Sự vật là gì lớp 3

Bố, mẹ, ông, bà, mèo, chó… chính là những từ ngữ chỉ sự vật. Tuy nhiên, bạn đã biết giải thích, hướng dẫn con làm bài tập về xác định từ ngữ chỉ sự vật là gì chưa? Đây là mảng kiến thức về luyện tập từ & câu khá quan trọng xuyên suốt trong môn tiếng Việt lớp 2 nâng cao và lớp 3. Cùng Ba La Cà tìm hiểu nhé.

Sự vật là gì?

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta được tiếp xúc và nhìn thấy rất nhiều sự vật như đồ dùng học tập, cây cối, con người, động vật, hiện tượng,… Những thứ này được gọi chung là sự vật

Từ chỉ sự vật là gì?

Từ chỉ sự vật là những từ dùng để chỉ tên của cây cối, con người, hiện tượng, đồ vật, con vật, cảnh vật.

Một số ví dụ về các từ chỉ sự vật

  • Ví dụ từ chỉ sự vật về con người: Cô giáo, thầy giáo, bố, mẹ, anh, chị, bạn, …
  • Ví dụ từ chỉ sự vật về đồ vật:  chiếc bút, quyển vở, bàn học, ghế ngồi, xe đạp,…
  • Ví dụ từ chỉ sự vật về con vật: Chó, mèo, chim, trâu, bò, sư tử, cá voi,…
  • Ví dụ từ chỉ sự vật về cây cối: Hoa hồng, cây táo, cây chanh, cây ổi,…
  • Ví dụ từ chỉ sự vật về cảnh vật: làng quê, con sông, đồi, núi, bãi biển,…
  • Ví dụ từ chỉ sự vật về hiện tượng: Mưa, nắng, gió, bão, sấm, sét,…

Đặc điểm của sự vật

+ Mô phỏng cụ thể, chính xác chủ thể thông qua thực tế khách quan.

+ Phản ánh hình ảnh, tính chất.

+ Tồn tại được và nhận biết được.

Từ khái niệm sự vật, có thể trả lời cho câu hỏi Từ chỉ sự vật là gì? Như sau:

Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên gọi của:

– Con người, các bộ phận của cong người.

– Con vật, các bộ phân của con vật.

– Các từ ngữ chỉ thời tiết, thời gian: Mùa hè, mùa thu, gió, mưa, nắng, …

– Những đồ vật, vật dụng hàng ngày: Thước, chảo, nồi, bếp ga,…

– Những từ ngữ chỉ thiên nhiên: Núi, hồ, đồi, biển, mây, sông, ao, rừng,…

Các loại từ chỉ sự vật

Các loại từ chỉ sự vật bao gồm các loại danh từ sau:

– Danh từ chỉ người: là danh từ chỉ người nằm trong một phần của danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ người là chỉ tên riêng, nghề nghiệp, chức cụ của một người.

Ví dụ như: Nguyễn Thị Huyền; Bí Thư, Chủ tịch nước, …

– Danh từ chỉ đồ vật: Là những vật thể được con người sử dụng trong cuộc sống.

Ví dụ như: Quạt, bút, thước, nồi, sách, lược, …

– Danh từ chỉ khái nhiệm: Là những danh từ chỉ sự vật mà ta không thể cảm nhận trực tiếp bằng giác quan được.

Ví dụ như: Quan điểm, thói quen, mối quan hệ, đạo đức, tính cách, cảm xúc …

– Danh từ chỉ hiện tượng: Là loại danh từ chỉ sự vật mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng giác quan. Hiện tượng là tất cả những gì xảy ra trong một khoảng thời gian, không gian. Những hiện tượng tự nhiên mà con người có thể nhận thấy.

Ví dụ như: Bão lũ, sấm chớp, sét, nắng, … Một số hiện tượng xã hội như: Chiến tranh, nghèo đói, áp lực …

– Danh từ chỉ đơn vị: Có thể hiểu theo hai khía cạnh, hiểu theo nghĩa rộng thì danh từ chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật và hiểu theo khía cạnh căn cứ theo đặc trưng ngữa nghĩa vào phạm vi sử dụng thì có thể chia danh từ thành những đơn vị nhỏ hơn, bao gồm:

+ Danh từ chỉ đơn vị tổ chức, hành chính: Ví dụ như tỉnh, thôn, trường, xóm, nhóm, lớp, tiểu đội, …

+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: Ví dụ như giây, phú, giờ, ngày, buổi, mùa, …

+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Là danh từ này chỉ rõ các loại sự vật, do đó nó còn được gọi là danh từ chỉ loại. Ví dụ như chiếc, miếng, cục, hạt, tờ, con, giọt, …

+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Là những danh từ dùng để đo đếm, tính đếm xác sự vật, chất liệu, vật liệu, … Ví dụ như km, kg, ml, lít, …

+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: Là dùng để tính đếm các sự vật tồn tại ở dạng tổ hợp, lập thể. Ví dụ như đàn, dãy, nhóm, cặp, …

Một số bài tập và lời giải về xác định từ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ sự vật có rất nhiều loại khác nhau. Để giúp các con nắm chắc kiến thức về từ chỉ sự vật, những bài tập ví dụ liên quan là cực kỳ cần thiết.

Dưới đây là những bài tập mà các quý phụ huynh, thầy cô có thể tham khảo làm tài liệu hướng dẫn ôn tập cho các con, các bạn học sinh.

Ví dụ 1: Xác định từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau:

“Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về

Cơn mưa dài chặn lối”

Từ chỉ sự vật là gì? Định nghĩa và ví dụ về từ chỉ sự vật

5 (100%) 2 votes

Tiếng Việt được biết đến là ngôn ngữ có vốn từ vựng phong phú và nhiều nghĩa khác nhau. Trong môn học Tiếng Việt, từ ngữ chỉ sự vật là một phần kiến thức khá quan trọng đối với các em học sinh lớp 2, lớp 3. Vậy, từ chỉ sự vật là gì? các từ chỉ sự vật được sử dụng như nào? Trong bài viết dưới đây, thegioimay.org sẽ giải đáp những thắc mắc về phần kiến thức này.

Tìm hiểu thế nào là từ chỉ sự vật?

Từ chỉ sự vật là gì? Định nghĩa về từ chỉ sự vật

Xuyên suốt chương trình Tiếng Việt lớp 2 và lớp 3, từ chỉ sự vật là một kiến thức khá mới và trường tượng, vì vậy nhiều em học sinh còn chưa hiểu rõ khái niệm và cách sử dụng thực tế. Việc nắm vững kiến thức phần học này sẽ giúp bé làm tốt hơn các bài học sau này này so sánh, nhân hóa,…

Trước khi tìm hiểu từ chỉ sự vật là gì, chúng ta tìm hiểu sự vật là gì? Sự vật được hiểu là những danh từ chỉ con người, đồ vật hiện tượng, cây cối hay khái niệm, đơn vị,…

Sự vật chính là những thứ giản đơn có xung quanh cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, nếu sự vật chỉ đứng yên mà không chuyển động hay bị tác động thì sự vật đó thực sự không có nghĩa.

Trong Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa sự vật là từ chỉ tất cả những gì tồn tại được, thông qua nhận thức về ranh giới rõ ràng và phân biệt với những thứ tồn tại khác. Nói tóm lại, sự vật chính là tất cả những thứ gì tồn tại hữu hình, có thể nhận biết được. Ví dụ như: Áo phông là một sự vật chủ đồ dùng, được sử dụng mặc, làm đẹp cho con người.

Những từ ngữ chỉ sự vật là các từ dùng để chỉ tên của con người, đồ vật, con vật,… Cách sử dụng các từ ngữ chỉ sự vật khá đa dạng, cùng là một sự vật, hiện tượng nhưng bạn có thể nói với nhiều cách khác nhau. Ví dụ như gà trống, bạn có thể nói là chú gà trống, con gà trống,… Đây là cách miêu tả sự vật theo cách đơn giản nhất.

Các loại danh từ chỉ sự vật là gì?

Danh từ chỉ sự vật là một phần ngủ trong hệ thống các danh từ, giúp nêu tên của từng loại, từng cá thể, khái niệm hoặc hiện tượng, tên địa danh,… Danh từ để chỉ sự vật được chia thành 5 loại.

– Danh từ chỉ người: Đây là danh từ dùng để chỉ người, là một phần trong danh từ chỉ sự vật. Thường danh từ chỉ người là tên riêng, nghề nghiệp hoặc chức vụ, danh xưng của một người.

Danh từ chỉ người là tên riêng, nghề nghiệp hoặc chức vụ

Ví dụ:

  1. Danh từ là tên riêng: Huyền, Lan, Nam, Nguyễn Văn A,…
  2. Danh từ chỉ chức danh: bí thư, chủ tịch, giám đốc,…
  3. Danh từ để chỉ nghề nghiệp: nhân viên, phi công, công nhân,…
  4. Danh từ danh xưng: cô, chú, bác, anh, chị,…

– Danh từ chỉ con vật: Là những từ ngữ chỉ muông thú, sinh vật tồn tại trên trái đất.

Ví dụ: con chim, con mèo, chuột, chó,…

– Danh từ chỉ khái niệm: Đây là những từ ngữ chỉ sự vật mà chúng ta không thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan như sờ, nắm. Danh từ này không chỉ vật thể, chất liệu hay các sự vật cụ thể khác. Nó là những từ ngữ biểu thị các khái niệm trừu tượng như tư tưởng, tính nết, khả năng, quan hệ, thói quen, đạo đức, nỗi buồn, tình yêu,…

Các khái niệm này chỉ tồn tại ở dạng nhận thức trong ý thức của con người, không thể vật chất hóa hay cụ thể hóa được. Nói cách khác, những khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận được trực tiếp.

Ví dụ: biện pháp, chủ trương, tinh thần,…

– Danh từ chỉ đồ vật: là những vật thể hiện hữu, được con người sử dụng thường ngày trong cuộc sống

Danh từ chỉ đồ vật là từ chỉ đồ vật tồn tại trong cuộc sống thường của con người

Ví dụ: cái bàn, ghế, thước kẻ, chiếc bút, xẻng, gậy, máy tính,…

– Danh từ chỉ hiện tượng: Là loại từ ngữ chỉ những sự vật mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Những hiện tượng này là tất cả những gì tự nhiên, đã xảy ra trong một khoảng thời gian, không gian và con người có thể cảm nhận.

Ví dụ: Các hiện tượng thiên nhiên như bão lũ, sấm chớp, nắng, mưa,… Một số hiện tượng xã hội như nghèo đói, tệ nạn, chiến tranh, áp lực,…

– Danh từ chỉ đơn vị: Hiểu theo nghĩa rộng, danh từ chỉ đơn vị là các từ chỉ đơn vị của sự vật. Nếu căn cứ theo đặc trưng ngữ nghĩa vào trong phạm vi sử dụng, danh từ chỉ đơn vị được chia thành các nhóm sau:

  • Danh từ để chỉ đơn vị tự nhiên: là các danh từ chỉ loại. Ví dụ như cái, con, chiếc, cục, mẩu, ngôi, miếng, tờ, giọt,…
  • Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Đây là các từ dùng để đo đếm, tính toán của sự vật, chất liệu. Chẳng hạn như yến, tạ, gang, lít, mét, gang, cân,…
  • Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: là các từ ngữ dùng để tính đếm các sự vật tồn tại ở dạng lập thể hoặc tổ hợp. Ví dụ như các từ nhóm, dãy, tụi, đàn,….
  • Danh từ chỉ đơn vị thời gian: phút, giây, tuần, buổi, mùa, hôm,…
  • Danh từ chỉ đơn vị tổ chức, hành chính: tiểu đội, trường, xã, huyện, lớp, nước,…

Một số bài tập liên quan đến từ chỉ sự vật và cách giải

Trong phần học từ chỉ sự vật ở Tiếng Việt lớp 2, lớp 3 có rất nhiều dạng bài tập khác nhau. Dưới đây là một số dạng bài tập thường gặp mà các em học sinh và phụ huynh cần chú trọng.

Dạng bài 1: Xác định những từ ngữ chỉ sự vật có trong đoạn văn, bài thơ

Ví dụ: Hãy xác định các từ chỉ sự vật trong bài thơ sau đây:

“Hương rừng thơm đồi vắng,

Nước suối trong thầm thì,

Cọ xòe ô che nắng,

Râm mát đường em đi.

Hôm qua em tới trường,

Mẹ dắt tay từng bước,

Hôm nay mẹ lên nương,

Một mình em tới lớp…”

=> Những từ ngữ chỉ sự vật trong bài thơ là: rừng, đồi, nước, suối, cọ, ô, nắng, đường, em, trường, mẹ, tay, nương, lớp.

Dạng bài 2: Tìm các từ chỉ sự vật tương ứng với hình vẽ

Để làm được dạng bài này, bạn hãy quan sát các bức tranh rồi gọi tên người, đồ vật, con vật hoặc cây cối.

Ví dụ: Em hãy tìm những từ ngữ chỉ sự vật có trong các hình vẽ sau:

Những danh từ chỉ sự vật trong các bức tranh là:

  • Từ chỉ người: Bộ đội, công nhân ở bức tranh 1 và 2
  • Từ chỉ đồ vật: Ô tô, máy bay trong bức tranh 3, 4
  • Từ chỉ con vật: con voi, con trâu trong bức 5, 6
  • Từ chỉ cây cối: cây dừa, cây mía ở bức tranh 7, 8

Dạng bài 3: Tìm các từ ngữ chỉ sự vật có trong bảng

Ví dụ: Tìm các danh từ chỉ sự vật có trong bảng sau:

Bạn Thân yêu Thước kẻ Dài
Quý mến Cô giáo  Chào  Thầy giáo
Bảng Nhớ Học trò Viết
Đi Nai Dũng cảm  Cá heo
Phượng vĩ Đỏ Sách Xanh

=> Các từ ngữ chỉ sự vật có trong bảng là: bạn, thước kẻ, cô giáo, thầy giáo, bảng, học trò, nai, cá heo, phượng vỹ, sách.

Dạng bài 4: Đặt câu “Ai là gì” theo mẫu

Ví dụ: Hãy đặt câu theo mẫu dưới đây:

Ai (con gì, cái gì) Là gì?
Cô Hạnh Là giáo viên chủ nhiệm
Em bé Là em út trong gia đình
Bạn Nam Là học sinh giỏi của trường
Mẹ em Là giáo viên dạy toán
Con trâu Là bạn của bác nông dân
Môn văn Là môn học em thích nhất

>>> Bài viết tham khảo: Ngộ nhận là gì? Những điều thường ngộ nhận trong tình yêu

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết về từ chỉ sự vật là gì, định nghĩa và cách sử dụng của thegioimay.org. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp các em học sinh nắm vững các kiến thức về từ ngữ chỉ sự vật trong Tiếng Việt lớp 2, 3.

Video liên quan

Chủ đề