Văn học phương Đông và phương Tây

Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây? Một số suy nghĩ rút ra đối với Việt Nam?

Văn hóa ở phương đông và phương tây nó sẽ có những sự khác biệt cơ bản có thể thấy rõ được, trong quá trình hội nhập và phát triển thì cần giao lưu các nền văn hóa để tạo ra cơ hội cho mỗi quốc gia phát huy tích cực đối với mỗi nền kinh tế. Vậy để biết Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây? Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây:

Cách chào hỏi

Văn hóa ở mỗi nơi sẽ có những đặc điểm không giống nhu và ở mỗi quốc gia thì sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây được thể hiện rất rõ ràng trong cách họ chào hỏi. Các nước phương Tây rất tôn trọng sự bình đẳng nên cách chào hỏi của họ khá thoải mái. Họ thường bắt tay nhau bình thường giữa nam và nữ. Đối với người thân, bạn bè thì họ sẽ trao nhau nụ hôn lên má hoặc phớt qua trên môi.

Khác với sự cởi mở của phương tây thì văn hóa chào hỏi ở phương Đông thì khá quy tắc nề nếp trong việc chào hỏi, trước đây, đàn ông và phụ nữ gặp nhau thì vái chào, nghiêng mình, sau này thì bắt tay chứ không có ôm hôn, hành động ôm hôn chỉ dành cho những người đang yêu nhau hoặc vợ chồng.

Quan niệm về ăn mặc

Không cần phải tìm hiểu qua sách báo quá nhiều trên thực tế cũng có thể thấy người phương Tây ăn mặc khá thoải mái, thậm chí những hình ảnh khỏa thân vẽ tranh, tạc tượng là để mọi người cùng chiêm ngưỡng cái đẹp.

bên cạnh đó thì người dân có một đặc điểm mà đã ăn sâu vào văn hóa đó là ở phương Đông thì ăn mặc kín đáo, những trang phục thiếu vải, hoặc khỏa thân được xem là xúc phạm đến thuần phong mỹ tục và giá trị con người, đặc biệt là phụ nữ.

Quan niệm về ăn uống

Về quan điểm này thì phương Tây thường nếu có dịp nào đó khi rủ nhau đi ăn thì mỗi người sẽ tự động trả tiền cho phần ăn của mình, còn đối với các bữa tiệc thì sẽ được chia đều cho cả nhóm.

Xem thêm: Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc?

Ngược lại thì văn hóa phương Đông thì khi mời người ta đi ăn thường sẽ trả tiền cho cả hai bên, mời qua mời lại.

Quan niệm về giáo dục con cái

Người phương Tây luôn dạy con tính tự lập cao, khuyến khích việc chúng vừa học vừa làm để có tiền tiêu xài và biết quý trọng tiền bạc.

Còn cha mẹ phương Đông thì không khuyến khích việc con cái đi làm thêm vì cho rằng nó ảnh hưởng đến việc học và khiến họ bị người ngoài sỉ nhục không thể lo cho con thật đầy đủ.

Trách nhiệm đối với con cái

Phương Tây thì khi con cái đến độ tuổi trưởng thành thì cha mẹ sẽ hết trách nhiệm nuôi nấng và chu cấp.

Ngược lại, người phương Đông thì lại luôn lo cho con cái, thậm chí là cháu chắt, trách nhiệm tự nguyện lâu dài.

Giao tiếp ngôn ngữ

Xem thêm: Dân tộc Kinh là gì? Có bao nhiêu họ? Đặc điểm dân tộc Kinh?

Văn hóa phương Tây thường giao tiếp thoải mái, khi nói họ nhìn vào mắt nhau để thể hiện sự bình đẳng, họ thẳng thắn đi vào vấn đề với những câu nói và nhận xét của mình.

Ở phương Đông lại có chút e dè, vòng vo, không trực tiếp đi vào vấn đề mà sẽ đi theo lối vòng quanh.

Sự bình đẳng giới

Văn hóa của người phương Tây cực kỳ coi trọng phụ nữ, họ xem bình đẳng giới là điều hiển nhiên, mọi hành động và lời nói đều thể hiện điều đó.

Còn với văn hóa phương Đông lại trọng nam khinh nữ, dù cố thay đổi suốt bao năm qua nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm bất cập, phụ nữ vẫn bị xem là chỉ nên ở nhà nuôi con, tiếng nói không có trọng lượng.

Sự tự do

Ở phương Tây, quyền tự do hơn được ủng hộ và phổ biến. Còn ở phương Đông, quyền tự do cá nhân có thể bị hạn chế do liên kết chặt chẽ với các mối quan hệ trong gia đình.

Lên kế hoạch

Xem thêm: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam

Mọi thứ của người phương Tây dường như đều được lên kế hoạch một cách chặt chẽ, đặc biệt là việc đi thăm ai đó họ sẽ báo trước. Người phương Đông làm việc theo cảm tính là đa phần, thích là làm và thường làm theo hứng thú của bản thân.

Người phương Tây tính đúng giờ luôn rất cao, cả trong công việc và các cuộc hẹn còn người phương Đông lại thường ít khi tuân thủ nguyên tắc giờ giấc nghiêm ngặt.

Sự riêng tư của con cái

Trong văn hóa phương Tây thì cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư của con cái một cách cao nhất, họ không mở những thư từ riêng của con.

Còn cha mẹ phương Đông lại có thể tự nhiên mở thư của con cái trước rồi sau đó mới đưa lại.

