Sách Bài ca ngắn đi trên bãi cát

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Cao Bá Quát (1809? – 1855) người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).
  • Ông đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội, nhiều lần thi Hội nhưng không đỗ.
  • Ông là nhà thơ tài năng và bản lĩnh, thơ văn ông phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu.
  • Ông là người tài năng, nổi tiếng hay chữ, viết đẹp, nổi tiếng trong giới tri thức Bắc Hà và được tôn như bậc thánh “ Thần Siêu thánh Quát”. Là người ôm áp những hoài bão lớn, có ích cho đời…
  • Ông mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ này có nhiều khả năng được làm trong những lần Cao Bá Quát vào Huế thi hội. Hành trình từ Thăng Long vào Huế phải trải qua nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quãng Bình, Quãng Trị là những vùng có nhiểu dải cát trắng mênh mông
  • Thể loại: Viết theo thể hành - một thể thơ cổ có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của các niêm luật, bằng trắc, vần điệu.
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần 1: (4 câu thơ đầu) Hình ảnh người đi đường trên bãi cát - cuộc đời
    • Phần 2: (6 câu tiếp) thực tế cuộc đời đầy cay đắng, vô vị.
    • Phần 3: (các câu thơ còn lại) Sự bế tắc và nỗi tuyệt vọng của người đi đường

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Hình ảnh người đi đường trên bãi cát - cuộc đời

Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi

  • Không gian: "Bãi cái dài lại bãi cát dài"
    • Bãi cát dài, mênh mông, vô tận, mịt mờ, khó xác định
    • Từ "lại" nhấn mạnh sự nối dài tít tắp của bãi cát, không biết đâu là giới hạn đồng thời cũng thể hiện thái độ ngán ngẫm, chán chường của nhân vật trữ tình
  • Thời gian: "mặt trời đã lặn" → chiều tà
  • Tư thế con người: "đi một bước như lùi một bước" → gợi sự vất vả, gian truân, nhọc nhằn. Người đi trên cát là biểu tượng của người đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt. Tuy là chưa thể tìm ra một con đường nào khác nhưng con người đi trên cát ấy đã nhận thức rõ ràng mỗi bước đi trên cát ấy là mỗi bước "lùi", con đường công danh đầy gian khó, thử thách và chông gai kia là một mê lộ mà người đi trên cát đang trăn trở để thoát khỏi nó.
  • Nỗi niềm: "nước măt rơi" → tâm trạng mệt mỏi, buồn bã, kiệt sức nhưng vẫn cố gắng đi tiếp.

b. Thực tế cuộc đời đầy cay đắng, vô vị

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

  • Nỗi niềm ưu thời của nhân vật trữ tình được diễn tả qua điển cố về Hạ Hầu Ấn để ca thán, ai oán cho tình cảnh của mình "giận khôn vơi"→ thể hiện tấm lòng đa mang cùng đại cuộc, không thể làm ngơ trước hoàn cảnh ngổn ngang của xã hội
  • Quy luât: xưa nay - phường danh lợi - tất tả ngược xuôi
  • Dùng hình ảnh bóng gió:
    • "quán rượu ngon" → danh lợi
    • "người say" → người đi tìm danh lợi
  • Người đi tìm chân lí - "người tỉnh" ít: người có trách nhiệm với cuộc đời, với thời cuộc, với xã hội lại cô độc, trơ trọi trên hành trình cao cả.
  • Kẻ đi tìm phường danh lợi - "người say" lại vô số, chạy ngược chạy xuôi cầu danh lợi cho bản thân

→ Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm người ta say, trót say lại phải chạy ngược chạy xuôi nhọc nhằn, bám víu với bao người đời tầm thường khác. ⇒ Tác giả đã khái quát, nêu lên nhận định về những kẻ tham danh lợi, đồng thời thể hiện thái độ, quyết tâm thoát khỏi con đường danh lợi vô nghĩa tầm thường, nhưng cũng tại đây, ông nhận ra sự đơn độc trên hành trình mới

c. Sự bế tắc và nỗi tuyệt vọng của người đi đường

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng",

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

  • Tâm trạng boăn khoăn đến thảng thốt "biết tính sao" để rồi lâm vào con đường đường cùng
    • Phía bắc - núi muôn trùng
    • Phía nam - sóng dào dạt
    • Đường ghê sợ nhiều - đường bằng ít

→ Sự bế tắc không lối thoát

  • Câu hỏi "Anh đứng làm chi trên bãi cát"
    • Khát khao một sự đổi mới, thay đổi cuộc sống đương thời
    • Không thể tiếp tục đi trên con đường cũ, phải có một con đường mới

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Quảng cáo

Phần 1 (4 câu đầu): Hình ảnh đi trên bãi cát dài bất tận và hình ảnh lữ khách.

Phần 2 (6 câu tiếp theo): Tâm trạng suy tư của lữ khách.

Phần 3 (còn lại): Sự bế tắc của lữ khách trước con đường trắc trở phía trước.

Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Hình ảnh tả thực:

   + Đi một bước như lùi một bước “nhất bộ nhất hồi khước”.

