Quy trình ghép chữ T được tiến hành quả máy buộc

Mục II

II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH

1. Ghép đoạn cành

* Bước 1: Chọn và cắt cành ghép

- Chọn cành bánh tẻ, có lá, mầm ngủ to, không sâu bệnh. Đường kính của cành ghép phải tương đương với gốc ghép.

- Cắt vát đầu gốc của cành ghép (có 2 - 3 mầm ngủ) một vết dài từ 1,5 - 2cm.

* Bước 2: Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép

- Chọn vị trí ghép trên thân gốc ghép, cách mặt đất 10-15cm.

+ Cắt các cành phụ, gai ở gốc ghép và ngọn gốc ghép.

+ Cắt vát gốc ghép tương tự như ở cành ghép.

* Bước 3: Ghép đoạn cành

- Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho chồng khít lên nhau.

- Buộc dây ni lông cố định vết ghép.

- Chụp kín vết ghép và đầu cành ghép bằng túi PE trong.

* Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép

- Sau khi ghép từ 30 - 35 ngày, mở dây buộc kiểm tra, nếu thấy vết ghép liền nhau và đoạn cành ghép xanh tươi là được.

2. Ghép mắt nhỏ có gỗ 

* Bước 1: Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép.

- Chọn chỗ thân thẳng, nhẵn, cách mặt đất khoảng 15 đến 20 cm.

- Dùng dao sắc rạch một đường ngang dài 1cm rồi rạch 1 đường vuông góc với đường đã rạch tạo thành hình chữ T, dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc chữ T, mở một cửa đủ để đưa mắt ghép vào.

* Bước 2: Cắt mắt ghép.

- Cắt một miếng vỏ hình thoi dài 1,5 đến 2cm có một ít gỗ và mầm ngủ.

* Bước 3: Ghép mắt.

- Gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở trên gốc ghép rồi đẩy nhẹ cuống lá trên mắt ghép xuống cho chặt.

- Quấn nilon cố định vết ghép (chú ý khi quấn dây nilon không đè lên mắt ghép và cuống lá).

* Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép.

- Sau khi ghép từ 15 đến 20 ngày, mở dây buộc kiêmt tra thấy mắt ghép xanh tươi là được.

- Tháo dây buộc được 7 đến 10 ngày thì cắt phần ngọn của gốc ghép phía trên mát ghép khoảng 1,5 đến 2cm. 

3. Ghép chữ T

* Bước 1. Chọn vị tri ghép và tạo miệng ghép (h. 14a)

- Chọn chỗ thân thẳng, nhẵn, cách mặt đất 15 - 20cm.

- Dùng dao sắc rạch một đường ngang dài 1cm, rồi rạch tiếp một đường (vuông góc với đường rạch trên) dài 2cm ở giữa, tạo thành hình chữ T, dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc chữ T, mở một cửa vừa đủ để đưa mắt ghép vào.

* Bước 2. Cắt mắt ghép (h. 14b)

- Cắt một miếng vỏ hình thoi dài 1,5 - 2cm, có một ít gỗ và mầm ngủ.

* Bước 3. Ghép mắt (h. 14c)

- Gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở trên gốc ghép rồi đẩy nhẹ cuống lá trên mắt ghép xuống cho chặt.

- Quấn dây ni lông cố định vết ghép.

Chú ý: Dây quấn không đè lên mắt ghép và cuống lá.

* Bước 4. Kiểm tra sau khi ghép

- Sau khi ghép 15-20 ngày, mở dây buộc kiếm tra, thấy mắt ghép xanh tươi là được.

- Tháo dây buộc được 7-10 ngày thì cắt phần ngọn của gốc ghép ở phía trên mắt ghép khoảng 1,5 - 2 cm.

Ghép mắt chỉ sử dụng một mắt ghép có hoặc không có gỗ. Ghép mắt có thể áp dụng cho nhiều loài cây, hệ số nhân giống cao, tỷ lệ sống cao, cây ghép bền vững, thao tác lại đơn giản dễ làm nên thường được sử dụng. Ghép chữ T thường thông dụng hơn.

  • Ghép chữ “T”
  • Ghép “cửa sổ”
  • Ghép “mảnh dăm”

Ghép mắt nên tiến hành vào cuối mùa sinh trưởng, khi cây đang sinh trưởng mạnh, các tế bào tượng tầng đang phân chia mạnh, dễ bóc vỏ để ghép, tổ hợp ghép dễ liền sinh. Ở các tỉnh phía Bắc nước ta, cuối mùa xuân cho đến đầu mùa thu là thời kỳ tiến hành ghép mắt thuận lợi.

Cần chuẩn bị gốc ghép trước sao cho khi ghép, gốc ghép có đường kính tại vị trí ghép đạt tối thiểu 7 – 8 mm.

Mắt ghép của những loài cây có vỏ dày như Cao su, Trẩu… là một mảnh vỏ có một chồi ngủ, không có gỗ. Mắt ghép của các loài cây vỏ mỏng, khô (Dẻ, Cam, Quít..) là mảnh vỏ có một ít gỗ bên trong và 1 chồi ngủ.

Các phương pháp ghép mắt thông thường là; ghép chữ “T” chữ “I”, ghép “cửa sổ” và ghép “mảnh dăm”.

Ghép chữ “T”

Ghép chữ “T”, là kiểu ghép mắt được sử dụng phổ biến nhất cho các loài cây ăn quả, cây hoa cảnh, cây rừng. Vị trí ghép là chỗ cách mặt đất từ 10 – 15 cm trên gốc ghép, nhẵn phẳng. Dùng dao ghép rạch một đường dọc gốc ghép, cắt phần vỏ một lát ngang tạo thành chư “T”, tách vỏ rời thân cây. Mắt ghép được cắt thành mảnh như một cái dăm, có 1 chồi ngủ, phần trên cắt bằng. Luồn mắt ghép vào phần đã tách trên gốc ghép, đẩy sát mắt trên của mắt ghép cho tiếp xúc với phần vỏ cắt của gốc ghép. Buộc chặt tổ hợp ghép bằng dây nilon.

Có thể áp dụng ghép chữ “T” ngược để tránh nước mưa làm hỏng tổ hợp ghép.

Ghép “cửa sổ”

Nét cơ bản của phương pháp ghép “cửa sổ” là: một mảnh vỏ hình chữ nhật của gốc ghép được bóc bỏ ra và thay vào đó là mảnh vỏ mang mắt ghép có kích cỡ tương ứng.

Phương pháp này yêu cầu người ghép có kỹ năng cao hơn phương pháp trên, tuy nhiên áp dụng rất thành công cho những loài cây có vỏ dày như óc chó, Trẩu, Cao Su…

Ghép chữ “I”

Ghép chữ “I” là một biến dạng của cách ghép “cửa sổ”, chỉ khác là không bóc bỏ mảnh vỏ của gốc ghép mà để lại, sau khi cho mắt ghép vào chỗ ghép, ép phần vỏ này ra ngoài rồi buộc tổ hợp ghép lại.

Ghép “mảnh dăm”

Trong trường hợp ghép “mảnh dăm”, mắt ghép được cắt có dạng như cái dăm, có thể gồm một phần gỗ, trên đó có 1 chồi ngủ.

Phương pháp ghép này được áp dụng đối với vật liệu ghép khó bóc vỏ, đường kính nhỏ (13 – 25 mm).

Có thể ứng dụng kỹ thuật ghép cây để thay đổi giống cho các vườn quả chất lượng kém mà không phải trồng lại vườn từ đầu. Phương pháp này không nên áp dụng cho các vườn cây đã quá già cỗi, cây nhiễm sâu bệnh hoặc những loài cây có đời sống ngắn. Nếu gốc ghép nhiều tuổi thì dùng phương pháp ghép cành, nếu gốc ghép còn ít tuổi có thể áp dụng phương pháp ghép mắt. Một số trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long đã ghép đổi giống cho các vườn nhãn kém chất lượng thành nhãn da bò thành công.

Thời gian ghép đổi giống nên tiến hành vào đầu vụ xuân, khi chồi chuẩn bị sinh trưởng, vỏ còn đang “ngủ”. Thường chọn ra một số cành để tiến hành ghép, những cành còn lại sẽ chặt hết sau khi ghép thành công.

  • Dao con sắc.

  • Kéo cắt cành.

  • Cây làm gốc ghép.

  • Cành để lấy mắt ghép.

  • Dây buộc bằng nilon...

Chọn và cắt cành ghép → Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép → Ghép đoạn cành → Kiểm tra sau khi ghép

Bước 1: Chọn và cắt cành ghép

  • Chọn cành bánh tẻ, có lá, mầm ngủ to, không sâu bệnh.

  • Đường kính của cành ghép phải tương đương với gốc ghép.

  • Cắt vát đầu gốc của cành ghép (có 2 - 3 mầm ngủ) một vết dài từ 1,5 - 2cm.

Bước 2: Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép

  • Chọn vị trí ghép trên thân gốc ghép, cách mặt đất 10-15cm.

  • Cắt các cành phụ, gai ở gốc ghép và ngọn gốc ghép.

  • Cắt vát gốc ghép tương tự như ở cành ghép.

Bước 3: Ghép đoạn cành

  • Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho chồng khít lên nhau.

  • Buộc dây ni lông cố định vết ghép.

  • Chụp kín vết ghép và đầu cành ghép bằng túi PE trong.

Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép

  • Sau khi ghép từ 30 - 35 ngày, mở dây buộc kiểm tra, nếu thấy vết ghép liền nhau và đoạn cành ghép xanh tươi là được.

2. Ghép mắt nhỏ có gỗ 

Chọn vị trí ghép và tạo miếng ghép → Cắt mắt ghép → Ghép mắt → Kiểm tra sau khi ghép

Bước 1: Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép.

  • Chọn chỗ thân thẳng, nhẵn, cách mặt đất khoảng 15 đến 20 cm.

  • Dùng dao sắc rạch một đường ngang dài 1cm rồi rạch 1 đường vuông góc với đường đã rạch tạo thành hình chữ T, dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc chữ T, mở một cửa đủ để đưa mắt ghép vào

Bước 2: Cắt mắt ghép.

  • Cắt một miếng vỏ hình thoi dài 1,5 đến 2cm có một ít gỗ và mầm ngủ.

Bước 3: Ghép mắt.

  • Gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở trên gốc ghép rồi đẩy nhẹ cuống lá trên mắt ghép xuống cho chặt.

  • Quấn nilon cố định vết ghép

  • Chú ý khi quấn dây nilon không đè lên mắt ghép và cuống lá

Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép.

  • Sau khi ghép từ 15 đến 20 ngày, mở dây buộc kiểm tra thấy mắt ghép xanh tươi là được.

  • Tháo dây buộc được 7 đến 10 ngày thì cắt phần ngọn của gốc ghép phía trên mát ghép khoảng 1,5 đến 2cm. 

 3. Ghép chữ T

Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép → Cắt mắt ghép → Ghép mắt → Kiểm tra sau khi ghép

Bước 1. Chọn vị tri ghép và tạo miệng ghép 

  • Chọn chỗ thân thẳng, nhẵn, cách mặt đất 15 - 20cm.

  • Dùng dao sắc rạch một đường ngang dài 1cm, rồi rạch tiếp một đường (vuông góc với đường rạch trên) dài 2cm ở giữa, tạo thành hình chữ T, dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc chữ T, mở một cửa vừa đủ để đưa mắt ghép vào.

Bước 2. Cắt mắt ghép 

  • Cắt một miếng vỏ hình thoi dài 1,5 - 2cm, có một ít gỗ và mầm ngủ.

Bước 3. Ghép mắt 

  • Gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở trên gốc ghép rồi đẩy nhẹ cuống lá trên mắt ghép xuống cho chặt.

  • Quấn dây ni lông cố định vết ghép.

  • Chú ý : Dây quấn không đè lên mắt ghép và cuống lá.

Bước 4. Kiểm tra sau khi ghép

  • Sau khi ghép 15-20 ngày, mở dây buộc kiếm tra, thấy mắt ghép xanh tươi là được.

  • Tháo dây buộc được 7-10 ngày thì cắt phần ngọn của gốc ghép ở phía trên mắt ghép khoảng 1,5 - 2cm.

III. Ứng dụng 

  • Dùng nhân giống cây ăn quả:  Ghép cây cùng họ.

    • Cam ngọt làm gốc ghép cho cam voi Quảng Bình.

    • Táo nhỏ quả, táo dai làm gốc ghép cho táo Gia Lộc táo Biên Hoà, táo Thiện Phiến.

    • Mít mật làm gốc ghép cho mít dai, mít Tố Nữ.

Video liên quan

Chủ đề