Địa chỉ kiểm toán nhà nước khu vực 3 năm 2024

Theo khoản 7 Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, kiểm toán nhà nước khu vực là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán ở địa phương và các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Có bao nhiêu Kiểm toán nhà nước khu vực?

Hiện nay có tất cả 13 Kiểm toán nhà nước khu vực bao gồm:

- Kiểm toán nhà nước khu vực I (Trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội) – Lãnh đạo: Kiểm toán trưởng ÔNG NGUYỄN ANH TUẤN

- Kiểm toán nhà nước khu vực II (Trụ sở đặt tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) – Lãnh đạo: Kiểm toán trưởng ÔNG PHAN VĂN THƯỜNG

- Kiểm toán nhà nước khu vực III (Trụ sở đặt tại thành phố Đà Nẵng) – Lãnh đạo: Kiểm toán trưởng ÔNG LÊ QUÍ HƯNG

- Kiểm toán nhà nước khu vực IV (Trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh) – Lãnh đạo: Kiểm toán trưởng ÔNG TRẦN KHÁNH HOÀ

- Kiểm toán nhà nước khu vực V (Trụ sở đặt tại thành phố Cần Thơ) – Lãnh đạo: Kiểm toán trưởng ÔNG NGUYỄN ĐỨC TÍN

- Kiểm toán nhà nước khu vực VI (Trụ sở đặt tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) – Lãnh đạo: Kiểm toán trưởng ÔNG VŨ KHÁNH TOÀN

- Kiểm toán nhà nước khu vực VII (Trụ sở đặt tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) – Lãnh đạo: Kiểm toán trưởng ÔNG NGÔ MINH KIỂM

- Kiểm toán nhà nước khu vực VIII (Trụ sở đặt tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) – Lãnh đạo: Kiểm toán trưởng ÔNG ĐẶNG THẾ BÌNH

- Kiểm toán nhà nước khu vực IX (Trụ sở đặt tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) – Lãnh đạo: Kiểm toán trưởng ÔNG HOÀNG BỔNG

- Kiểm toán nhà nước khu vực X (Trụ sở đặt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) – Lãnh đạo: Kiểm toán trưởng ÔNG ĐOÀN HUY VINH

- Kiểm toán nhà nước khu vực XI (Trụ sở đặt tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) – Lãnh đạo: Kiểm toán trưởng ÔNG ĐOÀN CHIẾN THẮNG

- Kiểm toán nhà nước khu vực XII (Trụ sở đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) – Lãnh đạo: Kiểm toán trưởng ÔNG PHẠM VĂN HỌC

- Kiểm toán nhà nước khu vực XIII (Trụ sở đặt tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) – Lãnh đạo: Kiểm toán trưởng ÔNG TRẦN MINH KHƯƠNG

Vị trí, chức năng của Kiểm toán nhà nước khu vực

Kiểm toán nhà nước khu vực là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn khu vực theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước, cụ thể gồm các đối tượng sau:

- Các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn khu vực;

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức của địa phương trên địa bàn khu vực có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công;

- Các công trình, dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân các cấp hoặc do các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân các cấp làm chủ đầu tư trên địa bàn khu vực;

- Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ do các cấp có thẩm quyền của chính quyền địa phương thành lập thuộc địa bàn khu vực;

- Kiểm toán một số đối tượng khác theo chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Sáng 30/8, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn đã có buổi làm việc với Lãnh đạo, cán bộ Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực III. Cùng tham dự buổi làm việc có Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung, lãnh đạo các đơn vị tham mưu KTNN và toàn thể lãnh đạo, công chức, người lao động của KTNN khu vực III.

Phòng Báo điện tử | 30/08/2023 16:12

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, theo lí thuyết hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lí, sử dụng tài chính, tài sản công, giúp tài chính Nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng.

Hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được chính thức thành lập ngày 11 tháng 7 năm 1994 theo Nghị định 70/CP của Chính phủ Việt Nam với chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp lý của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kế toán nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước tương đương cấp Bộ trưởng, do Thủ tướng bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn.

Sau khi Luật Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006, cơ quan Kiểm toán Nhà nước chuyển sang trực thuộc Quốc hội; vị trí Tổng kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu theo sự đề cử của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm), có thể được bầu lại nhưng không quá 2 nhiệm kỳ. Sửa đổi này được đưa ra nhằm đảm bảo việc kiểm soát ngân sách nhà nước chi tiêu khách quan và độc lập hơn.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII ngày 28.11.2013 đã hiến định địa vị pháp lý của KTNN và Tổng Kiểm toán Nhà nước tại Điều 118:

  1. Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
  2. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định.

Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

  1. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định.

Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng Kiểm toán Nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bùi Hải Ninh (1994-2000)
  • Hà Ngọc Sơn (1994-2005)
  • Hoàng Ngọc Hài (1994-2006)
  • Vương Đình Huệ (2001-2006)
  • Lê Minh Khái (2007-2014)
  • Lê Hoàng Quân (2008-2015)
  • Hoàng Hồng Lạc (2008-2017)
  • Cao Tấn Khổng (2008-2018)
  • Đoàn Xuân Tiên (2011-2020)
  • Nguyễn Quang Thành (2011-2021)
  • Doãn Anh Thơ (2021-nay)
  • Vũ Văn Họa (đến 2022)
  • Đặng Thế Vinh (2017-nay)
  • Nguyễn Tuấn Anh
  • Hà Thị Mỹ Dung
  • Ngô Văn Tuấn (2022)
  • Bùi Quốc Dũng (2023-nay)

Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đương nhiệm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổng Kiểm toán Nhà nước: Ngô Văn Tuấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước
  • Các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước:
  • Doãn Anh Thơ
  • Đặng Thế Vinh
  • Nguyễn Tuấn Anh
  • Hà Thị Mỹ Dung
  • Bùi Quốc Dũng

Các cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước bao gồm 34 Vụ và đơn vị tương đương cấp Vụ, đứng đầu các Vụ là Vụ trưởng, đứng đầu các Chuyên ngành và các Khu vực của Kiểm toán Nhà nước là Kiểm toán trưởng (cấp Vụ trưởng)