Soạn văn 7 ôn tập phần tiếng việt tập 2

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 1 được trình bày ngắn gọn, chi tiết nhất dưới đây để các em hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học tới.

Câu 1 trang 183 sgk Ngữ văn 7 tập 1

- Ở sơ đồ 1, có thể tham khảo các ví dụ:

+ Từ ghép chính phụ: máy ảnh, máy bơm, máy chữ, máy kéo, máy khâu, máy nổ; cá mè, cá chép, cá thu, cá chim, ...

+ Từ ghép đẳng lập: đêm ngày, áo quần, nhà cửa, phố phường, trông nom, mua bán, đi lại, tươi sáng, buồn vui, ...

+ Từ láy toàn bộ: xa xa, xanh xanh, xinh xinh, gật gật, lắc lắc; tim tím, vàng vàng, trăng trắng,...

+ Từ láy phụ âm đầu: dễ dãi, gượng gạo, mập mạp, múa may, đần độn, run rẩy, gọn gàng, trắng trẻo, hồng hào, ...

+ Từ láy vần: lò dò, luẩn quẩn, lờ mờ, bắng nhắng, bỡ ngỡ, luống cuống, co ro, lơ thơ, lòa xòa, lẫm chẫm, ...

- Sơ đồ 2:

+ Đại từ để trỏ người, sự vật: tôi, tao, tớ, mình; chúng tôi, ...

+ Đại từ để trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu.

+ Đại từ để trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế.

+ Đại từ để hỏi về người, sự vật: ai, gì, chi,...

+ Đại từ để hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy,...

+ Đại từ để hỏi về họat động, tính chất: sao, thế nào,...

Câu 2 Ngữ văn 7 tập 1 trang 184 sgk

Nội dung so sánh Quan hệ từ Danh từ, động từ, danh từ Về ý nghĩa Biểu thị ý nghĩa quan hệ (sở hữu, so sánh, nhân quả, đối lập, tăng tiến) Biểu thị người, sự vật, hiện tượng, hoạt động, quá trình, tính chất, trạng thái Về chức năng Nối kết các thành phần của cụm từ, của câu, nối kết các câu trong đoạn văn Có khả nặng làm thành phần cụm từ của câu

Câu 3 trang 184 tập 1 sgk Ngữ văn 7

Yếu tố Hán Việt Nghĩa

Bán

Dạ

Điền

Hồi

Mộc

Tâm

Thảo

Thiên

Thiết

Thiếu

Thôn

Thư

Tiền

Tiếu

Vấn

Nửa (bức tượng bán thân)

Lẻ loi (cô độc, cô đơn)

ở ( cư trú)

đêm ( dạ nguyệt, dạ hội)

ruộng (tịch điền, điền trang)

trở lại ( hồi hương)

cây, gỗ (thảo mộc, thảo dược)

lòng ( yên tâm, minh tâm)

cỏ (thảo nguyên)

nghìn (thiên niên kỉ, thiên biến vạn hóa)

sắt (thiết giáp)

trẻ (thiếu nhi, thiếu thời)

làng (thôn nữ, thôn quê)

sách (thư viện)

trước (tiền đạo)

cười (tiếu lâm)

hỏi ( vấn đáp)

CLICK NGAY nút TẢI VỀ dưới đây để download soạn Ngữ văn 7 bài Ôn tập phần tiếng Việt file word, pdf hoàn toàn miễn phí

Soạn văn 7 ôn tập phần tiếng việt tập 2

Ôn tập phần Tiếng Việt - Tập 2

  1. Soạn văn
  2. Lớp 7
  3. Ôn tập phần Tiếng Việt - Tập 2

Có hai cách phân loại câu:

  1. Phân loại câu theo mục đích nói
  • Câu trần thuật: để nêu một nhận định có thể đánh giá đúng - sai.
  • Câu nghi vấn: để hỏi (ai, bao giờ, ở đâu, bằng cách nào, để làm gì...)
  • Câu cầu khiến: để đề nghị, yêu cầu người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu (hãy, đừng, chớ, nên, không nên...)
  • Câu cảm thán: để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp (ôi, trời ơi, than ôi!...)
  1. Phân loại câu theo cấu tạo
  • Câu bình thường: cấu tạo theo mô hình C - V.
  • Câu đặc biệt: không cấu tạo theo mô hình C - V.
  • Dấu chấm
    • Thông thường, dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật; dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn; dấu chấm than đặt ở câu cầu khiến, câu cảm thán.
    • Ngoài ra, cũng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến; đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định dễ biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó.
  • Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu.
    • Cụ thể là:
      • Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
      • Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong cầu.
      • Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
      • Giữa các vế của một câu ghép.
      • Giữa các vế của một câu ghép.
  • Dấu chấm phẩy được dùng để:
    • Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
    • Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.
  • Dấu chấm lửng được dùng để:
    • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
    • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dỡ hay ngập ngừng, ngắt quãng.
    • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
  • Dấu gạch ngang có những công dụng sau:
    • Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
    • Đặt ở đầu câu để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
    • Nối các từ nằm trong một liên danh.