Tại sao công nghệ sinh học không được cấp chứng chỉ hành nghề

(PL)- Một cử nhân sinh học ra trường đi làm công tác xét nghiệm y khoa, sau đó nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh nhưng bị Sở Y tế từ chối nên khởi kiện.

Mới đây, TAND TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vụ ông ĐTN (ngụ quận 12) kiện giám đốc Sở Y tế TP.HCM về việc không cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh cho ông.

Không phải đối tượng được cấp chứng chỉ

Trước đó, trong đơn khởi kiện, ông N. trình bày rằng bản thân ông là cử nhân sinh học của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, tốt nghiệp vào năm 2001. Năm 2009, ông làm nhân viên xét nghiệm cho một phòng thí nghiệm y khoa với đầy đủ các công việc như nhận mẫu, vận hành máy, kiểm tra kết quả. Đây cũng chính là chuyên ngành mà ông được đào tạo tại trường đại học trước đó.

Sau đó, để phục vụ thêm cho công việc, tháng 10-2013, ông N. đi học khóa bồi dưỡng xét nghiệm thời hạn một năm và đã được cấp chứng chỉ. Vì thế, ông nộp hồ sơ đến Sở Y tế TP xin cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh nhưng bị từ chối.

Sở Y tế TP đã căn cứ theo Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 để xác định trường hợp của ông N. không được cấp chứng chỉ hành nghề vì trên văn bằng tốt nghiệp ghi ông là cử nhân sinh học. Đồng thời trên văn bằng tốt nghiệp của ông cũng không có nội dung nào ghi là kỹ thuật viên cả.

Ông N. khiếu nại thì ngày 29-6-2015, Sở Y tế TP tiếp tục khẳng định ông không thuộc đối tượng cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, văn bản này lại ghi “cho phép ông N. hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo sự phân công của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với văn bằng chuyên môn”.

Tòa: Sở Y tế đúng!

Không đồng ý, ông N. đã nộp đơn khởi kiện Sở Y tế TP ra TAND TP để yêu cầu tòa hủy văn bản trả lời của Sở Y tế TP, đồng thời buộc Sở Y tế TP phải cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh cho ông.

Ra tòa, ông N. cho rằng Điều 30 Thông tư 41/2011 của Bộ Y tế (hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) quy định: “Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm phải đáp ứng các điều kiện như sau: Là bác sĩ hoặc cử nhân sinh học hoặc cử nhân hóa học hoặc dược sĩ đại học hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm (tốt nghiệp đại học) có chứng chỉ hành nghề”. Từ đó, ông tiếp tục khẳng định trường hợp của mình phải được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

Đại diện Sở Y tế TP cho biết đúng là ông N. có nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Sau đó, hội đồng tư vấn của Sở đã họp, có ý kiến chưa thống nhất nên Sở có công văn gửi Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo. Bộ Y tế đã trả lời là chiếu theo Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì không có đối tượng cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh là cử nhân sinh học như ông N. Tuy nhiên, dù không cấp chứng chỉ hành nghề nhưng Sở cho rằng ông N. vẫn được phép hành nghề đúng chuyên môn xét nghiệm của ông theo sự phân công của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nên mới có văn bản trả lời ông N. như trên.

Theo tòa, Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, việc Sở Y tế TP không cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh cho ông N. là đúng quy định.

Tòa cũng khẳng định việc ông N. cho rằng ông thuộc trường hợp phải được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh theo Điều 30 Thông tư 41/2011 là không đúng. Bởi lẽ đây chỉ là quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng xét nghiệm chứ không áp dụng cho trường hợp xin cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Từ đó, tòa đã bác yêu cầu khởi kiện của ông N.

Quy định liên quan

- Người xin cấp chứng chỉ hành nghề:

1. Bác sĩ, y sĩ

2. Điều dưỡng viên

3. Hộ sinh viên

4. Kỹ thuật viên

5. Lương y

6. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

- Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam:

1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận là lương y;

c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền...

(Trích Điều 17, Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)

Hoa Lam - 09:13 03/04/2018

Tôi là kỹ sư công nghệ sinh học, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, đã làm ở khoa xét nghiệm của 1 bệnh viện tại Đà Nẵng từ khi ra trường đến nay, đã tham gia khóa đào tạo chuyên ngành 3 tháng nhưng vẫn chưa được cấp chứng chỉ hành nghề y. Vậy, kỹ sư công nghệ sinh học tương đương với bằng cử nhân thì tôi có thể đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề được không? Nếu không, tôi cần học thêm gì để đủ pháp lý được cấp chứng chỉ hành nghề?  

Bộ Y tế trả lời vấn đề này như sau:

Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP, chưa có đối tượng có văn bằng chuyên môn là kỹ sư công nghệ sinh học được cấp chứng chỉ hành nghề.

Bộ Y tế xin tiếp thu ý kiến góp ý để xem xét, báo cáo Chính phủ khi có sửa đổi Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Bộ Y tế trả lời vấn đề này như sau:

Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về xét nghiệm. Kỹ sư công nghệ sinh học không thuộc các đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định này.

Cử nhân công nghệ sinh học có được cấp chứng chỉ hành nghề xét nghiệm?

Theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì người hoạt động xét nghiệm trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được xác định là Kỹ thuật viên được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên ngành học và chuyên môn của người đó theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Kỹ thuật viên xét nghiệm được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

- Có văn bản xác nhận quá trình thực hành. Thời gian thực hành đối với Kỹ thuật viên là 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

- Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Mặt khác, theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ bao gồm các giấy tờ sau đây:

(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

(2) Bản sao hợp lệ văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;

(3) Giấy xác nhận quá trình thực;

(4) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

(5) Phiếu lý lịch tư pháp;

(6) Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

(7) Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người có bằng cử nhân sinh học không thuộc trường hợp được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ thuật viên xét nghiệm.

Do đó: Có thể thấy cử nhân công nghệ sinh học sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động trong xét nghiệm (Kỹ thuật viên xét nghiệm).

Đồng nghĩa, cử nhân hoặc kỹ sư công nghệ sinh học không được ký kết quả xét nghiệm của các chuyên khoa xét nghiệm.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Ông Nên đã nộp đơn vào làm việc vào phòng xét nghiệm của các bệnh viện nhưng đều từ chối vì không có chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên tại Khoản 5, Điều 1 Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT mới chỉ cho phép cấp chứng chỉ hành nghề đối với cử nhân chuyên ngành sinh học, còn ngành công nghệ sinh học thì không thuộc đối tượng được cấp.

Ông Nên hỏi, trong tương lai thì ngành công nghệ sinh học có cần thiết để được cấp chứng chỉ hành nghề và được làm việc xét nghiệm trong lĩnh vực y tế không?

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:

Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP chưa có đối tượng có văn bằng chuyên môn là cử nhân công nghệ sinh học được cấp chứng chỉ hành nghề.

Bộ Y tế xin tiếp thu ý kiến góp ý để xem xét, báo cáo Chính phủ khi có sửa đổi Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Theo cổng thông tin điện tử Chính phủ

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN