháy, di chuyển tài sản. Nhập lệnh phối họp của lưc lượng cảnh sát PCCC.

Các cán bộ, giáo viên trong trường - đội viên PCCC sở đã được phân công nhiệm vụ nhanh chóng thực hiện đồng thòi các công tác sau:

  - Công tác thông tin:

+ Sau khi nhân được báo cháy lập tức gọi điện cho người đứng đàu cơ sở báo cáo tình hình và nhận lệnh chỉ đạo. Đồng thời gọi điện cho lực lượng cảnh sát PCCC chuyên nghiệp theo số máy: 114 hoặc 091.6260019

+ Tiến hành cắt điện cửa hàng tránh hiện tượng chập cháy     do ảnh hưởng từ

đám cháy.

+ Luôn luôn giữ liên lạc nhận chỉ đạo từ lãnh đạo cơ sở và chỉ đạo của chỉ huy cảnh sát PCCC.

  - Công tác chữa cháy:

+ Nhanh chóng đến hiện trường đám cháy, nhận sự chỉ huy của chỉ huy chữa cháy tiến hành công tác cứu chữa và thoát nạn.

+ Di chuyển tài sản tạo khoảng cách chống cháy lan.

+ Trông coi bảo vệ đề phòng trộm cắp tài sản.

+ Tiếp tục sử dụng các bình chữa cháy phun vào đám cháy nhỏ mới phát sinh nhằm khống chế sự phát triển của đám cháy.

- Công tác thoát nạn:

+ Yêu cầu đám đông sơ tán để tạo điều kiện cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, xe cứu thương vào chữa cháy thực hiện nhiệm vụ.

+ Trực tiếp cử người hướng dẫn người trong khu vực đám cháy thoát nạn nơi an toàn.

+ Trực tiếp đưa người bị nạn ra khỏi đám cháy, tiến hành các biện pháp sơ cứu cần thiết.

  * Nhiệm vụ của đôi viên đôi PCCC sử dụng điện

- Tập hợp lực lượng khi có báo động cháy.

- Nhận lệnh điều động của chỉ huy chữa cháy.

- Nhận lệnh phối hợp chữa cháy của lực lượng cảnh sát PCCC.

C. BỔ SUNG, CHỈNH SỬA PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ:

TT

Ngày,

tháng, năm

Nội dung bổ sung,

chỉnh sửa

Người xây dựng

phương án ký

Người phê

duyệt phương

án ký

Ngày,

tháng,

năm

Nội dung,

hình thức học,

thực tập

Tình huống

sự cố,

tại nạn

Lực lượng,

phương tiện

tham gia

Nhận xét,

đánh giá

kết quả

Tháng 4/2020

Tập luyện việc phòng cháy, chữa cháy, CNCH

 10 đ/c  trong đội PCCC của nhà trường

 Nắm được nội dung luyện tập

Tháng 9/2020

Tập luyện sử dụng bình chữa cháy và một số thao tác giả xử có vụ việc xảy ra

40 đ/c CB – GV - NV trong trường

Phương tiện là bình khí PCCC

Biết cách sử dụng  bình xịt, biết  1 số cách xử lý khi có sự  cố sảy ra.

Thái Nguyên, ngày     tháng     năm 2020

Thị trấn Hùng Sơn, ngày 09 tháng 11 năm 2020

NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

(Ký, ghi rõ họ tên)

Vũ Thị Thủy