Nghén nhiều khi mang thai có tốt không

Ốm nghén có tốt không? Đây là một vấn đề nhiều mẹ thắc mắc khi gặp vấn đề này trong thai kỳ. Tuy nhiên lại có nhiều ý kiến trái chiều về việc này. Bạn nên tin tưởng quan điểm nào?

Một trong những vấn đề nổi cộm trong ba tháng đầu của thai kỳ chính là ốm nghén. Nhưng với mỗi mẹ tình trạng này lại lên xuống khác nhau.

Đối với một số mẹ, nghén chỉ như một “cơn gió thoảng”, mang đến vài ngày buồn nôn, dăm bừa là hết. Còn với số còn lại lại thuộc thể loại nghén “bền như nhựa, nghén chắc như keo”, bám dính mẹ suốt mấy tuần, thậm chí là cả thai kỳ.

Nghén nhiều khi mang thai có tốt không

Lúc ấy, nhiều mẹ đặt ra câu hỏi “Ốm nghén có tốt không?” Điều này được chúng tôi giải đáp qua bài viết sau đây

SỰ THẬT VỀ ỐM NGHÉN

Nghén là gì?

Nghén là vấn đề thường gặp của mẹ bầu trong những tháng đầu của thai kỳ được giải thích là do sự tăng lên đột biến hormone HCG trong thời kỳ này trong cơ thể người mẹ.

Do đo, thai phụ sẽ có khướu giác và dạ dày rất nhạy cảm, dẫn đến buồn nôn khó chịu nhiều lần trong ngày. Người ta gọi hiện tượng này là thai hành hay thai nghén.

Có những mẹ chỉ nghén trong vong mấy tháng đầu của thai kỳ, cũng có mẹ tình trạng này dai dẳng trong suốt thai kỳ.

Ốm nghén có tốt không?

Câu trả lời của ốm nghén có tốt không chính là TÙY. Nghén thì gần như các mẹ bầu không ai có thể “thoát” được tuy nhiên lại khác nhau theo từng mẹ.

Theo nhiều giả thuyết, nghén là một cơ chế để mẹ có thể đào thải những chất không tốt cho thai nhi ra ngoài cơ thể. Khi mẹ tiếp xúc với mùi hay thức ăn lạ đối với con sẽ có cảm giác khó chịu, sợ mùi hay thậm chí là nôn luôn. Nếu tình trạng nghén của mẹ chỉ buồn nôn nhẹ nhàng trong vài ngày thì tình trạng này sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ.

Tuy nhiên khi nghén kéo dài thì đây lại thật sự trở thành “kẻ thù” cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì sao ư? Tình trạng này sẽ khiến mẹ mất nước, giảm dinh dưỡng thậm chí có nguy cơ con nhẹ cân, dị tật, sẩy thai.

Mời mẹ lắng nghe tư vấn của Ths. Bs Trần Ngọc Đính – trưởng khoa D5 bệnh viện phụ sản Hà Nội về vấn đề này:

Ốm nghén có tốt không - lời khuyên của chuyên gia

Phân biệt ốm nghén TỐT và KHÔNG TỐT.

Nhưng đã nói ở trên, tình trạng nghén bình thường hay nặng sẽ ảnh hưởng đến việc ốm nghén có tốt không. Nếu tình trạng nghén thường, mẹ vẫn có thể an tâm và sử dụng các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt để giảm vấn đề này. Và ngược lại, nghén nặng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và cần điều trị tích cực.

Nghén thường và nghén nặng dựa vào: thời gian nôn, tính chất cơn buồn nôn, số lần nôn trong ngày, mức độ sụt cân, mất nước của mẹ và mức độ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người mẹ.

Nếu nghén thường chỉ kéo dài 1-2 tuần thậm chí là vài ngày thì nghén nặng kéo dài dai dẳng hàng tháng thậm chí là cả thai kỳ

Trong khi các mẹ nghén nhẹ và vừa chỉ buồn nôn thoáng qua khi gặp mùi lạ, buồn nôn 1-2 lần trong ngày thì với số gặp nghén nặng sẽ buồn nôn, khó chịu suốt cả ngày. Nghén trở thành nỗi ám ảnh của mẹ.

Khi người mẹ nghén nhẹ hầu như chỉ nôn khan, thì người nghén nặng sẽ nôn ra nước, nôn ọc ra thức ăn, thậm chí với tình trạng nghén dai dẳng mẹ sẽ có cảm giác như đau dạ dày, nôn ra mật xanh, mật vàng và dịch chua.

