Sinh xong bao lâu được ra đường

Sau sinh bao lâu thì được ra ngoài? Theo các bác sĩ, mẹ cũng nên ở cữ một tháng hoặc ít nhất là 3 tuần mới nên tiếp xúc với môi trường xung quanh. Những bạn có biết lý do vì sao sản phụ sau sinh lại kiêng cử không được ra ngoài?

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Sau sinh bao lâu thì được ra ngoài?
  • Khi ra đường các mẹ cần chú ý gì?
  • Chăm sóc các mẹ như thế nào cho đúng cách?
  • Một số chú ý cho các mẹ trong sinh hoạt hàng ngày

Sau sinh bao lâu thì được ra ngoài?

Sau khi trải qua cuộc sinh nở đầy gian nan sẽ là những ngày tháng mẹ cần kiêm khem đủ thứ để đảm bảo hồi phục sức khoẻ nhanh chóng và nuôi con. Trong thời gian này các mẹ có thể bị đảo lộn giờ giấc sinh hoạt, kể cả vấn đề ăn uống cũng có những yêu cầu khắt khe để không ảnh hưởng đến nguồn sữa nuôi con. Hơn nữa việc không được ra ngoài trong suốt thời gian ở cữ có thể khiến các chị em cảm thấy bí bách khó chịu, thậm chí stress.

Mẹ sau sinh bao lâu thì được ra ngoài (Nguồn ảnh: istockphoto)

Theo quan niệm trước kia của ông bà ta, các mẹ sau sinh cần phải ở cữ ít nhất là 3 tháng. Tuy nhiên, đó là quan niệm trước kia còn đối với ngày nay thì thời gian 3 tháng là quá dài và không còn phù hợp.

Bạn có thể chưa biết:

Bà đẻ kiêng bao lâu thì được ra ngoài? Tùy theo tình trạng sức khỏe hồi phục của mẹ sau sinh như thế nào thì thời gian các mẹ được ra đường có thể sớm hoặc muộn. Với những mẹ có sức khỏe yếu, bé con thường xuyên ốm đau thì mẹ không nên ra đường sớm, điều này có ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bé. Nếu mẹ mắc bệnh có thể bé cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Với một số mẹ có tình trạng hồi phục nhanh thì không cần quá khắt khe sau bao lâu mới được ra đường. Nếu mẹ cảm thấy sức khỏe ổn định, có thể ra đường bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên ở cữ bao lâu thì được ra ngoài theo lời khuyên của các bác sĩ? Sau thời gian sinh, cho dù tình trạng hồi phục là tốt hay kém thì mẹ cũng nên ở cữ một tháng hoặc ít nhất là 3 tuần mới nên tiếp xúc với môi trường xung quanh. Thời gian này đủ nhiều để bé và mẹ có thể thích nghi với môi trường một cách tốt nhất.

Khi ra đường các mẹ cần chú ý gì?

Vì sao bà đẻ không được ra ngoài? Sau khi sinh, một số cơ quan trong cơ thể của mẹ chưa trở về được với chức năng vốn có. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mẹ nên hạn chế ra ngoài nhiều nhất có thể.

Nếu ra đường mẹ nên chú ý che chắn cơ thể cho thật kỹ. Tránh để gió lùa, ăn mặc phong phanh khi ra đường sẽ khiến cơ thể bị cảm.

Ngoài ra, nếu cảm thấy tai không bị ù hoặc đầu không đau nhức, chóng mặt thì mẹ có thể thoải mái ra đường thường xuyên. Tuy nhiên, nếu gặp bất kỳ hiện tượng nào như trên thì mẹ nên hạn chế, chờ đến khi cơ thể thực sự hồi phục mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Không nên kiêng cữ trong thời gian quá lâu như lời khuyên của các cụ vì điều này sẽ khiến cơ thể để mẹ trở nên ốm yếu, thiếu sức sống. Mẹ nên thường xuyên em bé sưởi nắng, hít khí trời để máu lưu thông tốt hơn, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, hỗ trợ cơ xương vững chắc.

Khi ra ngoài mẹ cần chú ý gì? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Chăm sóc các mẹ như thế nào cho đúng cách?

Trong thời gian này, các mẹ cần phải được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để đảm bảo cho sự phát triển của mẹ và bé. Bổ sung trong thực đơn hàng ngày bằng các loại thực phẩm có chứa nhiều sữa và nguồn gốc từ sữa. Chế biến món ăn đa dạng. Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng những món khó tiêu, cung cấp quá nhiều protein như hải sản, cá biển,… rất dễ khiến cơ thể bị rối loạn tiêu hóa.

Bà đẻ nên ăn gì? Những ngày đầu sau sinh, mẹ nên sử dụng các thức ăn có loãng như súp, canh, hay cháo sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt các món được hầm lâu như chân giò, chim câu,….sẽ kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều sữa cho bé hơn.

Không nên cho mẹ sử dụng những loại thực phẩm đông lạnh, đã được chế biến nhiều lần,… Trong chúng có chứa khá nhiều chất phụ gia cũng như một số chất dinh dưỡng đã được chuyển hóa thành chất độc hại.

Bạn có thể chưa biết:

Một số chú ý cho các mẹ trong sinh hoạt hàng ngày

Quá trình sinh hoạt hàng ngày có vai trò rất quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe của mẹ. Sinh hoạt điều độ, đúng cách sẽ khiến cho vết thương chóng lành hơn, các cơ quan trong cơ thể dần đi vào hoạt động bình thường đúng với chức năng của mình.

Tắm gội sau sinh

Sau khoảng 3 đến 5 ngày sau sinh mẹ có thể tắm và gội đầu bình thường. Tuy nhiên nên sử dụng nước ấm, hoặc dùng khăn thấm nước lạnh lau cơ thể. Đối với những mẹ thực hiện mổ thì thời gian này kéo dài hơn, khi tắm mẹ nên tránh đụng vào vết thương khiến chúng bị nhiễm trùng.

Giữ ấm sau sinh

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bay, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết sản phụ sau sinh cần giữ ấm để tránh bị cảm cúm. Nên giữ ấm an toàn như mặc ấm, uống nước ấm, chườm ấm bụng sau khi ăn xong. Mẹ nên sinh hoạt trong không gian thoáng đãng, mát mẻ, không có gió lùa, không để quạt/điều hòa chiếu trực tiếp vào người hay dùng điều hòa quá lạnh. Nhiệt độ điều hòa nên để ở mức 27-28 độ C. Mẹ cũng không nên nằm than như quan niệm dân gian để tránh cháy, bỏng, ngộ độc khí CO2.

Chăm sóc cơ thể sau sinh đúng cách để nhanh phục hồi (Nguồn ảnh: istockphoto)

Sau sinh bao lâu thì quan hệ được? 

Mẹ sau sinh trong thời gian ở cữ được khuyên nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất 6 tuần sau sinh. Tuy nhiên, thời gian cụ thể để mẹ có thể gần chồng là tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của mẹ bỉm:

Trường hợp sinh thường: Tử cung của mẹ sinh thường cần thời gian nhất định để trở về kích thước ban đầu, đồng thời cần chờ đợi để sức khỏe của người mẹ được phục hồi. Đa số trường hợp sinh thường đều phải rạch và khâu tầng sinh môn, do đó cần chờ tới khi hoàn toàn bình phục vết khâu này. Nếu khả năng hồi phục tốt, phụ nữ sau sinh thường có thể quan hệ tình dục trở lại sau ít nhất là 6 tuần.

Trường hợp sinh mổ: Đầu tiên cần biết là phụ nữ sau sinh mổ cần nhiều thời gian để bình phục hơn, vết mổ cũng cần lành hẳn, mẹ cần kiêng quan hệ lâu hơn 6 tuần. Mẹ hãy khám phụ khoa và hỏi ý kiến bác sĩ để biết khi nào là phù hợp để có thể gần gũi chồng trở lại.

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết được sau sinh bao lâu thì được ra ngoài, sinh mổ bao lâu được ra ngoài và chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất nhé!

Nguồn tham khảo: Kiêng cữ sai lầm sau sinh – vnexpress

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Theo quan niệm truyền thống, sau sinh mẹ càng nằm một chỗ và kiêng cữ nhiều thì sẽ càng tốt cho sức khỏe.  Mẹ đã phải mất sức cho quá trình “vượt cạn” của mình. Vì thế, sau sinh chính là thời gian mẹ cần được ở nhà nghỉ ngơi để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Vậy sau sinh bao lâu thì được ra đường? Vinanoi sẽ có giải đáp cho mẹ ngay!

