So sánh nikon z7 và canon eos r năm 2024

Ở ISO 100, Sony a7R III có dynamic range 11.64, Nikon Z7 là 10.98, và Canon EOS R đứng cuối cùng với 10.6. Nikon Z7 có thể giảm ISO xuống thấp nhất là 64, nhưng ngay cả ở đó nó có dynamic range là 11.56, vẫn chưa đạt được điểm số Sony ở ISO 100.

Ở ISO cơ bản, EOS R (10.6) của Canon có dynamic range tương đối gần với chiếc máy APS-C Sony a6500 (10.31) hơn là so với Sony a7R III full-frame (11.64).

Tại ISO 25600 (ISO gốc tối đa của Z7 - Sony có thể đẩy lên ISO 32000 và Canon là ISO 40000), Sony đạt 4.34, Nikon đo được là 4.25 và Canon là 3.85.

Sony là nhà sản xuất cảm biến hàng đầu thế giới hiện nay về số lượng (và cũng hàng đầu về chất lượng), Nikon sử dụng cảm biến Nikon-thiết-kế/Sony-sản-xuất trong các máy ảnh cao cấp như D850 (có thể là cả Z7), còn Canon đã tạo cảm biến riêng của mình và chỉ mới bắt đầu bán chúng cho các đối tác.

EOS R cùng với Z7 là những máy ảnh mới nhất của Canon và Nikon, trong khi đó a7R III là sản phẩm từ năm ngoái. Điều này có nghĩa là khoảng cách dự kiến sẽ tăng lên một lần nữa khi Sony công bố mẫu máy mới.

So sánh nikon z7 và canon eos r năm 2024

Mặc dù có sự khác biệt rõ ràng về điểm số, tuy nhiên, thử nghiệm cũng cho thấy cả ba máy ảnh này đều có hiệu suất hoạt động rất giống nhau, phù hợp với những gì được mong đợi từ các máy ảnh full-frame hàng đầu - những con số trên đều nằm ở top đầu so với các máy ảnh khác trên thị trường, vì vậy bạn cũng không cần quá bận tâm về chúng.

Dynamic Range (DR) hay còn gọi là dải tương phản động, nó thể hiện mức độ chênh lệch giữa vùng sáng nhất và vùng tối nhất của cảnh mà máy ảnh ghi nhận được. Điều này có thể thấy được rõ nhất khi bạn chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, ở một số vùng sẽ xuất hiện khoảng tối khi đó DR sẽ tiếp nhận xử lý tái hiện hình ảnh với màu sắc sống động và chân thực nhất. Khi đo đạc và test trên ba máy ảnh tất cả các điểm trên Dynamic Range đều rơi vào cùng một vùng, đây là một tin tốt vì các kết quả này cho thấy độ tương phản của các máy ảnh gần như là giống nhau. Với các đánh giá chi tiết:

  1. Sony A7R IV – Dù ở mức ISO thấp hay cao, máy ảnh Sony A7R IV vẫn có hiệu suất DR tốt nhất trong ba máy.
  2. Canon EOS R – không quá tốt ở mức ISO thấp, DR của Canon EOS R cải thiện từ ISO 400 trở đi trùng với DR của Sony A7R IV ở ISO 3200 cho đến hết .
  3. Nikon Z7: DR khá thấp từ ISO 100 đến ISO 400 so vớ Sony A7R IV, độ tương phản tốt nhất ở mức ISO 50, Trong phạm vi ISO từ 400 đến 12800 vẫn tương đương với các đối thủ, tuy nhiên giảm đáng kể sau ISO 25600 trở đi.

So sánh nikon z7 và canon eos r năm 2024

Các thông tin khác về DR Sony A7R IV vs Sony A7R III

Các so sánh Dynamic Range của máy ảnh Sony A7R IV với Sony A7R III cũng được thực hiện, mặc dù độ phân giải của Sony A7R IV đã được tăng lên đáng kể, tuy nhiên dải tương phản động là như nhau, không chênh lệch quá nhiều, đây là điều tuyệt vời mà bạn cần biết.

zShop Blog's - Trang thông tin cập nhật sản phẩm công nghệ mới, đánh giá, tư vấn Máy Ảnh, Macbook, iPhone, iPad và hướng dẫn sử dụng cũng như mẹo vặt thủ thuật

Góp ý: [email protected]


So sánh nikon z7 và canon eos r năm 2024

Contact

Chi nhánh Hà Nội: - 264 Thái Hà, Q. Đống Đa. | ĐT: 0922 88 2662 Chi nhánh HCM: - 11 Trần Hưng Đạo, Quận 1. | ĐT: 0962.295.279 - 32 Trần Huy Liệu, Phường 11, Phú Nhuận. | ĐT: (028) 66 811 088 - 0939 099 409 Chi nhánh Cần Thơ: - 66 Hùng Vương, P. Thới Bình, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ. ĐT: 0921.65.65.65 - 0924.31.8888 Chi nhánh Đà Nẵng: - 184 Nguyễn Văn Linh, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng | ĐT: 0927.28.5678 Chi nhánh Vũng Tàu: - 286 Lê Hồng Phong, P. 4, TP. Vũng Tàu. | ĐT: (254) 3700 737 - 0933 979 002 Chi nhánh Buôn Mê Thuột: - 17 Trần Phú, P Thắng Lợi | ĐT: 0939.805.880

Chúng ta thử so sánh 4 chiếc máy ảnh không gương lật có cấu hình cao và có giá bán từ 3 - 4 ngàn USD, cụ thể là: Canon EOS R5, Nikon Z7, Panasonic S1R và Sony A7R IV. So sánh ba điểm chính: Thiết kế, thông số kỹ thuật, hệ thống ống kính sẵn có.

Thiết kế ngoại hình

So sánh nikon z7 và canon eos r năm 2024

Nói đến thiết kế bên ngoài

(trước, sau, trên và hai bên hông), cách sắp xếp các nút chức năng, bánh xe điều khiển... thì có khá nhiều quan điểm khác nhau tùy theo thói quen cầm nắm điều khiển và sử dụng. Thành ra, nói đến sở thích cá nhân, mình sẽ xếp Canon EOS R5 là máy ảnh MRL có tổng thể hài hòa nhất. Tùy các bạn nhé. Quan sát thì thấy Canon đã sắp xếp mọi chi tiết nhìn qua kiểu như phân cấp thị giác di chuyển từ chi tiết này sang chi tiết khác nhẹ nhàng, đơn giản và không lộn xộn. Các máy khác có cái nhìn hiện đại và mạnh mẽ, các chi tiết sắc sảo hơn lại có thể là ưa thích của nhiều người khác.

So sánh nikon z7 và canon eos r năm 2024

Nói đến cách bố trí các nút điều khiển, báng cầm nhìn từ trên xuống, cả 4 máy ảnh này đều thiết kế báng cầm có độ cầm nắm sâu trong lòng bàn tay, thoải mái. Các nút điều khiển ở mặt trên báng của Canon EOS R5, Nikon Z7, Panasonic S1R khá giống nhau, các nút được đánh dấu ký hiệu rõ ràng. Cá nhân mình cảm thấy sẽ khó khăn một chút với các nút chưa được xác định rõ mục đích. Cũng chỉ là ý kiến cá nhân, người dùng phổ thông. Chẳng hạn Sony A7R IV, có các nút lập trình gán chức năng C1, C2 thì người dùng luôn tự hỏi gán gì và để làm gì. Sony để nguyên khoảng trống bên mặt trái, và nhét rất nhiều nút và bánh xe ở mặt phải. Cũng có thể tập trung hoàn toàn vào các ngón tay phải cho việc điều chỉnh. Và, một điểm nữa, Sony A7R IV cũng là chiếc máy không có màn hình LCD ở mặt trên. Anh em fan Sony sẽ có lý do để bảo vệ điều này, nhưng mình thích di chuyển bánh xe PSAM sang vùng trống bên trái hơn, cá nhân mình từng chụp nhiều và yêu thích dòng MRL FF của Sony, và chia sẻ điều đó như mong muốn cá nhân.

So sánh nikon z7 và canon eos r năm 2024

Nói đến thiết kế mặt sau, mỗi hãng đi theo con đường truyền thống đặc trưng riêng.

  • Canon ưa thích LCD có ngàm lật ra và xoay, trông như cái bản lề lớn rất quen thuộc trong nhiều dòng máy của họ. Việc lật màn hình sang trái và xoay đa hướng cũng có sự thuận tiện trong việc thay đổi góc quan sát dễ dàng hình ảnh trên màn hình, nhưng với người thích gắn L-bracket thì sẽ có cản trở và không thích, dĩ nhiên là số ít.
  • Nikon có vài thay đổi nhỏ so với truyền thống DSLR, ít thôi, người dùng quen DSLR Nikon sẽ không cảm thấy khó khăn khi chuyển sang MRL Z của Nikon. Các nút điều khiển, bánh xe và cả sắp xếp Menu bên trong không có thay đổi nào đáng kể.
  • Panasonic S1R cũng có bố cục rõ ràng, thân thiện, dễ hiểu để học cách sử dụng ban đầu kể cả không phải fan Pana, các nút có ký hiệu tính năng rõ ràng và dễ tiếp cận điều khiển bằng một ngón cái.
  • Sony A7 series có một số thay đổi so với A7R đầu tiên, có joystick và không phải bấm double để di chuyển điểm lấy nét như phiên bản I. A7R IV có thiết kế tinh tế hơn nhiều, Nút AF-ON lớn và joystick điều khiển rất thoải mái khi vận hành, vị trí sắp xếp các nút tổng thể tuyệt vời.

Hệ thống Menu

Nói về hệ thống menu thì mang tính chủ quan rất cao, bởi vì nó chi phối bởi thói quen sử dụng và kỹ năng của riêng từng người với dòng máy trải qua nhiều thời gian tác nghiệp. Mình từng dùng rất nhiều các dòng của Canon và Nikon trước đây nên thật sự mà nói là cầm một chiếc máy mới của hai dòng này thì rất nhanh chóng để làm quen nếu có thay đổi chút ít và hiệu quả hơn. Sony thì mình tiếp cận sau này, từ lúc khi dòng A7 ra đời, cũng đã quen nhưng ít thời gian trải nghiệm hơn.

Canon thường thiết kế Menu từ trên xuống với các trang phụ hiển thị sổ xuống, kiểu như cuốn sổ có phân cấp ở trên đầu theo từng phân trang vậy.

So sánh nikon z7 và canon eos r năm 2024

Nikon thì cho người dùng tiếp cận Menu từ trái sang phải, chia menu theo các phần chính rồi sâu vào bên trong là các phần phụ khác nhau.

So sánh nikon z7 và canon eos r năm 2024

Panasonic cũng sắp xếp cách tiếp cận Menu từ trái sang phải, nhưng khó hơn rối hơn, khó định hướng tìm kiếm các cài đặt, nếu không thành thạo thì cứ phải mò tìm.

So sánh nikon z7 và canon eos r năm 2024

Sony đã thay đổi hệ thống Menu một số lần trong các phiên bản theo cách tiếp cận từ trên xuống. Các menu phân cấp phụ được gom thành từng trang, như Setup2, Setup3... Mình vẫn thấy Sony có hệ thống Menu phức tạp nhất trong nhóm tứ đại gia không gương lật này 😁 Một số từ ngữ khó hiểu để mô tả một tính năng cần cài đặt. Chẳng hạn “Reg Cust Shoot Set”, “Face Priority in Multi…”, “Auto Slow Shut.” Bạn cần thời gian để làm quen và thành thạo với nó.

So sánh nikon z7 và canon eos r năm 2024

Thông số kỹ thuật

So sánh nikon z7 và canon eos r năm 2024

Nhìn qua thì thông số kỹ thuật của 4 chiếc MRL mạnh nhất hiện nay có cấu hình gần tương tự nhau. Tuy nhiên:

  • Canon EOS R5 mới ra mắt, nổi bật nhất với khả năng quay video 8K DCI, tốc độ chụp liên tiếp nhanh nhất 12fps với màn trập cơ và 20fps với màn trập điện, dung lượng ộ đệm cũng đỉnh nhất, 180 ảnh RAW, đầu xuất video HDMI 10-bit. Và, để trả giá cho những đột phá vượt trội ấy, là giá của EOS R5 cũng cao nhất.
  • Nikon Z7 có thân máy nhẹ gần tương đương Sony A7R IV trong số 4 chiếc. Z7 có vài điểm thua nghiêm trọng hơn, đó là khe thẻ nhớ, khả năng của bộ đệm cũng rất thấp (chỉ được 19 ảnh) kém nhất trong danh sách. Dĩ nhiên có thể nói Z7 là chiếc máy ra đời từ 2018 là khá lâu so với các đối thủ, một số tính năng tụt hậu hơn, giá hiện tại cũng đã giảm rất nhiều so với hồi mới ra mắt, làm cho nó trở thành lựa chọn rẻ nhất.
  • Panasonic S1R là có những ưu thế riêng, về tốc độ đồng bộ flash 1/320, màn hình nghiêng 3 trục, tính năng chụp dịch chuyển pixel lên đến 187MP... Nhưng nhược điểm là hệ thống lấy nét AF vẫn theo công nghệ tương phản thay vì Hybrid AF, thân máy cũng khá nặng nề và nó là chiếc máy nặng nhất trong nhóm.
  • Sony rõ ràng nổi bật với cảm biến ảnh BSI CMOS 61MP ấn tượng, thời lượng pin cao nhất, chế độ dịch chuyển pixel tạo ra ảnh 241MP rất đỉnh. Bộ đệm đứng thứ hai với 68 ảnh RAW và có thể chụp liên tiếp 10fps, chỉ thua chiếc Z5 mới ra mắt 2 ảnh. Đặc biệt, hệ thống lấy nét tự động của A7R IV được cho là đáng tin cậy và giàu tính năng nhất khi chụp chuyển động nhanh. Có một điểm có thể là điểm trừ với một số người, đó là Sony vẫn không thêm tính năng chụp RAW không nén. Chắc nhờ anh em hiểu nhiều hơn giải thích thêm điều này.

Về hệ thống ống kính

So sánh nikon z7 và canon eos r năm 2024

Dẫu là dòng MRL đã quá quen thuộc trong thị trường nhiếp ảnh, nhưng câu chuyện hệ thống ống kính mà mỗi hãng đầu tư để người dùng không cảm thấy thiếu thốn khi lựa chọn đa dạng nhu cầu là rất cần thiết. Thực tế thì hãng nào cũng đang rất tích cực làm đầy mọi khoảng tiêu cự với các loại ống kính chất lượng cao thấp khác nhau, để người dùng thoải mái tùy chọn. Mình thấy cần đưa ra so sánh này và chúng ta không kể đến ống kính của các hãng thứ 3 sản xuất ở đây.

Sony đứng đầu bảng về việc đầu tư hoành tráng hệ thống ống kính ngàm Sony E của họ. Cũng dễ hiểu, Sony là hãng khởi đầu mạnh mẽ nhất từ đầu với dòng máy MRL, nhất là dòng cảm biến FF. Họ có tất cả 41 ống. Tiếp theo chúng ta có ngàm L với 31 ống. Là ngàm liên minh của Pana, Leica, Sigma và đang phát triển khá tốt, tuy vậy, dải tiêu cự của họ khá chồng chéo và tạo ra ít sự lựa chọn. Canon RF có 15 ống và họ đang rất tích cực sản xuất trong 2 năm vừa rồi và đang hứa hẹn rất nhiều trong thời gian tới. Canon thể hiện sự nghiêm túc đầu tư cho dòng máy MRL của họ trong thị trường khốc liệt này, dẫu đi sau. Nikon ở vị trí cuối cùng, 11 ống được giới thiệu, và cảm giác của mình là họ có vể hơi đuối trong cuộc đua này. Việc đầu tư ống kính một phần thể hiện sự mạnh mẽ trong cuộc chiến cam go này để thuyết phục người dùng.

Riêng về Ultra Telephoto Prime thì cả hai Canon và Sony đều có 2 ống. Canon vừa giới thiệu khi ra mắt R5 và R6 nhưng khẩu f/11 khó so sánh với 400mm f/2.8 hay 600mm f/4 của Sony. Về ống kính, có thể nói Sony đã đi quãng đường xa hơn các hãng khác và cuộc bám đuổi cần sự quyết tâm rất lớn.

Tóm lại

Mỗi dòng máy ảnh có ưu và hạn chế. Chúng khá giống nhau về thiết kế ngoại hình tổng thể, sự khác biệt ở một vài điểm có thể phụ thuộc sở thích và quen dùng của các nhóm người dùng. Canon EOS R5 nổi bật với khả năng quay video 8K và Sony với tính năng dịch chuyển pixel từ cảm biến 61MP. Cá nhân mình lại luôn ủng hộ Nikion, có lẽ do quen thuộc trong công việc bấy lâu. Chỉ tiếc là Nikon khá chậm trong cải tiến so với đối thủ và hệ thống ống kính còn khó khăn.

Is the Canon EOS R better than the Nikon Z7?

All three cameras have excellent high ISO performance, but the Canon EOS R falls a bit behind in dynamic range (especially compared to the Nikon Z7 at ISO 64). The lack of a low-pass filter on the Nikon Z7, combined with the higher resolution, also means that it can capture slightly crisper details.

Is the canon Z7 a good camera?

We’ve yet to test this, but Canon’s system certainly appears to have a significant advantage here on paper. The Z7’s standard ISO range runs from ISO64 to 25,600, while Canon’s starts from a slightly higher ISO100 and tops out at ISO40,000.

What's the difference between a Z7 and an EOS R?

Extension settings on either side of these ranges see the Z7 shooting at settings as low as ISO32 equivalent and as high as ISO102,400 equivalent, while the EOS R has ISO50 and 102,400 extremes. So, while the two cameras are slightly different in what they offer here, in use it's unlikely to have a significant impact.

What is the difference between Canon RF mount and Nikon Z7?

Size-wise, Canon has almost managed to match this, with its RF mount measuring 54mm. A more significant difference is that the flange depth of the EOS RF mount is 20mm, whereas on the Z7 it’s just 16mm. This allows for the body to be a little more compact, and gives the Nikon another advantage over its rival.