Suự thật top 2 ung thư việt nam năm 2024

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online bên lề Hội nghị khoa học thường niên lần 23 và lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Điện quang và y học hạt nhân Việt Nam, GS.TS Mai Trọng Khoa (nguyên phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) đánh giá tỉ lệ mắc ung thư mới và trẻ hóa ung thư tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng.

Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan), năm 2020 tỉ lệ mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 9 bậc (lên vị trí 90/185 quốc gia), từ 165.000 ca mới vào năm 2018 tăng lên 182.000 ca mới vào năm 2020, và tỉ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc, lên thứ 50/185 quốc gia sau 2 năm.

Theo ông Khoa, về nguyên tắc, tuổi càng cao tỉ lệ mắc ung thư càng lớn. Tuy nhiên có những loại ung thư ở thập kỷ trước, thường chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi, trung niên nhưng nay lại xuất hiện ở người trẻ.

Ví dụ ung thư dạ dày có thể gặp ở người trẻ, thậm chí là học sinh phổ thông. Trong khi đó, trước đây chủ yếu phát hiện ở những người lớn tuổi, trung niên.

Ông Khoa cũng lý giải nguyên nhân thời gian qua tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư hằng năm vẫn tăng cao là do nhiều yếu tố.

"Nguyên nhân thứ nhất là do dân số tăng kéo theo các bệnh chung cũng sẽ tăng, trong đó có ung thư. Thứ hai là do tuổi thọ tăng lên (già hóa dân số), số mắc ung thư càng cao.

Nguyên nhân thứ ba, chất lượng cuộc sống được cải thiện, người dân quan tâm sức khỏe nhiều hơn. Họ chủ động thăm khám hoặc tham gia các chương trình thăm khám, tầm soát ung thư, do đó nhiều người phát hiện sớm ung thư.

Thứ tư là do khoa học công nghệ ứng dụng trong y học ngày càng phát triển. Nếu như trước đây, chúng ta không có máy móc, xét nghiệm để phát hiện ung thư, hiện nay máy móc, thiết bị nhiều và kỹ thuật công nghệ cao giúp phát hiện khối u rất nhỏ ở giai đoạn rất sớm. Điều này cũng dẫn đến số ca ung thư đếm được tăng.

Bên cạnh đó, nguyên nhân số ca mắc ung thư tăng còn do môi trường sống, tuy nhiên đây chỉ là một yếu tố trong rất nhiều nguyên nhân bởi có những quốc gia tiên tiến, môi trường được đảm bảo song tỉ lệ ung thư vẫn tăng.

Điểm khác biệt là theo từng quốc gia, các bệnh ung thư phân bố khác nhau. Như tại Mỹ, nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt rất nhiều, còn ở Việt Nam chủ yếu nam giới mắc ung thư gan, ung thư phổi.

Tuy nhiên, môi trường (nước, không khí…) ô nhiễm, kém chất lượng chắc chắn là một trong những yếu tố quan trọng gây nên ung thư.

Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc, uống rượu, lạm dụng chất kích thích, thực phẩm không đảm bảo an toàn… cũng là nguyên nhân khiến tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng nhiều", ông Khoa nhấn mạnh.

Chẩn đoán sớm để "ung thư không phải án tử"

Theo GS.TS Phạm Minh Thông - chủ tịch Hội Điện quang và y học hạt nhân Việt Nam, với các thiết bị hiện đại, chúng ta có thể chẩn đoán sớm và sâu ở nhiều bệnh.

Ví dụ như ung thư gan, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, khi lâm sàng chưa phát hiện ra bệnh nhưng chẩn đoán hình ảnh đã có thể thấy. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp việc điều trị sớm và hiệu quả hơn.

Ông Thông cũng nêu các tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị ung thư gan tại Việt Nam. Cụ thể, sau khi được chẩn đoán sớm, chúng ta dùng các kỹ thuật can thiệp điện quang như đốt, nút mạch, hay nội soi… Từ đó có những người bệnh sau khi sử dụng kỹ thuật nút mạch điều trị ung thư gan có thể sống 10 - 20 năm.

Ngoài ra, sự phát triển của điện quang và y học hạt nhân còn giúp chẩn đoán sớm, can thiệp ngay các trường hợp chảy máu não, đột quỵ bằng CT cộng hưởng từ...

"Nhiều bệnh nhân trước kia nếu đã đột quỵ, chảy máu não, tỉ lệ tàn phế, tử vong sẽ cao hơn do khoa học kỹ thuật chưa phát triển. Đến nay hàng ngàn bệnh nhân đã được cứu sống nhờ kỹ thuật điện quang trong chẩn đoán, đặc biệt là can thiệp điều trị", ông Thông cho biết.

