So sánh giữa bầu kiên và đặng lê nguyên vũ năm 2024

Vụ ly hôn nghìn tỷ giữa vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên đã kết thúc, số tài sản được chia cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo lên đến con số khổng lồ: hơn 3.000 tỷ đồng.

Chiều 27/3, sau hơn một tháng xét xử và nghị án, TAND TP HCM đã ra phán quyết về vụ án ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên). Theo đó, tòa không chấp nhận đề nghị của ông Vũ (70/30) hay của bà Thảo (51%), mà chia cho ông Vũ hưởng 60%, bà Thảo 40% tùy theo đóng góp của của mỗi người vào khối tài sản chung.

So sánh giữa bầu kiên và đặng lê nguyên vũ năm 2024

Sau ly hôn với ông vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Thảo có thể góp mặt trong top 10 nữ doanh nhân giàu nhất Việt Nam.

Theo thống kê, tổng giá trị khối tài sản chung của hai vợ chồng ông Vũ và bà Thảo lên tới 7.502 tỷ đồng gồm tiền mặt, vàng sở hữu chung và giá trị số cổ phần tại các doanh nghiệp phát triển trong thời kỳ hôn nhân. Số này chưa bao gồm các bất động sản mà cả hai đứng tên với giá trị hàng trăm tỷ đồng khác.

Như vậy, với tỷ lệ chia ông Vũ nhận 60% tài sản sẽ tương đương khoảng 4.501 tỷ đồng và bà Thảo nhận 40% tương đương hơn 3.000 tỷ đồng còn lại.

Tuy nhiên, toà chấp nhận đề nghị của ông Vũ, cho rằng việc chia cổ phần cho cả hai sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nên để ông Vũ sở hữu các cổ phần của bà Thảo. Ông Vũ có trách nhiệm trả tiền cho bà Thảo tương ứng với giá trị cổ phần sở hữu. Phương án này sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, bà Thảo tiếp tục quản lý số tài sản gồm tiền, vàng gửi tại các ngân hàng trị giá 1.764 tỷ đồng (thay vì 2.100 tỷ đồng tranh cãi ban đầu) đang đứng tên bà Thảo. Ngoài ra ông Vũ sẽ phải thanh toán cho bà Thảo thêm 1.220 tỷ đồng để được quyền sở hữu số cổ phần của bà Thảo được chia tại Trung Nguyên.

So sánh giữa bầu kiên và đặng lê nguyên vũ năm 2024

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhận về khối tài sản trị giá hơn 3.000 tỷ đồng (chưa bao gồm bất động sản được chia) sau vụ ly hôn với chồng cũ.

Về các khối bất động sản sở hữu chung, tòa đề nghị chia đôi. Ông Vũ sẽ sở hữu 6 bất động sản trị giá hơn 350 tỷ đồng còn bà Thảo sở hữu 7 bất động sản hơn 375 tỷ đồng. Bà Thảo có nghĩa vụ thanh toán lại cho ông Vũ số tiền chênh lệch.

Ngoài ra, theo hồ sơ công bố tại tòa, hai vợ chồng có 26 bất động sản, trong đó 20 bất động sản do bà Thảo đứng tên là chủ sở hữu. Tại phiên tòa, hai vợ chồng thống nhất chỉ phân chia 13 bất động sản. Nhờ đó, bà Thảo vẫn còn sở hữu của 13 bất động sản khác trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Nếu phán quyết này được thực thi, bà Thảo không còn vai trò cổ đông, người sở hữu và điều hành Trung Nguyên. Thế nhưng với hơn 3.000 tỷ đồng được chia sau ly hôn, bà trở thành một trong những người phụ nữ giàu nhất tại Việt Nam. Tổng tài sản ròng của bà Thảo, bao gồm các bất động sản không phân chia, theo tòa, lên tới 3.400 tỷ đồng.

So sánh giữa bầu kiên và đặng lê nguyên vũ năm 2024

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo thất thần khi nghe tòa đọc bản tuyên án chiều 27/3. Ảnh: Ngôi Sao

Ngoài số tài sản được phân chia tại tòa, bà Lê Hoàng Diệp Thảo còn là Tổng giám đốc TNI Corporation, nhà sáng lập thương hiệu King Coffee với kế hoạch 1.000 cửa hàng được mở tại Mỹ và các quốc gia khác.

