Tại sao con gái phải đến tháng

Cảm thấy chán nản, buồn bã hoặc lo lắng là điều rất phổ biến ở phụ nữ trước và trong kỳ kinh nguyệt. Dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt, ngay cả khi bản thân cũng không thể hiểu rõ điều gì đã sai. Nguyên nhân là vì chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng tạo ra những thay đổi hormone trong suốt cả tháng. Hệ quả của biến động này là gây ra những cảm xúc hỗn loạn trong nhiều tuần trước kỳ kinh nguyệt, thường là một phần của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Có đến 75% các phụ nữ phải trải qua các triệu chứng khó chịu của hội chứng tiền kinh nguyệt ở các mức độ khác nhau. Chúng bao gồm các bất thường về thể chất lẫn tinh thần. Nếu cảm thấy chán nản, lo lắng, cáu kỉnh hoặc thấy mình dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt, đây là một điều hoàn toàn bình thường.

Rất nhiều phụ nữ trải qua điều này một cách vô cùng đa dạng. Nếu nỗi buồn là triệu chứng duy nhất, điều này có thể khiến bản thân người phụ nữ cảm thấy khó hiểu khi bỗng trở nên nhạy cảm với chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất và sự thay đổi hormone chính là nguyên nhân cơ bản.

Lý do chính xác cho những nỗi buồn hay tình trạng nhạy cảm với chu kỳ kinh nguyệt thật sự vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng những thay đổi hormone giới tính trong máu, cụ thể là sự sụt giảm estrogen và progesterone xảy ra sau khi rụng trứng, là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Mức serotonin thấp

Serotonin đôi khi được coi là hóa chất của hạnh phúc. Nó giúp điều chỉnh tâm trạng của bản thân mỗi người, tăng cảm giác thèm ăn và khả năng có được một giấc ngủ ngon.

Những nội tiết tố sinh dục nữ xáo động trong những ngày tiền kinh nguyệt làm giảm sản xuất serotonin. Theo đó, khi mức serotonin thấp, người phụ nữ có thể cảm thấy buồn bã, ngay cả khi không có gì bất thường.

Thay đổi hormone là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ nhạy cảm khi tới chu kỳ

Chất lượng giấc ngủ kém

Chất lượng giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của mỗi người. Vì mức serotonin giảm khiến người phụ nữ khó nghỉ ngơi đầy đủ, họ có thể thấy mình thiếu ngủ liên tục, mệt mỏi về tinh thần và cáu kỉnh.

Do không được nghỉ ngơi, liên tục chịu căng thẳng, áp lực nên có thể khiến tâm lý bất an, dễ quấy khóc hơn. Điều này cũng có thể trở thành một vòng luẩn quẩn, vì cảm giác buồn bã hoặc căng thẳng cũng có thể khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ hơn.

Thay đổi cảm giác thèm ăn

Những thay đổi về cảm giác thèm ăn hoặc muốn ăn thức ăn có đường hoặc nhiều carbohydrate là những điều phổ biến ở phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi được dung nạp vào cơ thể, chính những thực phẩm này lại có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm trạng.

Theo một nghiên cứu, carbohydrate tạm thời sẽ làm tăng mức serotonin, giúp cơ thể thấy dễ chịu hơn. Đây có thể là lý do tại sao cơ thể luôn cố gắng tự làm dịu bản thân bằng cách liên tục tìm kiếm các loại thức ăn ngọt. Tuy nhiên, nguồn tinh bột được cung cấp vội vàng hay lạm dụng chỉ tạm thời xoa dịu căng thẳng nhưng sau đó lại có thể dẫn đến cảm giác trầm cảm sâu sắc hơn.

Hạn chế rèn luyện thể lực

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác, chẳng hạn như đau bụng và đầy hơi, có thể khiến cơ thể cảm thấy muốn nghỉ ngơi, sinh hoạt thụ động hơn là tập thể dục, tham gia với môi trường bên ngoài.