Chuyện yêu đương, kết hôn của con cái

Ở phương Tây, người ta thoải mái trong việc yêu đương của con cái, miễn không ảnh hưởng đến việc học tập và trưởng thành của chúng. Khi con cái trưởng thành thì tự do yêu đương và kết hôn, cha mẹ không can thiệp quá nhiều, chỉ đưa ra lời khuyên.

Còn phương Đông, cha mẹ lại khá nghiêm khắc trong chuyện yêu đương của con cái, đặc biệt là khi còn học sinh. Họ luôn muốn sắp xếp hôn nhân khi con cái lớn với các lựa chọn môn đăng hộ đối hay can thiệp quá sâu vào việc lựa chọn.

Tình yêu và hôn nhân

Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây thể hiện rất rõ ở quan niệm về tình yêu và hôn nhân. Ở phương Tây, hôn nhân dựa trên tình yêu là chủ yếu.

Trong khi đó, ở nhiều nước phương Đông, hôn nhân sắp đặt lại phổ biến hơn. Thậm chí, một vài quốc gia lạc hậu, vấn đề hôn nhân bị sắp đặt rất nặng nề.

Giao tiếp với sếp

Phương Tây thì dù là sếp với nhân viên vẫn luôn thể hiện sự bình đẳng rõ rệt. Nhân viên họ sẽ lên tiếng nếu thấy sếp đang bất công với quyền lợi trong công việc cũng như góp ý kiến thẳng thắn.

Còn người phương Đông lại sợ mất lòng sếp nên không dám trực tiếp bày tỏ ý kiến dù gặp nhiều vấn đề không thỏa đáng.

Cách xử lý khi gặp vấn đề

Nếu người phương Tây luôn đối diện trực tiếp với vấn đề để giải quyết và tìm kiếm giải pháp nhanh chóng thì người phương Đông lại có biểu hiện né tránh, họ cảm thấy sợ hãi khi có rắc rối nào đó xảy ra.

Văn hóa giao tiếp ở nơi công cộng

Người phương Tây luôn tuân thủ những văn hóa nơi đông người như không hút thuốc, nói năng lịch sự, nhã nhặn.

Còn người phương Đông lại thường ít khi tuân thủ những quy tắc này, một số người còn cố tình nói to ở chốn đông người để thể hiện uy quyền.

Quan niệm về cái đẹp

Nếu phương Tây thích vẻ đẹp tự do, khỏe khoắn với làn da rám nắm thì người phương Đông lại tỏ ra yêu thích sự dịu dàng, mong manh, làn da trắng.

Phương Tây thích vẻ đẹp độc đáo và khác biệt còn ngược lại người phương Đông thích nét cổ điển, kín đáo.

Cá nhân với gia đình

Người phương Tây luôn ưu tiên cho cá nhân, đặt bản thân lên đầu tiên. Trong khi đó, người phương Đông lại ưu tiên nhiều hơn cho gia đình và đặc biệt là người lớn tuổi.

Khi đi du lịch

Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây còn thể hiện trong cách người dân đi du lịch, tham quan.

Khách du lịch phương Tây khi đi tham quan thường thích đi bộ tận hưởng cảnh quan thiên nhiên, uống rượu, bơi, ghi nhớ cảnh đẹp vào trong trí óc còn người phương Đông ghi nhớ những kỷ niệm nhờ máy ảnh.

Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây rất nhiều. Nó xuất phát từ trong tư tưởng về mọi hành động, lời ăn tiếng nói và phương thức giao tiếp. Vì vậy, cần nắm rõ những quan điểm trên để có thể hiểu và hòa nhập vào những môi trường sống khác nhau giữa hai nền văn hóa.

2.  Một số suy nghĩ rút ra đối với Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực châu Á nên trong quá trình phát triển, nền văn hóa Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các đặc trưng văn hóa của các quốc gia phương Đông nói chung. Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng giao lưu văn hóa Đông – Tây. Do đó, để chủ động trong việc “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc” (2) (2) như Đại hội XI của Đảng đã khẳng định, có thể nêu một số suy nghĩ trong cách ứng xử và xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, cần tạo lập một môi trường đa văn hóa trong phát triển văn hóa ở mỗi quốc gia. Tính đa văn hóa trong phát triển văn hóa quốc gia hiện nay được hiểu là tính chất đa dạng, sự giao lưu và tồn tại đan xen các dạng thức văn hóa khác nhau trong một nền văn hóa thống nhất. Môi trường đa văn hóa ấy cần được hiểu ở cả hai chiều cạnh:

Một là,tạo ra sự giao lưu và tính tiếp biến giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại; và hai là, tạo lập môi trường giao lưu giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Bài học của các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới cho thấy, tạo lập một môi trường đa văn hóa không những không cản trở mà còn tạo động lực cho sự phát triển của quốc gia.

Thứ hai, phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế của văn hóa Đông – Tây trong việc tạo lập một nền văn hóa mới. Là một quốc gia phương Đông, dĩ nhiên nền văn hóa của Việt Nam trong tương lai phải là một nền văn hóa mang bản sắc phương Đông.

Thứ ba, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Xu thế hội nhập thế giới khiến mỗi nền văn hóa ngày càng mở rộng giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới, đặc biệt là sự giao lưu giữa hai nền văn hóa Đông và Tây.

Như vậy, quá trình nghiên cứu và đi đến khẳng định sự khác biệt trong văn hóa Đông – Tây chính là để thấy rõ hơn sự cần thiết phải kết hợp văn hóa Đông – Tây trong xây dựng và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia trong bối cảnh hiện nay./.