Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm dịch vụ năm 2024

Hướng dẫn đánh giá, nghiệm thu chất lượng dịch vụ sự nghiệp công trong bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Hình từ internet)

Ngày 31/5/2023, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 07/2023/TT-BNV quy định tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Nội vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

1. Hướng dẫn đánh giá, nghiệm thu chất lượng dịch vụ sự nghiệp công trong bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Tại Điều 5 Thông tư 07/2023/TT-BNV hướng dẫn đánh giá, nghiệm thu chất lượng dịch vụ sự nghiệp công trong bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như sau:

- Việc đánh giá chất lượng dịch vụ được thực hiện trên cơ sở các tiêu chí đánh giá tại Phụ lục kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BNV theo phương thức chấm điểm, thang điểm 100.

- Chất lượng dịch vụ được đánh giá theo các mức:

+ Tốt: Tổng điểm đạt từ 70 điểm đến dưới 80 điểm.

+ Đạt: Tổng điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 70 điểm.

+ Không đạt: Tổng điểm dưới 50 điểm.

- Nghiệm thu khối lượng, chất lượng, thanh toán dịch vụ

+ Khi chất lượng dịch vụ được đánh giá từ mức đạt trở lên, sẽ được nghiệm thu, thanh toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật.

+ Chất lượng dịch vụ được đánh giá ở mức tốt là một trong các căn cứ để cơ quan đặt hàng xem xét, ưu tiên lựa chọn đơn vị cung ứng khi triển khai các dịch vụ tương tự theo quy định hiện hành của nhà nước.

- Đánh giá chất lượng dịch vụ

+ Người đứng đầu cơ quan đặt hàng trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng đánh giá chất lượng dịch vụ để xác định mức độ đạt được làm cơ sở thực hiện nghiệm thu khối lượng, chất lượng và thanh toán dịch vụ.

+ Hội đồng đánh giá chất lượng dịch vụ có số thành viên là số lẻ và có ít nhất 05 thành viên bao gồm: Chủ tịch là người đứng đầu cơ quan đặt hàng; 01 Phó Chủ tịch là cấp phó của người đứng đầu cơ quan đặt hàng; các thành viên là đại diện các đơn vị liên quan và chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng; 01 thư ký Hội đồng.

+ Hội đồng đánh giá chất lượng dịch vụ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận thống nhất. Kết quả khảo sát thu được từ các phiếu đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (nếu có) là cơ sở để Hội đồng xem xét đánh giá chất lượng dịch vụ.

- Đơn vị cung ứng lập, quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành về tạm ứng, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Hướng dẫn kiểm tra, giám sát đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công trong bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Cụ thể tại Điều 6 Thông tư 07/2023/TT-BNV hướng dẫn kiểm tra, giám sát đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công trong bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như sau:

- Cơ quan đặt hàng thực hiện kiểm tra, giám sát đánh giá chất lượng dịch vụ theo các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BNV.

- Kết quả đánh giá do cơ quan đặt hàng thực hiện là một trong những cơ sở để nghiệm thu chất lượng, thanh toán dịch vụ, quyết toán kinh phí.

- Khi phát hiện sai sót trong quá trình cung ứng dịch vụ hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, cơ quan đặt hàng đề nghị đơn vị cung ứng dịch vụ kịp thời khắc phục, sửa chữa các sai sót và giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ căn cứ theo các quy định hiện hành của nhà nước và nội dung đã giao kết giữa các bên liên quan.

- Cơ quan quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc đánh giá để phục vụ yêu cầu quản lý chất lượng dịch vụ.

Xem thêm Thông tư 07/2023/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 01/8/2023.

Hồ Quốc Tuấn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ công nghệ thông tin thuê sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2020/TT-BTTTT' onclick="vbclick('6E652', '346748');" target='_blank'>Điều 6 Thông tư 23/2020/TT-BTTTT, cụ thể như sau:

1. Kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ trong giai đoạn chuẩn bị cung cấp dịch vụ

  1. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ được thực hiện thông qua kiểm thử hoặc vận hành thử và các phương pháp kiểm tra, đánh giá (nếu có) tương ứng với mỗi tiêu chí cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này;
  1. Kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ là cơ sở nghiệm thu, bàn giao dịch vụ để đưa vào sử dụng. Các tài liệu làm căn cứ nghiệm thu bao gồm:

- Báo cáo kết quả kiểm thử hoặc vận hành thử;

- Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá (nếu có);

- Các biên bản, tài liệu khác có liên quan.

  1. Chủ trì thuê dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ thống nhất, ký biên bản nghiệm thu, bàn giao dịch vụ để đưa vào sử dụng theo mẫu số 1 Phụ lục II của Thông tư này làm cơ sở đưa dịch vụ vào sử dụng chính thức.

2. Kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ trong giai đoạn thuê dịch vụ

  1. Chủ trì thuê dịch vụ có trách nhiệm thực hiện theo dõi, giám sát quá trình cung cấp dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ và kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ trong giai đoạn thuê dịch vụ.

Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ được thực hiện thông qua khảo sát, thu thập, phân tích, đánh giá phản hồi của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hoặc kiểm tra thực tế định kỳ, đột xuất đối với hệ thống cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ để đánh giá chất lượng dịch vụ theo các tiêu chí cụ thể đã xác định hoặc kết hợp các hình thức trên.

  1. Nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm cung cấp dịch vụ; báo cáo kết quả cung cấp dịch vụ trong giai đoạn thuê dịch vụ cho chủ trì thuê dịch vụ định kỳ hoặc đột xuất theo thỏa thuận trong hợp đồng;
  1. Kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ là cơ sở nghiệm thu kết quả cung cấp dịch vụ. Các tài liệu làm căn cứ nghiệm thu bao gồm:

- Báo cáo kết quả cung cấp dịch vụ do nhà cung cấp dịch vụ lập theo mẫu số 2 Phụ lục II của Thông tư này;

- Báo cáo kết quả theo dõi, giám sát của chủ trì thuê dịch vụ lập theo mẫu số 3 Phụ lục II của Thông tư này;

- Biên bản bàn giao thông tin và dữ liệu hình thành trong quá trình cung cấp dịch vụ (nếu có) theo mẫu số 4 Phụ lục II của Thông tư này;

- Các biên bản, tài liệu khác có liên quan.

  1. Chủ trì thuê dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ thống nhất, ký biên bản nghiệm thu kết quả cung cấp dịch vụ theo mẫu số 5 Phụ lục II của Thông tư này làm cơ sở thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.

3. Ví dụ về yêu cầu kỹ thuật dựa trên chất lượng đầu ra của dịch vụ và phương pháp kiểm tra, đánh giá tương ứng với từng giai đoạn trong thời gian thực hiện hợp đồng tại Phụ lục III của Thông tư này.