Sử dụng hợp lí điện năng - Công nghệ 8 violet

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Ngày nay CNTT đã phát triển nhanh chóng như vũ bảo và đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó ngành giáo dục của chúng ta đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học trong nhiều năm qua đã có nhiều thành công.

Qua thực tế giảng dạy bộ môn công nghệ thời gian qua, chúng tôi nhận thấy công nghệ 8 là môn khoa học thực nghiệm,không gì lí thú hơn là chính mắt học sinh có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh trực quan sinh động về phân môn vẽ kĩ thuật trừu tượng đến các hình ảnh ứng dụng của phấn cơ khí và điện sinh hoạt nên việc ứng dụng CNTT để khai thác các hình ảnh minh họa trong dạy học bộ môn công nghệ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo sự năng động,hứng thú, tích cực, sáng tạo trong giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

Mặt khác một trong những chủ đề trọng tâm của năm học này là “Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, vì vậy việc ứng dụng CNTT và đổi mới phương pháp dạy học là việc không thể thiếu khi thực hiện chủ đề trọng tâm của năm học.

Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi mạnh dạn chọn thực hiện chuyên đề: “ Ứng dụng Công nghệ thông tin để khai thác các hình ảnh minh họa trong giảng dạy bộ môn công nghệ”.

B. MỤC TIÊU

* Khi thực hiện chuyên đề này giúp GV đạt được các mục tiêu sau:

+ Có quan niệm tổng quát nhất về học và dạy,người học theo cách tiếp cận thông tin và theo phương pháp tương tác.Từ đó thấy rõ cần xác định phương hướng đổi mới phương pháp dạy và học.

+ Hiểu rỏ vai trò của CNTT trong giảng dạy,làm quen với công nghệ có tác dụng nâng cao rỏ rệt ,hiệu quả trong dạy và hoc như Projecto,Internet,các phần mềm toán học như GSP,Violet,PowerPoint…

+ Tuy nhiên CNTT còn giúp GV trong việc nhìn thấy mặt trái của việc sử dụng và biết phương hướng khắc phục.

* Về phía học sinh:

+ Rèn luyện, phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh qua kênh hình,các đoạn phim để phát hiện và thu nhận kiến thức.

+ Rèn luyện kĩ năng hợp tác theo nhóm và làm việc với sgk

+ Rèn kĩ năng khai thác các thông tin trên mạng và cách trình bày một vấn đề trước tập thể.

-Mặc dù sử dụng CNTT để đổi mới PPDH nhưng cần có sự kết hợp hài hòa với các phương pháp truyền thống,đặc biệt không thể xa rời phấn trắng bảng đen,cần có một hệ thống câu hỏi phải logic,chặt chẽ gợi cho học sinh có sự tò mò dẫn đến tư duy.

- Giáo viên lên lớp cần có một phong cách thân thiện,phá bỏ hàng rào vô hình giữa giáo viên và học sinh khi đó mới có thể xây dựng được động lực học tập cho các em.

C.NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1.Lựa chọn các hình ảnh minh họa khi xây dựng giáo án điện tử:

- Bộ môn sinh học có nhiều mẫu vật thực tế, hình ảnh sinh động, …nên đã tạo điều kiện cho quá trình soạn giảng của giáo viên và gây hứng thú cho học sinh vì vậy việc tiếp thu kiến thức của học sinh tốt hơn rõ rệt .

- Cần sử dụng CNTT hợp lí trong giảng dạy bộ môn công nghệ: Tránh lạm CNTT (có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung trình chiếu,âm thanh và nội dung ghi bảng, màu sắc, hiệu ứng thích hợp. Đặc biệt cần có sự lựa chọn các hình ảnh,các đoạn phim thích hợp đúng trọng tâm của bài học,…..)

- Trong chương trình công nghệ 8 hầu hết các bài đều phải sử dụng các hình ảnh,các đoạn phim để khai thác điệt để các kiến thức.

Cụ thể trong bài: : “ BẢN VẼ NHÀ”

Phần I: Nội dung bản vẻ nhà

  • GV trình chiếu một số đoạn phim về xây dựng nhà 1 tầng đến nhiều tầng và bản vẽ xây dựng nhà từ đó hình thành cho HS khái niệm về công dụng của bản vẽ nhà .

Phần II: Một số kí hiệu về các bộ phận ngôi nhà

- Tiếp tục sử dụng các đoạn phim,hình ảnh giúp HS phát hiện các kí hiệu như cửa sổ,cửa đi, cầu thang….. trên bản vẽ nhà và ngôi nhà thực tế

Phần III: Đọc bản vẽ nhà

- Tiếp tục sử dụng các đoạn phim,hình ảnh giúp HS phát hiện các kí hiệu như cửa sổ,cửa đi, cầu thang, cách tính diện tích các phòng,chiều cao các bộ phận ngôi nhà….. trên bản vẽ nhà.

2.Phương tiện và phần mềm thường được sử dụng hiện nay:

- Ngày nay đã xuất hiện các máy chiếu đa phương tiện đơn hoặc đa năng kết nối với máy tính cá nhân hoặc máy tính xách tay (Laptop) có rất nhiều tính năng: Chiếu các file văn bản,âm thanh (audio),hình ảnh tỉnh và động được lưu dữ trong máy vi tính hoặc chiếu các phim video.

- Các phần mềm nổi tiếng như Violet,PowerPoint,GSP,được dùng phổ biến hiện nay.

3.Kết quả đạt được:

- Qua chuyên đề này, giáo viên đã làm cho việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng công nghệ trở nên hấp dẫn và thiết thực hơn .

­- Những nhà giáo tận tâm luôn ươm mầm sự sáng tạo của thế trẻ chuẩn bị cho các em bước vào một thế giới mà trong đó sự hiểu biết công nghệ sẽ quyết định thành công.

- Sự đổi mới luôn chứa đựng những mạo hiểm nhưng những lợi ích mà nó đem lại vô cùng to lớn.Qua đó đã xây dựng được một tinh thần lớp học sôi nổi,khơi dậy lòng ham hiểu biết và yêu thích bộ môn của học sinh.

D. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Thuận lợi:

- Trong những năm vừa qua, việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy đã được Phòng giáo dục Gio Linh nói chung và lãnh đạo trường THCS TT Cửa Việt nói riêng quan tâm rất sâu sát và mang lại nhiều kết quả thiết thực.

- Cơ sở vật chất để phục vụ việc ứng dụng CNTT trong dạy học được đầu tư khá đầy đủ đáp ứng được yêu cầu (Như đã trang bị được nhiều máy vi tính, máy Projecter,…)

- Đội ngũ giáo viên được đào tạo qua các lớp tập huấn do trường tổ chức như khai thác mạng internet,sử dụng phần mềm Violet,chương trình dạy học của Intel.Elearning và tự học đã nâng cao trình độ kĩ năng của bản thân đáp ứng được yêu cầu khi ứng dụng CNTT.

- Đối với học sinh qua nhiều năm được học, làm quen,có điều kiện tiếp cận CNTT và phương pháp đổi mới nên nắm bắt nội dung bài học tốt hơn.

- Bộ môn công nghệ có nhiều tài liệu hay, phim, ảnh, flash phục vụ giảng dạy rất sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh và chất lượng bài dạy của giáo viên cũng được nâng lên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.

2. Khó khăn:

- Trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế do đó còn gặp 1 số khó khăn khi thiết kế bài giảng điện tử.

- Học sinh mới tiếp cận với những phương pháp mới đòi hỏi phải có kĩ năng tốt vì vậy ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc học tập hợp tác của học sinh.

- Trình độ nhận thức và khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh trong lớp không đồng đều cũng là trở ngại lớn trong việc tổ chức tiết học.

- Trên đây là nội dung báo cáo chuyên đề của chúng tôi, chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong sự góp ý của quý thầy cô giáo, quý đồng nghiệp bổ sung vào nội dung để chuyên đề được hoàn thiện, có thể áp dụng một cách hiệu quả và rộng rãi hơn trong giảng dạy bộ môn sinh học ở bậc THCS.

E. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1/ Kết luận:

Qua tiết dạy 14 bài 15< BẢN VẼ NHÀ> chương trình CÔNG NGHỆ 8, các tiết dạy ở các chương trình công nghệ THCS, dự giờ một số đồng nghiệp, qua quá trình công tác, để đem lại hiệu quả khi sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học góp phần mang lại thành công của một tiết lên lớp bước đầu rút ra một số kết luận cơ bản sau:

- Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình có như thế mới biết những phương tiện nào được sử dụng.

- Hiểu rõ đặc điểm, tác dụng của những phương tiện- thiết bị cụ thể để phát huy tối đa vai trò của chúng.

- Tuỳ đặc điểm từng vùng miền, cơ sở vật chất hiện có của trường mà tận dụng tối đa phương tiện- Thiết bị sẵn có hoặc có thể tự thiết kế.

- Giáo viên phải thường xuyên cập nhật thông tin, không ngừng nâng cao hiểu biết để tiếp cận các phần mềm cơ bản phục vụ dạy học như Powerpoint, Violet, Vẽ hình học, Photoshops, Elearning…đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học như ngày nay.

- Biết chọn lọc các loại phương tiện thiết bị cần sử dụng tránh sự trùng lặp không cần thiết trong trường hợp có nhiều phương tiện cùng phản ánh một nội dung tri thức.

- Chọn thời điểm sử dụng thích hợp trong giờ lên lớp để hạn chế tính tò mò hiếu kỳ của học sinh làm phân tán tư duy.

- Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản nhằm hạn chế sử dụng những phương tiện không cần thiết, sử dụng thành thạo các phương tiện như tranh ảnh, mô hình…

II/ Đề nghị:

- Cần mở rộng nghiên cứu chuyên đề ở nhiều bộ môn, nhiều trường để rút ra những kết luận cần thiết và chính xác hơn để chuyên đề có thể áp dụng tốt vào dạy học đem lại hiệu quả cao.

- Cần góp ý đi sâu vào mục đích của chuyên đề tránh tình trạng phân tích chi tiết một tiết dạy để chuyên đề có ý nghĩa.

                                          Cửa Việt,ngày 19 tháng 10 năm 2017

                      Giáo viên thực hiện

                   Thái Xuân Bi