Thử so sánh gần 3.400 tỷ đồng tài sản ròng sau vụ ly hôn với khối tài sản chứng khoán của các doanh nhân việt trên sàn chứng khoán tính tới thời điểm hiện tại (28/3), bà Lê Hoàng Diệp Thảo cũng sẽ lọt vào top 20 người giàu nhất Việt Nam và đứng vị trí 16 sau bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, người sở hữu gần 43% vốn doanh nghiệp này.

Còn nếu chỉ so trong nhóm các nữ doanh nhân, bà Lê Hoàng Diệp Thảo có mặt trong top 10 người giàu nhất, ở vị trí thứ 6. Số tài sản của bà Lê Hoàng Diệp Thảo gấp đôi số tài sản trên sàn của "công chúa mía đường" Đặng Huỳnh Ức My, con gái ông Đặng Văn Thành.

Việc xiềng chân khi dẫn giải bị cáo Nguyễn Đức Kiên (tức Bầu Kiên) tại phiên tòa xử ông và một số bị cáo khác ở Ngân hàng ACB là mang tính chất 'tiêu cực' giống như 'một sự ngược đãi', 'trù giập' đối với ông Kiên, theo một luật sư nhân quyền từ Việt Nam.

Hôm 16/4/2014, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã bị xiềng xích chân, trong khi tay bị còng mặc dù đã có ít nhất vài chục công an mặc cảnh phục áp giải kề cận tại phiên sơ thẩm xử ông Kiên và những bị cáo khác trong vụ án kinh tế ở Ngân hàng ACB.

Các hình ảnh được đăng tải trên truyền thông chính thức của nhà nước cho thấy ông Kiên bị xiềng chân và có thời điểm xuất hiện trước tòa trong một đôi dép lê 'tổ ong', được cho là khá 'nhếch nhác'.

Trả lời câu hỏi của BBC hôm 17/4 về việc liệu có hoàn toàn cần thiết và là điều bình thường hay không khi ông Kiên vừa phải bị còng tay, lại xích chân khi được dẫn giải đi trong ngày hầu tòa, luật sư Lê Thị Công Nhân nêu quan điểm:

"Câu hỏi liên quan đến sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên và hình ảnh của ông bị đưa ra phiên tòa mà ông ấy cũng phát biểu tại phiên tòa là ông phản đối việc nhân viên trại giam T16 người ta xích cả chân ông ấy, ngoài việc còng tay,

"Theo tôi, việc ông Kiên phản đối là hoàn toàn đúng đắn, bởi vì việc ngăn chặn một người nghi can của một vụ án, ngăn chặn một bị cáo để khỏi trường hợp giống như là trốn chạy, người ta thường áp dụng những biện pháp mạnh,

"Mạnh nhất có lẽ là xích chân, chỉ đối với trường hợp mà tính chất là côn đồ và manh động nó thể hiện rất là rõ rệt, từ bản chất của vụ án của bị can liên quan, cũng như là tính cách của bị can đó trong suốt quá trình người ta giam giữ, thì cảnh sát người ta được phép làm việc đó."

'Tiêu cực và ngược đãi'

Theo nữ luật sư bất đồng chính kiến này, việc ông Bầu Kiên, một bị cáo trong một vụ án kinh tế chưa có phán quyết, kết luận của tòa án và lại đang 'kêu oan', 'khiếu nại' bị áp dụng hình thức khống chế đặc biệt này là điều 'rất hiếm'.

Luật sư Công Nhân, người cũng là một cựu tù nhân chính trị, nói:

"Theo tôi thì chưa từng thấy một trường hợp bị can trong một vụ án, gọi nôm na là về kinh tế, lại bị xích chân như là ông Bầu Kiên, thì đây quả thực là một sự việc rất hiếm thấy, rất là đặc biệt và theo một hướng tiêu cực,

"Mà theo tôi nó đã mang tính chất giống như là sự ngược đãi, đối với cả Bầu Kiên, khi mà ông ấy ra khỏi nhà giam và xuất hiện trước công chúng sau 20 tháng bị giam giữ."

So sánh giữa bầu kiên và đặng lê nguyên vũ năm 2024

Nguồn hình ảnh, dantri.com.vn

Chụp lại hình ảnh,

Ông Kiên đã có lý khi phản đối chính thức trước tòa về việc ông bị xích xiềng chân, theo luật sư nhân quyền.

