Tại sao có người ngủ không nhắm mắt

Người anh hùng Trương Phi trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có một giai thoại về khả năng "ngủ mà không cần nhắm mắt".

Khi đó, Trương Phi muốn 2 thuộc hạ của mìnhlà Trương Đạt và Phạm Cương phải may cho xong cờ trắng, giáp trắng cho toàn bộ binh sĩ trong vòng 3 ngày, bằng không sẽ bị chém đầu làm gương. Đó là điều không tưởng, họ Trương và Phạm biết điều đó nên quyết định lập mưu hạ sát chủ tướng.

Nửa đêm lợi dụng lúc Trương Phi uống say, cả hai mang đao kiếm lẻn vào lều, để rồi giật mình nhận ra chủ tướng của họ mắt mở trừng trừng.Chỉ đến khi nghe tiếng ngáy đều đều phát ra, chúng mới tin rằng Trương Phi đã ngủ, liền ra tay hạ sát rồi mang đầu ông dâng cho Tôn Quyền.

Nhiều người cho rằng La Quán Trung đã áp dụng biện pháp nói quá ở đây, chứ không có ai ngủ mà chẳng cần nhắm mắt được.

Nhưng hóa ra chúng ta đã nhầm.Thực tế, trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp ngủ không nhắm mắt. Đơn cử là câu chuyện của Robyn Cathey (sinh sống tại Acworth,Georgia, Hoa Kỳ). Trong nhiều năm liên tục, cô thường xuyên ngủ gật với 2 mí mắt hoàn toàn mở. "Hiện tượng này chỉ xảy ra khi tôi gặp nhiều mệt mỏi trong công việc," - cô Robyn Cathey chia sẻ.

Hoặc trường hợp của Mel Boozer, ở Andover, Hoa Kỳ, khi đến tận 2 đứa con của cô đều gặp hiện tượng ngủ không nhắm mắt. Cô còn nói vui rằng: "Chắc con tôi sợ bỏ lỡ điều gì đó xảy ra nên mới không dám nhắm mắt."

Nhưng nguyên nhân thì không được vui lắm đâu

Trong y khoa, hiện tượng ngủ mở mắt có tên gọi là nocturnal lagophthalmos. Hiểu nôm na, đây được xem là một căn bệnh làm ảnh hưởng đến mí mắt, khiến chúng không thể đóng lại hoàn toàn khi chúng ta ngủ.

Thế giới ghi nhận có đến 20% người bị bệnh này. Đặc biệt, ngay chính bản thân người mắc bệnh cũng không thể nhận biết được mình đang ngủ mở mắt.

Theo khoa học, các nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng Lagophthalmos như chấn thương ở hộp sọ, bệnh tuyến giáp... thậm chí là các bệnh về di truyền.

Trong đó, lý do chủ yếu đến từ dây thần kinh mặt - nơi điều khiển sự chuyển động của cả hai cơ làm tăng lông mày và những lông mi đóng mí mắt - gặp vấn đề. Hoặc cũng có thể xảy ra do các vấn đề với da xung quanh mí mắt.

Trong một bài phỏng vấn, Tiến sĩ Ivan Schwab từ Học viện nhãn khoa Hoa Kỳ đã nói: "Khi ngủ, các cơ quanh mắt sẽ dần dần đóng lại và từ từ rơi vào trạng thái ngủ say. Vì vậy khi mắc bệnh, chúng ta sẽ rất khó có được giấc ngủ ngon lành. Thậm chí, nếu mở mắt khi ngủ sẽ có thể làm xước, bỏng và gây hư hại mắt."

Thật vậy, các trường hợp thực tế đã minh chứng cho tác hại của hiện tượng ngủ không nhắm mắt. Theo cô Cathey chia sẻ:"Đôi mắt của tôi cực kì khô và có cảm giác rát bỏng. Điều này đã khiến tôi thức dậy nhiều lần trong khi ngủ."

Tiến sĩ Schwab đưa ra lời khuyên cho chúng ta rằng: "Nếu gặp hiện tượng ngủ mở mắt liên tục, tốt nhất bạn hãy bôi thuốc mỡ mắt, thuốc nhỏ mắt,... hoặc đeo kính bảo hộ chuyên dụng vào ban đêm.. Nếu bệnh nặng hơn, chắc chắn bạn cần đi đến bệnh viện chuyên khoa để khám."

Nếu lỡ may bạn mắc phải hiện tượng ngủ mở mắt thì bạn nên cẩn thận và đi khám để ngăn chặn những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe.

Tham khảo: MNN

Ngủ mà tưởng đang thức Anh Trần Hòa An (42 tuổi, ở số 315 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội) mắc tật ngủ không nhắm mắt. Tật này đã bám theo anh từ  lâu, mà anh cũng chẳng nhớ nổi nguyên do đâu và  từ khi nào. Chỉ biết mỗi sáng thức dậy, anh đều thấy mắt rất mỏi và khô, nhưng chỉ cần chớp chớp mắt một lúc là "đâu lại vào đấy". Anh tâm sự khi mới lấy nhau, vợ anh không biết cứ tưởng anh vẫn thức, mãi một lúc nói chuyện không thấy anh trả lời mới biết chồng đã ngủ. Các con anh khi nhỏ cũng cứ thắc mắc tại sao bố ngủ mà không nhắm mắt, ban đầu chúng sợ nhưng rồi mãi cũng quen.

Trường hợp chị Mai Thi (xòm Chùa, Tây Hồ, Hà Nội) cũng mở mắt khi ngủ  nhưng chỉ mở khoảng 1/3 mí mắt, trông như  đang chơi trò "ti hí" của trẻ nhỏ. Bản thân chị Mai Thi cho biết, khi ngủ thường rất hay mơ, nhưng cũng không thấy có gì bất thường về sức khoẻ, cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Không nhắm mắt khi ngủ, bụi bẩn rơi vào khiến mắt bị đau, nhiễm trùng, viêm kết mạc, giác mạc...

Theo ông Nguyễn Lâm Chính, một nhà nghiên cứu nhân tướng học, người xưa thường cho rằng ngủ không nhắm mắt là một biểu hiện của tướng yểu. Tuy nhiên, chỉ riêng đặc điểm này không thể kết luận gì về mặt tướng số. Để kết luận một người có yểu tướng hay không còn phải phụ thuộc nhiều đặc điểm nhân dạng, từ những đặc điểm của khuôn mặt, sắc thái da, dáng người, cũng như tướng đi đứng... Cũng có người cho rằng ngủ không nhắm mắt thể hiện tính khí nóng nảy như Trương Phi, bởi nhân vật Tam Quốc này cũng có đặc điểm mở mắt trừng trừng khi ngủ. Ông Chính cho rằng, lập luận này là không có căn cứ về mặt nhân tướng và không phải ai tính nóng như lửa thì khi ngủ cũng mở mắt.

Cẩn trọng với bệnh mắt

Thông thường khi ngủ mọi người đều phải nhắm mắt, hiện tượng ngủ mở  mắt không phải là phổ biến. Theo ThS Trần Thế  Hưng, khoa Mắt, Bệnh viện Đại học y Hà Nội, ngủ mở mắt chắc chắn là biểu hiện bệnh lý. Các trường hợp ngủ không nhắm mắt có nhiều nguyên nhân khác nhau như liệt dây thần kinh vận động nhắm mở mắt, cơ mặt bị tổn thương, hoặc do ảnh hưởng chấn thương sọ não... Các nguyên nhân khác có thể là do một số bệnh về mắt như lồi mắt, hở mi, tổn thương vùng mắt, hay thậm chí là có khối u... Rối loạn giấc ngủ, teo hay liệt vận động cơ mặt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngủ mở mắt. Một vài trường hợp khác được cho là có nguyên nhân di truyền khi trong nhà có nhiều người cùng bị. Và tùy vào các trường hợp mà biểu hiện bệnh có thể là hiện tượng mở mắt to hay nhỏ khi ngủ.

ThS Trần Thế Hưng khẳng định, trạng thái ngủ không nhắm mắt là một bệnh lý  chứ không phải là hiện tượng lạ như  nhiều người nghĩ. Vì là bệnh lý nên trạng thái này về lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mắt. Đặc điểm cấu tạo đặc biệt của mắt là cần phải được cung cấp nước liên tục nhờ hoạt động chớp mắt. Cụ thể, khi mắt nhắm hoặc chớp sẽ giúp cung cấp nước cho mắt, nước sẽ được bôi đều trên giác mạc, kết mạc phía trước nhãn cầu, giúp cho đôi mắt sẽ không bị mỏi, khô. Khi ngủ mắt không nhắm - nghĩa là không có hiện tượng chớp - cũng có thể diễn ra tình trạng mắt lâu dần bị khô, mờ đục hoặc loét giác mạc. Điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến thị lực. Cũng đã có không ít trường hợp không nhắm mắt khi ngủ nên bụi bẩn đã rơi vào khiến mắt bị đau, nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc, giác mạc...

BS Đào Bá Vy, nguyên trưởng khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện 345 cho biết, một trong các nguyên nhân của hiện tượng ngủ mở mắt là do tê, liệt dây thần kinh số 3 - là dây thân kinh mặt điều khiển hoạt động chớp, nhắm mở của mí mắt.Bệnh này có thể điều trị khỏi bằng phương pháp châm cứu, kích thích vào các huyệt vị của dây thần kinh này, giúp nó hoạt động bình thường trở lại.

Theo Thu Na (Bee.net)

Không chỉ được nhắc đến như một đại anh hùng Tam quốc, hình tượng Trương Phi còn gắn liền với giai thoại "ngủ không nhắm mắt" hết sức kỳ lạ.

