SKKN cho trẻ làm quen tiếng Anh

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

Show

      Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, là công cụ không thể thiếu đối với mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế. Hiện nay, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới. Trên thế giới có gần 60 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, bên cạnh tiếng mẹ đẻ và gần 100 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Việc biết sử dụng tiếng Anh thành thục như ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ là một lợi thế trong việc phát triển bản thân và mang lại thành công đối với mỗi người, do vậy mà trở thành yêu cầu giáo dục quan trọng đối với nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, việc cho trẻ làm quen tiếng Anh ngay từ bậc học mầm non hiện đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà giáo dục và các bậc phụ huynh. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học về việc học nói của trẻ, thực tiễn thành công trong dạy và học tiếng Anh ở một số nước khu vực Đông Nam Á và kết quả triển khai thí điểm cho trẻ làm quen tiếng Anh tại một số cơ sở giáo dục mầm non trong những năm vừa qua đã chỉ ra sự cần thiết, sự phù hợp và hiệu quả mang lại của việc cho trẻ được tiếp cận sớm với tiếng Anh ngay từ lứa tuổi mầm non.

    Việc tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh ngay từ bậc học mầm non cần được coi là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo sự kế thừa cũng như tạo tiền đề vững chắc cho trẻ học tiếng Anh ở cấp phổ thông, góp phần đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng là xu thế phát triển chung của nền giáo dục hiện đại, cũng là một phần trong mục tiêu phấn đấu của giáo dục mầm non theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".

    Trong độ tuổi từ 3-6 tuổi, các bé có khả năng học hỏi cao nhất; nội dung học nên được thiết kế đơn giản, dễ hiểu có trọng tâm và phải vừa đủ với nhận thức của các bé, cân bằng giữa chương trình học ở trường và cuộc sống. Điều này sẽ tạo cho bé cảm giác thoải mái khi tham gia các lớp học và tiếp cận tiếng Anh một cách tự nhiên giống như ngôn ngữ mẹ đẻ. Ở thời điểm này, bé học ngoại ngữ hay học tiếng mẹ đẻ đều dễ dàng, nhanh chóng như nhau. Bé cũng sẽ không hoàn toàn bị nhầm lẫn giữa các ngôn ngữ như mọi người vẫn lầm tưởng. Việc này hoàn toàn giống như việc bé học nói và phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ, do đó, trẻ hoàn toàn không có cảm giác rằng mình phải vận động trí não hay “luyện tập” phát âm.

     Sau 6 tuổi, sự hình thành tính cách và hoàn thiện bản thân có thể khiến bé xấu hổ hay ngượng ngùng khi nói từ ngữ lạ. Điều này sẽ làm giảm khả năng tiếp thu ngoại ngữ của trẻ so với giai đoạn từ 0 - 6 tuổi. Tuy nhiên, tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh là một việc không hề đơn giản. Nó đòi hỏi tính nghiêm túc, khoa học từ việc xác định độ tuổi bắt đầu, mục đích của việc học tới sự tuân thủ các điều kiện cần thiết về trình độ, năng lực ngoại ngữ, phương pháp sư phạm của giáo viên, về cơ sở vật chất, nội dung chương trình cũng như việc kiểm tra quản lý chất lượng... Phân biệt rõ mục đích làm quen tiếng Anh ở trẻ mầm non với học sinh các cấp phổ thông và tuân thủ chặt chẽ các điều kiện liên quan là góp phần quyết định đảm bảo cho sự thành công của quá trình cho trẻ làm quen tiếng Anh trong trường mầm non.

     Những bài hát, câu chuyện, từ vựng cho trẻ làm quen với tiếng Anh cần được sưu tầm phải phù hợp với khả năng tiếp thu, trình độ nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi , đặt trong những chủ đề gần gũi với vốn kinh nghiệm và sự quan tâm của trẻ. Đặc biệt chú trọng đến phát triển các kỹ năng nghe - nói, tăng cường phát triển các năng lực nền tảng, các phẩm chất cần thiết và kỹ năng xã hội như: sự nhạy cảm của các giác quan, sự linh hoạt trong tư duy và nhận thức, sự tự tin trong giao tiếp và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, sự mạnh dạn tự tin, năng động và cởi mở, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo nền tảng ngôn ngữ và tính liên thông giúp trẻ học tốt tiếng Anh ở bậc tiểu học và thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non trong xu thế hội nhập.

    Các bài hát, bài thơ cho trẻ làm quen tiếng anh hướng tới đáp ứng nhu cầu và phát huy năng lực Tiếng Anh của trẻ; việc cho trẻ làm quen trẻ với tiếng Anh được thực hiện trong mối liên hệ với việc thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non và sự giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ xuất phát từ cuộc sống của trẻ.

     Ngay từ đầu năm học, nhận thấy nhu cầu làm quen tiếng anh của trẻ và nhu cầu cho con làm quen tiếng anh của phụ huynh học sinh là rất lớn, bản thân tôi trăn trở mình nên lập kế hoạch cụ thể giúp trẻ lớp mình làm quen tiếng anh. Bản thân mong muốn các con học sinh có được nền tảng cơ bản, lòng yêu thích với việc làm quen với ngôn ngữ quốc tế. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đi sâu thực hiện đề tài: “Giúp trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh qua các hoạt động trong trường mầm non”.

