Sử dụng tinh dầu có tốt không

Có hơn 90 loại tinh dầu với các hương thơm khác nhau và có lợi cho sức khỏe. Một số loại tinh dầu phổ biến và những lợi ích về sức khỏe liên quan đến chúng:

  • Bạc hà: Được sử dụng giúp tăng cường năng lượng của cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa
  • Hoa oải hương: Dùng để giảm căng thẳng
  • Gỗ đàn hương: Được sử dụng để làm dịu hệ thần kinh và giúp tập trung tốt hơn
  • Cam Bergamot: Được sử dụng giups giảm căng thẳng và cải thiện các tình trạng liên quan đến da như bệnh chàm
  • Hoa hồng: Được sử dụng giúp cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng
  • Chamomile: Được sử dụng để cải thiện tâm trạng cũng như tạo cảm giác thư giãn
  • Ylang-Ylang: Được sử dụng trong điều trị đau đầu, buồn nôn và các bệnh ngoài da
  • Cây trà: Được sử dụng để chống lại nhiễm trùng và tăng cường khả năng miễn dịch
  • Hoa nhài: Được sử dụng giúp chống tình trạng trầm cảm, sinh con và giảm ham muốn tình dục
  • Chanh: Được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời hương thơm của chanh cũng giúp cải thiện tâm trạng, đau đầu ...

Mặc dù chúng được sử dụng rộng rãi, nhưng ít người biết đến khả năng của các loại tinh dầu để điều trị một số tình trạng sức khỏe. Một số bằng chứng về các vấn đề sức khỏe phổ biến mà tinh dầu và liệu pháp hương thơm đã được sử dụng để điều trị.

4.1. Căng thẳng và lo lắng

Người ta ước tính rằng 43% những người bị căng thẳng và lo lắng sử dụng một số hình thức liệu pháp thay thế để giúp giảm các triệu chứng.

Mùi hương của một số loại tinh dầu có thể hoạt động cùng với liệu pháp truyền thống để điều trị lo âu và giảm căng thẳng.

Sử dụng tinh dầu trong khi mát-xa có thể giúp cơ thể giảm căng thẳng, mặc dù tác dụng chỉ tồn tại trong quá trình mát-xa

4.2. Nhức đầu và đau nửa đầu

Vào những năm 90, một số nghiên cứu thực hiện ứng dụng tinh dầu đã phát hiện ra rằng việc thoa hỗn hợp dầu bạc hà và ethanol lên trán và thái dương, khi đó sẽ làm cho các đối tượng nghiên cứu cảm thấy giảm tình trạng đau đầu.

Hơn nữa, khi thoa hỗn hợp hoa cúc và dầu mè lên thái dương có thể điều trị chứng đau đầu và đau nửa đầu. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu chất lượng chuyên sâu về vấn đề này.

4.3. Ngủ và mất ngủ

Tinh dầu hoa oải hương đã được chứng minh giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của phụ nữ sau khi sinh con, cũng như bệnh nhân mắc bệnh tim.

Kết quả đánh giá của 15 nghiên cứu về tinh dầu và giấc ngủ. Kết quả thu được khi sử dụng các loại tinh dầu - chủ yếu là dầu hoa oải hương - có tác động tích cực đến thói quen ngủ.

4.4. Giảm viêm

Tinh dầu có thể giúp chống lại các tình trạng viêm nhiễm của cơ thể. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy ăn kết hợp sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương và oregano giúp làm thuyên giảm bệnh viêm đại tràng.

Tuy nhiên, vẫn còn rất ít nghiên cứu trên người thực hiện kiểm tra tác động của những loại dầu này đối với các bệnh viêm nhiễm. Do đó, hiệu quả và độ an toàn của những loại tinh dầu này vẫn chưa được biết rõ.

4.5. Kháng sinh và chất chống vi trùng

Sự gia tăng của vi khuẩn kháng kháng sinh đã khiến cho mọi người quan tâm hơn tới việc tìm kiếm hợp chất khác có thể chống lại những nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Chẳng hạn như tinh dầu bạc hà và dầu cây trà có tác dụng kháng khuẩn khá tích cực.

Mặc dù những kết quả nghiên cứu này đều thực hiện trong ống nghiệm nhưng kết quả này có thể giúp đưa ra các căn cứ để tiếp tục nghiên cứu tác dụng của tinh dầu đối với cơ thể người.

Sử dụng kết hợp với dầu nền để sử dụng trên da, hầu hết các loại tinh dầu đều được coi là an toàn. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng với một số đối tượng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và vật nuôi.

