Số e trên mỗi lớp là bao nhiêu

- Electron chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử theo những quỹ đạo hình bầu dục hay hình tròn giống như quỹ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời (Mẫu nguyên tử hành tinh).

2. Quan niệm hiện đại

- Các electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân nguyên tử trên những quỹ đạo không xác định tạo nên vỏ nguyên tử.

II. LỚP ELECTRON VÀ PHÂN LỚP ELECTRON

1. Lớp electron

- Gồm những electron có mức năng lượng gần bằng nhau.

- Các electron phân bố vào vỏ nguyên tử từ mức năng lượng thấp đến mức năng lượng cao (từ trong ra ngoài) trên $7$ mức năng lượng ứng với $7$ lớp electron:

Bài viết dưới đây Hocvn giải đáp về câu hỏi Số E Tối Đa Trong Mỗi Lớp Là Bao Nhiêu? Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Câu Hỏi: Số E Tối Đa Trong Mỗi Lớp Là Bao Nhiêu?

Số electron tối đa trong một phân lớp như sau:

  • Phân lớp s chứa tối đa 2 electron
  • Phân lớp p chứa tối đa 6 electron
  • Phân lớp d chứa tối đa 10 electron
  • Phân lớp f chứa tối đa 14 electron
Số e trên mỗi lớp là bao nhiêu
Số E Tối Đa Trong Mỗi Lớp

Kiến Thức Liên Quan- Số E Tối Đa Trong Mỗi Lớp Là Bao Nhiêu?

Electron là gì?

Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh. Hay nói cách khác, electron là một hạt mang điện tích âm có trong nguyên tử và bao quanh hạt nhân. Điện tích trên mỗi electron là -1,6.10-19 Coulomb (ký hiệu là C), khối lượng là 9,1.10-31 kg. Electron được ký hiệu là e.

Số e trên mỗi lớp là bao nhiêu
Số E Tối Đa Trong Mỗi Lớp

Electron có những đặc điểm sau đây:

  • Nếu một nguyên tử có cùng số proton (số p) và số electron (số e) thì nguyên tử đó trung hòa về điện vì điện tích âm của electron đã được trung hòa bởi điện tích dương của proton
  • Các electron luôn quay xung quanh hạt nhân trong các lớp vỏ theo một quỹ đạo
  • Một lực hút do hạt nhân mang điện tích dương (+) tác động lên các electron mang điện tích âm (-). Lực hút này hoạt động như lực hướng tâm cần cho sự quay quanh hạt nhân của các electron.
  • Các điện tử ở gần hạt nhân sẽ có liên kết chặt chẽ với hạt nhân và khó kéo (loại bỏ) các điện tử này ra khỏi nguyên tử hơn những điện tử ở xa hạt nhân.

 Sử dụng thuyết electron để giải thích về các hiện tượng nhiễm điện:

  • Sự nhiễm điện do cọ sát: Khi hai vật cọ xát với nhau, các êlectron chuyển từ vật này sang vật kia làm vật thừa êlectron nhiễm điện âm, vật thiếu êlectron nhiễm điện dương.
  • Sự nhiễm điện do tiếp xúc: Khi một vật không tích điện tiếp xúc với một vật có điện tích, các electron có thể chuyển từ vật này sang vật khác, khiến vật không tích điện  trước đó cũng bị nhiễm điện.
  • Sự nhiễm điện do hưởng ứng: Khi đặt một vật kim loại gần một vật đã nhiễm điện, các điện tích trong vật nhiễm điện sẽ hút hoặc đẩy các êlectron tự do trong  kim loại, làm dư êlectron ở một đầu của vật và không có êlectron ở đầu kia. Do đó hai đầu vật nhiễm điện trái dấu.
Số e trên mỗi lớp là bao nhiêu
Số E Tối Đa Trong Mỗi Lớp

Quy tắc và các bước cần nhớ khi viết cấu hình electron nguyên tử

Trong quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử:

  • Số thứ tự lớp electron được biểu thị bằng các chữ số: 1, 2, 3
  • Phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái thường: s, p, d, f
  • Số electron trong phân lớp được biểu thị bằng chỉ số ở phía trên bên phải kí hiệu của phân lớp: Ví dụ: s2, p6, d10…
Số e trên mỗi lớp là bao nhiêu
Số E Tối Đa Trong Mỗi Lớp

Các bước cần lưu ý khi viết cấu hình e nguyên tử:

Xác định được số electron của nguyên tử: Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng dần của năng lượng trong nguyên tử và tuân theo quy tắc:

  • Phân lớp s chứa tối đa 2 electron;
  • phân lớp p chứa tối đa 6 electron,
  • phân lớp d chứa tối đa 10 electron;
  • phân lớp f chứa tối đa 14 electron.

Các electron được phân bố theo thứ tự tăng dần các mức năng lượng AO (mức năng lượng obitan nguyên tử), tuân theo quy tắc các nguyên lí Pau-li, nguyên lí vững bền và quy tắc Hun.

  • Nguyên lý Pauli: Trên mỗi obital nguyên tử chỉ có thể chứa tối đa 2 electron. 2 electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.
  • Quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obital sao cho số electron độc thân là tối đa. Các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.
  • Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các obital có mức năng lượng tăng dần từ thấp đến cao.

3 bước viết cấu hình electron nguyên tử dễ nhớ

Số e trên mỗi lớp là bao nhiêu
Số E Tối Đa Trong Mỗi Lớp
  • Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử (Z).
  • Bước 2: Sắp xếp các electron theo thứ tự tăng dần mức năng lượng theo quy tắc đã học: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s…
  • Bước 3:Viết cấu hình e: Sắp xếp theo thứ tự từng lớp (1→7), trong mỗi lớp sắp xếp theo thứ tự từng phân lớp (s→p→d→f). Ví dụ: 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f 5s…

Một số lưu ý khi viết cấu hình electron:

  • Cần xác định đúng số e của nguyên tử hay ion (Số electron(e) = số proton(n) = Z).
  • Nắm vững các nguyên lý và quy tắc, kí hiệu của lớp và phân lớp.
  • Quy tắc bão hòa và bán bão hòa trên d và cấu hình e bền khi các e điền vào phân lớp 4 đạt bão hòa (d, f) hoặc bán bão hòa (d, f).

Ví dụ: 

Nguyên tử Fe có Z= 26. Như vậy, trong nguyên tử Fe có:

  • 26 electron
  • Các electron được phân bố: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6 và có sự chèn mức năng lượng 4s < 3d
  • Sắp xếp lại các phân lớp theo từng lớp, ta được cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2

Hoặc viết gọn là: [Ar] 3d6 4s2 (Trong đó, [Ar] là cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố argon – khí hiếm gần nhất đứng trước Fe)

Như vậy bài viết trên Hocvn đã giải đáp về câu hỏi Số E Tối Đa Trong Mỗi Lớp Là Bao Nhiêu? Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Số electron tối đa trong một lớp là bao nhiêu?

1. Số electron tối đa trong mỗi phân lớp.

Số electron tối đa trong obitan s là bao nhiêu?

Trong mỗi obitan nguyên tử, số electron tối đa là 2 e (e ghép đôi).

Có bao nhiêu lớp e?

ứng với tên gọi K, L, M, … Dựa vào công thức tính số electron tối đa trong 1 lớp: Lớp thứ n có tối đa 2n2 electron. Lớp L là lớp thứ 2. Số electron tối đa trong lớp L là 2.22 = 8 electron.