Tác dụng của giun đất trong y học

Đông y gọi giun đất là địa long, thổ long hay khau dẫn, dùng làm thuốc chữa các bệnh sốt rét, co giật, hen suyễn, cao huyết áp, thậm chí phòng ngừa ung thư...

Theo lương y Vũ Quốc Trung, Phòng chẩn trị y học cổ truyền Cảm Ứng, Hà Nội, giun to có khoang ở cổ thường được chọn để làm thuốc. Cách bào chế địa long rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch sau đó dùng nứa nhọn và sắc cạnh sâu vào đầu giun, rạch một đường theo chiều dọc, rửa sạch trong ruột, rồi nhúng vào nước nóng cho giun hơi cứng, sạch nhớt, phơi hay sấy khô giòn. Khi dùng đem tẩm rượu hay tẩm gừng, sao qua, tán bột.

Theo Đông y, địa long có vị mặn, hơi tanh, tính hàn, lạnh, tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, lợi tiểu, giải độc... thông thường địa long được dùng để chữa những chứng bệnh ôn nhiệt (dịch) hay sốt nóng cao, phong nhiệt mắt đỏ, tiểu tiện không thông, sốt rét lách to, chữa hoàng đản, trẻ em kinh phong, viêm khớp. Ngoài ra, còn dùng chữa cao huyết áp, cứng mạch máu, nhức đầu, liệt nửa người. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hay 2-4 g dưới dạng thuốc bột. Chú ý người hư hàn không phải thực nhiệt cấm dùng.

Trong khi đó các nhà khoa học Ba Lan cho rằng vi khuẩn trong ruột giun đất có thể được sử dụng để điều chế các loại thuốc phòng ngừa ung thư. Theo các nhà khoa học, do đặc tính sinh sống và ăn các loại sinh vật dưới các lớp đất bẩn nên giun đất có hệ miễn dịch rất phát triển. Các loại vi khuẩn có trong ruột của giun chứa những thành phần có khả năng chống lại tế bào ung thư trong cơ thể người. 

Lương y Vũ Quốc Trung giới thiệu một số bài thuốc từ địa long:

Bài 1: Bổ dưỡng hoàn ngũ thang

Địa long 4 g, xuyên khung 4 g, đào nhân 4 g, hồng hoa 4 g, hoàng kỳ 15 g, đương quy vĩ 8 g, xích thược 6 g.

Dùng cho các trường hợp bán thân bất toại, mồm miệng và mắt méo xệch, cấm khẩu, miệng sùi bọt mép, bí đại tiện, tiểu tiện nhiều lần.

Cách dùng: Cho 600 ml nước, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài 2: Hoạt lạc hoàn

Địa long khô 8 g, xuyên ô đầu 8 g, thảo ô đầu 8 g, thiên nam tinh 8 g, nhũ hương 6 g, một dược 6 g.

Thuốc hoạt lạc giảm đau, dùng cho các chứng bệnh thấp nhiệt trở lạc, đau khớp sưng tấy đỏ, sờ nóng, tiểu tiện vàng và ít. Trị chứng bệnh thấp đàm ứ huyết sinh tắc kinh lạc, đau nhức. Nếu dùng phối hợp với Ô đầu, Phụ tử có thể dùng trị các chứng bệnh đau khớp do hàn thấp.

Cách dùng: Dạng thuốc hoàn, tán bột, phun rượu, trộn hồ bột, làm hoàn. Mỗi lần uống 4 g thuốc hoàn, uống với nước sắc kinh giới hay nước sắc Thang Tứ Vật.

Bài 3: Thanh nhiệt cắt cơn kinh giật

Địa long 12 g, liên kiều 12 g, câu đẳng 16 g, hoa kim ngân 16 g, toàn yết 4 g.

Dùng cho các trường hợp bị sốt cao, co giật. Sắc thuốc uống 3 bát trong ngày.

Ngoài ra, một cách khác để trị sốt cao co giật, có thể dùng địa long đỏ 160 g và đường đỏ 40 g. Đem bọc vào vải thưa, giã nát rồi đắp lên rốn.

Bài 4: Lợi tiểu thông lâm

Thành phần bao gồm địa long đỏ, củ tỏi, lá khoai lang. Tất cả đem giã nát rồi đắp lên rốn. 

Trị các chứng bệnh thấp nhiệt tiểu tiện không lợi hay bí tiểu tiện do kết sỏi.

Bài thuốc có thể dùng uống, phối hợp cùng các loại thuốc lợi tiểu.

Bài 5: Thanh phế, cắt cơn suyễn

Dùng 12 g địa long sắc lên uống, có tác dụng trị ho, hen suyễn hơi đưa ngược lên, suyễn cuống phổi, trẻ em ho gà... do hỏa nhiệt.

