Tại sao ram được coi là bốc hơi

Khi ta nung kim loại đến nhiệt độ nóng chảy, và tiếp tục nung với nhiệt gấp 10 đến 100 lần thì kim loại đó có bốc hơi không? Nếu có thì nó sẽ bay đến đâu thì ngưng tụ? Tất nhiên là có. bạn để 1 lượng vàng ngoài đường 5 phút sau nó sẽ bốc hơi và ngưng tụ vào túi người khác! - (ngothanhhong)

Có. Tất cả các kim loại (và các chất) đều có áp suất hơi. Một số vật liệu có áp suất hơi thấp nên cần gia nhiệt rất nhiều cho chúng để hoá hơi. Những vật liệu có áp suất hơi cao thì sẽ dễ hoá hơi hơn, và chỉ cần một lượng nhiệt nhỏ để quá trình hoá hơi có thể xảy ra. Với kim loại, một số quá trình luyện kim dựa trên sự bay hơi của kim loại nguyên chất, giúp sản xuất ra các kim loại như kẽm (Zn), Cadimi (Cd), Asen (As), Thuỷ ngân (Hg),... Khi nung tới nhiệt độ nhất định, ở áp suất thích hợp, sự bay hơi kim loại sẽ xảy ra. Đó là lý do mà các thợ hàn phải được bảo hộ kỹ càng trong một số quá trình hàn cắt, mạ điện kim loại chẳng hạn, vì việc hít phải hơi kim loại là rất nguy hiểm. Hít phải một lượng nhỏ hơi/bụi kim loại Beri sẽ gây viêm phổi nặng. Việc hoá hơi kim loại được ứng dụng trong nhiều quá trình vật lý/hoá học và nhiều ngành công nghiệp, ví dụ như để tạo ra một lớp kim loại rất mỏng, như mạ vàng chẳng hạn (ngoài phương pháp điện phân dương cực tan vẫn đang dùng). Thường thì quá trình làm bay hơi kim loại sẽ được thực hiện trong một buồng chân không. - (Long Ali)

trước hết bạn phải định ngĩa thế nào là kim loại, người ta không định nghĩa kim loại vì nó rắn mà là vì nó dẫn điện/nhiệt tốt và có ánh kim. và thứ 2 là mọi vật đều ở 3 trạng thái cơ bản đó là rắn, lỏng khí và nhiệt độ quyết định trạng thái này, ngoài 3 trạng thái cơ bản trên thì còn một trạng thái đặc biệt nữa đó là trạng thái ion, lúc này các phân tử nguyên tử không liên kết với nhau. bạn có biết thủy ngân không ? nó là một kim loại độc và ở nhiệt độ bình thường thì nó ở dạng lỏng, đun nóng lên tí nữa thì ta có khí thủy ngân dùng đề đầu độc kẻ thù ( nó gây tổn thương não và gan ) và giảm nhiệt độ dưới 0 độ c ( tôi k nhớ rõ là bao nhiêu ) thì lúc này nó là dạng rắn. - (Hồ Ngọc Hải)

Tất cả các chất đều có nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi (hay bốc hơi), kim loại cũng vậy.
Khi ta nung nóng kim loại rắn tới nhiệt độ sôi thì sẽ xảy ra hiện tượng bốc hơi (y như nước). Sau khi bốc hơi bay ra khỏi môi trường đang được cung cấp nhiệt, kim loại ngưng tụ tại nhiệt độ ngưng tụ (cũng là nhiệt độ sôi), lúc này là kim loại lỏng, và nếu tiếp tục gặp môi trường nhiệt độ thấp thì sẽ hóa rắn. - (Quỳnh Đàm)

Không Cần phải nung đâu ,chỉ Cần để cạnh đường không coi là bốc hơi rồi! - (Haicanh)

Câu hỏi hay đây!
Kim loại cung như các vật chất thông thường khác có thể tồn tại ở 3 trạng thái: Rắn, lỏng và khí ở các nhiệt độ khác nhau tùy vào từng chất. Ở đây bạn hỏi kim loại chung chung. Cần hỏi rõ kim loại nào. Còn bay đến đâu thì ngưng tụ thì phải tùy thuộc vào vị trí bạn nung kim loại đến bay hơi :) - (traitimxanh_ytn)

Theo như mình nghĩ thì kim loại thường ở thể rắn, muốn chuyển sang thể khí thì phải qua thể lỏng trước. Kim loại tất nhiên có thể thăng hoa nhưng lượng là rất nhỏ, tồn tại duới dạng phân tử trong không khí và ngưng tự trên những hạt bụi, hàm lượng này là rất nhỏ và không có tác động gì cả. Nói về Thủy ngân tuy thủy ngân có nhiệt độ nóng chảy -38 nhưng nhiệt đội sối hơn 300 nên trong điều kiện thường lượng thủy ngân bốc hơi cũng không đáng kể và theo cơ chế trên - (gaho0210 .)

Kim loại thường thì không biết chứ kim loại quý như vàng, bạch kim, bạc để ngoài trời chừng 5 phút là nó bốc hơi ngay ^_^ - (Kevin)

Tính chất của kim loại cũng như mọi chất khác, khi nhiệt độ đủ cao nó sẽ bay hơi. Trong điều kiện thông thường, nhiệt độ bay hơi của kim loại thường là rất cao, thí dụ như sắt là 2862 oC, đồng là 2562 oC, nhôm là 2519 oC (nhiệt độ bay hơi của nước là 100 oC). Cũng giống như hơi nước, khi gặp môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bay hơi, hơi kim loại sẽ ngưng tụ. - (Nam)

Dạ thưa có ạ! mọi chất rắn, chất lỏng đều có ngưỡng nhiệt độ nóng chảy và bốc hơi hết vào không trung còn nó đi đâu nữa ai mà biết được, dĩ nhiên nó sẽ tồn tại ở dạng khí nguyên tố hoá học và chờ phản ứng tiếp theo với nguyên tố hóa học nào đó để thành cái gì,,gì nữa. Có lẽ phải học bài lại mới nhớ hết được! - (Hoc Tro)

Mỗi nguyên tố hóa học có nhiệt độ đông đặc, nóng chảy và bay hơi. - ()

Vật chất (tất cả các chất) tồn tại với 3 trạng thái cơ bản là rắn lỏng khí, các trạng thái của vật chất phụ thuộc vào nhiệt độ của chúng. Tất cả các chất đều có 2 ngưỡng nhiệt độ: đông đặc-nóng chảy và hóa hơi-ngưng tụ (sôi), ví dụ với thủy ngân (kim loại) = 356,73 °C ở thể khí với sắt = 2.862 °C ở thể khí. Do ngưỡng nhiệt độ sôi của kim loại thường rất cao nên rất khó thấy kim loại ở thể khí. - (Cuacon)

Kim loại (và tất cả các vật chất khác) đều có thể bay hơi tuỳ theo theo nhiệt độ (bằng hoặc cao hơi nhiệt độ sôi) và áp suất của từng chất. Khi nhiệt độ của chúng giảm xuống bằng hoặc thấp nhiệt độ sôi thì chúng sẽ ngưng tụ. Ví dụ đơn giản trong hàn kim loại (điện hoặc gas) một số kim loại trong que hàn và vật hàn sẽ bay hơi. Hơi này rất độc hại cho phổi của người hàn cho nên phải cẩn thận. Dưới đây là bảng ghi nhiệt độ sôi và nhiệt lượng cần thiết để hoá hơi một số kim loại:
Kim loại Tº sôi Nhiệt lượng hoá hơi
(ºK) (cal/g)
Chì 2,023 208
Nhôm 2,740 2,500
Vàng 2,933 377
Đồng 1,460 1,210
Sắt 3,023 1,520 - (LT)

kim loại bốc hơi là chuyện không lạ sắt phi 10 lắp vào công trình bốt hơi còn phi 08, cá biệt 10 cây bốc hơi còn 07 cây thôi. - (trần hữu phú)

Mọi vật chất từ kim lại đến phi kim đều bốc hơi .. Nhưng tùy theo nhiệt độ hay môi trường mà quá trình đấy diễn ra nhanh hay chậm mạnh hay yếu ..
Ps: vàng ko đem ra san để làm thí nghiệm nhé .. Vì nó khi ta chưa kịp nhận biết phản ứng xay ra hay chưa mà đã có hiện tượng mất mẫu vật đấy ... Kakak - (T V Khoa)

Kim loại và các loại vật liệu đều có thể bốc hơi khi không cần phải nung chảy.
Ví dụ: 1 tấn thép đưa vào công trình xây dựng có thể bốc hơi 500kg, 1 tấn xi măng cũng có thể bốc hơi 500kg. - (Tùng)

Chang nhung kim loai, cac thu khac deu "boc hoi' khi ve den tay cac quan nha ta. - (nur_alein)

Tóm lại là các nguyên tố đều ở 3 trạng thái: rắn, lỏng và hơi ở nhiệt độ, áp suất và các điều kiện nhất định . Còn trạng thái thứ tư là plasma là trạng thái vật chất ở nhiệt độ cực cao và siêu cao khoa học chưa nghiên cứu đầy đủ trạng thái này.

Nhưng thú vị ở một số chất nói chung và kim loại:

- Thủy ngân Hg hóa lỏng -38,83 °C, sôi ở 356,73 °C là kim loại duy nhất ở trạng thái lỏng trong điều kiện bình thường (trừ các vùng lạnh dưới -38°C) Thế nhưng nó là một kim loại cực độc và có khả năng bay hơi ở nhiệt độ thường. Do vậy, nếu lỡ làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, các giọt thủy ngân tung tóe ra các hạt tròn trắng bạc xem ra rất vui mắt, nhưng hãy coi chừng mà hít phải thứ "khí" kim loại này, không chết ngay nhưng sẽ rụng răng rụng tóc... chết từ từ mới nguy hiểm.

- Một nguyên tố (không phải là kim loại) là I- ốt (I) không có trạng thái lỏng mà bay hơi ngay còn gọi là thăng hoa. Băng phiến chống gián là một hợp chất rắn thuộc loại này là không hóa lỏng mà thăng hoa.

- Chúng ta lại rất dễ làm một kim loại có nhiệt độ nóng chảy cực cao bay hơi bằng chỉ một cái ấn nút. Đó là Vonfram (W) có nhiệt độ nóng chảy ở 3.422 oC và bay hơi ở 5.555 oC vốn thường được làm dây tóc bóng đèn tròn và bóng đèn dài, chúng ta nhấn nút bật đèn làm sợi dây tóc nóng khoảng 2.000 - 3.000 oC và bay hơi một phần cực nhỏ của sợi tóc. Trước kia bóng đèn hút hết chân không, ở nhiệt độ này W chưa nóng chảy nhưng có bay hơi một chút, nhất là các bóng đèn nhỏ như đèn xe máy sẽ bị W bay hơi bám làm bóng đen xì, nhỏ dần và "đứt bóng". Để tránh bay hơi, người ta thường cho một lượng khí trơ (N, He...) và một số hơi các Halogen nên ta thường gọi là đèn halogen để giảm bớt sự bay hơi của thứ kim loại khó nóng chảy bay hơi này. - (Anh Tuấn)

Nếu bạn chịu khó đọc tin tức thì sẽ biết rằng kim loại rất dễ bốc hơi và nhất là các nắp cống rãnh ở Hà Nội! - (Mai Quỳnh)

nung lên đạt nhiệt độ bay hơi sẽ bốc hơi, ví dụ điển hình kim loại là thuỷ ngân có hơi thuỷ ngân. hơi kim loại rất độc! khi bay lên không còn bị nóng lên nữa sẽ bắt đầu ngưng tụ, nhưng do có quán tính nhiệt nên 1 lúc mới ngưng tụ lại thành thể lỏng sau đó thành các hạt kim loại - (Huy)

Kim loại có bốc hơi ! Hãy đêm kim loại ra để khơi khơi ngoài đường thì sẽ biết ngay. - (Thanh Hoànp)

Có. Và ngưng ngay trên bề mặt kim loại. Bạn dễ dàng thấy lớp kim loại bề mặt khi nóng chảy khác hơn lớp trong. Đó là lớp kim loại ngưng tụ lại. - (Rùa Già)

