Review tam quốc diễn nghĩa

  • Home
  • My Books
  • Browse ▾

    • Recommendations
    • Choice Awards
    • Genres
    • Giveaways
    • New Releases
    • Lists
    • Explore
    • News & Interviews

    • Art
    • Biography
    • Business
    • Children's
    • Christian
    • Classics
    • Comics
    • Cookbooks
    • Ebooks
    • Fantasy
    • Fiction
    • Graphic Novels
    • Historical Fiction
    • History
    • Horror
    • Memoir
    • Music
    • Mystery
    • Nonfiction
    • Poetry
    • Psychology
    • Romance
    • Science
    • Science Fiction
    • Self Help
    • Sports
    • Thriller
    • Travel
    • Young Adult
    • More Genres

Discover new books on Goodreads

Meet your next favorite book

Quỳnh Nguyễn's Reviews > Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tam Quốc Diễn Nghĩa
by


Một trong tứ đại danh tác Trung Hoa, quá kinh điển để review. Tam Quốc gồm 120 chương hồi, kể về một thời kì biến động hơn 100 năm của Trung Quốc. Mình đọc bộ 3 tập, bản dịch của Phan Kế Bính năm 2003. Hôm trước mình có ra hiệu sách, thấy bản năm 2017 còn có thêm lời bình của Mao Tôn Cương nữa (recommend mua bản này). Thật ra mình đọc Tam Quốc từ hồi năm nhất, nhưng lết mãi mới hết tập 1. Dạo gần đây, quyết tâm đọc lại, và trong 2 tuần xong luôn 2 tập kia. Điểm nổi bật của Tam Quốc là quan niệm ủng Lưu, phản Tào nên những chi tiết về nhà Thục khá là khoa trương: tính nhân đức của Lưu Bị, tài phù thủy của Khổng Minh. Đọc Tam quốc mà muốn hiểu rõ về sự thật lich sử thì phải gạn lọc thật kĩ bởi nó được xây dựng theo lối bảy hư ba thực. Sau đây là một số cảm nghĩ của Q về các nhân vật.
- Tào Tháo: có thể cũng nhờ La Quán Trung theo phe ủng Lưu nên những chi tiết về Tháo khá là chân thực. Ông là người có mưu sâu, tài trí song toàn nhất trong ba vị quân chủ nhưng lại có nhiều tính xấu, điển hình là tính đa nghi khiến ông thất bại trong nhiều trận. Điều mình thích là trong Tam Quốc nhân vật này được phát triển từ thấp đến cao, từ một Tào A Man sống chui lủi, dã tâm chưa lớn, mưu cũng chưa sâu, lên đến Ngụy Vương nhà Hán thống nhất vùng Trung Nguyên rộng lớn.
- Lưu Bị: nhiều người cho rằng Tào Tháo là người giỏi nhân tâm nhất nhưng Q lại chọn Lưu Bị. Q cho rằng có tài dùng người không chỉ là biết phát hiện người tài mà còn phải thu phục họ và làm họ hết lòng cho mình. Tạm không bàn đến việc nhân nghĩa của ông ta là thật hay không, nhưng riêng cách trước khi chết Bị gửi gắm con cho Khổng Minh (làm cho Gia cát phải "cúc cung tận tụy" đến lúc chết để phò nhà Thục) thực rất cao minh. Sau khi Bị chết, nhiều nhận xét về người của ông cũng hoàn toàn chính xác (như tướng phản chủ của Ngụy Diên đã được dự đoán trước)
- Tôn Quyền: một lần nữa cũng vì quan niệm ủng Lưu, phản Tào nên nhà Ngô cũng như Tôn Quyền xuất hiện trong Tam quốc khá mờ nhạt. Nếu đọc sách sử sẽ thấy trong thời gian Tam quốc, Tôn Quyền không chỉ chăm chăm vào quân đội để chống hai nhà Ngụy, Thục mà ông còn chú trọng đến việc phát triển ngoại thương, phát triển kinh tế, mở rộng đất về phía Nam (đây chính là nhà Ngô đã từng cai trị nước ta trong 1000 năm bị phương bắc đô hộ). Nói chung nhà Ngô là cột trụ vững trãi nhất trong ba nhà. Ngụy từng suýt phải rời kinh đô vì quân Thục đe dọa, Thục cũng mất xứ Kinh Châu về tay Ngô; chỉ riêng Ngô, chưa từng bị nước kia phạm phải một tấc đất Giang Đông nào. Có câu: lập nghiệp học Lưu Bị, quản nghiệp học Tào Tháo, giữ nghiệp học Tôn Quyền
- Khổng Minh: Quân sư giỏi nhất Tam Quốc, có nhiều phép phù thủy, tinh thông kinh dịch, etc. Nhưng sự thất bại của ông sau khi cố tiến quân đến 6 lần vào Trung Nguyên phần nào chứng tỏ rằng tài của ông chỉ nên dùng vào việc trị nước an dân, chứ về mặt quân sự thì còn người khác giỏi hơn. Có câu "ba ông thợ may bằng một Gia Cát Lượng" để nói ba người kém cỏi biết làm việc tập thể còn hơn một người giỏi giang.
- Tư Mã Ý: nhân vật Q thích nhất trong Tam Quốc. Ông tượng trưng cho sự bền bỉ, kiên trì , mưu lược tài giỏi. Ông chính là người Khổng Minh phải buông lời kính nể và khiến Khổng Minh phải chết trong nuối tiếc. Là con người biết nhẫn nhịn chờ thời cơ, etc. Lúc sinh thời, ông chỉ ngại mỗi Tào Tháo (Táo nhìn tướng của ông có dã tâm nên không dùng, Ý biết ý này nên cũng ẩn mình). Sau khi Tháo mất, ông thể hiện mình là 1 công thần trung với với, là Chu Công, Y Doãn của nhà Ngụy. Để rồi sau này lấy được cơ nghiệp mà Tào Tháo đã gây dựng mấy chục năm chỉ trong một tuần, đặt nền móng cho cháu ông sau này thống nhất 3 nước, lập nên triều Tây Tấn.
- Nhà Ngụy: bên này nhiều tướng giỏi, mưu sĩ giỏi vô số. Có thể kể ra một số cái tên như:
Quách Gia: chết sớm, cũng là quân sư nổi tiếng. Nếu ông còn thì chắc Khổng Minh sẽ có một đối thủ đáng gờm. Sau khi thua thảm hại ở trận Xích Bích, Tháo có than rằng: "Nếu Quách Phụng Hiếu còn, chẳng khiến Cô đến nỗi này"
Điển Vi (tướng võ, cực soái, chết sớm từ nửa tập 1), Hứa Chử (thay vị trí Điển Vi, cực trung thành)
Hạ Hầu Đôn (một mắt, cực ngầu) , Hạ Hầu Uyên (có 4 đứa con tài giỏi): nhà họ Hạ Hầu được xếp là hoàng thân quốc thích ngang họ Tào
Tào Hồng, Tào Nhân, Trương Cáp, Trương Liêu, Từ Hoảng
- Nhà Thục: Quan Trường chết ở Kinh Châu là do tin người và khinh địch, Trương Phi cũng không phải hạng trí dũng vô mưu (Phi đã mấy lần dùng kế để đẩy lùi quân Ngụy, thậm kí cả những kế khó như thu phục lòng người). Triệu Vân tướng tài mưu giỏi
- Nhà Ngô: Chu Du: được miêu tả là quân sư có tài gần như Khổng Minh, vì thế ghen tức Khổng Minh. Trương Chiêu: nhà Ngô có câu: việc ngoại hỏi Chu Du, việc nội hỏi Trương Chiêu. Lục Tốn: tuổi trẻ tài cao
* 3 trận siêu kinh điển:
- Tập 1: Trận Quan Độ
- Tập 2: Trận Xích Bích
- Tập 3: Lục xuất Kỳ Sơn của Khổng Minh


Sign into Goodreads to see if any of your friends have read Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Sign In »


Reading Progress

June, 2018 – Finished Reading


Comments

No comments have been added yet.

Add a reference:


Search for a book to add a reference

add:    link cover


Welcome back. Just a moment while we sign you in to your Goodreads account.

Chủ đề