Lúc này, tình trạng ít vận động cũng có thể làm giảm tâm trạng, khiến tâm lý cảm thấy tồi tệ hơn.

Dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt thường biến mất trong vòng vài ngày. Nếu không tự thuyên giảm hoặc nếu cảm thấy quá buồn bã, hãy trao đổi với bác sĩ để được kê đơn các loại thuốc phù hợp để điều chỉnh tâm trạng.

Liệu pháp ban đầu có thể bao gồm các biện pháp tránh thai, chẳng hạn như thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai ngăn chặn sự rụng trứng và sự dao động nội tiết tố, góp phần cải thiện các triệu chứng bất thường về tinh thần một cách hiệu quả.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI).

Dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt có thể tự hết trong vài ngày

Trầm cảm nhẹ và hay khóc trước chu kỳ kinh nguyệt thường nhanh chóng biến mất nếu người phụ nữ biết cách thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống:

Thay vì ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, kem để giải quyết cơn thèm của mình thì hãy thử ăn cá béo hoặc các loại thực phẩm khác có nhiều axit béo omega-3. Điều này đã được chứng minh là nguồn thức ăn đáng tin cậy giúp giảm cảm giác trầm cảm.

Cố gắng xây dựng và áp dụng các bài tập thể lực hoặc các hoạt động tích cực trong cuộc sống hằng ngày của mình, ngay cả khi đang cảm thấy khó chịu do đầy hơi, thống kinh hoặc bị chuột rút. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng các chất hóa học gọi là endorphin, giúp cải thiện tâm trạng một cách nhanh chóng.

Nếu cảm giác đầy hơi, đau bụng kinh ngăn cản việc tập thể dục, người phụ nữ cũng cần đảm bảo tránh các loại thức ăn mặn, vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng giữ nước. Lúc này, các loại thuốc lợi tiểu không kê đơn dùng liều thấp cũng có thể đem lại tính hữu ích.

Đánh lạc hướng bản thân khỏi những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực có thể không phải là điều dễ làm nhưng nếu thành công sẽ mang lại hiệu quả vượt bậc. Do đó, hãy thay đổi cảm xúc của mình bằng cách nghe những bản nhạc yêu thích, xem một bộ phim hài hước hoặc phim kinh dị cũng như dành thời gian gặp gỡ bạn bè cũng có thể hữu ích.

Yoga có thể tăng mức serotonin nội sinh một cách tự nhiên và tăng cảm giác hạnh phúc, giúp giảm căng thẳng, lo lắng.

Nếu chứng mất ngủ đang khiến bản thân cảm thấy tồi tệ hơn, hãy khắc phục thói quen thức đêm để giúp cơ thể dễ ngủ hơn. Theo đó, nên tuân thủ việc tắt các thiết bị điện tử một giờ trước khi đi ngủ và cắt giảm lượng caffeine vào buổi tối.

Liệu pháp sử dụng hương thơm cũng có thể đem lại nhiều lợi ích. Hãy thử các loại tinh dầu được biết là có khả năng làm dịu tinh thần, chẳng hạn như hoa oải hương, hoa hồng và hoa cúc.

Cảm giác chán nản, buồn bã hoặc lo lắng quá mức thường cần đến sự hỗ trợ và chăm sóc của chuyên gia. Nếu bản thân luôn cảm thấy thờ ơ, trống rỗng hoặc không có hy vọng, người này có thể đang bị trầm cảm.

Mặc dù một số phụ nữ hay gặp phải một số triệu chứng thuộc hội chứng tiền kinh nguyệt, nếu tình trạng ngày càng trở nên tồi tệ hơn thì nghi ngờ mắc phải chứng trầm cảm tiền kinh nguyệt, bao gồm:

Những cơn khóc kéo dài hoặc không kiểm soát được, trầm cảm nặng hoặc buồn phiền cản trở cuộc sống hàng ngày có thể là một dạng hội chứng tiền kinh nguyệt ở mức độ nghiêm trọng hơn, được gọi là rối loạn khó thở tiền kinh nguyệt. Trong bối cảnh này, người phụ nữ nên sớm được đưa đến thăm khám với chuyên gia sức khỏe tâm thần để được giúp đỡ, điều trị phù hợp và chủ động phòng tránh cho chu kỳ sau.

