Quy trình bán thuốc kháng sinh ở nhà thuốc

90% kháng sinh bán tại nhà thuốc không theo đơn của bác sĩ

(NLĐO)- Các thống kê cho thấy có tới trên 50% thuốc sử dụng cho người tại Việt Nam là kháng sinh, một tỉ lệ rất cao, dẫn đến nguy cơ gia tăng tình trạng kháng kháng sinh chết người.

  • "Thần dược" trong trà xanh đẩy lùi siêu bệnh mà kháng sinh bất lực

  • Bệnh nhân bị áp xe thoát chết hy hữu nhờ bác sĩ thay đổi kháng sinh đặc trị

  • Người đàn ông trở thành xác sống sau khi dùng kháng sinh

  • WHO cảnh báo thế giới đang cạn nguồn kháng sinh

Đó là những thông tin được đưa ra bởi thạc sĩ – dược sĩ Huỳnh Phương Thảo từ Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới TP HCM, tại hội thảo "Chương trình hành động phòng chống kháng thuốc tại TP HCM" do BV này phối hợp với Hội truyền nhiễm TP HCM tổ chức sáng 21-11.

Theo dược sĩ Phương Thảo, kháng sinh là nhóm thuốc bắt buộc phải được mua theo toa của bác sĩ. Tuy nhiên, hiện nay, các thống kê cho thấy tỉ lệ sử dụng kháng sinh không đúng đơn lên tới 91% ở khu vực nông thôn, 88% ở khu vực thành thị.

Các chuyên gia phân tích về mối nguy cơ của tình trạng kháng kháng sinh

TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM, liệt kê những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh như: sử dụng kháng sinh quá liều, dưới liều, lạm dụng, không theo đơn; việc kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng thuốc kháng sinh còn hạn chế; phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm chưa hiệu quả; hệ thống giám sát toàn diện về kháng thuốc quốc gia chưa được thiết lập; sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi chưa được kiểm soát hợp lý; các quy định chuyên môn chưa cập nhật thường xuyên; nhận thức của cộng đồng và cán bộ y tế về kháng thuốc còn hạn chế.

Kháng kháng sinh là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu, làm vô hiệu hóa việc điều trị các bệnh nhiễm trùng, ước tính có thể gây đến 10 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2050.

Trong khi đó, PGS-TS Ngô Thị Hoa từ Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (đặt tại TP HCM) thì nhấn mạnh việc sử dụng kháng sinh bừa bãi trong chăn nuôi, nhất là với mục đích tăng trọng, là 1 trong 10 nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ở người.

Theo dược sĩ chuyên khoa II Lê Hoàng Nhã từ phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế TP HCM, thời gian qua, Sở Y tế đã khảo sát thực trạng bán các thuốc cần kê đơn tại TP HCM, với địa bàn thí điểm là quận Phú Nhuận. Khảo sát cho thấy còn nhiều người bán thuốc chưa hiểu rõ các quy định về bán kháng sinh.

Trước khi được can thiệp, tập huấn về quy định khi bán thuốc kê đơn, nhất là kháng sinh, nhiều người bán thuốc vẫn còn chưa rõ về các quy định như bán kháng sinh phải có đơn, lưu đơn sau khi bán... Tỉ lệ này được cải thiện rõ ràng sau can thiệp. Hiện Sở Y tế đang mở rộng can thiệp trên các địa bàn còn lại, song song với các biện pháp khác trong chương trình hành động "Phát triển dược lâm sàng, chuỗi cung ứng dược tại TP HCM giai đoạn 2020-2025", trong đó nhấn mạnh việc tránh lạm dụng thuốc.

Tin- ảnh: Anh Thư

Đây là một trong những mục tiêu trọng điểm của Đề án Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 của Bộ Y tế.

Hiện nay, vấn đề kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam ngày càng trở nên trầm trọng, đáng báo động, nhiều vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Một trong các nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh là do việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, tràn lan nhưng không theo chỉ định, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả.

Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các cơ sở bán lẻ thuốc ở vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn).