Có thể dùng địa long lượng vừa đủ đem phơi khô, tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 g. Hoặc địa long phơi khô và cam thảo sống. Hai vị thuốc có lượng bằng nhau, tán bột mịn, uống 2 lần mỗi lần 6 g, trị hen phế quản.

Bài 6: Trị ung thư

Địa long 40 g, ngô công 40 g, tổ ong vàng 40 g, bồ công anh 40 g, rễ cây chàm mèo 40 g, toàn yết 40 g, xác rắn lột 40 g, cây lưỡi rắn 200 g.

Tất cả tán bột mịn, trộn đều, luyện với mật ong, làm hoàn, mỗi hoàn 8 g. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần uống một hoàn, uống với nước đun sối để nguội có tác dụng phòng ngừa và trị ung thư.

Linh Nga

Về công dụng, địa long (giun đất) chuyên trị sốt rét, sốt cao phát cuồng, co giật, hen suyễn, tăng huyết áp, chân tay tê bại. Trước đây, những người làm ăn xa hoặc đi rừng săn trầm, tìm vàng thường mang theo mình lọ thuốc bột địa long để phòng thân, chống sốt rét, ngã nước, sơn lam chướng khí, vàng da, sốt phát ban

Trong bài thuốc “Thần dược cứu mệnh”, lương y Nguyễn An Đinh đã phối hợp giun đất với đậu đen, đậu xanh và rau ngót giúp chữa khỏi bệnh nhân liệt nửa người. Năm 1959, nhiều gia đình còn nấu cháo giun cho trẻ em ăn đẩy lùi dịch sốt bại liệt, tránh biến chứng.

Do có nhân purin, dược liệu này còn có giúp lợi tiểu, chữa đau nhức xương khớp.

Dược liệu này cũng có thể dùng ngoài. Đốt tồn tính giun đất rồi tán nhỏ, trộn với mỡ lợn dùng bôi chữa lở vành tai. Ngoài ra, phân giun hòa với nước uống cũng có tác dụng chữa sốt nóng phát cuồng hay giã nhỏ trộn mỡ lợn bôi chữa chốc lở ở trẻ em.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của dược liệu địa long (giun đất) là bao nhiêu?

Thường dùng khoảng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, với 200ml nước sắc còn 50ml uống trong ngày. Hoặc dùng 2-4g dưới dạng thuốc bột.

Một số bài thuốc có địa long (giun đất)

Địa long được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

Tác dụng của giun đất trong y học

– Địa long 12g, vỏ thân hoặc rễ cây xoan rừng 12g, hậu phác nam 12g, gừng 8g, trần bì 8g, dây thần thông 8g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ làm thành viên rồi uống hết trong 1 ngày.

– Giun đất 10 con, cho vào quả bưởi (nạo bỏ hết ruột) đem đốt cháy thành than. Sau đó, tán bột rồi trộn với hồ làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên.

– Giun đất đã chế biến 80g, quả na điếc 40g (tẩm rượu sao vàng), phèn phi 20g. Tất cả đem tán bột mịn, luyện với nước tỏi làm viên bằng hạt đậu xanh. Người lớn uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 10 viên. Uống trong vòng 4-5 ngày.

– Địa long 30g, quả trám trắng 100g. Cả hai đem phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn đều với hồ hoặc mật làm thành viên chừng 5g. Mỗi ngày uống 6 viên chia làm 2 lần trước bữa ăn.

– Giun đất 2 con, chuối tiêu hoặc chuối hột 1 cây nhỏ. Bổ đôi cây chuối theo chiều dọc, cho giun vào giữa thân, buộc lại rồi đem đốt cho chín. Sau đó, vắt lấy nước uống. (Theo lương y Võ Văn Lương – Tiền Giang).

– Địa long, lông nhím và quả bồ kết với lượng bằng nhau. Tất cả đem phơi khô, đốt thành than, tán bột. Mỗi lần uống 4-8 với nước ấm, ngày 2 lần.

– Giun đất sắc với lá chè tươi và lá chanh, lấy nước uống.

  1. Chữa sốt phát ban, sốt xuất huyết:

Giun đất 5-6 con, cỏ nhọ nồi 10g, bạc hà 8g, trắc bá 8g, lá dâu 8g, kinh giới 8g, củ sả 5g. Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày. (Theo kinh nghiệm ở tỉnh An Giang)

Lưu ý, thận trọng khi dùng

Khi dùng địa long (giun đất), bạn nên lưu ý những gì?

Lưu ý, không phải thực nhiệt không dùng được vị thuốc này.

Để sử dụng dược liệu một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng cũng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu.

Tùy từng trường hợp, các vị thuốc trong bài thuốc có thể cần gia giảm cho phù hợp. Do đó, tốt nhất bạn không nên tự ý phối hợp các loại dược liệu. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Mức độ an toàn của địa long (giun đất)

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng giun đất trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác có thể xảy ra với địa long (giun đất)

Giun đất (địa long) có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể không phù hợp khi sử dụng dược liệu này. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.