So sánh fujifilm x-m1 và x-a1

One of our favourite things about Micro Four Thirds is the variety of tiny, sharp lenses. How does OM System's compact 40-150mm F4 Pro lens hold up under scrutiny?

The Nikon Z9 uses a stacked CMOS sensor to power its first pro-level mirrorless camera. With firmware 2.0 now available, we've reviewed the fast-shooting stills and video camera designed to win-over Nikon's professional DSLR users.

The Monster Adapter LA-KE1 gives Pentaxians a way to use many of their K-mount lenses with full AF on Sony E-mount mirrorless bodies. Mike Tomkins looks at how it performs.

Laowa has just announced a new 20mm shift lens, and we were able to put it through its paces in downtown Calgary.

Rotolight's new NEO 3 and AEOS 2 lights may be more powerful than their predecessors, but they go one step further, providing millions of colorful lighting options via a touchscreen display.

Fujifilm X-A1 thừa hưởng kiểu dáng và nhiều trang bị giống X-M1 nhưng khác biệt về cảm biến đã giúp sản phẩm có giá rẻ hơn

Khác biệt cơ bản nhất của Fujifilm X-A1 so với model gần nhất, X-M1 là cảm biến. Vẫn sử dụng cảm biến cỡ lớn CMOS APS-C kích thước 23,6 x 15,6 mm nhưng là loại có Thiết kế mảng màu Bayer truyền thống thay vì Thiết kế X-Trans nổi tiếng của Fujifilm trên các dòng máy X Series khác. Tuy nhiên, dù có vị trí thấp kém nhất trong đội hình sản phẩm vẫn có màn hình phía sau có thể lật kích thước 3 inch độ phân giải 920.000 pixel và kết nối Wi-Fi. Máy có hệ thống lấy nét 49 điểm, ISO từ 200 đến 6.400, tốc độ chụp liên tiếp 5,6 khung hình mỗi giây và quay video chuẩn Full HD tốc độ 30 khung hình mỗi giây.

Tính năng nổi bật

Thiết kế máy ảnh

Trọng lượng nhẹ của Fujifilm X-A1 làm cho nó lý tưởng cho việc sử dụng hàng ngày, được tích hợp một loạt các điều khiển vật lý, cho phép xử lý hiệu quả và kiểm soát các cài đặt máy ảnh rất quan trọng. Một chế độ quay số vật lý trên đỉnh của máy ảnh cho phép đơn giản hóa việc lựa chọn các chế độ chụp trong khi các đơn nút tắt Q cung cấp truy cập trực tiếp đến một số máy ảnh thường xuyên được sử dụng và cài đặt phơi ảnh. Tạo điều kiện cho các menu, cũng như giám sát trực tiếp xem và xem lại ảnh là một sáng màn hình lớn, 3,0 920k-dot màn hình LCD sử dụng một Thiết kế nghiêng để hỗ trợ tốt hơn làm việc ở cả hai góc cao và thấp. Ngoài ra tích hợp vào Thiết kế của máy ảnh là cả một đèn flash pop-up để hỗ trợ việc sử dụng đèn flash bên ngoài hoặc phụ kiện giày gắn khác.

Wi-Fi kết nối

Kết nối không dây được xây dựng vào máy ảnh và cho phép chia sẻ ngay lập tức các hình ảnh trực tiếp đến một thiết bị Android hoặc thiết bị di động iOS. Fujifilm Máy ảnh ứng dụng cho phép bạn duyệt các nội dung hình ảnh của máy ảnh của bạn từ thiết bị di động của bạn và chuyển cả video HD và lên đến 30 hình ảnh tại một thời điểm giữa các thiết bị.

Các tính năng khác

Nâng cao chức năng Auto SR tự động nhận ra các loại cảnh được chụp ảnh và sau đó tối ưu hóa các thiết lập tiếp xúc để làm cho tốt nhất tình hình cụ thể.

Xử lý trong máy ảnh RAW cho phép bạn ghi lại hình ảnh của bạn trong các định dạng RAW không nén và xử lý chúng trước khi làm thủ tục chỉnh sửa trên máy tính. Điều này cho phép bạn chỉnh sửa độ phơi sáng, cân bằng trắng, và các điều khiển khác trực tiếp thông qua giao diện trình đơn.

Fujifilm X-A1 với cảm biến CMOS APS-C.

Fujifilm X-A1 là mẫu máy ảnh mirrorless nhỏ nhẹ và cũng là rẻ nhất của Fujifilm hiện tại. Đây là model duy nhất trong dòng X Series không sử dụng cảm biến X-Trans độc quyền của Fujifilm và thay bằng cảm biến APS-C CMOS thông thường. Tuy nhiên, X-A1 vẫn gây được những bất ngờ lớn với chất lượng ảnh đẹp và sẽ không có quá nhiều khác biệt so với X-M1 nếu người dùng chỉ thường chụp ảnh JPG mà ít sử dụng ảnh RAW trong xử lý.