     II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

     1. Làm rõ quan điểm trẻ mầm non làm quen Tiếng anh là một việc làm cần thiết và thiết thực

     2. Sưu tầm kho học liệu các bài hát, mẩu chuyện, lượng từ vựng tiếng anh phù hợp cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh thông qua các hoạt động trong trường mầm non.

     3. Phát hiện kĩ năng giao tiếp và phát triển vốn từ vựng tiếng anh của trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng phát huy, kết hợp với gia đình trẻ.

     III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

     Đối tượng nghiên cứu là cách thức giúp trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh thông qua các hoạt động trong trường mầm non.

     IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM

     Đối tượng khảo sát thực nghiệm là trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi

     V. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

- Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng:

     Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra

Phương pháp trực quan

Phương pháp thực hành

Phương pháp dùng lời

     Phương pháp nghiên cứu tài liệu...

- Thời gian nghiên cứu  diễn ra bắt đầu từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2019

B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

     I -  CƠ SỞ LÍ LUẬN

     Các nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng việc giới thiệu song ngữ cho trẻ nhỏ từ sớm sẽ giúp bé thông minh, linh hoạt trong xử lý vấn đề, tăng khả năng tập trung, làm giàu vốn kiến thức cũng như kỹ năng cảm xúc.  Nhiều người cho rằng, việc học tiếng Anh đòi hỏi phải có năng khiếu về ngôn ngữ. Thực tế cho thấy, có người học tiếng Anh hơn 10 năm nhưng vẫn khó khăn khi trình bày câu gãy gọn nhưng có người học vài tháng lại giao tiếp lưu loát. Nguyên nhân do phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động dẫn đến từng người học. Song nếu muốn thành công trong việc học một loại ngôn ngữ thì việc xác định nội dung, phương pháp học tập phù hợp với khả năng tiếp nhận thông tin của bản thân người học sẽ là yếu tố quyết định hàng đầu. Một điều quan trọng là cho trẻ làm quen Tiếng Anh còn phải được kết hợp cùng chương trình dạy học mầm non giúp trẻ có cơ hội mở rộng vốn từ vựng và làm cho Tiếng Anh trở nên thân quen, gần gũi hơn trong quá trình học. Từ đó trẻ sẽ tiếp nhận ngôn ngữ mới một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.

    Bên cạnh đó, đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của trẻ mầm non là học mà chơi, chơi mà học. Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non có rất nhiều hoạt động. Thông qua các hoạt động đó trẻ lĩnh hội được các kiến thức phù hợp với độ tuổi. Chính bởi lý do này, muốn cho trẻ mầm non làm quen tiếng anh cần lồng ghép thông qua các hoạt động của trẻ trong ngày để giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất.

    Cũng như trẻ khi học nói Tiếng Việt, cho trẻ làm quen tiếng anh những âm vần đầu tiên cơ bản trong bảng chữ cái Tiếng Anh, bước đầu giúp cho quá trình tiền đọc viết của trẻ; rèn luyện cho trẻ tính tự tin và thể hiện cảm xúc của chính mình thông qua các bài học. Trẻ được làm quen với âm và chữ cái, các bài hát và câu chuyện nhấn mạnh về phonics, các biểu đạt ngôn ngữ hàng ngày gần gũi với trẻ.

    Yếu tố quan trọng giúp trẻ lĩnh hội tri thức chính là người truyền đạt kiến thức. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên mầm non đã từng bước khẳng định về chuyên môn nghiệp vụ của mình, đã đầu tư vào bài dạy, các hoạt động một cách tích cực, thường xuyên tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên để thu hút được sự tập trung của trẻ, đáp ứng được nhu cầu học hỏi, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách trở thành chủ nhân tương lai hòa nhập cùng hội trường quốc tế là một vấn đề then chốt . Giáo viên có đầu tư vào bài dạy, tổ chức các hoạt động và trò chơi nhưng để bắt kịp xu hướng và đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ còn là điều hạn chế.

   Trong quá trình dạy trẻ, bản thân tôi thấy rất lo lắng đến vấn đề này, căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ, căn cứ vào năng lực của mình và đồng nghiệp cùng lớp, căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu, tôi đã xây dựng ra những biện pháp cụ thể sao cho mang lại hiệu quả cao nhất để giúp cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh thông qua các hoạt động trong trường mầm non.

     II -  CƠ SỞ THỰC TIỄN

     a. Thuận lợi

* Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Phòng giáo dục quận rất quan tâm đến chất lượng dạy và học nên đã phối hợp cùng các giảng viên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về các lĩnh vực giáo dục.

- Phòng giáo dục thường xuyên tổ chức các buổi kiến tập quận để giáo viên các trường được học hỏi nâng cao trình độ

- Mở lớp tập huấn về phát triển ngôn ngữ cho giáo viên tham gia bồi dưỡng ngày từ đầu năm học.

- Tổ chức cho các trường tham quan, học tập môi trường tại trường chất lượng cao Hữu Nghị- Việt Triều.

- Phòng giáo dục tìm hiểu và phê duyệt cho trường liên kết với trung tâm ngọai ngữ Viet- edu để cho trẻ tại trường tham gia câu lạc bộ.

  * Ban giám hiệu và tổ chuyên môn

   - Ngay từ đợt bồi dưỡng chuyên môn hè 2018, tổ chuyên môn của trường cũng đã thảo luận về việc lồng ghép cho trẻ làm quen tiếng anh thông qua các hoạt động trong trường mầm non.

+Tọa đàm về các bài hát, mẩu chuyện giúp trẻ làm quen tiếng anh.

   -Tổ chuyên môn sinh hoạt thường xuyên, chất lượng, đưa ra nhiều ý tưởng hay giúp giáo viên nắm chắc kiến thức .

+ Cuối mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn các giáo viên trong tổ lại cùng nhau luyện phát âm và cùng thảo luận để đưa ra hình thức hay nhất cho trẻ làm quen tiếng anh.

+ Đội ngũ giáo viên có chứng chỉ tiếng anh đạt chuẩn: 

+ Ban giám hiệu liên hệ với lớp học ngoại ngữ cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia nâng cao chất lượng ngoại ngữ của bản thân.

+ Nhà trường kí hợp đồng với trung tâm tiếng anh Viet- edu, là trung tâm dạy ngoại ngữ có chất lượng và được phòng giáo dục phê duyệt.

   * Cơ sở vật chất:

- Trường được xây mới, phòng học rộng rãi, thoáng  mát đảm bảo chất lượng dạy và học.

- Hệ thống giá đồ chơi, tủ đồ được cấp phát và bổ sung mới

- Nhà trường bổ sung rất nhiều đồ chơi cho trẻ.

- Nhà trường có phòng tin học – thư viện với 12 máy tính, 2 máy chiếu, 1 bảng tương tác, các loại sách truyện thiếu nhi trong và ngoài nước.

* Giáo viên:

   - Giáo viên thường xuyên được nâng cao tay nghề qua các buổi kiến tập quận, kiến tập trường, các buổi học phương pháp do giảng viên, chuyên viên dạy.

   - Bản thân tôi  luôn dành nhiều thời gian để s­ưu tầm các bài hát, mẩu chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh.

  -Bản thân cũng có con nhỏ ở độ tuổi 5- 6 tuổi, điều đó giúp tôi hiểu kỹ hơn về tâm sinh lý, đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, nhu cầu, hứng thú làm quen tiếng anh ở lớp cũng như ở nhà của trẻ.

- Bản thân cùng với hai giáo viên cùng lớp có chứng chỉ tiếng anh đạt chuẩn và kĩ năng nghe nói tương đối tốt, nhiệt tình, phối kết hợp nhịp nhàng trong các hoạt động giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

* Học sinh:

  - Trẻ có nề nếp ngoan ngoãn. Có khoảng 80% - 90% trẻ năng động , hứng thú tham gia các hoạt động do cô tổ chức.

- Khoảng 50-60 % học sinh được bố mẹ đăng kí cho tham gia câu lạc bộ tiếng anh tại trường.

  * Phụ huynh:

- Trên 70 % phụ huynh học sinh là phụ huynh trẻ, làm công việc hành chính, quan tâm sát sao đến con em mình.

-Cách nhìn nhận của phụ huynh về dạy và học ở lứa tuổi mầm non đã thay đổi, họ đã quan tâm đến việc học của con hơn

-Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc làm quen tiếng anh cho con em mình ở độ tuổi mầm non.

    b. Khó khăn

  * Nhà trường và tổ chuyên môn

- Hiện tại, chương trình cho trẻ làm quen với tiếng anh chưa có trong chương trình giáo dục mầm non, vì vậy giáo viên phải tận dụng mọi lúc mọi nơi để giúp trẻ làm quen tiếng anh.

*Cơ sở vật chất

-Cơ sở vật chất không đồng đều giữa 3 cơ sở trường.

*Giáo viên

- Vốn tiếng an của giáo viên còn hạn chế.

- Khả năng truyền đạt của các giáo viên trong lớp khác nhau.

*Học sinh

  - Sĩ số lớp đông : 57 trẻ nên việc theo dõi để ý, hướng dẫn trẻ ,cũng như bao quát,  kiểm tra chất lượng nắm bắt kiến thức của trẻ bị hạn chế nhiều.

- Tỉ lệ trẻ có nguy cơ béo phì cao.

- Nhiều trẻ yếu, sức đề kháng kém , hay nôn trớ, nghỉ học.

*Phụ huynh

- Sự không đồng nhất giữa giáo viên và phụ huynh trong việc phát âm từ vựng, cách hướng dẫn trẻ làm quen tiếng anh

-Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con ở trường mầm non

-Một số phụ huynh vẫn còn e ngại con chưa đến tuổi làm quen tiếng anh, sợ ảnh hưởng đến việc phát âm tiếng việt của con.

     III. NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP

    Để giúp cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh, trước tiên cần phải có hệ thống các từ vựng, bài hát, câu chuyện tiếng anh phù hợp. Tôi đã sưu tầm, chọn lựa những bài thơ, bài hát, mẩu chuyện trên các trang web giáo dục, trong sách truyện thiếu nhi quốc tế... nghiên cứu, tham khảo các từ vựng của trung tâm tiếng anh liên kết với trường.

     Biện pháp 1: Sưu tầm các bài hát, mẩu chuyện tiếng anh phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn

    Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, những bài hát, bản nhạc, mẩu truyện tiếng anh trên các kênh giải trí, trên sách, báo khá nhiều. Song để giúp cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh cần phải đảm bảo các yếu tố: phù hợp với nội dung giáo dục, phù hợp với khả năng, sự phát triển theo độ tuổi của trẻ. Những từ mới cho trẻ làm quen cần phải lựa chọn phù hợp, đảm bảo quy tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Và đặc biệt với trẻ mầm non, với phương pháp dạy học: “Học mà chơi- Chơi mà học” thì các từ vựng tiếng anh cần gần gũi với trẻ, bám sát theo các chủ đề, sự kiện để trẻ thấy thoải mái, thích thú khi làm quen.

    Từ đầu năm học, trong các giờ hoạt động chiều, giờ chơi, tôi thường bật nhạc bài hát tiếng anh cho trẻ. Tuy nhiên, mỗi lần bật tôi lại phải vào các trang web để chọn một bài, có lúc loay hoay không biết nên mở bài nào cho phù hợp.

    Chính bởi những lý do trên, tôi thiết nghĩ việc sưu tầm các bài hát, mẩu chuyện, các từ vựng theo chủ đề, sự kiện là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất để giúp cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh.

    Dựa vào các thông tin trên các trang web, tài liệu, sách báo, chương trình tiếng anh cho trẻ mầm non ở các trung tâm ngoại ngữ, tôi đã sưu tầm được học liệu cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh như sau:

Tháng-

Sự kiên/ chủ đề

Nội dung giúp trẻ làm quen tiếng anh

Từ vựng cung cấp

Bài hát tiếng anh

Mẩu chuyện tiếng anh

THÁNG 9

Myself and Mid Autumn

 ( Bản thân và trung thu)

Drum: Cái trống

 Teddy bear: Gấu bông

Train: Tàu hỏa

Car: Ô tô

Star: Ngôi sao

Moon: Mặt trăng

Moon cake:

Bánh trung thu

Eyes: Đôi mắt

Ears: Đôi tai Hand: Bàn tay, Leg: Cẳng chân

 Hello song (Bài hát Xin chào)

 Good bye song (Bài hát chào tạm biệt)

 Toys song for kids (Đồ chơi cho bé)

Head, shoulders, knees and toes

( đầu, vai, đầu gối và ngón chân)

Finger family

( Gia đình ngón tay)

The gingerbread man

(Cậu bé bánh gừng)

THÁNG 10

My family and halloween, Vietnamese women's day  (gia đình và lễ hội Halowin, ngày phụ nữ Việt Nam )

Grandma:Grandpa: Ông Daddy: Bố Mommy: Mẹ

Brother: Anh trai

Sister: Chị gái

Baby: Em bé

Clown: Chú hề, Pumpkin: Bí ngô

Skeleton:

Bộ xương

Monster: Quái vật

 Baby Shark : Bé cá mập

Finger family

( Gia đình ngón tay)

My Family at Home (Gia đình tôi ở nhà)

We are a Family Song (Chúng mình là một gia đình)

Family Members Song 

( Các thành viên trong gia đình)

I Love My Family Song (Tôi yêu gia đình mình)

If You're Happy

(Nếu như bạn vui vẻ)

THÁNG 11

Job and Vietnamese teacher’s day

( Nghề nghiệp và ngày nhà giáo Việt Nam)

 

Vet: Bác sĩ thú y

Nurse: Y tá

Chef: Đầu bếp

Teacher:

Giáo viên

Doctor: Bác sĩ

Police Cảnh sát

Worker:

 Công nhân

Famer: nông dân

Pilot: Phi công Singer: Ca sĩ

Dancer: Vũ công

 Flowers:

 Những bông hoa Present: Món quà

What Do You Want To Be?

(Bạn muốn trở thành gì?)

Teacher song(Bài hát về cô giáo)

Doctor song (Bài hát về bác sĩ)

Nurse song (Bài hát về cô y tá)

Police Officer

( chú cảnh sát)

Fire Fighter ( chú lính cứu hỏa)

Soldiers (Những chàng lính)

People song (Bài hát mọi người)

(Các chú lùn và thợ đóng giày)

THÁNG 12

Animals and christmas

( Chủ đề động vật và ngày lễ giáng sinh)

 

Goat: Con dê Sheep: Con cừu, Cow: Con bò Bear: Con gấu Hippo: Con hà mã

 Zebra:

Con ngựa vằn

Tiger: Con hổ

Lion: Con sư tử

Dog: Con chó

Cat: Con mèo

Santa:

Ông già Noel

 Bell: Cái chuông Snowman:

Người tuyết

I Have A Pet( Tớ có một con thú cưng)

My Pet, My Buddy

 ( Thú cưng của tôi)

Bingo Dog Song (Bài hát về chú chó Bingo)

The best How Much Is That Doggie In The Window?

(Có bao nhiêu chú chó trong cửa sổ)

Three Little Kittens ( Ba chú mèo con)

Let's Go To The Zoo ( Cùng đi chơi vườn thú)

Old MacDonald Had A Farm ( Trang trại của ông MacDonald )

Jingle Bells ( Tiếng chuông ngân)

Merry Christmas

( Chúc mừng lễ giáng sinh).

THÁNG 1

Plant

(Thực vật)

Tree: Cái cây

Land: đất

Water: nước

The light:

ánh sáng

Sun: mặt trời

Apple: quả táo

Tomato:

 quả cà chua

Orange : quả cam

Fruit Song (Bài hát về trái cây)

Apples & Bananas ( Táo và chuối)

One Potato, Two Potatoes ( Một củ khoai tây, 2 củ khoai tây)

 Happy Fruits Where are you?( Trái cây vui vẻ, Bạn đang ở đâu?)

What would you like to eat? ( Bạn thích ăn gì? )

Twinkle Twinkle Little Star ( Những vì sao nhỏ bé )

Seasons song (bài ca  Bốn mùa)

Rain, Rain, Go Away ( Mưa ơi hãy dừng đi)

The giving tree ( Món quà của cây xanh)

THÁNG 2

Tet holiday

 ( Tết nguyên đán)

 

Chung cake:

 bánh chưng

fruit tray:

 mâm ngũ quả

Cake: bánh Candy: kẹo

lucky money: lì xì

Thank you:

Cảm ơn

Happy new year! :Chúc mừng năm mới

Good luck! :

Chúc may mắn!

The Pizza Song

( Chiếc bánh piza)

Ice Cream Song ( Que kem)

Pat-a-cake ( Vỗ 1 cái bánh)

I Love Sweet( Tôi thích đồ ngọt)

 

(Cô gà mái nhỏ)

Snow White

(Nàng bạch tuyết)

THÁNG 3

Number and shape (Con số và hình hình học)

One: 1

Two: 2

Three: 3

Four: 4

Five: 5

Six: 6

Sevent: 7

Eight: 8

Night: 9

Ten: 10 Circle:hình tròn

Square:hình vuông

Triangular: hình tam giác

Rectangle: Hình chữ nhật

Counting 1 – 10 Song ( tập đếm đến 10)

The Number Song

 ( Những con số)

Five Little Ducks

(Năm chú vịt con)

Five little monkeys ( Năm chú khỉ con)

The Shapes Song

 ( Bài hát về hình học)

WHAT SHAPE IS IT ( Đây là hình gì? )

Jack and the beanstalk

(Cậu bé Jack và cây đậu)

THÁNG 4

Alphabet

and transport

(Bảng chữ cái và phương tiện giao thông)

 

Car: ô tô

Motorbike:

 xe máy

Bike: Xe đạp

Planes: máy bay

Rocket: tên lửa

Train: tàu hỏa

Boat: thuyền

Trucks: Xe tải

Bảng chữ cái tiếng anh : A-Z

Baby Trucks song: Chiếc xe tải

Trains for Children

: Chiếc xe lửa

Airplane Song for Kids: Máy bay

ABC Sound Song: Bài hát chữ cái

The abc song: Bảng chữ cái

(Người lạ trong gương)

THÁNG 5

School supplies

 (Đồ dùng học tập)

primary school: trường tiểu học

book: quyển sách

notebook:

quyển vở

Ruler: thước kẻ

Pencil: bút chì

Crayons: sáp màu

School Statione

( Đồ dùng học tập)

Books song ( Bài hát về những quyển sách)

     Sau khi sưu tầm được nguồn học liệu giúp trẻ làm quen tiếng anh, tôi càng nhận thấy, việc giúp trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh là một việc làm hết sức cần thiết.

     Biện pháp 2: Giúp trẻ làm quen tiếng anh thông qua các hoạt động trong ngày

     Có rất nhiều nghiên cứu về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Cả lý thuyết và thực tế đều chỉ ra rằng đối với trẻ mẫu giáo, ta không thể áp dụng các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ như cho người lớn hay cho học sinh tiểu học mà phương pháp cho trẻ làm quen tiếng Anh cần có sự phù hợp với độ tuổi, đặc điểm phát triển tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ. Các cách thức triển khai làm quen tiếng Anh cho trẻ cần tuân theo các phương pháp sư phạm mầm non mà cụ thể là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bên cạnh đó, phát âm chuẩn tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh linh hoạt, phù hợp trong điều kiện tình huống cụ thể là trực quan sinh động nhất cho trẻ làm quen tiếng Anh.  Theo kinh nghiệm thực tế của trung tâm tiếng anh Pododo, khi cho trẻ làm quen tiếng Anh cần lưu ý:

- Chơi hơn dạy.

- Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết.

- Học cụ hơn giáo trình.

- Nói nhiều hơn nghe-viết.

- Bắt chước hơn ngữ pháp.

- Vui hơn cho điểm.

  Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non “ dễ nhớ mau quên”, vì vậy tôi đã xây dựng cho trẻ làm quen tiếng anh mọi lúc mọi nơi, thường xuyên ôn luyện để cho trẻ ghi nhớ.

Thời điểm

Cách thức

thực hiện

Phương tiện, học liệu

Học và ôn

từ vựng

Hát, vận động theo các

bài hát

Nghe các mẩu chuyện

Đón trẻ

- Nói lời chào hỏi

x

- Xem truyện tiếng anh trên ti vi, tranh,  sách, báo...

x

Thể dục sáng

- Điểm số bằng tiếng anh

x

- Tập thể dục theo nhạc tiếng anh

x

Hoạt động học

- Ổn định tổ chức bằng các bài hát.

x

- Sử dụng nhạc tiếng anh làm nhạc trò chơi

x

- Mở rộng vốn từ tiếng anh bằng các câu đố

x

Hoạt động ngoài trời

- Vận động theo nhạc các bài hát tiếng anh.

x

- Ôn từ vựng chỉ màu sắc, hình dạng, phương tiện giao thông

x

- Tập đếm bằng tiếng anh

x

x

Hoạt động góc

  • - Đếm số, nhận biết hình dạng, màu sắc, kích thước của đồ vật bằng tiếng anh khi chơi góc toán

x

  • - Ôn từ chỉ màu sắc, hình dạng khi chơi góc tạo hình

x

  • - Học từ vựng thông qua các lô tô góc khám phá

x

  • - Ôn luyện cách phát âm chữ cái tiếng anh khi chơi góc chữ cái

x

  • - Ghép từ tiếng anh theo mẫu

x

  • - Xem tranh ảnh, tranh truyện nghe các mẩu chuyện khi chơi góc văn học

x

x

  • - Gọi tên các món ăn bằng tiếng anh khi chơi góc nấu ăn, bán hàng...

x

  • - Hát và vận động các bài hát tiếng anh khi chơi góc âm nhạc

x

Hoạt động ăn

  • - Gọi tên các món ăn bằng tiếng anh

x

Vệ sinh cá nhân

  • - Ôn các từ về chủ để bản thân , bộ phận cơ thể...

x

Ngủ trưa

  • - Nghe nhạc ru , truyện bằng tiếng anh

x

x

Vận động sau ngủ dậy

  • - Hát, vận động, chơi các trò chơi sử dụng tiếng anh

x

Hoạt động chiều

- Chào hỏi, tạm biệt bằng tiếng anh

x

- Tiếp tục ôn luyện các từ vựng thông qua các trò chơi trong các góc

x

x

x

     Trong quá trình cho trẻ làm quen tiếng anh thông qua các hoạt động trong ngày, bản thân tôi nhận thấy trẻ ghi nhớ được các từ vựng rất tốt. Đặc biệt trẻ rất hào hứng thể hiện mình và tham gia chơi các trò chơi, hát và vận động các bài hát tiếng anh.

     Biện pháp 3: Kết hợp với trung tâm tiếng anh liên kết với trường, với phụ huynh học sinh

     Để đạt được kết quả cao trong khi triển chương trình cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh, bản thân tôi đã tham khảo và xin tư vấn rất nhiều của trung tâm ngoại ngữ liên kết với nhà trường.

    VIET-EDU là thương hiệu đào tạo Ngoại Ngữ được thành lập dựa trên nền tảng  "lấy trẻ làm trung tâm". Gần 15 năm kinh nghiệm đào tạo Ngoại Ngữ, với đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, giàu nhiệt huyết và đặc biệt yêu nghề mến trẻ, đó chính là điều kiện để phòng giáo dục phê duyệt cho trung tâm giảng dạy liên kết tại trường cho các con học sinh. Một tuần 2 buổi học, trong đó các con được tiếp xúc với giáo viên người nước ngoài là những điều kiện thuận lợi giúp các con làm quen tiếng anh. Các từ vựng, mẫu câu sau khi được giáo viên trung tâm hướng dẫn, các con lại được về lớp ôn tập trong các hoạt động trong ngày. Đó là cách giúp cho trẻ ghi nhớ từ lâu hơn. Thêm vào nữa, trẻ được làm quen với từ vựng và cấu trúc câu, được tương tác với giáo viên người nước ngoài sẽ giúp trẻ tri giác chính xác cách phát âm. Sau mỗi buổi học năng khiếu, các con học sinh được phát phiếu bài tập để về nhà cùng ôn luyện với phụ huynh học sinh.

   Ngay từ đầu năm học, tôi đã cùng phụ huynh học sinh lập nhóm zalo riêng của lớp. Đây là một kênh thông tin rất hữu ích mà giáo viên và phụ huynh học sinh tương tác tích cực với nhau. Cứ đầu tháng , giáo viên lại chụp ảnh lại kế hoạch giáo dục trong tháng, thực đơn ăn trong tháng và các bài hát, từ vựng, câu chuyện tiếng anh mà con sẽ làm quen trong tháng gửi vào nhóm riêng của lớp. Phụ huynh học sinh theo dõi và cùng con ôn luyện tại nhà.