Tự nhiên nung thế làm chi , cho tốn than , tốn điện @@@ - (chuyên gia Kim Loại)

Vật chất luôn có thể tồn tại ở 3 dạng là rắn lỏng và khí tùy theo độ tương quan của 3 đại lượng là thể tích, nhiệt độ và áp suất. Do đó câu trả lời là Kim loại hoàn toàn có thể ở dạng khí khi điều kiện về 3 đại lượng ở trên cho phép. Vượt ra ngoài điều kiện đó, nó sẽ ngưng tụ và trở lại thành thể rắn. Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn mối quan hệ giữa 3 đại lượng này thì google sẽ ra ngay. - (Linh Tran Dang)

tất nhiên là có mọi chất đa số đều tồn tại ở 3 thể rắn lỏng khí, trừ một số trường hợp đặc biệt như i ốt.. khi bốc hơi gặp điều kiện thích hợp như nhiệt độ giảm nó lại ngưng tụ. Hoặc có thể nó sẽ đi về nơi rất xa xa ơi là xa mà chưa ai từng biết đến. Bạn lên đọc lại hóa học lớp 10 11 sẽ rõ hơn - (Thuận Nguyễn)

Bất cứ hợp chất nào cũng có quá trình bay hơi và ngưng tụ nếu như nhiệt độ ban cung cấp đủ lớn. Tùy thuộc kim loại mà nhiệt độ bay hoi khác nhau. Ví dụ như Hg thì chỉ nhiệt độ thường là đã bốc hơi, Pb thì khoảng 525 là đã bay hơi....Còn bay đến đâu thì ngưng tụ? trả lời là thấp hơn nhiệt độ bay hơi của chất đó thì sẽ ngưng tụ thôi. - (trung)

ban co the de dan tra trong tuan hoan cac nguyen to, hau het cac chat deu co nhiet do hoa long va nhiet do hoa hoi. :) - (Huy)

Kim loại cũng là một vật chất, mà vật chất thì không thể tự mất đi hoặc tự sinh ra được. Nó chỉ có thể chuyễn đổi trạng thái tồn tại mà thôi. Khi nung nóng đến một nhiệt độ nhất định nó sẽ từ thể rắn biến thành thể lỏng. Rồi tiếp tục nung nóng ta sẽ được kim loại ở trạng thái khí hay gọi là "hơi". Nó sẽ bị phân tán và trở lại trạng thái rắn ngay khi nó thoát khỏi vùng nhiệt độ đó. Bình thường không cần ta nung nóng thì quá trình biến đổi trạng thái tồn tại này luôn diễn ra nhưng nó quá chậm, mắt thường của chúng ta không nhận thấy sự dổi khác của nó mà thôi. - (liuhanwen521)

Bạn có thể tìm hiểu công nghệ Arc-spray để phủ bề mặt kim loại. Nhiệt độ có thể lên đến 11.000 độ, làm bốc hơi kim loại như nickel - (Trang)

thủy ngân cũng là kim loại - (longlong)

kim loại chỉ tồn tại ở hai thể là thể rắn và thể lỏng chứ có tồn tại ở thể khí đâu mà bốc hơi. những chất nào có thể tồn tại ở thể khí thì mới bốc hơi được. - (dang)

Bản thân Kim loại hay bất cứ vật chất nào đều được cấu tại từ những nguyên tử. Khi cấp năng lượng cho các electron ( nhiệt năng, động năng, thế năng,.. ) thì các nguyên tử sẽ chuyển động nhanh lên quanh hạt nhân. Khi lực li tâm chiến thắng lực liên kế giữa chúng, các hạt sẽ văng ra và... bay hơi như bạn nghĩ. Nhưng có một điều rằng, khi các hạt bị văng ra khỏi liên kết, thì nó không còn là chất đó nữa, mà là chất khác.
Câu hỏi của bạn là kim loại có bay hơi không, có (để đạt đến mức phá được lực liên kết các nguyên tử đòi hỏi công nghệ cao, bán phá hay những máy li tâm vô cùng tối tân,..), nhưng bạn ko nhìn thấy và lúc đó kim loại sẽ biến đổi thành chất khác. Nó ngưng tụ ngay khi ngừng cung cấp năng lượng. - (Thôn Tám FC)