Ngoài ra, việc phân biệt nghén thường, nghén nặng và quyết định việc điều trị còn phụ thuộc vào thể trạng của từng mẹ và mức độ ảnh hưởng của ốm nghén đến cuộc sống, sinh hoạt của mỗi người.

VINGER 6 CÓ NÊN DÙNG ĐỂ GIẢM NGHÉN KHI MANG THAI

Như vậy, vấn đề ốm nghén có tốt không phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của nghén. Không nên dựa theo một vài góc nhìn phiến diện, một vài nghiên cứu không có tính thống kê mà cần dựa vào thể trạng của mỗi mẹ.

Điều đáng nói ở đây là có nhiều mẹ có QUAN NIỆM CŨ VÀ LỆCH LẠC rằng ốm nghén cần phải chịu đựng, ốm nghén hầu như mẹ nào cũng bị và chịu được thì tốt cho con là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trong một vài trường hợp đã gây hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và con. Mẹ cũng nên giảm nghén từ đầu, để giảm thiểu mức độ nặng.

Nếu mẹ nghén nặng cần tiên quyết ĐIỀU TRỊ giảm nghén cho mẹ, tránh gây tình trạng nghén tiến triển thành nhiễm độc thai nghén ba tháng đầu.

Ốm nghén khi mang thai quả thật là cơn ác mộng của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên có một tin vui cho các mẹ bầu bị nghén: nghiên cứu gần đây đã chỉ ra ốm nghén là tín hiệu của một em bé khỏe mạnh và thông minh.

Nghén nhiều khi mang thai có tốt không

 Mẹ bầu bị nghén thường sinh con thông minh?

Triệu chứng ốm nghén là gì?

Theo thống kê thì ốm nghén ảnh hưởng tới hơn 85% phụ nữ mang thai. Các triệu chứng ốm nghén bao gồm buồn nôn, nôn, rối loạn ăn uống (sợ thức ăn hoặc thèm thức ăn), mệt mỏi, thường gặp nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ do sự thay đổi của các hormon.

Từ tam cá nguyệt thứ 2, khi cơ thể đã làm quen với sự thay đổi thì các triệu chứng ốm nghén giảm dần. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt triệu chứng ốm nghén có thể kéo dài đến hết tam cá nguyệt thứ 2, thậm chí cả tam cá nguyệt thứ 3.

 

Mẹ bầu nghén thường sinh con thông minh đúng hay sai?

Một nghiên cứu hồi cứu thực hiện tại bệnh viện Nhi Toronto cho thấy mối liên quan giữa tình trạng ốm nghén trong quá trình mang thai với nhiều lợi ích. Dựa trên các dữ liệu thu thập được từ 10 công trình nghiên cứu độc lập, tiến hành ở 5 quốc gia khác nhau từ năm 1992 tới 2012, trên 850.000 thai phụ. Kết quả cho thấy ốm nghén khi mang thai có liên quan đến giảm tỉ lệ sinh non, cân nặng khi sinh thấp. Nguy cơ sẩy thai ở bà mẹ không trải qua ốm nghén cũng cao hơn khoảng 3 lần. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tỉ lệ sinh con dị tật bẩm sinh ở bà mẹ ốm nghén thấp hơn 30-80% so với bà mẹ khỏe mạnh.

Nhiều năm sau kể từ khi ghi nhận số liệu, các thử nghiệm kiểm tra trí thông minh của trẻ được thực hiện. Kết quả cho thấy: các trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ ốm nghén có chỉ số IQ, điểm số ngôn ngữ và hành vi nói chung cao hơn so với trẻ sinh ra bởi bà mẹ khỏe mạnh.

Chỉ dựa trên các nghiên cứu này thì không thể kết luận rằng bà mẹ ốm nghén thì sẽ sinh con thông minh. Tuy nhiên có thể thấy ốm nghén có liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể và đó là tín hiệu của một thai kỳ mạnh khỏe. Có thể xem xét sự liên quan giữa trí thông minh của trẻ với việc ốm nghén trên góc độ: ốm nghén là dấu hiệu của một thai kỳ ổn định, tỉ lệ trẻ sinh non, sinh con nhẹ cân thấp hơn ở các bà mẹ ốm nghén, từ đó dẫn tới chỉ số thông minh ở nhóm này cao hơn so với nhóm trẻ sinh ra bởi các bà mẹ không ốm nghén.

