Sự khác nhau giữa lớp ghép và lớp đơn

Năm học: ..............

Họ và tên: ...................................................................................................................

Đơn vị: ........................................................................................................................

1. Kế hoạch dạy học lớp ghép và một số ví dụ cụ thể về kế hoạch dạy học:

Lớp ghép là một loại hình đào tạo đặc thù thường được tổ chức ở những vùng khó khăn với số lượng học sinh không đủ để mở lớp đơn hoặc số lượng học sinh mỗi trình độ vừa ít lại vừa thiếu phòng học. Do đó, đòi hỏi giáo viên dạy học lớp ghép phải là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, nỗ lực rất nhiều trong phương pháp giảng dạy và đặc biệt là tâm huyết với nghề. Đồng thời, giáo viên dạy học lớp ghép phải có những kĩ năng cần thiết để tổ chức dạy học lớp ghép:

- Nắm rõ đối tượng học sinh của các nhóm trình độ khác nhau từ đó giúp giáo viên lựa chọn những phương pháp cũng như hình thức dạy học phù hợp.

- Xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt phù hợp theo từng tháng, từng tuần học phù hợp với các nhóm trình độ.Khi thực hiện kế hoạch dạy học, không bắt buộc giáo viên thực hiện chương trình một cách máy móc, hình thức (như dạy đúng tuần, đúng tiết, đúng thời lượng của mỗi tiết), quan trọng là thực hiện chương trình hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh sao cho cuối năm học tất cả học sinh trong mỗi lớp đạt được yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khi sắp xếp kế hoạch dạy học cần lưu ý:

- Ghép những bài học kiến thức mới ở trình độ này với những bài ôn tập, luyện tập, thực hành ở trình độ kia.

- Hạn chế ghép những môn học đánh giá bằng nhận xét với những môn học đánh giá bằng điểm số.

- Đối với 2 môn Tiếng Việt và Toán, dạy học theo đúng nội dung chương trình cho từng nhóm trình độ. Các môn còn lại có thể tổ chức dạy học chung cho các nhóm trình độ khác nhau. Lựa chọn nội dung chương trình của nhóm trình độ thấp làm cơ sở, nội dung chương trình của nhóm trình độ cao được xem là phần mở rộng.

* Sự khác nhau giữa xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp ghép và lớp đơn:

Kế hoạch dạy học trong một tuần ở LG là cho nhiều NTĐ khác nhau.

Kế hoạch dạy học LG rất linh hoạt, có tính sáng tạo và mang dấu ấn của mỗi cá nhân. GV có thể thay đổi thứ tự các tiết học trong ngày, các bài học trong tuần, không theo kế hoạch dạy học chung của nhà trường nhưng vẫn đảm bảo số bài, số tiết đã được quy định trong tuần của chương trình quốc gia. Công việc này được hoàn tất do chính GV dạy LG.

GV dạy LG cần phải được trao quyền chủ động và linh hoạt nhiều hơn nhằm thích ứng với những đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng LG.

GV dạy LG phải tự xây dựng KHDH. Không ai có thể thay thế GV dạy LG trong việc xây dựng KHDH

** Những căn cứ để xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp ghép:

  • Chương trình tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để nắm vững được kế hoạch dạy học ở tiểu học: số môn học quy định cho các khối lớp, số tiết học trong một tuần của mỗi lớp học, số tiết học của mỗi môn học trong một tuần. Ví dụ: giai đoạn lớp 1, 2, 3 gồm 6 môn học, giai đoạn lớp 4, 5 gồm 9 môn học; đối với lớp 1 là 22 tiết/ tuần, với lớp 2 là 23 tiết/ tuần,...
  • Hướng dẫn phân phối chương trình các môn học ở các lớp. Trong hướng dẫn đã chỉ rõ trình tự các tiết học, tên bài học theo một lôgíc chặt chẽ trong mỗi tuần và trong cả năm học cho từng môn học.
  • Yêu cầu về mục tiêu, nội dung của các môn học trong từng lớp học; yêu cầu về mục tiêu, nội dung bài học trong từng chương, từng phần.
  • Các quy định về chuyên môn như: thời lượng một tiết học, chế độ cho điểm, đánh giá,..
  • Tình hình HS trong lớp, số NTĐ trong lớp.
  • Điều kiện cơ sở vật chất trong phòng học, đồ dùng dạy và học, điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương.

*** Xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp ghép:

Có 3 cách sắp xếp (cách ghép) các môn học như sau:

  • Các NTĐ khác nhau học các môn học khác nhau. Ví dụ: Trình độ A học môn Toán, trình độ B học Tiếng Việt.
  • Các NTĐ học các bài học theo các phân môn của một môn học. Ví dụ: trình độ A học phân môn Tập đọc, trình độ B học phân môn Tập làm văn.
  • Các NTĐ học chung một môn học nhưng các TĐ khác nhau phải đạt tới những mục đích, yêu cầu khác nhau.

Kế hoạch dạy học đã lập phải đảm bảo:

  • Đầy đủ số tiết học, môn học, bài học và các quy định về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Thực thi, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người GV khi tổ chức các hoạt động học tập trong LG, thể hiện một cách sắp xếp khoa học, hợp lí giữa các môn học, bài học giữa các NTĐ trong LG.
  • Phù hợp với cơ sở vật chất của lớp học, đồ dùng dạy học, đối tượng HS và điều kiện tự nhiên, xã hội của địa bàn LG đóng.

Trong thời gian qua, việc dạy học theo mô hình lớp ghép đã góp phần giải quyết trình trạng thiếu giáo viên, thiếu trường, lớp và góp phần giải quyết công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

 Hiện nay, mô hình này được đánh giá là mô hình dạy học mang tính nhân văn cao; Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng cán bộ quản lý và giáo viên khi xây dựng môi trường học tập lớp ghép cần lưu ý những yêu cầu sau:

Cần căn cứ vào hoàn cảnh thực tế, căn cứ vào đối tượng, trình độ, hoàn cảnh từng học sinh để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp.

Cần xây dựng kế hoạch dạy học thật cụ thể, cần trao quyền chủ động, linh hoạt cho giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp ghép; giáo viên dạy lớp ghép cần nắm chắc phân phối chương trình các môn học ở các lớp ghép (số tiết của mỗi môn học, trình tự sắp xếp các tiết học, bài học…)

Sự khác nhau giữa lớp ghép và lớp đơn

Khi xây dựng kế hoạch bài học, giáo viên cần lựa chọn đơn vị kiến thức cơ bản, cần thiết, tránh ôm đồm; hình thức tổ chức các nhóm học tập cần linh hoạt, cần chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đối tượng, các nhóm trình độ, phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể…

Hoạt động dạy học của giáo viên lớp ghép có nhiều vất vả hơn lớp đơn nhiều, vì trong cùng một không gian và thời gian, giáo viên phải tổ chức dạy học cho nhiều nhóm học sinh ở các trình độ, lứa tuổi khác nhau.

Mong sao các giáo viên dạy học lớp ghép đề cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt để chất lượng dạy học ở các lớp ghép hiệu quả./.

Giang Quốc Trung - Phòng Giáo dục Tiểu học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 9548/BGDĐT-GDTH
V/v hướng dẫn quản lý và tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2008

Kính gửi: Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo

Lớp ghép và tổ chức dạy học lớp ghép là một thực tế kháchquan trong giáo dục tiểu học ở những địa bàn đặc biệt khó khăn. Tổ chức dạy họclớp ghép là đòi hỏi cấp thiết để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục và từngbước nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn. Để thống nhất quản lý và tổchức dạy học lớp ghép, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đàotạo thực hiện những nội dung cụ thể như sau:

1. Mục đích, yêu cầu quản lý và tổ chức dạy học lớp ghép.

Dạy học lớp ghép là hình thức tổ chức dạy học mà một giáoviên trong cùng một thời gian và không gian có trách nhiệm dạy học cho học sinhở hai hay nhiều nhóm trình độ (lớp) khác nhau nhằm đạt được mục tiêu giáo dụcđặt ra cho từng nhóm trình độ.

Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghépnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học. Mỗi lớp ghép không quá 15 họcsinh và không quá 2 trình độ. Trường hợp đặc biệt có thể ghép 3 trình độ nhưngmỗi lớp không quá 10 học sinh. Hạn chế tổ chức lớp ghép ở lớp đầu cấp (lớp 1)và lớp cuối cấp (lớp 5), nên tổ chức lớp ghép gồm các trình độ liền nhau.