     IV.  KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

    Qua một năm học, việc giúp cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh thông qua các hoạt động trong trường mầm non đã đem lại những kết quả sau:

     1. Cơ sở vật chất

- Tạo thêm được nguồn học liệu cho việc giúp trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh thông qua các hoạt động trong nhà trường.

     2. Kết quả đối với giáo viên:

- Sau khi nghiên cứu tham khảo các tài liệu, các chương trình làm quen tiếng anh cho trẻ mầm non, tôi đã sưu tầm được nguồn học liệu giúp trẻ làm quen tiếng anh mọi lúc mọi nơi

Cụ thể tôi đã sưu tầm được 9 chủ đề tương ứng với 9 tháng học và các sự  kiện liên quan trong tháng.

Chủ đề 1: MYSELF and Mid Autumn ( Bản thân và trung thu)

Chủ đề 2: MY FAMILY and halloween, Vietnamese women's day  (gia đình và lễ hội Halowin, ngày phụ nữ Việt Nam )

Chủ đề 3: JOBS & VIETNAMESE TEACHERS’ DAY

( Nghề nghiệp và ngày nhà giáo Việt Nam)

Chủ đề 4: ANIMALS AND CHRISTMAS

(ĐỘNG VẬT VÀ NGÀY LỄ GIÁNG SINH)

Chủ đề 5: PLANT (Thực vật)

Chủ đề 6: TET HOLIDAY ( Tết nguyên đán)

Chủ đề 7: NUMBER AND SHAPE (Con số và hình hình học)

Chủ đề 8: ALPHABET and transport (Bảng chữ cái và phương tiện giao thông)

Chủ đề 9: SCHOOL SUPPLIES (Đồ dùng học tập)

Các từ vựng, bài hát, câu chuyện phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, giúp cho trẻ làm quen tiếng anh một cách hiệu quả nhất

- Giáo viên có thêm nhiều kiến thức về ngoại ngữ, tích lũy được nhiều kinh nghiệm .

.- Cô giáo linh hoạt ,năng động và sáng tạo hơn trong các hoạt động dạy học và vui chơi cùng trẻ.

- Các hoạt động làm được trẻ hứng thú và tích cực tham gia, đặc biệt các hoạt động làm quen tiếng anh thông qua các hoạt động khác.

- Cô và trẻ gần gũi và thân thiện hơn.

- Nắm bắt được khả năng cũng như đặc điểm phát triển ngôn ngữ nước ngoài của trẻ một cách cụ thể hơn

- Phát hiện được những trẻ yếu, gặp khó khăn về phát âm, ngôn ngữ nước ngoài để có biện pháp bồi dưỡng góp phần phát triển toàn diện cho trẻ đồng thời phát hiện và bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu, tố chất khi làm quen tiếng anh.

     3. Đối với trẻ

- Vốn từ của trẻ tăng lên đáng kể thông qua việc làm quen với từ vựng trong quá trình làm quen tiếng anh. Trẻ diễn đạt lưu loát và nghe hiểu nhanh nhạy.

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, thích thú với những từ vựng mà mình được làm quen

- Trẻ  biết vận dụng một số từ vựng vào trong giao tiếp hàng ngày đúng tình huống.

- 85% - 90 % số trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động. Trẻ bớt nhút nhát, ít nói, lại rất hăng hái  khi chơi.

- Trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, hào hứng rất hiệu quả.

- Qua việc trẻ làm quen với các từ vựng tiếng anh, trẻ cảm thấy phấn khởi và tự tin vào bản thân.

- Trẻ thích đến trường, đến lớp cùng cô và các bạn.

     4. Đối với phụ huynh

- Phụ huynh rất phấn khởi khi trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, mở rộng vốn hiểu biết của bản thân, phát âm một số từ vựng.

- Nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Tin tưởng vào sự chăm sóc dạy dỗ của giáo viên.

C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

     Chúng ta đều biết tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu và việc phát triển ngoại ngữ cho trẻ cần được chú trọng. Ngoại ngữ chính là điều kiện quan trọng để con em mình có thể tiếp cận và cập nhật nguồn tri thức từ khắp mọi nơi trên thế giới. Cho  đến nay, Việt nam cũng đã bắt đầu sử dụng Tiếng Anh phổ biến hơn. Dường như tiếng Anh đã trở thành tấm vé thông hành hữu dụng giúp trẻ tự tin trong giao tiếp và thỏa sức khám phá màu sắc đa dạng từ các nền văn hóa các nước khác.

     Theo chia sẻ của các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy tiếng anh trẻ em lâu năm cho biết: “Trẻ em có khả năng tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và vô cùng đặc biệt nhất là khi trẻ trong độ tuổi mẫu giáo”. Khác với người lớn, trẻ có thể tiếp nhận ngôn ngữ mà không nhận thức rằng mình đang học ngôn ngữ đó. Nhờ khả năng nghe và bắt chước cách phát âm một cách nhanh nhạy, chính xác và tự mình tìm ra các quy tắc sử dụng ngôn ngữ từ đó làm cho việc tiếp thu ngôn ngữ ở trẻ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

     Với những trẻ có cơ hội học một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ ngay từ khi còn nhỏ thì đến lúc lớn lên, các bé này sẽ có xu hướng tiếp cận các ngôn ngữ khác tự nhiên và nhanh hơn. Khi đó, việc trẻ học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư hay nhiều hơn sẽ có phần dễ dàng hơn việc học ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy, việc phát triển ngoại ngữ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp tạo một nền tảng học thêm nhiều ngoại ngữ sau này cho trẻ.

     Việc bắt đầu học ngoại ngữ khi đã lớn đối với các bé có thể xem là một sự lãng phí. Khi trẻ bước vào tháng thứ 4, trẻ đã có thể nhận biết tất cả các âm thanh chung quanh. Đến tháng thứ 6, trẻ có thể phân biệt được đâu là ngoại ngữ và đâu là tiếng mẹ đẻ khi chúng nghe bố mẹ nói chuyện hay khi bố mẹ mở những chương trình tiếng nước ngoài. Vào khoảng tháng thứ 10, trẻ con bắt đầu không quan tâm đến ngoại ngữ và chủ yếu tập trung lên thứ ngôn ngữ mà cha mẹ chúng đang nói. Điều đó giúp trẻ học tiếng mẹ đẻ nhanh hơn nhưng cũng làm cản trở việc phát triển ngoại ngữ của trẻ.

    Thời gian tốt nhất cho trẻ tiếp nhận ngoại ngữ và nói chuyện như một người bản ngữ là trước 7 tuổi, đặc biệt 3 tuổi chính là THỜI ĐIỂM VÀNG tiếp thu của trẻ. Lúc này não bộ của trẻ như một miếng bọt biển, khả năng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin vô tận không theo bất cứ một quy tắc nào. Chính vì vậy, khi được làm quen với ngoại ngữ từ sớm, khả năng tiếp thu của miếng bọt biển này sẽ được phát huy tối đa.

     Việc giúp trẻ mẫu giáo lớn làm quen Tiếng Anh thông qua các hoạt động trong trường mầm non mà tôi sưu tầm phù hợp theo khả năng nhận thức của trẻ. Việc cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, thường xuyên. Lượng từ vựng, các bài hát, câu chuyện cho trẻ làm quen tiếng anh bảo tính vừa sức (phù hợp với đặc điểm, khả năng nhận thức của từng độ tuổi), theo hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Chính vì thế, trẻ có cơ hội lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng sâu sắc hơn, giúp trẻ có thể ghi nhớ, vận dụng những hiểu biết của mình một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nguồn học liệu sưu tầm được cũng vô cùng linh hoạt trong việc lựa chọn và điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế, thời điểm trẻ làm quen với Tiếng Anh. Với việc đề cao nguyên tắc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên hoàn toàn có thể phối hợp với giáo viên của trung tâm trong việc chủ động lựa chọn, điểu chỉnh khối lượng kiến thức, kỹ năng, tốc độ cho trẻ làm quen tiếng anh.

- Sau khi giúp cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh thông qua các hoạt động trong trường mầm non tôi đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Và trong thời gian áp dụng các biên pháp đó tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng việc giúp trẻ làm quen tiếng anh nhằm phát triển toàn diện triển nhân cách trẻ,  không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tự rèn luyện trình độ, kiến thức ngoại ngữ của mình để phát âm chuẩn và có kiến thức chuẩn.

- Thường xuyên lắng nghe phản hồi, tích cực tìm hiểu, tiếp thu ý kiến để giúp cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh đáp ứng được nhu cầu của trẻ và đảm bào phù hợp với sự phát triển của trẻ.

- Thường xuyên tham khảo các chương trình cho trẻ làm quen tiếng anh của các trung tâm tiếng anh để sưu tầm được nguồn học liệu phù hợp với trẻ.

- Giáo viên luôn tạo không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ, động viên trẻ đi học đều, tạo điểu kiện quan tâm đến những trẻ nhút nhát, giành thời gian gần gũi, trò chuyện với những trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp nhiểu hơn.

- Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để giáo viên nắm vững đặc điểm sinh lý của trẻ để từ đó có biện pháp giúp trẻ làm quen tiếng anh tốt hơn.

- Tổ chức nhiều trò chơi sử dụng tiếng anh, hát và vận động theo các bài hát tiếng anh.

- Cô giáo tạo điều kiện cho trẻ nghe nhiều và nói chuyện với trẻ, luôn tìm cách thúc đẩy trẻ sử dụng tiếng anh một cách chủ động.

- Tích cực cho trẻ tiếp cận và làm quen với tiếng anh để phát triển khả năng quan sát của trẻ, giúp trẻ củng cố và tư duy hóa các biểu tượng bằng ngôn từ.

     Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi xin kiến nghị đến Ban giám hiệu nhà trường sẽ đầu tư thêm các từ điển Anh Việt giúp giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để tổ chức tốt, hiệu quả việc giúp trẻ mẫu giáo lớn làm quen tiếng anh thông qua các hoạt động trong trường mầm non.

     Tổ chuyên môn nên nghiên cứu để giúp cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng anh theo các độ tuổi để đảm bảo tính đồng tâm, khoa học và giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.