Ngoài cảm biến độ phân giải 16,3 megapixel, máy có hệ thống lấy nét 49 điểm, ISO từ 200 đến 6.400, tốc độ chụp liên tiếp 5,6 khung hình mỗi giây và quay video chuẩn Full HD tốc độ 30 khung hình mỗi giây. Kết nối Wi-Fi của máy cũng cho phép điều khiển từ xa cũng như gửi và nhận hình ảnh với các mẫu di động thông minh chạy iOS hoặc Android.

Giá bán tham khảo là 12,5 triệu đồng cho bộ bao gồm thân máy và ống kính kit.

Ngoài cảm biến, khác biệt về màu sắc đã khiến X-A1 hướng tới những người dùng khác biệt so với X-M1.

X-A1 có kiểu dáng khá giống X-M1 nếu chỉ nhìn vào phiên bản màu đen nhưng khác nhau nhiều ở các lựa chọn màu sắc còn lại. Không có phiên bản màu bạc như X-M1 nên màu đen và xanh của X-A1 ở phần phía trên thể hiện khá rõ chất liệu bằng nhựa nên kém sang trọng và chỉ phù hợp với những người dùng trẻ tuổi. Như với bản màu đỏ, phần phía trên màu bạc khá giống kim loại nên giữ được nhiều “chất Fuji” hơn so với hai model còn lại. Nét thiết kế tổng thể cũng không có nhiều sự khác biệt so với các đàn anh nhưng lựa chọn màu sắc đã khiến model này tiếp cận đối tượng thực sự khác biệt.

Cạnh trên máy.

X-A1 có kiểu dáng hết sức nhỏ gọn và là một trong những model mirrorless nhỏ nhất hiện tại. Máy có phần báng cầm phía trước hơi nhô lên một chút và một phần diện tích nhỏ với các gai nhựa làm điểm tỳ tay cho ngón cái nên việc cầm máy khá dễ dàng bằng một tay. Tay còn lại có thể làm điểm tựa khi đỡ phần thân và ống kính trong các điều kiện chụp dễ dàng.

Hệ thống điều khiển của X-A1 cũng khá đơn giản nhưng là đủ cho khá nhiều tình huống chụp. Ngoài bánh xe chế độ, bên cạnh là bánh xe điều chỉnh thông số thường để chỉnh bù trừ sáng khá tiện lợi (người viết thường sử dụng chế độ chụp A cho nhiều hoàn cảnh). Bánh xe nhỏ ở phía sau có thể dùng để chỉnh khẩu với các ống kính không có vòng khẩu trên thân hoặc để điều chỉnh độ zoom ảnh khi xem lại. Ngoài ra, khi xem lại ảnh, thay vì phải zoom bằng nhiều công đoạn, người dùng chỉ cần nhấn vào nút chọn chế độ chụp liên tiếp, ảnh sẽ tự động zoom mức cao nhất ở điểm được lấy nét cho phép người dùng kiểm tra độ nét của ảnh ngay sau khi chụp.

Cổng kết nối ở cạnh bên.

Đèn flash bật lên và nhô về phía trước.

Ngoài các nút cơ bản khác, phím Q là một tùy chọn rất hợp lý cho phép người dùng nhìn tổng quan các thông số chụp và điểu chình khi cần thiết. Sự tiện lợi cũng đến ở khả năng cân bằng trắng thông minh, khi nhấn nút WB, máy hiện các chế độ nhanh chóng. Nếu chọn loại Custom (Tùy chỉnh), chỉ cần chụp luôn một khung hình có màu trắng là máy sẽ chọn được độ K phù hợp.

Đối với phím Fn ở phía trên, người dùng có thể chọn thông số mình muốn để đặt. Người viết thường chọn nút này cho mức ISO do hay thay đổi. Khi xem lại, nút này thành chức năng bật nhanh chế độ chia sẻ ảnh hoặc video qua Wi-Fi với các thiết bị di động (phải cài thêm phần mềm trên máy iOS hoặc Android) khá tiện dụng.

Màn hình có thể lật cho chụp khá nhiều góc.

Kích thước 3 inch vừa đủ và màu sắc khi nhìn trên máy không quá khác biệt so với thực tế.

X-A1 có đèn flash tích hợp nhưng chế độ bật nảy khá mạnh khiến những người mới sở hữu có thể hơi “đau tim” và lo lắng về độ bền. Khi bật, đèn nhô hẳn về phía trước nên cho khoảng đánh rộng hơn và đỡ vướng vào ống kính hơn so với các loại đèn cố định trên thân máy.

Cáp nối lộ thiên (phần vòng tròn màu đỏ) gây chút lo ngại về độ bền bỉ.