Theo em biết thì kim loại không bốc hơi đc.nó chỉ chuyển từ thể rắn qua thể lỏng mà thôi - (Hải Quyền Phạm)

Tùy vào Kl mà nhiệt độ bốc hơi khác nhau. Người ta áp dụng vào công nghệ tráng thủy hay ram mạ chân không. Nung kim loại cho bốc hơi và ngưng tụ bám vào bề mặt kính hay vật cần ram mạ đó - (Duyvtn)

khong - (le van tuan)

Trong không khí bình thường kim loại không thể bốc hơi vì trọng lượng phân tử nặng hơn không khí. Vậy nên dù nung nóng đến đâu cũng OK bốc hơi.

Nếu ở môi trường đặc biệt phân tử không khí đặc biệt nghĩa trọng lượng phân tử là cao hơn kim loại thì có khả năng xảy ra. Nhưng còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Nếu nung nóng kim loại lên nhiệt độ quá cao, kim loại không bay hơi nhưng có thể tác dụng với vật chất khác để thành chất bay hơi được và bay hơi; hoặc phân tử bị phá vỡ để biến đổi thành chất mới và có thể chất mới bay hơi được...

- (Minh Hùng Đỗ)

No boc hoi khi ket tua voi dao chich, va nhung tu o tiem ve chai - (do nhan)

Plasma. Dạng vật chất thứ 4. - (andy)

Một chất bất kỳ sẽ có thể tồn tại ở 3 dạng là rắn, lỏng và khí, vấn đề là phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất lên chất đó, ví dụ vơí áp suất 1 kg/cm2 (1atmotphe) thì với nhiệt độ - (KS Tuấn)

Kim Loại có bốc hơi, khi đạt được nhiệt độ cần thiết thì ngưng tụ ! - (thanh tam)

Khi nóng chảy kim loại bốc hơi bởi vì chất lỏng bốc hơi ở bất cứ nhiệt độ nào! Sau khi bốc hơi thì có sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài làm hạ nhiệt độ thì kim loại ngưng tụ. Nhiệt nóng chảy bằng nhiệt đông đặc. Thủy ngân là kim loại lỏng do đó bốc hơi ở nhiệt độ thường .
Thí dụ: nhiệt nóng chảy của nước đá là 0 độ C, đó cũng là nhiệt đông đặc của nước . - (Hào Nguyễn)

Theo như tôi biết thì KL không bị bốc hơi khi nóng chảy. - (namdauhoi)

có , chắc chắn là có khi nung với nhiệt độ cao, kim loại là một dạng tinh thể lỏng đông cứng ở nhiệt độ thường giống như nước đông cứng ở 0 độ C. Có điều chúng ta không đủ máy móc thiết bị để nghiên cứu. Tôi nhớ không lầm có lần đọc được một trong những tạp chí về không gian, có một số hành tinh với nhiệt độ áp suất cao khủng khiếp, đá, kim loại bốc hơi, tạo thành những trận mưa đá kim loại - (Lan Hải)

vật chất luôn ở 3 thể là rắn lỏng và hơi trừ 1 số dạng có khả năng thăng hoa như băng phiến thì từ thể rắn nung là chuyển sang thể khí luôn. thế nên kim loại sẽ bị bốc hơi nếu nhiệt độ quá cao. Ngay khi ở thể lỏng thì kim loại đã có bốc hơi ít rồi. Tuy nhiên dù có nung nóng cỡ nào thì việc bay hơi cũng ko được xa vì chênh lệch nhiệt độ ở trong nồi nung và ở bên ngoài chênh lệch nhiều quá, việc đó chẳng khác nào bạn đun sôi nc ở giữa bắc cực vậy. Khi hơi vừa bay lên thì nó sẽ bị ngưng tụ lại ngay phía trên nồi nung :D - (hehe)

