Số dư sao kê là gì

Sao kê tài khoản là bản sao do ngân hàng cung cấp thể hiện chi tiết những phát sinh giao dịch trong tài khoản. Những hoạt động này bao gồm tất cả các giao dịch ra và vào tài khoản.

Hiểu cách khác, chúng ta đang nói về một tài liệu trong đó bạn có thể thấy sự biến động của việc thu chi có trong tài khoản ngân hàng trong một khoảng thời gian cụ thể.

Sao kê tài khoản ngân hàng chỉ được thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản. Khi kiểm tra sao kê tài khoản sẽ nắm được các thông tin phát sinh của tài khoản để có thể kiểm soát dòng tiền một cách hiệu quả hơn.

Cách đọc sao kê tài khoản

Sao kê tài khoản thông thường và tối thiểu sẽ có những cột thông tin như sau: Ngày tháng năm, số tiền ghi nợ, số tiền ghi có, số dư và nội dung chi tiết (hay còn được gọi là diễn giải giao dịch).

Ví dụ mẫu sao kê tài khoản cá nhân của ngân hàng Vietcombank. Ảnh minh họa.

1. Ngày giao dịch

Là khoảng thời gian diễn ra giao dịch và biến động trong tài khoản. Thông tin này rất quan trọng vì bạn có thể kiểm soát chính xác thời điểm các biến động tài khoản diễn ra.

Ví dụ, vào ngày 18/9 bạn có một giao dịch 900.000 đồng. Hay ngày 25/9 bạn có tới 4 giao dịch khác. Tất cả các giao dịch sẽ được hiển thị mốc thời gian qua cột ngày giao dịch này.

Ảnh minh họa.

2. Số tiền ghi có

Là số tiền giao dịch được chuyển vào tài khoản của bạn.

Ví dụ vào ngày 25/9 bạn nhận được số tiền 1 triệu đồng chuyển vào tài khoản. Cùng trong ngày, bạn nhận tiếp 17.150 đồng vào tài khoản. Đến ngày 26/9 bạn tiếp tục nhận được 13.736.891 đồng vào tài khoản.

Hiểu đơn giản, những con số được ghi trong cột "số tiền ghi có" là số tiền mà người khác chuyển vào tài khoản của bạn. Đó có thể là tiền lương bạn nhận được mỗi tháng, tiền bạn được ai đó trả nợ, tiền lãi từ các khoản đầu tư,...

Ảnh minh họa.

3. Số tiền ghi nợ

Là số tiền được chuyển đi từ tài khoản của bạn. Ví dụ, ngày 18/9 bạn chuyển đi 900.000 đồng. Ngày 25/9 chuyển đi 950.000 đồng và 50.000 đồng. Ngày 26/9 chuyển đi 100.000 đồng và 2 triệu đồng.

Có thể hiểu đơn giản, con số xuất hiện trong cột "số tiền ghi nợ" là số tiền mà bạn đã chuyển đi. Có thể cho mục đích tiêu dùng, trả nợ, mừng cưới hay tiết kiệm, đầu tư,...

Ảnh minh họa.

4. Số dư

Là số tiền được tổng kết tại thời điểm mỗi cuối ngày có phát sinh giao dịch trong tài khoản ngân hàng. Đặc biệt, số dư sẽ được chốt vào thời điểm cuối ngày như đối với ngân hàng Vietcombank đang sử dụng (cái này có thể khác vì tùy thuộc vào cơ chế tính của từng ngân hàng).

Ví dụ: Ngày 18/9 có 1 giao dịch thì số dư 57.942 đồng sẽ được chốt tại thời điểm thực hiện giao dịch cuối cùng là 900.000 đồng.

Nhưng ngày 25/9 có 4 giao dịch thì số dư 75.092 đồng được ngân hàng chốt vào thời điểm cuối ngày, tương ứng với giao dịch cuối cùng là 17.150 đồng.

Ảnh minh họa.

5. Nội dung chi tiết (Diễn giải giao dịch)

Là nội dung thông tin được người chuyển ghi lại trong phần ghi chú chuyển khoản. Hoặc khi bạn chuyển tiền đi cũng ghi tại phần ghi chú của giao dịch.

Nội dung chi tiết có thể coi là lời thông báo về thông tin giao dịch dễ hiểu và nhanh gọn nhất. Phần diễn giải này được ghi bằng tiếng việt không dấu và số.

Ảnh minh họa.

Sao kê tài khoản ngân hàng có mất phí không?

Mỗi ngân hàng sẽ đưa ra một mức biểu phí sao kê khác nhau, bạn có thể liên hệ trực tiếp ngân hàng để nắm bắt được thông tin chính xác nhất về mức phí.

(Theo Pháp Luật và Bạn Đọc)

Trong rất nhiều số tiền chuyển khoản vài trăm nghìn cho đến vài triệu được hiển thị trong sao kê của Trấn Thành, lọt đâu một khoản 200 đồng rất "trời ơi đất hỡi". Khoảng trắng trong cột "Số dư" cũng làm dân mạng thắc mắc.

Thẻ tín dụng là một hình thức thanh toán thay thế tiền mặt đang dần trở nên phổ biến. Những chiếc thẻ tín dụng với những tiện ích riêng có của nó khiến nhiều người thích thú, say mê. Và vì là một hình thức thanh toán mới nên sẽ có những đặc trưng riêng mà nếu là lần đầu tiên sử dụng bạn không khỏi bỡ ngỡ. Từ cách thanh toán, cách chi trả, cách thanh toán tiền cho Ngân hàng…cho đến cách đọc sao kê. Nếu bạn đang tìm hiểu về hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng Mastercard/Visa Credit thì không nên bỏ qua hướng dẫn cách đọc sao kê tín dụng.

Bản sao kê thẻ tín dụng là gì?

Hàng tháng, chủ thẻ tín dụng nhận được một bản sao kê thể hiện các giao dịch mà chủ thẻ đã thực hiện trong tháng và số tiền phải thanh toán lại cho Ngân hàng. Sau khi nhận bảng kê, nếu có bất kì khiếu nại hay thắc mắc nào bạn nên liên hệ ngay với Ngân hàng. Nhưng làm thế nào để hiểu rõ bản sao kê bạn nhận được và nhận ra điểm chưa đúng để khiếu nại?

Mở thẻ Timo Visa – Nhận ngay hàng loạt ưu đãi

Miễn phí phát hành thẻ & phí thường niên trọn đời

Sở hữu thẻ tín dụng dễ dàng chỉ với sao kê lương từ 6 triệu VND

Được chấp nhận ở 62.000 địa điểm trong nước và 30 triệu địa điểm toàn cầu

Hạn mức tín dụng lên đến 500 triệu VND, có thể rút tiền mặt đến 50% hạn mức

Thẻ được bảo mật an toàn, đóng và mở thẻ trực tiếp trên ứng dụng Timo!

Cách đọc bản sao kê thẻ tín dụng

Nếu như bạn đang cần trên tay bản sao kê kỳ này mà bạn chưa hiểu được thì hãy tìm hiểu ý nghĩa của các chỉ mục trên sao kê dưới dây:

  • Ngày lập bảng: Là ngày ngân hàng lập bảng sao kê, tổng kết tất cả giao dịch, thanh toán bạn đã thực hiện trong chu kỳ thanh toán vừa rồi (thường là 30 ngày). Thông thường, sau ngày lập bảng này, bạn có thêm 15 ngày được miễn lãi (đối với trường hợp được miễn lãi tối đa 45 ngày), nếu thanh toán sau thời gian này bạn sẽ bị phạt trả chậm.
  • Vui lòng thanh toán trước: Là ngày cuối cùng mà chủ thẻ được miễn lãi cho các khoản chi tiêu. Nếu không thể thanh toán toàn bộ khoản chi tiêu, bạn nên có khoản thanh toán tối thiểu để tránh bị phạt các khoản do trả trễ.
  • Dư nợ cuối kỳ: Là tổng số tiền từ các giao dịch quẹt thẻ, các loại phí phát sinh và có thể bao gồm cả lãi của kỳ sao kê trước nếu như kỳ trước bạn không thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
  • Thanh toán tối thiểu: Là số tiền tối thiểu bạn phải trả cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán thẻ tín dụng, tùy theo quy định của các Ngân hàng mà số tiền tối thiểu này dao động trong khoảng 2% – 5% dư nợ cuối kỳ(các Ngân hàng quốc tế thường yêu cầu mức thanh toán tối thiểu thấp, Citibank yêu cầu mức thanh toán tối thiểu là 2%).
  • Ngày giao dịch: Bạn có giao dịch quẹt thẻ vào ngày nào thì trên sao kê sẽ thể hiện. Ngày đó và đó chính là ngày giao dịch. Nếu bạn kiểm tra trên sao kê có giao dịch phát sinh ngày 27/7 trong khi ngày hôm đó bạn không dùng thẻ cho bất cứ giao dịch nào thì bạn nên khiếu nại với Ngân hàng để được giải quyết.
  • Ngày hệ thống: Là ngày giao dịch được ghi vào tài khoản thẻ tín dụng của khách hàng.

Bản sao kê thẻ tín dụng (Nguồn Internet)

  • Chi tiết: Thể hiện thông tin chi tiết của giao dịch. Giao dịch này được thực hiện để mua sắm quần áo, trang thiết bị hay đồ dùng gia đình… mọi thứ đều thể hiện rõ trong chi tiết. Bạn có thể dựa vào phần này để theo dõi và quản lý chi tiêu của mình hiệu quả hơn.
  • Số tiền: Là khoản tiền bạn đã giao dịch ứng với một hành động thanh toán cụ thể.
  • Chương trình điểm thưởng (tùy ngân hàng):
    • Đối với dòng thẻ tín dụng tích điểm, phần này sẽ thể hiện số điểm bạn đã tích lũy được.
    • Đối với các dòng thẻ hoàn tiền hay tích lũy dặm bay thì phần này sẽ thể hiện những gì khách hàng đã tích lũy tương ứng.

Thông thường, khách hàng chỉ nhìn vào mục Khoản thanh toán tối thiểu, dư nợ cuối kỳ và ngày đáo hạn mà bỏ qua những phần khác. Tuy nhiên, điều này là không nên. Bạn cần phải đọc thật kỹ bảo sao kê mỗi tháng. Trong trường hợp có sai sót hay bị tính phí bất hợp lý, phải liên hệ ngay với ngân hàng.

Thẻ tín dụng Timo Mastercard đang có nhiều ưu đãi

Hy vọng qua bài viết trên, Timo đã giúp bạn hiểu rõ về cách đọc bản sao kê thẻ tín dụng. Khi bạn sử dụng thẻ tín dụng Timo Mastercard, chúng tôi cũng sẽ gửi bản sao kê mỗi tháng đến cho bạn và bạn có thể yêu cầu cấp lại sao kê ngay trên ứng dụng điện thoại rất tiện lợi và dễ dàng. Mọi thắc mắc trong quá trình sử dụng bạn hãy gọi điện thoại đến hotline Timo hoặc đến Timo Hangout để được giải đáp ngay bạn nhé!

Video liên quan

Chủ đề