Mẫu mirrorless mới của Fujifilm sử dụng màn hình kích thước 3 inch độ phân giải 920.000 pixel rất sắc nét. Màu sắc hơi “nịnh” một chút so với ảnh thực tế nhưng không khác biệt nhiều. Góc nhìn rộng và nhìn ngoài trời không bị lóa. Màn hình này có khớp lật giúp chụp góc trên cao hoặc thấp rất tiện nhưng cáp nối di chuyển lộ thiên cũng làm chủ sở hữu lo ngại về tính bền bỉ.

Thiết kế bộ lọc màu Bayer thông thường ở bên trái của X-A1 so với những người anh em dòng X Series khác là 6×6 trên cảm biến CMOS X-Trans.

Điểm đáng tiếc nhất khi nhìn vào thông số của X-A1 chính là việc trang bị cảm biến CMOS APS-C với thiết kế mảng màu Bayer truyền thống thay vì X-Trans độc quyền của Fujifilm. Đây cũng chính là mấu chốt giúp máy rẻ đi khá nhiều so với X-M1. X-M1 và X-A1 cùng có độ phân giải cảm biến là 16,3 megapixel và kích thước 23,6 x 15,6 mm.

Sự khác biệt giữa chất lượng ảnh giữa hai máy với cùng một cảm biến là rất khó phân biệt với những người mới chơi (đối tượng mà X-A1 hướng đến), đặc biệt khi chỉ sử dụng ảnh JPG. Fujifilm vẫn đưa được chất màu rực rỡ và khá lạ lên X-A1 dù không cùng loại công nghệ sensor như các sản phẩm dòng X còn lại. Máy nhạy với màu da người và cho màu sắc vàng ấm mật ong bắt mắt. Độ tương phản cũng cho cảm giác gắt hơn so các dòng máy khác ở chế độ thông thường nhưng tạo cảm giác ảnh chi tiết và lên khối rõ ràng.

Ảnh chụp bởi X-A1 luôn có xu hướng ấm áp với màu vàng mật ong.

Các bức ảnh thử nghiệm với X-A1 đều chụp ở độ phân giải cao nhất, chế độ Fine tốt nhất, chỉ cho ra ảnh JPG thì dung lượng mỗi tập tin vào khoảng 6 MB. Máy kiểm soát nhiễu rất tốt trong khoảng từ ISO 100 đến 6.400 (khoảng mà máy hỗ trợ). Ở mức mở rộng là 12.800, nhiễu bắt đầu xuất hiện khá rõ và ảnh có thể dùng được ở kích thước nhỏ trong khi với ISO 25.600, ảnh bị vỡ hạt khá rõ nhưng cũng không đến mức không thể sử dụng được. Đối với file ảnh RAW, máy chỉ cho phép hỗ trợ ISO tối đa lên mức 6.400 và nhiễu xuất hiện rõ từ ISO 800.

Khả năng khữ nhiễu khá tốt.

Về tốc độ hoạt động, X-A1 tỏ ra nhanh hơn hẳn so với X-E1 và X-Pro1 đắt tiền hơn nhờ sử dụng bộ xử lý hình ảnh thế hệ mới EXR II. Với độ lag màn trập chỉ 0,05 giây, sự khác biệt mang lại gần như không thể nhận biết. Tốc độ kể từ khi nhấn nút đến khi ghi xong vào thẻ SD/SDHC/SDXC là khá nhanh trong khi chụp liền cả ảnh RAW thì thời gian này lên mức 5 giây.

Thực tế cho thấy máy có thể chụp liên tục với tốc độ 5,6 khung hình mỗi giây liên tiếp với khoảng 30 bức chất lượng JPEG hoặc 10 bức ảnh RAW (tùy thuộc vào thẻ nhớ). Với tốc độ giảm xuống 3 bức mỗi giây thì máy có thể chụp liền một lúc 50 hình JPEG. Tuy nhiên, tất cả thực hiện với chế độ nét và đo sáng theo bức đầu tiên. Nói chung X-A1 không nổi trội trong các tình huống chụp nhanh.

Một số ảnh chụp thử từ Fujifilm X-A1:

Ảnh chụp ở mức ISO 800

100% crops

Tổng quan

X-A1 là mẫu mirrorless đáng mua với những người mới đặt chân vào thị trường này. Đặc biệt sản phẩm cũng phù hợp với những người dùng nghiệp dư nhưng muốn chất ảnh cao hơn máy compact nhưng lại đề cao tính gọn nhẹ.

Ưu điểm

  • Kiểu dáng nhỏ gọn
  • Hỗ trợ điều khiển thông số nhanh, thông minh
  • Giá bán hấp dẫn
  • Chất lượng hình ảnh đẹp

Nhược điểm

  • Vỏ bằng nhựa dễ nhận thấy với màu xanh và đen
  • Không sử dụng cảm biến X-Trans

Theo VnExpress

Video liên quan

Chủ đề