Lớp ghép có học sinh ở 2 nhóm trình độ được gọi là “Lớp ghép2 trình độ”. Ví dụ: Lớp ghép có học sinh nhóm trình độ lớp 2 và học sinh nhómtrình độ lớp 3 thì được viết là Lớp ghép (2+3). Lớp ghép có học sinh ở 3 nhómtrình độ được gọi là “Lớp ghép 3 trình độ”. Ví dụ: Lớp ghép có 3 nhóm trình độlớp 2, lớp 3 và lớp 4 thì được viết là Lớp ghép (2+3+4). Lớp ghép 2 trình độhoặc 3 trình độ đều được tính là 1 đơn vị lớp ghép.

Trong tổ chức dạy học lớp ghép, tập trung dạy học 2 mônTiếng Việt và Toán theo đúng quy định của chương trình, các môn học còn lạiđược vận dụng chương trình một cách linh hoạt phù hợp với khả năng nhận thứccủa đối tượng học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của lớp học.

2. Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học và tổ chứccác hoạt động dạy học lớp ghép.

a. Xây dựng kế hoạch dạy học

Giáo viên dạy lớp ghép trực tiếp xây dựng Kế hoạch dạyhọc (theo hướng dẫn ở phần Phụ lục đính kèm). Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm hỗ trợ giáo viên xây dựng Kế hoạch dạyhọc. Hiệu trưởng phê duyệt và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch dạy học củagiáo viên.

Căn cứ vào chương trình các môn học đã quy định, giáo viênđược phân công dạy lớp ghép lập kế hoạch dạy học cho cả năm, mỗi học kỳ, từngtháng, từng tuần học phù hợp với các nhóm trình độ.

Khi thực hiện kế hoạch dạy học, không bắt buộc giáo viênthực hiện chương trình một cách máy móc, hình thức (như dạy đúng tuần, đúngtiết, đúng thời lượng của mỗi tiết), quan trọng là thực hiện chương trình hợplý, phù hợp với đối tượng học sinh sao cho cuối năm học tất cả học sinh trongmỗi lớp đạt được yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định tại chươngtrình Giáo dục phổ thông được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT

Khi sắp xếp kế hoạch dạy học cần lưu ý:

- Ghép những bài học kiến thức mới ở trình độ này với nhữngbài ôn tập, luyện tập, thực hành ở trình độ kia.

- Hạn chế ghép những môn học đánh giá bằng nhận xét vớinhững môn học đánh giá bằng điểm số.

- Đối với 2 môn Tiếng Việt và Toán, dạy học theo đúng nộidung chương trình cho từng nhóm trình độ. Các môn còn lại có thể tổ chức dạyhọc chung cho các nhóm trình độ khác nhau. Lựa chọn nội dung chương trình củanhóm trình độ thấp làm cơ sở, nội dung chương trình của nhóm trình độ cao đượcxem là phần mở rộng.

b. Xây dựng kế hoạch bài học

Kế hoạch bài học cần thể hiện được các hoạt động dạy học chủyếu của giáo viên, hoạt động học của học sinh ở các nhóm trình độ khác nhau vàsự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động này. Kế hoạch bài học lớp ghép đượctrình bày theo hướng dẫn ở phần Phụ lục.

c. Tổ chức các hoạt động dạy học

Phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học trong mỗibuổi học: dạy học chung cả lớp,dạy học riêng từng nhóm trình độ, dạy học chomỗi cá nhân học sinh. Phân bổ thời gian làm việc với các nhóm trình độ trongtừng tiết học một cách hợp lý nhằm đảm bảo thời lượng thực học hiệu quả trongmỗi tiết học cho tất cả học sinh. Tích cực sử dụng phiếu giao việc trong quátrình dạy học để phát huy khả năng học tập độc lập và hợp tác nhóm của họcsinh; tăng cường khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa học sinh của các nhóm trình độvà giữa học sinh khá, giỏi với học sinh yếu.

3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh lớpghép tập trung vào 2 môn Tiếng Việt và Toán theo yêu cầu cơ bản cần đạt về kiếnthức, kĩ năng quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành ngày05/05/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý chủyếu được đánh giá về kĩ năng đọc; điểm tập đọc nội dung các môn học này đượctính là điểm kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ, cuối kỳ của chính các môn học đó.

Các môn học đánh giá bằng nhận xét cần coi trọng động viênsự tiến bộ của học sinh, khơi dậy hứng thú học tập để tất cả học sinh lớp ghépđều có thể đạt loại Hoàn thành vào cuối năm học.

4. Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học

Các địa phương tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất,trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho việc tổ chức dạy học lớp ghép.

Mỗi lớp ghép cần có đủ không gian cho việc dạy và học củatừng nhóm trình độ; đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị: mỗi nhóm trình độ có mộtbảng riêng, bàn ghế có thể sắp xếp cơ động để phục vụ việc học riêng cho từngnhóm trình độ.

Các trường có lớp ghép cần trang bị đồ dùng dạy học phù hợpvới đặc thù dạy học lớp ghép, tăng cường hoạt động sưu tầm và làm đồ dùng dạyhọc từ nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương; giáo viên ở các điểm trường chínhchia sẻ, hỗ trợ làm đồ dùng dạy học cho các lớp ghép.

5. Tổ chức thực hiện

a. Lập kế hoạch mở lớp ghép

Căn cứ vào kế hoạch phát triển giáo dục tiểu học của địaphương và số lượng học sinh các lớp tại các điểm lẻ của trường, Hiệu trưởng lậpkế hoạch mở các lớp ghép, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ vào đề nghịcủa Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt kế hoạch, bố trígiáo viên, chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm. Sở Giáo dụcvà Đào tạo chuẩn bị tài liệu, tổ chức bồi dưỡng giáo viên và giám sát việc tổchức dạy học lớp ghép của các Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Khuyến khích tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc trên 5buổi/tuần cho lớp ghép ở những nơi có điều kiện.

b. Bố trí giáo viên và cán bộ quản lý phụ trách

Các cấp quản lý chỉ đạo (Sở, Phòng) phân công cán bộ phụtrách quản lý chỉ đạo lớp ghép.

Giáo viên được bố trí dạy lớp ghép là giáo viên có năng lựcvà được bồi dưỡng về phương pháp dạy học lớp ghép thường xuyên hàng năm. Giáoviên dạy lớp ghép sinh hoạt chuyên môn ở tổ lớp ghép (nếu có) hoặc sinh hoạttheo các tổ chuyên môn của trường.

Việc dự giờ, sinh hoạt chuyên môn cần linh hoạt về thời gianvà hình thức tổ chức, chú ý đến yêu cầu về kỹ năng dạy học, rút kinh nghiệm kịpthời sau các tiết dạy cụ thể.

c. Chế độ chính sách

Thực hiện các chế độ chính sách cho người dạy và người họctheo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Tùy điều kiện thực tế, các địa phương có thể ban hành cácquy định hỗ trợ đối với lớp ghép, huy động sự trợ giúp của cộng đồng và các tổchức xã hội.

d. Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng

Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ, tổ chức sinh hoạtchuyên môn về lớp ghép.

Công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục ở lớpghép cần chú ý đến tính chất đặc thù của tổ chức dạy học lớp ghép.

Tổ chức tham quan trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viêndạy lớp ghép trong đơn vị trường, huyện, tỉnh. Tổ chức thi, giao lưu giáo viêndạy giỏi lớp ghép, nhằm thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và nâng cao năng lựcnghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên dạy lớp ghép.

Các đơn vị, cá nhân có thành tích tốt trong công tác quản lývà tổ chức dạy học lớp ghép được ưu tiên xem xét khen thưởng theo quy định.

Bộ yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ tình hình thựctế của địa phương để chỉ đạo các trường tiểu học có lớp ghép thực hiện hướngdẫn trên, đồng thời nêu rõ kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm kèm theo góp ý,kiến nghị về công tác này trong báo cáo học kì I, báo cáo cuối năm học gửi vềBộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Tiểu học).

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Các đơn vị có liên quan (để p/h);
- Lưu: VP, Vụ GDTH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC

(Lớp ghép 2 trình độ)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN …...

Lớp ghép …

Thứ - ngày

Tiết

Nhóm trình độ … (TrĐ….)

Nhóm trình độ … (TrĐ….)

Môn/Phân môn

Tên bài

Môn/Phân môn

Tên bài

Thứ hai
(ngày….)

1

2

3

4

5

Thứ ba
(ngày …)

1

2

3

4

5

…..

KHUNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC

(Lớp ghép 2 trình độ)

Nhóm trình độ …

Nhóm trình độ …

Môn/Phân môn:

Môn/Phân môn:

Tên bài:

Tên bài:

I. Mục tiêu

II. Đồ dùng dạy học

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu