Sán bò chết ở nhiệt độ bao nhiêu

2. Triệu chứng nhiễm sán lợn gạo

Bệnh sán dây trưởng thành thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt, một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược).

Những trường hợp nhiều sán, có thể nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn (thường nhìn thấy trong quần lót khi thay ra vào cuối ngày làm việc); xuất hiện đốt sán theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng).

1. Nhiều trẻ dương tính với ấu trùng sán lợn

Những ngày vừa qua, dư luận đã và đang rất quan tâm về sự việc hàng trăm trẻ ở xã Thanh Khương và xã Mão Điền (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được gấp rút lấy mẫu máu và gửi đến các bệnh viện trung ương để xét nghiệm sán lợn.

Sở dĩ có tình trạng này là do một vài phụ huynh phát hiện thịt lợn nổi đầy hạch trắng trong một bữa ăn cho trẻ em tại trường mầm non Thanh Khương, vào khoảng cuối tháng 2/2019 vừa qua. Các phụ huynh này đã mang con đi Hà Nội xét nghiệm và phát hiện nhiễm sán lợn. Sau đó, hàng trăm học sinh khác của trường cũng phát hiện dương tính với sán lợn.

Sán bò chết ở nhiệt độ bao nhiêu

Bình thường tỉ lệ người mắc bệnh sán lợn gạo trong cộng đồng là rất thấp, tuy nhiên số lượng trẻ dương tính với sán lợn tại Thanh Khương là một sự việc bất thường, cần được tìm hiểu và gấp rút tìm hiểu nguyên nhân.

Số trẻ có kết quả dương tính với sán lợn tại các bệnh viện tuyến trên liên tục tăng trong các ngày 17 và 18/03/2019. Theo số liệu tổng hợp từ ngày 17/03 ghi nhận: trong số gần 2.000 trẻ xét nghiệm, có 209 trẻ ở huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) có kết quả dương tính với ấu trùng sán lợn

(khoahocdoisong.vn) - Thịt đông lạnh rã đông qua loa đem nấu, như vậy dù bên ngoài thực phẩm đã chín, nhưng bên trong nhiệt độ vẫn còn thấp, không đủ giết các nang ký sinh trùng.

Nang sán trong thịt lợn (SDL) hay thịt bò (sán dây bò) đều có thể bị tiêu diệt khi nấu chín ở nhiệt độ 1000C trong vòng 10 phút. Tuy nhiên, khi ăn thịt lợn hoặc bò nấu chín, đôi khi người ta có thể bị nhiễm nếu như nấu không kỹ, hoặc nấu nguyên một tảng thịt dày, đun không đủ thời gian, như vậy miếng thịt sẽ chín bên ngoài mà bên trong chưa chín, do đó nang sán vẫn còn khả năng sống sót

Một nguyên nhân phổ biến hiện nay khiến thịt khó chín kỹ khi đun sôi là dùng thịt, cá đông lạnh, trước bữa ăn, các bà nội trợ thường rã đông qua loa, đem thịt cá còn lạnh bỏ vào nồi nấu, như vậy dù bên ngoài thực phẩm đã chín, nhưng bên trong nhiệt độ vẫn còn thấp, không đủ giết các nang ký sinh trùng, thậm chí miếng thịt, cá nấu xong, khi cắt ra ở giữa vẫn còn đỏ…

Khi ăn phải thịt thịt hoặc bò có chứa nang sán, khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau, nang sán sẽ phát triển thành sán trưởng thành, sống ký sinh trong ruột non, sau đó các sán trưởng thành sẽ tự rung khỏi thân sán, bò ra ngoài hậu môn ban đêm, hoặc ra ngoài theo phân. Bệnh nhân sẽ thấy các đốt sán dính vào quần lót hoặc drap giường…

Như vậy để an toàn khi ăn uống, tốt hơn hết là phải nấu chín thật kỹ thít cá trước khi ăn, tránh ăn món tái, hoặc nhúng lẩu sẽ không đủ thời gian cho thức ăn chín, không diệt được các nang sán có trong thịt. Nếu ăn xong phát hiện ra thịt lợn, thịt bò có nang sán, phải đi khám chuyên khoa ký sinh trùng để uống thuốc diệt sán.

PGS.TS.BSTrần Phủ Mạnh Siêu (Phó chủ nhiệm Bộ mônký sinh trùng, Đai học Y Dược TPHCM)