Tóm lại, dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt là rất phổ biến và có thể liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt. Cảm giác buồn và trầm cảm nhẹ hay tăng nhạy cảm với chu kỳ kinh nguyệt thường có thể được điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống. Tuy nhiên, nếu cảm giác buồn bã nặng nề, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày thì người phụ nữ có thể đã mắc các bệnh lý thật sự, cần được điều trị y tế hoặc hỗ trợ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần để kịp thời điều chỉnh.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website (vinmec.com) để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thanh Hà - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Ở tuổi dậy thì, cơ thể bắt đầu thay đổi và trở nên giống như người lớn. Một trong những thay đổi đó là xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Ở phụ nữ, hầu hết đều bắt đầu có kinh nguyệt trong độ tuổi từ 12 tuổi đến 14 tuổi, tuy nhiên trong một số trường hợp có những người bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn.

Khi bắt đầu tuổi dậy thì, não bộ phát ra những tín hiệu để cho cơ thể sản xuất hormone. Một trong số các hormone đó, có các hormone chuẩn bị cho cơ thể phụ nữ mỗi tháng khi thụ thai có thể xảy ra. Quá trình này được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.

Hormone này làm cho lớp niêm mạc tử cung trở nên dày hơn, chứa nhiều mạch máu và mô hơn. Một trong hai buồng trứng sẽ phóng thích ra trứng, đó gọi là sự rụng trứng. Sau khi trứng rụng, trứng sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng về phía tử cung để làm tổ.

Việc mang thai sẽ không xảy ra, nếu trứng không được thụ tinh với tinh trùng (tinh trùng được sản xuất trong cơ thể đàn ông) lúc này, lớp niêm mạc của tử cung sẽ bong ra và chảy ra bên ngoài cơ thể thông qua âm đạo. Giai đoạn có kinh hay giai đoạn hành kinh là sự đào thải máu và mô từ lớp niêm mạc tử cung.

Kinh nguyệt lần đầu tiên sẽ chỉ kéo dài khoảng vài ngày. Những lần có kinh đầu tiên có thể rất ít, đôi khi chỉ thấy một vài vết máu màu nâu đỏ. Tuy nhiên những lần sau đó có thể sẽ kéo dài và nhiều hơn. Thời gian có kinh nguyệt kéo dài 2 - 7 ngày là bình thường.

Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày đầu tiên chảy máu trong một tháng cho đến ngày đầu tiên chảy máu trong tháng tiếp theo. Vậy chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu? Một chu kỳ kinh nguyệt bình quân trong khoảng 28 ngày, tuy nhiên ở một số người chu kỳ kinh nguyệt từ 21 - 45 ngày cũng là bình thường. Kể từ lần có kinh nguyệt đầu tiên, có thể sẽ mất đến 6 năm hoặc hơn thế để có những chu kỳ kinh nguyệt đều.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình quân trong khoảng 28 ngày

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp ta dễ dàng dự đoán được thời điểm có kinh nguyệt vào tháng tiếp theo và thời điểm khi nào có khả năng thụ thai. Để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có thể tải những ứng dụng có sẵn trên internet hoặc trên điện thoại.

Để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trên lịch, cần đánh dấu ngày đầu tiên chảy máu vào lịch và cả những ngày tiếp theo trong thời gian vẫn đang chảy máu. Ngày đầu tiên có kinh được đánh dấu đầu tiên là ngày 1. Sau đó tiếp tục đến từng ngày cho đến khi có chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Các sản phẩm chăm sóc cá nhân trong thời kỳ kinh nguyệt

  • Băng vệ sinh: là miếng được dán lên quần lót có tác dụng hút máu kinh nguyệt chảy ra. Băng vệ sinh có nhiều kích thước, độ dày và kiểu dáng khác nhau. Thay băng vệ sinh ít nhất sau mỗi 4 giờ hoặc có thể khi nào cảm thấy băng thấm quá nhiều hoặc cảm thấy ẩm ướt và gây khó chịu.
  • Tampon: là loại ống nhựa hoặc ống giấy giúp cho tampon dễ trượt vào đúng chỗ. Một số loại không có thiết bị này và được chèn bằng ngón tay. Tampon có một sợi dây ngắn gắn vào phần cuối trồi ra ngoài âm đạo để giúp cho người sử dụng có thể rút ra dễ dàng. Cần thay tampon ít nhất 4 giờ. Vì nếu để tampon lâu trong âm đạo có thể có liên quan đến hội chứng shock nhiễm độc. Phải thay thường xuyên khi thấy lượng máu ra nhiều
  • Cốc nguyệt san: được làm bằng nhựa hoặc cao su. Cốc nguyệt san được đưa vào âm đạo để đón dòng chảy kinh nguyệt. Có thể lấy ra và làm sạch cốc sau 8 đến 12 giờ. Một số cốc nguyệt san chỉ sử dụng được một lần rồi vứt bỏ, một số loại có thể rửa sạch và tái sử dụng.

Vô kinh có nghĩa là không có kinh nguyệt. Nó sẽ là bình thường đối với một số người khi mãi đến năm 16 tuổi mới bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nên đến gặp bác sĩ khi bạn trên 15 tuổi mà vẫn chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt. Bạn cũng nên gặp bác sĩ nếu bạn đã bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt nhưng sau đó trong hơn 3 tháng lại không có kinh nguyệt nữa.

Khi đến kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện cơn đau quặn ở bụng dưới hoặc cảm thấy đau lưng hoặc cương tức ngực

Ở một số người, khi đến kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện cơn đau quặn ở bụng dưới hoặc cảm thấy đau lưng, cương tức ngực. Một số lại cảm thấy đau đầu, chóng mặt, có thể buồn nôn hoặc tiêu chảy. Để làm giảm những triệu chứng đau bụng kinh hoặc khó chịu, có thể áp dụng những cách sau:

  • Sử dụng dydrogesterone theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc không ức chế rụng trứng, phụ nữ có thể mang thai trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Hãy uống ibuprofen hoặc naproxen sodium (nếu cơ thể bạn không bị dị ứng với aspirin hoặc bị hen suyễn nặng). Luôn luôn tuân theo hướng dẫn và chỉ định trên chai về liều lượng dùng.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Chườm nước ấm hoặc các nguồn nhiệt khác lên trên bụng hoặc ở thắt lưng để làm giảm chứng đau bụng.

Nếu đang chảy máu kinh quá nhiều, cần phải thay đổi băng vệ sinh hoặc tampon sau mỗi 1-2 giờ hoặc nếu thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, thì nên đến gặp bác sĩ. Bạn cũng cần đi khám ngay nếu cảm thấy bị hoa mắt, chóng mặt, hoặc mạch nhanh dồn dập.

Bạn nên nói với bác sĩ của bạn nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều, hoặc kinh nguyệt thường xuyên nhưng sau đó trở nên thất thường trong vài tháng. Bạn cũng nên khám bác sĩ nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đến thường xuyên hơn (≤ 21 ngày) hoặc ít hơn (≥ 45 ngày).

Nếu có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì cần phải điều trị trước khi có mong muốn sinh con. Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Người vợ nên:

Người chồng nên:

Vinmec hiện có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các cặp vợ chồng, bà mẹ mang thai và thai nhi, gồm các gói khám tiền hôn nhân cơ bản, gói khám tiền hôn nhân nâng cao, chương trình thai sản trọn gói. Vinmec có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, IVF, tế bào gốc, công nghệ Gen, có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Chu kỳ kinh nguyệt là gì

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì: Phải làm sao?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề