Quy trình xử lý nước thải đồ đóng hộp

Xử lý nước thải thực phẩm – Thành phần chủ yếu của nước thải chế biến thực phẩm là hàm lượng BOD, COD cao, nito, photpho cao,và dầu mỡ…

Chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc có nguồn gốc thực vật hoặc động vật.

GIỚI THIỆU NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM.

Nước thải của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc. Có nguồn gốc thực vật hoặc động vật. Chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật đa phần là các bon – hydrat. Chứa ít chất béo và protein nên dễ dàng bị phân huỷ bởi vi sinh, trong khi đó chất thải có nguồn gốc động vật có thành phần chủ yếu là protein và chất béo khó bị phân huỷ bởi vi sinh vật hơn.

xem thêm hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Phân loại nước thải chế biến thực phẩm.

  • Nước thải ngành chế biến thực phẩm có nhiều loại khác nhau như:
  • Nước thải chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Nước thải chế biến rượu – bia – nước giải khát
  • Nước thải chế biến dầu thực vật
  • Nước thải chế biến bánh kẹo
  • Nước thải chế biến thực phẩm ăn nhanh
  • Nước thải chế biến thịt thuỷ hải sản
  • Nước thải chế biến đường và các sản phẩm từ đường
  • Nước thải chế biến cá viên chiên
  • Nước thải chế biến xúc xích – lạp xưởng.
  • Nước thải Chế biến nước mắn.
  • Nước thải chế biến rau củ quả
  • Nước thải chế biến đồ hộp
  • ….

Nguồn phát sinh nước thải chế biến thực phẩm:

Nước thải chế biến thực phẩm là phát sinh trong quá trình sơ chế và chế biến thực phẩm. Từ khâu rửa nguyên liệu, vệ sinh máy móc thiết bị chế biến, vệ sinh nhà xưởng, lượng nước thải phát sinh tương đối ổn định. Có thể tính lưu lượng dựa theo công suất nguyên liệu đầu vào.

Quy trình xử lý nước thải đồ đóng hộp
Nguồn phát sinh nước thải thực phẩm từ gói gia vị
Quy trình xử lý nước thải đồ đóng hộp
Nguồn phát sinh nước thải thực phẩm từ gói gia vị
Quy trình xử lý nước thải đồ đóng hộp
Nguồn phát sinh nước thải thực phẩm chế biến bún

Thành phần và tính chất nước thải ngành chế biến thực phẩm

Thành phần chủ yếu của nước thải chế biến thực phẩm là hàm lượng BOD, COD cao, nito, photpho cao,và dầu mỡ…

Chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc có nguồn gốc thực vật hoặc động vật.

Các ngành thực phẩm chế biến nguyên liệu đầu vào là thực vật đa phần là các bon – hydrat.

Các ngành thực phẩm chế biến nguyên liệu có nguồn gốc động vật có thành phần chủ yếu là protein và chất béo. Chắn rắn lơ lửng, BOD, COD, vi khuẩn gây hại. Chế biến thực phẩm thường gây ô nhiễm mùi và nước thải.

Dưới đây là một vài ví dụ về thành phần nước thải ngành chế biến thực phẩm:

Quy trình xử lý nước thải đồ đóng hộp
Thành phần nước thải chế biến thực phẩm
Quy trình xử lý nước thải đồ đóng hộp
Thông số chất lượng nước thải

Phương pháp cơ học.

Phương pháp cơ học nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa tan chứa trong nước thải để tránh tồn tại đến các thiết bị cơ khí (bơm, van, đường ống…) và đảm bảo chất lượng xử lý cho các công đoạn sau.

Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp chất không tan, tuy nhiên BOD trong nước thải giảm không đáng kể. Để tăng cường quá trình xử lý cơ học, người ta làm thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng nên hiệu suất xử lý của các công trình cơ học có thể tăng đến 75% và BOD giảm đi 10 – 15%.

Phương pháp hóa học – hóa lý.

