Sách hướng dẫn đánh vần cho trẻ vào lớp 1

– Đặc biệt hiệu quả với bé ko tập trung, ham chơi, vì bộ này học rất thú vị, khiến bé thích thú, học như chơi.

– Vì trí nhớ của bé có tính ngắn hạn nên cần có sự LẶP ĐI LẶP LẠI khi học đánh vần

– Mẹ nên cho bé tự đọc trôi chảy, để tăng khả năng tự học khi bé vào lớp 1, bé có thể tự đọc được đề toán mà không cần có mẹ kề bên đọc đề giúp. Để bé không bị đuối so với các bạn.

– Với thiết kế dựa trên sơ đồ tư duy giúp các con dễ đọc, dễ hiểu tạo hứng thú khi học mà k bị nhàm chán

– Cuốn đánh vần này được rất nhiều phụ huynh và các thầy cô tìm mua bởi thiết kế rất phù hợp để các con tập đọc: dễ hiểu và phong phú vần giúp tạo hứng thú cho con khi đọc.

– Với thiết kế đẹp , sắc nét và chất liệu giấy tốt nhất

Tác giả: Thanh Hương

Nhà xuất bản Hà Nội

Số trang: mỗi cuốn gồm 124 trang

Kích thước: dài x rộng x dày: 29,4 x 22cm x 0,7cm

Shop online: Sunbooks

Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả tại nhà SÁCH TẬP ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT

Dạy trẻ lớp 1 đánh vần tại nhà sẽ giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường học tập, từ đó trẻ sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn mỗi khi đến lớp. Cùng tham khảo các cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả tại nhà sau đây để giúp bé học đánh vần nhanh hơn.

1. Bố Mẹ Cần Chuẩn Bị Gì Khi Dạy Trẻ Đánh Vần? SÁCH TẬP ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT

Đầu tiên bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước khi dạy trẻ lớp 1 đánh vần. Bé lớp 1 chưa thể có sự tập trung cao độ như các bé cấp 2, cấp 3. Do đó bố mẹ phải thật tâm lý, bình tĩnh và kiên nhẫn khi dạy con học. Cố gắng tạo cho con môi trường học thoải mái nhất và giúp trẻ cảm thấy tự tin, không cảm thấy bị áp đặt học tập. Nếu bố mẹ vẫn phân vân nên chuẩn bị gì cho bé vào lớp 1 thì việc đầu tiên chính là tâm lý cho bé. SÁCH TẬP ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT

Sách hướng dẫn đánh vần cho trẻ vào lớp 1
Tập đánh vần tiếng việt

Trước khi dạy con học lớp 1 các bậc phụ huynh cần ôn tập lại kiến thức của mình. Đồng thời xem lại và nắm thật kỹ các quy tắc về cách đánh vần để có thể hướng dẫn bé một cách chính xác nhất.

Cần chuẩn bị sách vở, bảng chữ cái, tập viết, bút chì cho bé. Bố mẹ có thể mua 2 quyển sách tiếng việt, một quyển để bé học ở nhà, một quyển để bé học trên lớp. Như vậy sẽ thuận tiện hơn cho bố mẹ khi dạy bé học thêm tại nhà. Ngoài ra mẹ có thể mua bảng treo tường để viết chữ lên và dạy con đánh vần từng chữ một.

2. Chọn thời gian học đánh vần phù hợp

Các bé ở độ tuổi mầm non và chuẩn bị vào lớp 1 thường ít có thể tập trung trong một thời gian dài. Vì vậy ba mẹ cần chọn thời gian dạy bé đánh vần hợp lý để tạo sự hứng thú và tập trung. Ba mẹ có thể tranh thủ những lúc bé đi tắm, chuẩn bị lên giường đi ngủ bằng các cách đánh vần đơn giản như đánh vần các tên gọi đồ vật, con vật,…

3. Ba mẹ cần kiên nhẫn khi dạy bé

Sự thiếu kiên nhẫn, tâm lý nóng vội trong cách dạy bé đánh vần là những vấn đề nhiều ba mẹ mắc phải. Không ít ba mẹ còn dọa nạt, ép buộc con học đánh vần khiến các bé sợ hãi, lo lắng. Thay vào đó, ba mẹ cần nhẹ nhàng dạy bảo con từ từ, từng chút một. Mỗi ngày học cách đánh vần, bé sẽ tiếp thu dần và ghi nhớ lâu hơn.

4. Thường xuyên cùng bé ôn tập

Để bé ghi nhớ lâu, ba mẹ cần cùng con ôn tập những gì đã học. Cách dạy bé đánh vần đúng và ôn bài thường xuyên sẽ giúp bé học tốt hơn. Khi ôn tập, ba mẹ nên dùng nhiều cách khác nhau để tạo sự hứng thú cho bé. Thay vì bảo bé đánh vần cả chữ, ba mẹ hãy cho con tìm chữ cái đúng để ghép vào. Ví dụ như từ “bàn” trong “cái bàn”, đánh vần chỉ còn “…àn” rồi bảo bé tìm từ còn thiếu để điền vào. SÁCH TẬP ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT

Sách hướng dẫn đánh vần cho trẻ vào lớp 1
Dạy bé đánh vần tiếng việt

5. Không ép bé học

Trẻ ở độ tuổi này thường thích vui chơi, khám phá thế giới hơn là tập trung vào việc học. Vì vậy ba mẹ không cần phải đặt nặng vấn đề học tập và điểm số đối với con. Bé sẽ cảm thấy chán nản, mất hứng thú khi bị ép buộc quá nhiều. Hãy dạy bé đánh vần một cách từ từ sẽ hiệu quả và giúp con nhớ lâu hơn.

6. Dạy bé làm quen mặt chữ

Trước tiên, để việc học đánh vần hiệu quả, mẹ cần phải cho bé làm quen với các mặt chữ cái, dấu câu. Mẹ có thể mua các thẻ chữ cái từ nhà sách hoặc tự làm, trang trí thành những bảng màu ngộ nghĩnh, dễ thương, kích thích thị giác của trẻ. SÁCH TẬP ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT

Ngoài ra, mẹ cũng có thể mua những chữ cái gắn nam châm, gắn lên cánh cửa tủ lạnh hoặc mua bảng chữ cái ngộ nghĩnh dán lên góc học tập, vị trí bé dễ nhìn thấy nhất. Mỗi lần bé ở gần bảng chữ cái, mẹ hãy hỏi bé “Đây là chữ gì”. Nhiều lần như vậy, bé sẽ nhớ chữ cái đó một cách tự nhiên, chủ động.

7. Bắt đầu cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần bằng những chữ đơn giản

Trước khi dạy bé đánh vần những từ ghép phức tạp mẹ nên dạy bé từ những chữ cái đơn giản, gần gũi nhất với bé. Ví dụ: “ba”, “mẹ”, “ông”, “bà” , con “cá”… Những từ ngữ gần gũi này sẽ giúp bé dễ liên tưởng và tiếp thu nhanh hơn so với những từ ngữ xa lạ, không thông dụng khác.