Sinh xong, mẹ phải kiêng khem đủ thứ, phải chú ý từ việc ăn uống đến sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, thời gian này mẹ phải quay cuồng với bỉm sữa tối ngày. Sẽ có lúc mẹ cảm thấy có chút khó chịu và stress vì không được ra ngoài như trước. Đặc biệt những ai lần đầu làm mẹ, vẫn chưa quen “công việc mới” với nhiều bỡ ngỡ sẽ càng cảm thấy nặng nề hơn.

Sau sinh bao lâu thì được ra đường, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng hồi phục của mỗi người. Hẳn là mẹ cũng từng nghe qua quan niệm của ông bà ngày xưa, phải đến 3 tháng 10 ngày mới được ra đường. Nhưng theo ý kiến của các bác sĩ, không nhất thiết phải kiêng khem trong thời gian quá lâu như vậy. Khoảng 3 tuần đến 1 tháng sau sinh, mẹ có thể ra ngoài. Bởi lúc này, cơ thể mẹ đã dần lấy lại được phong độ.

Ngoài ra, để tinh thần được thoải mái và sức khỏe nhanh chóng phục hồi, mẹ cũng có thể đi lại nhẹ nhàng quanh nhà. Hãy cố gắng trò chuyện, chia sẻ những khó khăn đang gặp phải với chồng hay bố mẹ để việc nuôi con không còn là áp lực.

Băn khoăn sau sinh bao lâu thì được ra đường của mẹ nay đã được giải đáp. Để giúp mẹ có một sức khỏe thật tốt, MarryBaby sẽ chia sẻ đến mẹ một vài lưu ý quan trọng dưới đây:

Đây là giai đoạn đầu tiên mà mẹ sau sinh cần đặc biệt chú ý để loại bỏ hết lượng sản dịch ra ngoài. Mẹ nên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ăn cháo, cơm, uống nhiều nước ấm, ăn trái cây… là một số gợi ý dành cho sản phụ. Đây cũng là thời điểm mẹ nên di chuyển nhẹ nhàng trong nhà để sản dịch không bị ứ đọng trong cơ thể.

Như đã nói ở trên, sau sinh mẹ mất rất nhiều sức. Bên cạnh đi lại nhẹ nhàng, sản phụ nên chú ý kiêng khem một số loại thực phẩm như đồ chua, đồ ăn cay nóng hay các loại dưa muối. Điều này sẽ giúp cả mẹ và bé yêu tránh được các vấn đề đáng tiếc liên quan đến hệ tiêu hóa.

Đây chính là giai đoạn hồi phục cuối cùng. Việc của mẹ bây giờ là cố gắng ăn uống, bồi bổ sức khỏe để duy trì dòng sữa mẹ cho bé yêu đủ ti mỗi ngày. Nếu đã quá ngán với những món ăn thường ngày, mẹ có thể đổi vị với một số món như: canh ngó sen sườn heo, thịt dê hầm đương quy, chim bồ câu tần thuốc Bắc…

Ông bà ta có câu: “Có kiêng có lành”. Đúng vậy! Mẹ sau sinh nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng về sau, hãy biết chọn lọc cách kiêng cữ phù hợp. Cụ thể:

– Mặc quần áo dài tay và đi tất chân để giữ ấm cơ thể.

– Nên uống nước ấm, tránh sử dụng nước đá.

– Không nên vận động mạnh, mang vác vật nặng, tập các bài thể dục cường độ cao.

– Không sử dụng đồ uống chứa cồn, có chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

– Không nên quan hệ tình dục sớm. Thời gian thích hợp để vợ chồng gần gũi sau sinh là từ 4-6 tuần trở lên.

– Không để tinh thần rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu để tránh ảnh hưởng đến quá trình bài tiết sữa mẹ.

Thật tuyệt vời nếu sau sinh chúng ta biết kiêng khem khoa học, đúng cách. MarryBaby tin rằng, giờ đây mẹ đã có thể tự tin, chuẩn bị tốt cho hành trình cùng con lớn khôn. Không chỉ sau sinh bao lâu thì được ra đường mà Vinanoi cũng hy vọng, với những kiến thức trên, mẹ sẽ không còn bỡ ngỡ trước những câu hỏi khi lần đầu làm mẹ. Chúc mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan!

Nguồn: Marrybaby

Vinanoi

Video liên quan

Chủ đề