Tinh dầu cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm: phát ban, cơn hen suyễn, đau đầu, phản ứng dị ứng

Trong khi tác dụng phụ phổ biến nhất của tinh dầu: phát ban, tinh dầu có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng hơn, và chúng có liên quan đến một trường hợp tử vong. Ví dụ, các loại dầu thường có liên quan đến phản tác dụng phụ như: oải hương, bạc hà, cây trà.

Trong dầu quế có nhiều phemol, có thể gây kích ứng da và không nên sử dụng trên da khi chưa kết hợp với dầu nền. Trong khi đó, tinh dầu làm từ trái cây họ cam quýt có thể làm gia tăng phản ứng của da với ánh nắng đồng thời có thể xảy ra bỏng.

Uống tinh dầu không được khuyến khích, vì làm như vậy có thể có hại và với một số liều lượng có thể gây tử vong

Tinh dầu thường được coi như an toàn để hít hoặc thoa lên da nếu chúng được kết hợp với dầu nền. Chúng không nên được ăn. Tuy nhiên, bằng chứng hỗ trợ cho nhiều tuyên bố về sức khỏe liên quan của chúng còn thiếu và hiệu quả của tinh dầu thường bị phóng đại. Đối với các vấn đề sức khỏe, sử dụng tinh dầu như một liệu pháp bổ sung có thể vô hại. Tuy nhiên, nếu tình trạng sức khỏe của bạn ở trạng thái nghiêm trọng hoặc đang dùng thuốc, bạn nên thảo luận về việc sử dụng chúng với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Có nhiều loại tinh dầu khác nhau tùy thuộc vào công thức pha chế của người thợ. Mùi hương của chúng dịu nhẹ phảng phất giúp chúng ta thư giãn tinh thần sau một ngày căng thẳng mệt mỏi. Do vậy tinh dầu được sử dụng trong y học cổ truyền dân gian rộng rãi. Sau đây là những lợi ích của tinh dầu thiên nhiên đối với sức khỏe:

  • Giảm căng thẳng mệt mỏi

Nhiều loại tinh dầu được sử dụng như liệu pháp mùi hương để kiểm soát tâm trạng căng thẳng lo âu. Một số nghiên cứu khoa học cho rằng tinh dầu cam có tác dụng tốt cho tâm trạng của nam giới khi hít khoảng 2 - 10 giọt. Tuy nhiên vấn đề này vẫn cần được tìm hiểu và phân tích kỹ hơn để cho ra kết quả chính xác nhất.

  • Hạn chế nấm vi khuẩn phát triển

Các nghiên cứu ban đầu về tinh dầu cây trà đã cho kết quả đầy hy vọng về khả năng kháng khuẩn được lưu truyền nhiều đời trong y học cổ đại. Tinh dầu này đã được sử dụng trên bệnh nhân nấm da chân, nấm miệng hay nhiễm trùng do nấm candida. Mặc dù vậy công dụng này vẫn chưa thực sự được công nhận và cần được nghiên cứu sâu hơn để lý giải những điều còn ẩn sâu.

  • Hỗ trợ giấc ngủ sâu

Hương thơm nhẹ dịu của tinh dầu oải hương có tác dụng thư giãn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Do vậy các nhà khoa học quyết định thử nghiệm tinh dầu này trên đối tượng người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ. Kết quả cho thấy rằng sau khi nhỏ vài giọt tinh dầu lên gối mùi hương sẽ giúp người cao tuổi ngủ ngon hơn và kéo dài thời gian ngủ hơn trước.

  • Phòng ngừa dịch bệnh

Một số loại tinh dầu có chứa chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Như các bạn đã biết, chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra. Khi tế bào bị gốc tự do tổn thương sẽ tăng nguy cơ diễn biến phát triển ung thư vô cùng nguy hiểm. Các nhà khoa học dựa vào công dụng này đã tích cực nghiên cứu để thêm vào tinh dầu một số thành phần làm tăng chất chống oxy hóa và kéo dài thời gian sử dụng.

Không vì tinh dầu thiên nhiên mà chúng ta lơ là chủ quan. Dù các loại tinh dầu thiên nhiên đã tồn tại và được lưu truyền qua nhiều thế kỷ nhưng đôi khi bạn vẫn có thể gặp một số rủi ro nhất định. Thông thường tinh dầu thiên nhiên xuất hiện rủi ro là vì người dùng sử dụng sai cách gây kích ứng hoặc ngộ độc nguy hiểm đến sức khỏe.

Trẻ em và vật nuôi hay người trưởng thành bị dị ứng mùi hương không nên lại gần khu vực có tinh dầu. Ngoài ra phụ nữ mang thai nên tham khảo chỉ định tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Dựa trên các thí nghiệm, có thể thống kê một vài tác dụng phụ do tinh dầu gây ra như:

  • Viêm da

Hiện này có nhiều loại tinh dầu được bày bán tràn lan với quảng cáo tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với tinh dầu cam bạn nên pha loãng để đảm bảo an toàn cho da. Tinh dầu cô đặc có dược tính khá mạnh có thể gây viêm hoặc phát ban nặng. Nếu không kịp thời phát hiện bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của các biện pháp y tế.

  • Ảnh hưởng sức khỏe tiêu hóa

Thông thường các loại tinh dầu đều được chống chỉ định sử dụng uống. Tuy nhiên nếu vô tình uống hay nuốt phát dù là lượng rất nhỏ bạn cũng nên cẩn trọng. Một lượng nhỏ tinh dầu khi đi vào cơ thể có nguy cơ gây nên những tác dụng phụ nghiêm trọng như: Mất kiểm soát cơ hay hôn mê.

  • Gây mất cân bằng nội tiết

Đối với tinh dầu oải hương nếu bạn thoa trực tiếp lên da sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống nội tiết. Có một trường hợp không may khi bé trai trước tuổi dậy thì vô tình thoa tinh dầu này lên cơ thể đã ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường. Theo quan sát cho thấy em bé đó phát triển theo chiều hướng nữ hóa. Nữ hóa tuyến vú làm cho một mô vú sưng lên khiến cơ thể bé trai biến đổi. Nhưng may thay sau khi ngừng sử dụng tinh dầu tình trạng này đã biến mất.

Liều lượng sử dụng của một loại tinh dầu không giống nhau. Tuy nhiên các khuyến nghị thường dựa trên thành phần và loại cây được chiết xuất để đánh giá. Do vậy khi dùng tinh dầu chúng ta nên chú ý làm theo hướng dẫn sử dụng được nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm. Đối với trường hợp bạn có thể tự chiết xuất tinh dầu, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ hiểu biết và nắm rõ thông tin về chúng để có thể xác định liều dùng hợp lý an toàn cho sức khỏe của bản thân.

Nhìn chung, tinh dầu thiên nhiên nguyên chất khi sử dụng nên được pha loãng với một số chất khác như là nước để đảm bảo nồng độ hạ xuống ở mức 3 - 5%. Bạn cũng có thể thực hiện làm loãng tinh dầu với tỉ lệ 1 thìa cà phê nước pha cho 1 giọt tinh dầu.

Để xác định bản thân có phù hợp với một loại tinh dầu nào đó bạn có thể thực hiện thoa lên miếng dán rồi dán lên cơ thể trong 24 giờ. Để tránh tác dụng vụ của tinh dầu với da bạn nên dán ở vùng cẳng tay . Nếu sau thời gian quy định cơ thể không xuất hiện bất kỳ kích ứng nào thì bạn có thể tháo miếng dán và vệ sinh sạch sẽ.

Như vậy tinh dầu có tốt cho sức khỏe không còn phụ thuộc vào thành phần và cách sử dụng của mỗi người. Bạn hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để tránh gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng tinh dầu.

Xông tinh dầu có ảnh hương gì không?

Cẩn trọng khi dùng tinh dầu, kể cả tinh dầu tự nhiên! Bác sĩ Nguyên cho biết việc xông tinh dầu tự nhiên vừa lợi vừa hại. Kể cả các loại tinh dầu có nguồn gốc tự nhiên như long não, ngải thơm... cũng gây hại cho con người khi hít quá nhiều. Biểu hiện phổ biến là co giật, kích thích quá độ.

Hít tinh dầu có tác dụng gì?

Khi hít vào, tinh dầu tác động vào hệ thần kinh trung ương, kích thích thần kinh não bộ, giúp con người hưng phấn, chống mỏi mệt, có tác dụng thư giãn sau khi làm việc mệt mỏi, căng thẳng.

Tinh dầu sả có tác hại gì không?

3Lưu ý khi sử dụng tinh dầu sả Sả có thể gây dị ứng hoặc kích ứng da khi sử dụng tại chỗ, và đặc biệt các vùng da quanh mắt, mũi, môi. Hãy ngưng sử dụng nếu bạn gặp phải những biểu hiện như: phát ban, nóng rát,… Và nếu cơ địa dễ dị ứng, hoặc đang mắc một số bệnh về da như chàm, bạn cũng không nên dùng dầu sả lên da.

Tại sao nên sử dụng tinh dầu?

Với khả năng làm thơm, khử mùi, sát khuẩn, kháng viêm… tinh dầu có thể tạo ra hàng ngàn những ứng dụng hữu ích. Một vài giọt tinh dầu trong phòng khách, phòng ngủ cũng làm cho tâm trí được thả lỏng, xua tan những mệt mỏi sau ngày dài làm việc để tận hưởng cảm xúc xum vầy, hạnh phúc bên gia đình.