 Bản chất của quá trình xử lý hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học. Đưa vào nước thải các hóa chất phản ứng để gây tác động với các tạp chất bẩn. Biến đổi hóa học, tạo thành các chất khác dưới keo tụ, dạng cặn hoặc chất hòa tan. Không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Các phương pháp hóa lý được áp dụng để xử lý nước thải chế biến thực là tuyển nổi, keo tụ… Các phương pháp này được ứng dụng để loại ra khỏi nước thải các hạt lơ lửng phân tán (rắn và lỏng), các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan.

Phương pháp sinh học.

Phương pháp này sử dụng khả năng sống, hoạt động của vi sinh vật để phân hủy những chất bẩn hữu cơ trong nước thải. Các sinh vật sử dụng các chất khoáng và hữu cơ để làm dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận được các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào. Sinh trưởng và sinh sản tạo nên sinh khối.

Quá trình sau là quá trình khoáng hóa chất hữu cơ còn lại thành chất vô cơ (sunfit, muối amon, nitrat…). Các chất khí đơn giản (CO2, N2…) và nước. Quá trình này được gọi là quá trình oxy hóa.

Căn cứ vào hoạt động của vi sinh vật có thể chia phương pháp sinh học thành 3 nhóm chính:

Phương pháp hiếu khí:

Là quá trình sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để phân hủy những hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ. Có thể phân hủy sinh học có trong nước thải trong điều kiện cung cấp oxy liên tục.

Phương pháp kỵ khí:

sử dụng vi sinh vật kị khí và vi sinh vật tùy nghi để phân hủy các hợp chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải. Ở điều kiện không có oxi hòa tan với nhiệt độ và pH. Thích hợp để cho các sản phẩm dạng khí (chủ yếu là CO2, CH4).

Phương pháp thiếu khí:

Là quá trình xử lý sinh học xảy ra với sự vắng mặt của oxy phân tử (O2). Với nguồn nhận electron là các chất vô cơ có chứa oxy (NO3-, NO2-…). Hay còn gọi là quá trình chuyển hoá Nitơ Nitrat thành khí Nitơ trong điều kiện không có mặt oxy.

Các Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thực Phẩm Hiện Nay.

Tuỳ thuộc vào đặc tính nước thải mà đề xuất công nghệ xử lý phù hợp. Sau đây là một số sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm mà chúng tôi đã áp dụng thành công.

Sơ đồ công nghệ 1: áp Dụng cho nước thải ngành thực phẩm có nồng  độ N thấp. Có BOD và dầu mỡ hoặc cặn lơ lững cao, thường áp dụng cho xử lý nước thải thực phẩm rau, củ, quả.

Quy trình xử lý nước thải đồ đóng hộp
Công nghệ Xử lý nước thải thực phẩm

Sơ đồ công nghệ 2: với công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm dạng này thường áp dụng cho ngành chế biến thực phẩm có chất hữu cơ cao, N,  dầu mỡ hoặc độ cặn cao.

Ví dụ ngành : xử lý nước thải thực phẩm ăn nhanh, xử lý nước thải thực phẩm thủy hải sản. Nước thải chế biến cá viên chiên, Nước thải chế biến xúc xích – lạp xưởng. …

Quy trình xử lý nước thải đồ đóng hộp
Công nghệ Xử lý nước thải thực phẩm

Sơ đồ công nghệ 3: với công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm dạng này thường áp dụng cho ngành chế biến thực phẩm. Có chất hữu cơ cao, N,  dầu mỡ hoặc độ cặn thấp,  diện tích xây dựng hạn chế. ví dụ ngành : Nước thải sản xuất Chế biến nước mắn….

Quy trình xử lý nước thải đồ đóng hộp
Công nghệ xử lý nước thải thực phẩm

Để được tư vấn miễn phí về công nghệ xử lý nước thảithực phẩm cũng như chế độ vận hành và nhận báo giá hợp lý nhất hãy liên hệ

CTY TNHH VIỆT THỦY SINH – Công Ty Xử Lý Môi Trường

Website: https://congtyxulymoitruong.com. Email:

Hotlline: 0932 422 890 Mr. Dũng