Quyết định 4041/QĐ-BYT của Bộ Y tế về “Phê duyệt đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020”, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế đặc biệt là người kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc trong việc thực hiện quy định của pháp luật qua đó góp phần giảm tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý.

Một trong những mục tiêu trọng điểm mà Đề án hướng đến chính là tăng tỷ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và tăng tỷ lệ thực hiện bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc.

– Đến năm 2020, đạt 100 % kê đơn thuốc đủ nội dung theo quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân và đạt 80 % đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác.

– Đến năm 2020, kê đơn thuốc tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý và sử dụng kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng đạt 90% đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân và 70 % đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác.

-Đến năm 2020, đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc.

Việc tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sẽ góp phần giảm tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc.

(Nguồn: vtv.vn)

  Ngày viết : 23/11/2020 14:56       
  Lượt xem : 2892

Quy trình các bước bán thuốc theo đơn chi tiết Dược sĩ cần biết

Ở số bài trước Dược sĩ Phạm Nghĩa, cựu sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược của Nhà trường đã giới thiệu vì sao các Dược sĩ phải thực hiện đầy đủ quy trình các bước bán thuốc theo đơn. Hôm nay Dược sĩ sẽ chia sẻ chi tiết về các bước bán thuốc theo đơn mà người làm Dược sĩ phải nắm được. Cụ thể:

Chi tiết quy trình bán thuốc theo đơn

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra đơn thuốc

  1. a) Kiểm tra đơn thuốc: Theo quy định của Thông tư 52/2017 quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.

– Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh.

– Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.

– Ghi tên thuốc theo quy định như sau:

+ Thuốc có một hoạt chất: Theo tên chung quốc tế + tên thương mại (nếu có).

+ Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại.

– Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.

– Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.

– Đơn thuốc có giá trị trong 05 ngày kể từ ngày kê đơn.

  1. b) Kiểm tra tính an toàn , hiệu quả và hợp lý về sử dụng thuốc của đơn.

– Kiểm tra về dược lâm sàng: liều dùng, tương tác thuốc, các phản ứng có hại khác, kê trùng thuốc.v.v.

Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, phải thông báo lại cho người kê đơn biết.

– Chú ý các đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người suy gan, thận.

– Giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường hợp:

+ Đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh.

+ Người mua không có khả năng tiếp nhận những chỉ dẫn cần thiết

+ Thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc

+ Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm không được kê trong đơn thuốc

Như vậy, các đơn thuốc hợp lệ là đơn đúng theo mẫu quy định như trên và có đủ tên, chữ ký, địa chỉ, dấu của Phòng khám/ Bệnh viện của Bác sĩ kê đơn.

Bước 2: Tư vấn sử dụng thuốc

Để đảm bảo tính an toàn cho người dùng, dược sĩ bán thuốc kê đơn cần:

– Hỏi thêm để nắm rõ tình trạng bệnh lý, hỏi tiền sử dị ứng và các biểu hiện tác dụng phụ của những thuốc bệnh nhân đã dùng.

– Hỏi xem có đang dùng loại thuốc nào không để tránh tương tác thuốc xấu.

Sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trong quá trình thực hành bán thuốc

Bước 3: Lựa chọn thuốc

– Trường hợp đơn thuốc kê tên biệt dược:

+ Dược sĩ cần bán theo đúng tên thuốc đã kê trong đơn. Nếu nhà thuốc không có loại thuốc nào thì đánh dấu vào đơn để khách hàng đi mua ở nơi khác.

+ Hoặc trong các trường hợp khách hàng yêu cầu tư vấn để lựa chọn thuốc phù hợp. Dược sĩ cần giới thiệu các loại biệt dược (Cùng hoạt chất, liều lượng, cùng dạng bào chế, tác dụng, chỉ định). Khi đó, hãy tư vấn kèm theo giá và giới thiệu những loại thuốc phù hợp với khả năng kinh tế của khách hàng.

Việc giới thiệu và chọn thuốc thay thế khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng phù hợp chỉ áp dụng đối với Dược sĩ đại học.