   + Mặt trời lặn vẫn còn đi “Nhật nhập hành vị dĩ”.

   + Nước mắt lã chã rơi “lệ giao lạc”.

Quảng cáo

Ý nghĩa tượng trưng: con đường dài không nhìn thấy điểm dừng, hành trình miệt mài, bất tận nhưng đầy mỏi mệt, đau khổ.

Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Giải nghĩa:

   + “Không học được…giận khôn vơi”: Người bộ hành không có phép thần thông để vượt qua mọi gian khổ như tiên ông nên oán giận đời.

   + “Xưa nay,…đường đời”: Phàm là những kẻ ham danh lợi đều phải vượt qua nhiều khổ ải như thế.

   + “Đầu gió…tỉnh bao người”: Không phải ai cũng vượt qua được cám dỗ của men rượu.

Quảng cáo

- Sự liên kết ý nghĩa: Người bộ hành nghĩ về con đường mình phải đi đầy gian khó mà không tránh khỏi oán giận, nghĩ đến lẽ đời và sức cám dỗ kinh khủng của danh lợi, khiến bao kẻ bất chấp để lao theo.

Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tâm trạng của lữ khách: đầy bế tắc, không tìm ra được hướng đi đúng đắn cho mình.

⇒ Thể hiện tầm tư tưởng của Cao Bá Quát: sự chán ghét con đường danh lợi tầm thường, khao khát thay đổi cuộc sống.

Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nhịp điệu bài thơ: ngắt nghỉ linh hoạt (nhịp 2/3, 3/5, 2/2/3, 2/5,…), nhịp dài ngắn đan xen.

⇒ Thể hiện sự trắc trở, gập ghềnh của con đường đi.

⇒ Thể hiện cảm xúc bế tắc, chán ghét của nhân vật trữ tình.

Cao Bá Quát khởi nghĩa chống nhà Nguyễn vì chán ghét thực tại đời sống xô bồ, phù phiếm lúc bấy giờ. Ông muốn cải tạo xã hội, tìm lại những giá trị đích thực tốt đẹp.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát với nhịp thơ độc đáo, đã biểu lộ sự chán ghét của một người tri thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời, niềm khao khát thay đổi cuộc sống qua dòng suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở.

Bài giảng: Bài ca ngắn đi trên cát - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Quảng cáo

- Phần 1 (4 câu đầu): hình ảnh đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát

- Phần 2 (6 câu tiếp theo): tâm trạng suy tư của người đi đường

- Phần 3 (còn lại): sự bế tắc của người đi đường

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố thực người đi trên bãi cát

    + Con đường công danh, con đường đời vô cùng xa xôi, trắc trở, gập ghềnh

    + Con người đi trên bãi cát vẫn tất tả bước về phía trước vì danh lợi, hào nhoáng

Quảng cáo

→ Cao Bá Quát về sự cần thiết của đổi mới giáo dục qua cái nhìn chán ghét lối học cũ mưu cầu danh lợi

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Các câu thơ liên kết lo-gic với nhau:

    + Danh lợi (chỉ việc học hành, thi cử làm quan) là khái niệm xâu chuỗi toàn bộ đoạn thơ

    + “ Không học được tiên ông phép ngủ- Trèo non lội suối giận khôn vơi”: thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ vì tự hành hạ mình theo đuổi công danh

- Bốn câu thơ còn lại nói về cám dỗ của chuyện công danh với đời người

    + Những kẻ ham lợi danh phải tất tả ngược xuôi, nhưng ở đời chẳng ai thoát khỏi cám dỗ lợi danh

Quảng cáo

    + Danh lợi cũng giống như thức rượu làm u mê con người

→ Tác giả khuyên cần thoát khỏi con u mê danh lợi

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Tâm trạng chán nản, mệt mỏi của tác giả khi đi trên bãi cát

    + Tầm cao tư tưởng thể hiện ở chỗ nhà thơ nhìn ra tính vô nghĩa của lối học khoa cử theo công danh

    + Cuối cùng ông vẫn bị cuốn vào dòng người đi trên bãi cát ấy

→ Cao Bá Quát nhìn thấy sự vô nghĩa, hời hợt của con đường công danh theo lối cũ

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại cổ thể có sự tự do về vần, nhịp điệu, kết cấu

    + Nhịp điệu được tạo từ sự thay đổi độ dài ngắn của câu và cách ngắt nhịp

    + Ngắt nhịp linh hoạt 2/3; 3/5 có khi 4/3

    + Nhịp điệu diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở

Cao Bá Quát hăm hở tìm lý tưởng nhưng không thành

    + Chín năm cứ ba năm một lần đi thi không đỗ tiến sĩ

    + Về sau được nhận chức tập sự ở Bộ Lễ

    + Tình thương, trọng người tài nên gây tội và bị đi đày ở

    + Ông nhận ra nhiều điều bất công từ sự bóc lột của triều đình nhà Huế

→ Ông ý thức được sự tầm thường của danh lợi, và chế độ vì vậy ông khao khát làm nên điều ý nghĩa, lớn lao hơn cho đời, dẫn tới cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn

Bài giảng: Bài ca ngắn đi trên cát - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ đề