Khi được hỏi có khác biệt gì khi ông Kiên bị còng tay, xích chân, trong khi nhiều bị cáo trong các vụ án khác như các ông Phạm Thanh Bình (vụ xử Vinashin), Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng (vụ xử Vinalines và liên quan), bà Huỳnh Thị Huyền Như (vụ Vietinbank)... đều không ai bị áp dụng hình thức xiềng chân, dù phần lớn các bị cáo này là các bị can, bị cáo trong các đại án kinh tế, luật sư Công Nhân nói:

"Những trường hợp vừa nêu, không ít thì nhiều, các bị cáo đều thừa nhận hành vi của họ, và có thái độ tôi nói rõ là thừa nhận hành vi, tức là họ làm một số việc gì đó và họ nhận là họ có làm những việc đó, giống như kể cả tù chính trị chúng tôi,

"Nhìn nhận những sự việc mà họ làm là có tội hay không, thì chúng ta thấy là những ví dụ vừa nêu, nói chung họ đều nhận tội, nhưng trong trường hợp của ông Nguyễn Đức Kiên, chúng ta thấy rằng là ngay trong buổi sáng hôm qua, khi ông ra tòa, ông ấy đã tuyên bố là ông ấy vô tội,

"Và điều ấy là một sự xuyên suốt khi mà ông ấy nói là 20 tháng tù, ông ấy đã gửi không biết bao nhiêu là đơn thư tới những nơi để mà kêu oan, để mà khẳng định ông ấy vô tội."

'Phải theo ý nhà tù'

So sánh với kinh nghiệm bản thân khi từng bị tù giam trước đây, luật sư Công Nhân cho rằng ông Kiên đã bị 'trù dập, ngược đãi', luật sư nói:

"Theo như kinh nghiệm của tôi khi đã ở trong tù, cách mà ông ấy bị đối xử như vậy rõ ràng là một sự cố ý mang tính chất là trù dập và ngược đãi, bởi vì họ đã không biết làm cách nào để khuất phục ông ấy phải nhận tội,

"Trong suốt hai mươi tháng giam giữ, ông ấy liên tục kêu oan một cách có hệ thống, một cách thống nhất chứ không phải là (như) người ta hay dùng từ gọi là phản cung, ông ấy không phải trường hợp như vậy."

Theo luật sư Công Nhân bản thân ông Nguyễn Đức Kiên và các luật sư được ông ủy thác bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ông trước Tòa trong vụ án hoàn toàn 'có quyền' được khiếu nại và yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật chấm dứt sử dụng các hình thức mà bà gọi là 'ngược đãi'.

Nhân dịp này, luật sư nhân quyền nêu quan điểm cho rằng chính quyền và các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam, trong đó có tòa án và ngành công an, cần xem lại các hành vi được cho là 'vi phạm nhân quyền và nhân phẩm' của các bị can, bị cáo, tù nhân.

Trong đó có các hành vi như 'cạo trọc đầu' nghi can, làm người bị tình nghi xuất hiện trước tòa án, truyền thông, báo giới trong những bộ quần áo và hình thức bên ngoài có thể định hướng và gây cảm giác, suy diễn rằng 'đối tượng là một tội phạm' trước khi thậm chí có phán quyêt cuối cùng của tòa án.

Luật sư nói: "Tôi khẳng định là không có những quy định nào bắt buộc mà họ (cơ quan công quyền) luôn dùng hình thức vận động, nhưng mà nếu như một chính quyền tử tế và những nhân viên công quyền hiểu biết pháp luật, tuân thủ đúng nguyên tắc thượng tôn pháp luật, thì vận động nó sẽ đúng là vận động,

"Nhưng ở Việt Nam thì vận động đã biến thành cưỡng bức, đấy là một sự thực và thường thì người tù không thể nào đủ sức để chống lại những mệnh lệnh như là phải cắt tóc, hoặc là phải mặc bộ quần áo theo như ý mà nhà tù muốn."

Hôm thứ Tư, một số báo chí của Việt Nam đã không chỉ đăng tải ảnh chụp mà còn cả clip video cho thấy bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị xiềng xích ở chân, một số clip trên báo chính thức còn ghi âm và tường thuật ông Kiên nói:

“Yên tâm, yên tâm! Không sao đâu! Cả nhà cứ yên tâm đi, nhá!”, ông Kiên vừa bước đi trong sự dẫn giải của số đông cảnh sát mặc sắc phục, vừa nói trong clip.