– Trường hợp đơn thuốc kê tên gốc hoặc yêu cầu tư vấn, giới thiệu

Dược sĩ lúc này được quyền giới thiệu và thay thế biệt dược (Cùng hoạt chất, liều lượng, cùng dạng bào chế, tác dụng, chỉ định). Tương tự như đơn thuốc có tên biệt dược, lúc này người bán cần giới thiệu chi tiết về thuốc cũng như giá thành từng loại để khách hàng chọn cho mình một loại thuốc phù hợp nhất.

Bước 4: Lấy thuốc theo đơn

Khi đã hoàn thành bước 3, Dược sĩ tiếp tục lấy thuốc theo đơn đã kê cho khách hàng.

– Lấy thuốc theo đơn đã kê cho vào bao bì kín khí, ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, cách dùng, liều dùng, thời gian dùng theo của từng loại.

– Cần ghi rõ số lượng thuốc đã bán vào đơn;

– Nếu có thay thế thuốc, cần ghi rõ vào đơn (Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng đã thay thế)

Bước 5: Thu tiền

Giao hóa đơn cho khách kiểm tra và thu tiền. Đồng thời đừng quên lời cảm ơn khách hàng để có thể tiếp tục đón tiếp và phục vụ khách hàng lần kế tiếp nhé.

Bước 6: Giao thuốc và hướng dẫn sử dụng.

Đây là bước cuối cùng trong quy trình bán thuốc theo đơn. Giao từng khoản cho khách hàng. Đồng thời hướng dẫn sử dụng thuốc bằng lời nói và viết trực tiếp trên bao bì. Hướng dẫn, giải thích cho khách hàng về:

+ Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn,.

+ Liều lượng và cách dùng thuốc: uống vào thời điểm nào, các tương tác của thuốc với thức ăn đồ uống,

+ Các chú ý về bảo quản thuốc và thời hạn từ lúc mở lọ thuốc đối với thuốc lỏng

+ Lưu ý khách hàng gọi điện hoặc liên lạc lại với nhà thuốc nếu có vấn đề gì chưa hiểu hoặc có tác dụng phụ, dị ứng thuốc

– Nhắc nhở người mua thực hiện đúng đơn thuốc.

Cuối cùng, Dược sĩ cất tiền đã thu theo quy định tại nhà thuốc sau đó ghi chép lại đơn đã bán được.

Đây là quy trình bán thuốc theo đơn chi tiết được Dược sĩ Phạm Nghĩa tổng hợp và  chia sẻ, bạn có thể tham gia nhóm Hội Nhà thuốc – Quầy thuốc chữa bệnh Việt Nam để biết thêm thông tin về các đơn thuốc chữa bệnh, các giấy tờ pháp lý, tham khảo cách mở thuốc kinh doanh hiệu quả.

Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2020

Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2020

Nếu có mong muốn trở thành Dược sĩ giỏi chuyên môn, nắm được các kiến thức chuyên sâu về quản lý, tư vấn bán thuốc, bạn có thể tham gia khóa học Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Trong quá trình học các bạn sinh viên sẽ được lĩnh hội kiến thức chuyên ngành, kết hợp với việc thực hành trong mô hình Bệnh viện và thực tập tại các Quầy thuốc, Nhà thuốc, Công ty Dược. Đảm bảo sau khi tốt nghiệp các Dược sĩ có thể bắt tay ngay vào công việc.

Năm 2020, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Dược với các hệ đào tạo sau:

  • Hệ Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp THPT
  • Hệ Cao đẳng Dược 2 năm: Thí sinh tốt nghiệp trình độ Trung cấp nhóm ngành Sức khỏe (không đúng chuyên ngành Dược) và có bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã học và đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT.
  • Hệ Liên thông Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp Trung cấp Dược
  • Hệ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp một văn bằng bất kỳ từ hệ Cao đẳng trở lên

Bạn có thể sử dụng hình thức Đăng ký xét tuyển trực tuyến để đăng ký học sau đó hoàn thiện hồ sơ học về địa chỉ:

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội:Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 – 0996.212.212.
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0996.296.296

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Video liên quan

Chủ đề