Theo ông Khoa, việc phát hiện càng sớm ung thư thì việc điều trị càng đơn giản. Chẳng hạn, với ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì bệnh nhân chỉ cần được khoét chóp là khỏi, chi phí điều trị đơn giản, rẻ tiền.

Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân vừa phải phẫu thuật vừa phải xạ trị, chi phí tốn kém, điều trị phức tạp hơn. Khi đó, thời gian sống thêm của bệnh nhân cũng giảm xuống.

Cá nhân người viết cũng có những người thân quen đang mắc bệnh ung thư và đang đồng hành, động viên cho 2 bệnh nhân, một bị u gan và một bị u máu đang điều trị. Phải là người trong cuộc, đối diện với thực tế, người ta mới thấy rằng thực trạng về ung thư đúng là thật sự nghiêm trọng, nhưng không đến mức như những thông tin đang lan truyền trên các phương tiện truyền thông.

Không có chuyện "Việt Nam ung thư nhiều nhất thế giới"

Thông tin lan truyền rất phổ biến hiện nay thường là những nhận định võ đoán, kiểu như Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất nhì thế giới; Việt Nam có ung thư đứng hàng thứ 2 thế giới; ung thư ở Việt Nam rất đáng báo động…

Thông tin thường được xuất phát từ các trang web không rõ nguồn gốc, được rất nhiều những người dùng mạng xã hội chia sẻ, rồi tiếp tục tô vẽ lên cho thêm phần nghiêm trọng hơn, theo thời gian và theo các đợt bùng phát. Đó thường là khi xã hội có một nhân vật nào đó nổi tiếng, người của công chúng bị phát hiện bị mắc bệnh ung thư. Mới đây là trường hợp diễn viên Mai Phương mắc ung thư phổi. Tóm lại, bất kỳ ai cũng có thể bị ung thư! Mối đe dọa, do đó trở nên bao trùm.

Suự thật top 2 ung thư việt nam năm 2024
GS.BS Nguyễn Chấn Hùng.

Thực tế, theo báo cáo nghiên cứu GLOBOCAN 2012 công bố năm 2014 của Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì toàn thế giới có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mới phát hiện và có khoảng 8,2 triệu người chết vì ung thư. Tỷ lệ tương ứng với 182 ca mắc bệnh và 102 ca tử vong trên 100.000 người (tức 0,182% và 0,102%).

Nghiên cứu của IARC cho thấy tỷ lệ mắc ung thư cao nhất là ở các nước Úc và New Zealand, các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu và các quốc gia phát triển nói chung. Các quốc gia càng kém phát triển thì tỷ lệ mắc ung thư càng thấp. Khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ mắc ung thư thấp, chỉ xếp trên các khu vực Châu Phi và Trung Bắc Á.

Đối với Việt Nam, số liệu từ GLOBOCAN chỉ ra số ca mắc ung thư là 139,3 ca trên 100.000 người. So với mức 182 bình quân của thế giới, thì tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam thấp hơn mức trung bình của thế giới khá xa, chỉ bằng 76% mức bình quân thế giới.

Các cuộc nghiên cứu về ung thư và chết vì ung thư không ngừng được cập nhật. Tuy nhiên, dữ liệu về ung thư của Việt Nam từ các cơ quan uy tín đều không có sự báo động hoặc đột biến nào. Mới nhất, website chuyên cung cấp các thống kê về sức khỏe và bệnh tật của các quốc gia trên thế giới (dựa vào nguồn từ các cơ quan có uy tín nhất như WHO, Work Bank, Unesco) cập nhật dữ liệu của WHO, trang http://www.worldlifeexpectancy.com cho thấy, Việt Nam hiện có tỷ lệ người chết vì ung thư xếp hạng 80 thế giới, với tỷ lệ 113,05 trên 100.000 người dân, xếp gần cuối nhóm thứ 2.

Trong nhóm báo động đỏ về tỷ lệ chết vì ung thư cao (nhóm 1), có nhiều nước thuộc các quốc gia phát triển như: Armenia, Hungary, Croatia, Nga, Nam Phi, Đan Mạch, Ba Lan, Hà Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Cộng hòa Séc, Thổ Nhĩ Kỳ,… Các nước thuộc các quốc gia phát triển thuộc nhóm thứ 2 có tỷ lệ chết vì ung thư cao hơn Việt Nam gồm có: Bỉ, Bồ Đào Nha, Iceland, Đức, Na Uy, Ý, Hy Lạp, Áo, New Zealand, Canada, Tây Ban Nha, Israel, Mỹ, Nhật…

Như vậy, những thông tin lan truyền về tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam cao nhất nhì thế giới hoàn toàn là những thông tin sai lệch và bịa đặt.

Thực trạng ung thư của Việt Nam từ góc nhìn khoa học

Trong một chương trình nhân ngày phòng chống ung thư, GS-BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, đã có những trao đổi, kiến giải, chia sẻ và những kết luận về ung thư rất xác đáng. Theo ông, thông tin đưa ra là để làm cho mọi người cảnh giác với nguy cơ.

Nhưng thông tin hiện nay lại làm cho nhiều người hiểu sai về nguy cơ, trở nên khiếp sợ. Ví dụ như thông tin (hoàn toàn sai) rằng người Việt Nam có nguy cơ mắc ung thư cao nhất thế giới. GS Hùng nói rằng đúng là ung thư ở Việt Nam có nguy cơ cao nhưng không là "nhất thế giới".

Suự thật top 2 ung thư việt nam năm 2024
Bản đồ của công trình nghiên cứu GLOBOCAN về trình trạng mắc ung thư của các quốc gia trên thế giới (tỷ lệ trên 100.000 người).

Theo thống kê của thế giới mới đây thôi, Việt Nam ở trong nhóm có số người chết ở top 2 - rất đáng khiếp sợ. Sự thật thì không phải xếp thứ 2 mà là nằm ở nhóm thứ 2. Nhóm 1 có 45 nước, trong đó có nước Mỹ, còn nhóm 2 thì nhiều hơn. Việt Nam chúng ta xếp vào thứ 78, Phần Lan đứng thứ 77,…

Khi có người than rằng "không biết giờ bị ung thư thì làm sao". Lập tức sẽ có nhiều người chép miệng rằng "trời kêu ai nấy dạ". Thực tế, với những tiến bộ của khoa học những năm gần đây, con người biết về bệnh ung thư nhiều. Từ năm 2002, thế giới đã có công trình GLOBOCAN bao quát về ung thư, công bố gần nhất năm 2014… với những số liệu về ung thư rất công phu và chi tiết, theo từng loại, giới tính.

Theo chia sẻ của GS. Hùng, ở Việt Nam, đàn ông thường mắc những ung thư nặng theo thứ tự là ung thư phổi nhiều nhất, rồi kế đến là ung thư gan và ung thư dạ dày. Đây là ba loại khó phát hiện và khó trị nhất. Với nữ, ung thư vú là loại thường gặp nhất. Ung thư cổ tử cung của Việt Nam trong khoảng thời gian sau này đã giảm xuống phân nửa. Lý do là ngành phụ sản đã có những bước tiến đáng kể, thành tựu khoa học được ứng dụng phổ biến và phụ nữ đã có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ…

Về tình hình điều trị, GS. Hùng cho biết, ung thư vú nếu phát hiện sớm thì điều trị có kết quả đạt từ 85 đến 90%, có khi còn cao hơn nữa. Về ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện sớm ở giai đoạn 1, giai đoạn 2, khả năng điều trị thành công sẽ đạt 70 đến 80, thậm chí 85%. Hiện nay ở Việt Nam, có đủ đội ngũ bác sĩ lành nghề, vững chuyên môn, có đủ phương pháp, từ mổ khéo, gây mê tốt, dùng phóng xạ, máy móc cũng tốt…

Là một chuyên gia, GS Hùng đưa ra lời khuyên: "Ung thư biết sớm trị lành, nếu mà để trễ dễ thành nan y". Lý giải tại sao căn bệnh ung thư phổi thường được phát hiện muộn, ông cho biết: "Ung thư phổi chiếm khoảng 15%. Trên thế giới hay ở Việt Nam đều có khả năng điều trị tốt. Thế nhưng vì căn bệnh ung thư phổi phát triển một cách thầm lặng. Người hút thuốc lâu cũng thấy không sao, có những triệu chứng giản đơn nên không biết. Bệnh phát triển một thời gian lâu, nếu đi chụp hình thì thấy cục u đã to, phát hiện ra thì đã trễ. Ngay cả khi đã phát hiện nhiều người vẫn tưởng rằng vậy là mới bị. Vì trễ cho nên không mổ được… Ung thư gan cũng vậy, biết phần lớn là trễ và điều trị khó. Ung thư dạ dày cũng âm thầm phát triển giống như ung thư phổi và ung thư gan".

Thông tin sai sự thật biến ung thư tại Việt Nam thành nỗi ám ảnh kinh hoàng

Thứ nhất, con người có xu hướng lan truyền các tin xấu, sai sự thật hơn các sự thật và các tin tốt lành.

Trong nhiều nghiên cứu, nhiều bài báo, các tác giả đã chỉ ra và kết luận: Con người sẽ nhanh chóng lặp lại và lan truyền những điều sai sự thật hơn là các sự thật. Trên trang của hãng thông tấn Mỹ NBC tác giả Maggie Fox có bài viết với tựa "Tin giả: Những điều nói láo lan truyền nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông hơn là sự thật".

Tác giả bài viết dẫn một nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts vừa được công bố, rằng "các tin sai sự thật lan nhanh như đám cháy rừng trên mạng xã hội". "Những tin tức sai sự thật lan truyền xa hơn, nhanh hơn, sâu hơn và rộng hơn nhiều so với sự thật trong tất cả các loại thông tin…".

Tin tức sai lệch về ung thư được lan truyền mạnh, được lặp đi và lặp lại; ở Việt Nam chịu sự ảnh hưởng này. Không chỉ những tin giả, tin sai sự thật về trình trạng ung thư, về điều trị ung thư được lan truyền đến chóng mặt trên facebook, nó còn lan cả trên một số phương tiện thông tin truyền thông đại chúng. Truyền thông rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng xã hội quan tâm, dù sự quan tâm đó là sai hay đúng, rồi làm nghiêm trọng lên.

Thứ hai, sự góp sức tạo tin giả, tin sai lệch của lực lượng bán hàng đa cấp, thực phẩm chức năng "điều trị" ung thư và các thầy lang chữa bách bệnh.

Đội ngũ này đã góp phần tạo ra các tin giả, tin sai lệch về ung thư.

Báo Lao động có loạt bài về "Truyền thông "bẩn" tiếp tay cho "thần y" dỏm" mô tả: "Các "thần y" có thể xuất hiện trường kỳ trên các trang báo, tạp chí hay chuyên trang kể lể liên tục về các thành tích cuộc đời mình. Người tiêu dùng có tâm lý "báo đã viết là đúng" sẽ cảm thấy tin tưởng hơn khi bỏ tiền mua thuốc mà có thể không biết rằng, đằng sau đó là cả một guồng máy quảng cáo, thổi phồng cực kỳ tinh vi. Thậm chí, không ít bài báo còn là sản phẩm của sự bịa đặt kiểu "ăn đứng, dựng ngược", cố tình viết sai sự thật, nguỵ tạo nhân vật…".

Suự thật top 2 ung thư việt nam năm 2024
Bản đồ của GLOBOCAN về trình trạng chết vì ung thư của các quốc gia trên thế giới (tỷ lệ trên 100.000 người).

Thực phẩm chức năng "điều trị" ung thư và lực lượng bán hàng đa cấp cũng lợi dụng sự lan tỏa của tin sai sự thật nên ra sức tạo tin giả rồi chia sẻ trên các phương tiện truyền thông. Mô tuýp của họ là dựa vào một "nhà chuyên môn" được đóng giả để lên tiếng "dọa" người dân về căn bệnh ung thư rất đáng sợ ở Việt Nam. Bước tiếp theo là lực lượng bán hàng đa cấp sẽ tiếp cận để bán những thực phẩm chức năng "điều trị" ung thư với giá cắt cổ. Điển hình của loại này là "thuốc" Vinaca làm từ than tre vừa phát hiện mới đây.!

Thứ ba, sự tiếp tay của những facebooker, những người bi quan, tiêu cực trong xã hội.

Thường, những người này là chủ nhân của một tài khoản mạng xã có một lượng người theo dõi đáng kể. Để tạo độ "hot" cho mình, nhiều người, cả vô tình lẫn cố ý đã chia sẻ, viết bài sai sự thật. Những thông tin sai luôn có độ lan truyền nhanh chóng giúp cho họ được chú ý và tăng độ "hot" dần lên. Dần dần, các facebooker này chỉ có mỗi việc làm là tìm kiếm tin xấu, tin sai sự thật để viết bài, để chia sẻ.

Tiếp đến, những người có cái nhìn bi quan, tiêu cực trong xã hội sẽ tiếp nhận những tin sai sự thật, những tin xấu sẽ có niềm tin vào đó rồi cùng chung tay góp phần vào việc lan truyền cho những tin này trên các mạng xã hội lẫn ngoài đời. Họ đã góp phần vào việc gây hoang mang, rối loạn trong nhận thức về căn bệnh ung thư và hướng điều trị của căn bệnh này.

GS.BS Nguyễn Chấn Hùng đưa ra các lời khuyên để phòng ngừa và phát hiện sớm về ung thư:

- Phải cảnh giác trước các dấu hiệu, triệu chứng bất thường.

- Phải có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Y học ngày nay có mắt thần, nhìn sâu, nhìn suốt thấy ung thư. Ngày xưa chỉ có nghe, có gõ thôi nên phát hiện muộn, khó điều trị.

- Hút thuốc lá gây ung thư được xác định một cách khoa học. Thuốc lá chứa hơn 60 chất gây ung thư mạnh, cơ chế là các chất gây ung thư vào trong gen, phân tử ADN, bẻ gãy nó. Chúng gây ung thư từ nơi sâu thẳm của sự sống. Tốt nhất là hãy từ bỏ hút thuốc lá.

- Những loại ung thư chưa biết được nguyên nhân thì tốt nhất tránh những yếu tố chứa đựng nguy cơ gây ung thư.