Giai thoại "ngủ mở mắt" lưu truyền cùng hình tượng Trương Phi

"Tam quốc diễn nghĩa" hồi thứ 81 có kể lại, năm xưa Lưu Bị vì muốn yểm trợ Quan Vũ nên hạ lệnh cho Trương Phi dẫn binh tướng tiến đánh Đông Ngô. Khi đó, Trương Phi có mang theo hai người phụ tá thân cận là Trương Đạt và Phạm Cương.

Vốn tính tình nóng nảy, Trương Phi ép hai người này nội trong 3 ngày phải tìm ra cách đánh thắng trận tới, nếu không sẽ bị nghiêm phạt theo quân pháp.

Trương Đạt và Phạm Cương khẩn cầu chủ tướng cho thêm trời hạn. Nào ngờ Trương Phi không những không đồng ý mà còn đánh hai người họ mấy chục roi, sau đó dọa nếu không thắng trận sẽ chém đầu răn binh sĩ.

Đêm hôm ấy, hai người trở về bàn mưu tính kể. Hai kẻ Trương, Phạm cảm thấy đường nào cũng khó thoát, nên quyết định đêm đó bí mật hạ sát chủ tướng.

Tối hôm đó, Trương Phi uống rượu cùng các thượng tướng khác đến say mèm rồi trở về doanh trướng nằm ngủ. Chờ cho đêm đã về khuya, Trương Đạt và Phạm Cương mang theo đao kiếm lẻn vào lều chủ tướng.

Khi tới gần giường Trương Phi, thấy ông vẫn mắt mở trừng trừng, chúng hoảng sợ cho rằng chủ tướng vẫn còn đang thức. Chỉ đến khi nghe tiếng ngáy đều đều phát ra, hai kẻ này mới tin rằng Trương Phi đã ngủ, liền ra tay hạ sát rồi mang đầu ông dâng cho Tôn Quyền.

Liên quan tới chi tiết Trương Phi ngủ nhưng mắt vẫn mở, nhiều người cho rằng tác giả đã sử dụng cách miêu tả khoa trương để lột tả khí khái hùng dũng, uy vũ của nhân vật này.

Tuy nhiên, tình trạng ngủ mở mắt có tồn tại trong thực tế. Trương Phi bị như vậy rất có thể là do cơ thể ông mang bệnh tật.

Trương Phi mở mắt khi ngủ đã khiến những kẻ định ám sát ông bị một phen kinh hãi. (Ảnh: Nguồn Internet).

Trương Phi "ngủ mở mắt" do bệnh tật hay là dấu hiệu yểu mệnh?

Mở mắt khi ngủ là một hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. Nhiều loài chim vì đề cao cảnh giác nên không nhắm mắt ngay cả khi ngủ. Cũng có một số động vật sống dưới biển luôn mở mắt để… không bị chết chìm.

Khi mở mắt, trạng thái ngủ của chúng chỉ ở mức 50%. Điều này khiến não bộ và các giác quan khác chỉ được nghỉ ngơi một phần.

Đối với con người, hiện tượng ngủ mở mắt tuy hiếm thấy nhưng quả thực có tồn tại. Nhóm đối tượng này do sở hữu mí mắt quá mỏng nên khi khép vẫn lộ ra con ngươi bên trong, khiến người khác nhìn vào nghĩ rằng họ đang mở mắt.

Lý giải trên góc độ duy tâm, không ít người tin rằng những ai ngủ mở mắt đều sở hữu "con mắt âm dương" khiến họ nhìn thấy những thứ thuộc về thế giới bên kia. Về tướng số, cổ nhân cho rằng đây là một biểu hiện của những người tướng yếu, vắn số.

Dù lý giải trên góc độ tâm linh hay khoa học, tình trạng mắt khép không kín khi ngủ cũng không hề tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Đối với chi tiết Trương Phi ngủ mở mắt, các nhà nghiên cứu trên trang Qulishi.com lại nghiêng về giả thiết đại nhân vật thời Tam Quốc này bị mắc bệnh. 

Theo đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ mở mắt có thể liên quan tới các bệnh lý như liệt dây thần kinh vận động nhắm mở mắt, cơ mặt bị tổn thương, ảnh hưởng từ chấn thương sọ não.

Tương tự như vậy, các bệnh về mắt như lồi mắt, hở mi, xuất hiện khối u, tổn thương vùng mắt… cũng có thể dẫn đến tình trạng mắt không khép kín khi ngủ.

Người ngủ mở mắt thường sở hữu thị lực không tốt. Việc mi mắt không khép kín có thể khiến họ bị tổn thương nếu nằm ngủ trong môi trường có ánh sáng mạnh hoặc bị dị vật rơi vào mắt.

Dù lý giải theo góc độ tâm linh hay khoa học, giai thoại "ngủ mở mắt" của Trương Phi từ lâu đã được hậu thế khắc sâu trong tâm trí. Chỉ tiếc rằng, đặc điểm "ngàn người có một" này cũng không mang lại cho nhân vật này một kết cục ít bi thảm hơn…

Theo Theo Thời đại

Video liên quan

Chủ đề