Xem thêm: Bí quyết giúp con thông minh từ trong bụng mẹ / Bầu ăn gì cho con thông minh từ trong bụng?

 

Ốm nghén quá mức có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Tình trạng ốm nghén khiến bà mẹ không ăn uống được dẫn tới mệt mỏi và nguy cơ bị thiếu chất. Tuy nhiên tình trạng ốm nghén nghiêm trọng thường chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khi đó thai nhi vẫn còn rất nhỏ và em bé hầu như sẽ không bị ảnh hưởng gì. Các bà mẹ chỉ cần lưu ý bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là acid folic với hàm lượng 400mcg/ngày để phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi, sắt để phòng ngừa thiếu máu và DHA, EPA cho sự phát triển não bộ, thị giác của em bé trong giai đoạn này.

Nôn nhiều cùng với tăng acid dịch vị cũng có thể khiến mẹ bầu bị bỏng rát cổ họng, viêm họng. Lời khuyên cho các bà mẹ bị nghén là không nên ép buộc bản thân phải ăn quá nhiều, hãy ăn những món mình thích ăn, (tất nhiên là trừ những thứ không tốt cho sức khỏe), ăn nhiều bữa phụ trong ngày. Một số biện pháp có thể giúp giảm nghén như sử dụng gừng, sử dụng các thuốc trung hòa acid dịch vị để giảm cảm giác bỏng rát. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B6 cũng được cho là có thể cải thiện tình trạng nôn nghén.

Nghén nhiều khi mang thai có tốt không

 Gừng, chanh và các thuốc bổ chứa vitamin B6 có thể cải thiện ốm nghén khi mang thai

Khi bà mẹ nôn nghén nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các thuốc chống nôn, tuy hiện hiện nay mới chỉ có duy nhất một loại thuốc được FDA chấp thuận cho sử dụng để chống nôn nghén cho phụ nữ có thai là Bonjesta (doxylamin succinat 20mg, pyridoxine hydrochloride 20mg). Các mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc chống nôn nếu không có chỉ định của bác sĩ vì sử dụng thuốc không đúng có thể ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén nặng

Tóm lại: ốm nghén là biểu hiện hết sức bình thường, thậm chí đôi khi đó còn là tín hiệu cho thấy em bé phát triển khỏe mạnh. Thông thường thì qua 3 tháng đầu triệu chứng ốm nghén có thể giảm bớt. Để đối phó với tình trạng ốm nghén các mẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian như gừng, chanh và bổ sung thêm vitamin B6 qua thuốc bổ bà bầu để giảm triệu chứng nôn nghén.

Nghén nhiều có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp thai phụ nôn ói quá nhiều có thể khiến cơ thể bị mất nước. Đồng thời, các bà bầu cũng bị nhạy cảm hơn với mùi thức ăn, dẫn tới ăn không ngon, chán ăn. Không chỉ vậy, nhiều bà bầu còn bị hoa mắt, chóng mặt, sụt cân vì không ăn được, không được cung cấp đủ dưỡng chất.

Tại sao lại bị nghén khi mang thai?

Nguyên nhân gây ốm nghén Nồng độ hormone tăng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ là nguyên nhân phổ biến nhất. Giảm lượng đường trong máu cũng là một lý do khác gây ốm nghén. Buồn nôn và ói mửa cũng thường được kích hoạt bởi một số mùi nồng, thức ăn cay nóng, nước bọt... hoặc thậm chí là không có tác nhân nào.

Nghén cảm giác như thế nào?

Ốm nghén hiểu đơn giản là cảm thấy buồn nôn và nôn, xảy ra nhiều lần trong một ngày. Với đa số bà bầu thì triệu chứng ốm nghén khi mang thai thường bắt đầu sớm nhất từ tuần thứ 4 - 6 của thai kỳ và sẽ thuyên giảm sau ba tháng đầu. Tuy nhiên, một số người lại diễn biến tình trạng ốm nghén nặng hơn và khó kiểm soát.

Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai?

8 bí quyết giảm ốm nghén khi mang thai cho mẹ bầu.
Thay đổi chế độ ăn uống. 3 tháng đầu là khoảng thời gian hầu hết mẹ bầu nào cũng trải qua ốm nghén khi mang thai. ... .
Làm bạn với gừng. ... .
Chanh và nước chanh. ... .
Không để bụng đói. ... .
Hạn chế đồ chiên, xào chứa nhiều chất béo. ... .
Ăn trước khi đi ngủ ... .
Giải tỏa tâm lý ... .
Tập luyện hợp lý.