bạn thạn mén, vật chất thông thường tồn tại ở 3 trạng thái : rắn, lỏng, khí. Đối với 1 chất, tùy vào nhiệt độ và áp suất mà nó sẽ tồn tại ở trạng thái nào. Một cách dễ hiểu ta thấy dưới áp suất bình thường, ở nhiệt độ dưới 0 độ C thì nước ở trạng thái rắn, từ 0 - 100 độ thì nó ở trạng thái lỏng và trên 100 độ nó sẽ ở trạng thái khí. Khi làm nguội thì quá trình này sẽ diễn ra ngược lại
Các kim loại cũng vậy, ở điều kiện bình thường chúng ta thường gặp nó ở trạng thái rắn. Khi nung lên nhiệt độ cao nó sẽ nóng chảy và tồn tại ở trạng thái lỏng. và nếu tiếp tục gia nhiệt lên nữa nó sẽ sôi và bốc hợi và tồn tại dưới dạng khí. Tuy nhiên đó là nói về mặt lý thuyết, thực tế rất khó tạo ra mội trường mà nhiệt độ cao đến mức kim loại sôi và bốc hơi. Người ta làm được điều này ở các phòng thí nghiệm.
Thân. - (bao huynh)

nếu là vàng thì nấu dến chảy và nấu tiếp cho dến nhiệt dộ nào di nữa cũng không biến dổi chất , còn sắt thì sẽ cháy biến dổi chất - (tan hung)

Khi nung nóng kim loại thì kim loại sẽ chuyển sang thể lỏng, sang thể khí và cuối cùng là plasma. Thể plasma chỉ tồn tại trong môi trường nhiệt độ cao. Khi bốc hơi thì ngay lập tức lại trở trạng thái trước. - (Trinh Nguyen)

Duong nhien la co the bay hoi roi. Vat chat ton tai o 3 trang thai rắn , lỏng khí. Ỏ điều kiện thường kim loai ở trạng thái rắn. Nhưng nếu ta có thể tăng nhiệt độ và áp suất đến điểm bay hơi thì kim loại sẽ bay hơi. Và đương nhiên khi giảm đến điẻm hoá lỏng thì nó sẽ ngưng tu lại. Moi biến đổi tuân theo phương trình trạng thái. - (Hthegiang)

Theo tôi, để bốc hơi cần một số yếu tố như: phân tử nhẹ, lực liên kết yếu, và có lực đẩy mạnh để tách liên kết. Như vậy, có một ít kim loại bốc hơi, phần lớn là không. - (levankhanh)

Bất cứ vệt chất nào chỉ cần gia nhiệt quá nhiệt độ nóng chảy sẽ diễn ra quá trình bay hơi. Tùy vào kim loại hay vật chất mà nhiệt độ nóng chảy hay bay hơi có thể là nhiệt độ âm hoặc dương. Khi hóa hơi, đương n hiên vật chất này sẽ phát tán vào môi trường. Nếu với bình kín sẽ diễn ra hiện tượng ngưng tụ và hoàn lưu một phần hoặc hoàn toàn. Ví dụ như bạn hay nghe nói tới "Chì trong không khí", "Thủy ngân trong không khí"...đó là minh chứng cho hiện tượng phát tàn kim loại vào không khi qua hiện tượng bay hơi. Với các kim loại như Thủy Ngân, Chì thì nhiệt độ bay hơi khá thấp (trên 60 độ C) vậy nên khi qua quá trình cháy trong nhiên liệu hoặc những đám cháy thông thường, những kim loại này cũng đã dễ dàng phát tán vào không khí. - (phamthachanh)

Hiện tượng nước bốc hơn (H2O trở thành Oxy và Hidro) khi gặp nhiệt độ cao là phản ứng hóa học, đây là đặc tính của nước (H2O), khi gặp nhiệt độ cao thì liên kết giữa các nguyên tử Hidro và Oxy bị phá vỡ, mà bản chất của Hidro và Oxy là thể khí nên xảy ra hiện tượng bốc hơn (hóa thành thể khí). Trở lại câu hỏi của bạn thì kim loại có bốc hơi hay kg thì phụ thuộc kim loại đó là gì và đặc tính của nó như thế nào. Ví dụ như là Vàng chẳng hạn, nếu Vàng có thể hóa lỏng khi gặp nhiệt độ nhất định nào đó, vậy thì với mức nhiệt độ cao hơn liệu các nguyên tử vàng (sau khi đã bị đứt các liên kết đến các nguyên tử vàng khác) có thể kết hợp với chất nào đó (ví dụ oxy chẳng hạn) để bốc hơi hay không! Theo mình nghĩ là không (vì mình chưa thực nghiệm hay biết vấn đề đó). Chúc vui! - (Phan Thanh Hoàng)

Boc hoi tu noi nau, ngung tu o khuon duc - (Duc)

ko ban ak. tai vi khoi luong rieng cua kim loai lon hon khong khi nhieu. - (Cụ Rùa)

với nhiệt độ trên trái đất thì nó ngưng tụ ngay lập tức chớ không có bay đi đâu dc hết
tuy nhiên trên một chòm sao ngoài hệ mạt trời (hình như là chòm sao thiên nga hay gì đó mình ko nhớ rõ) có 1 hành tinh khí có kích thước sao mộc khoãng cách từ nó đến ngôi sao còn gần hơn cả khoãng cách từ sao thủy tới mạt trời vì vậy nhiệt độ trên đó rất cao, cao tới nổi nước trên hành tinh này bát hơi hết ra khỏi hành tinh, nhiệt độ cao khiến sắt bay hơi và tạo thành những cơn mưa kim loại trên hành tinh này - (KệTui Gà)

Có chứ, nó bay đến khi nó nguội thì ngưng tụ. - (Hoang Anh Phan)

Hiện tượng bốc hơi chỉ xảy ra với những vật liệu có phân tử khối nhẹ hơn không khí thôi! - (langtudatinh.hai)

Chào bạn, kim loại cũng bị bốc hơi. Ví dụ dễ tìm nhất là thuỷ ngân, chỉ cần đun ở nhiệt độ của bếp nấu ăn thì cũng sôi và bốc hơi rồi.
Người ta dùng tính chất này của thuỷ ngân để luyện vàng! - (Tín Phạm)

Phải biết kim loại gi? đơn chất hay hợp chất . Hỏi chung chung ai mà trả lờii được ! - (minh đức)

hơi là j,kim lọa có hơi nước hay sao mà bốc - (MANGHUNG)

Theo tôi biết thì kim loại có thể bốc hơi ví dụ như nhôm. Dựa vào đó mà người ta tạo ra các màng nhôm cực mỏng (trên gương...). - (Quoc Khanh)

Không phải kl nào cũng cần có nhiệt độ cao mới bốc hơi đâu, nhiều kl lại bốc hơi khi hạ nhiệt chẳng hạn như Vàng, tính từ lúc lên đỉnh là 48 triệu cho tới bây giờ thì vàng đã bị bốc hơi khoãng 27% rồi. - (Gia Lạc)

ko ban oi. tai vi khoi luong rien cua kim loai lon hon khong khi nhieu - (Cụ Rùa)

Có bốc hơi chứ, bốc hơi mạnh nữa là đằng khác, khi nung nóng nó tỏa ra một lượng nhiệt tương đương với lới nhiệt của mặt trời (nếu có cùng trọng lượng và thể tích). đó là theo ngôn ngữ khoa học, còn ngôn ngữ phổ thông thì tỏa nhiệt ấy gọi là bốc hơi nhiệt. - (nguyễn văn nguyên)

kim loại nặng hơn không khí làm sao bóc hơi. hic, trả lời đơn giản vậy thôi có sai xin sửa nhe các bác. - (truong quoc)

Có chứ bạn, khi kim loại nóng chảy ở nhiệt độ cực cao sẽ bay hơi và ngưng tụ lại, chính vì thế nên mới có 1 hành tinh tên là Kim Tinh đó bạn - (davidthang)

Nếu bạn thực sự quan tâm thì có thể liên hệ với tôi - (thang)

Hầu hết các kim loại đều tác dụng với O2 trong không khí, nhiệt độ càng cao thì phản ứng càng mạnh. Khi nung chảy, kim loại tác dụng mạnh với O2 chuyển thành Oxit dạng khói phát tán ra môi trường xung quanh, tạo nên sự thất thoát khối lượng kim loại nung chảy. Về mặt cảm quan, đó xem như "kim loại bốc hơi", nhưng thực chất là kim loại bị "ăn mòn" bởi không khí do phản ứng oxi hóa ở nhiệt độ cao. - (Nguyễn Tuấn Hải)

ko - (tuấn)

nó bay về nơi xa lắm, bay về nơi xa lắm thì ngưng tụ bạn ah - (memory)

theo lý thuyết thì có thể bốc hơi và bay đến khi nhiệt độ giảm đến mức cần thiết thì tự động ngưng tụ, ví dụ thủy ngân ở nhiệt độ thường đã ở trạng thái bốc hơi rùi nhé. - ()

có đấy bạn ah
giống như thủy ngân vậy
nhưng ở nhiệt độ cao hơn rất nhiều - (Phan)

Hơi của kim loại có trọng lượng riêng nặng hơn không khí thì làm sao bốc lên? Vì vậy kim loại dù nung nóng đến nhiệt độ bao nhiêu cũng chẳng bốc đi đâu được. - (Tâm)

Kim loại cũng hóa hơi. Để thực hiện ta đặt kim loại trong buồn chân không cao và đốt nóng bằng tia laser. Ở nhiệt độ thường hầu hết kim loại ở thể rắn trừ thủy ngân. Thủy ngân hóa hơi ở nhiệt độ phòng (hơi thủy ngân rất độc) - (Nguyễn Đình Quỳnh)

Có, không cần nung nóng. Điển hình là khối kilôgam tiêu chuẩn được lưu giữ tại BIMP được chế tạo từ 90% platin và 10% iridi đã nhẹ đi khoảng 50 microgram trong hơn 100 năm qua ở nhiệt độ bình thường. - (trungmtv)

thuc chat thi kim loai co boc hoi khi nung toi nhiet do nong chay.chung ngung tu tai vung co nhiet do thap hon nhiet do nong chay cua chung. - ()

kim loại ko thể bốc hơi bạn ơi. khi ta đun đến nhiệt độ nóng chảy và càng đun thêm thì chỉ làm cho hơi nước có trong kim loại bay hơi lên nên mới có hiện tượng là kim loại đậm đặc lại - (phước trần)

có, thủy ngân. - (Mang)

Gửi bạn,
Khi nung kim loại ở nhiệt độ cao thì nó sẽ nóng chảy và nếu tiếp tục cung cấp nhiệt năng rất nhiều thì nó sẽ sủi và bốc hơi như nước vậy, bạn có thử nghiệm thực tế với các kim loại có nhiệt độ bốc hơi không quá cao như Hg, Al.  - (Duychien Nguyen)

kl khi nóng chảy không bốc hơi dk,vì nó có khối lượng riêng nặng,ko pải là chất khí như co2, 02,so2... khi nó nóng chảy do nhiệt độ tỏa ra xung quanh nó làm cho hơi nước, chất khí xung quanh nó bốc hơi nên ta có cảm giác như là kl bốc hơi. - (Van Dai Phan)

Tất nhiên là có. Hầu hết mọi đơn chất đều có thể tồn tại ở cả 3 dạng rắn, lỏng, khí. Sắt chẳng hạn sẽ hoá khí khi ở nhiệt độ 2862 °C và khi nhiệt độ xuống thấp hơn nhiệt độ sôi đó thì sắt sẽ tồn tại ở thể lỏng. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn 1538 °C thì sắt sẽ tồn tại ở thể rắn. - (fox)

Không cần hải nung nóng đến nhiệt độ vậy đâu bạn à, bạn cứ để ngoài trời một thời gian thì sẽ bốc hơi thôi mà và nó sẽ ngưng lại ở các vựa ve chai đó bạn - (Phuoc Nguyen)

hỏi câu này ah. nó vừa bốc lên thì lại ngưng tụ rơi xuông. nên bề măt trao đổi rất hẹp. ta chỉ thayys nổ lép bép - (hhh)

Plasma là trạng thái thứ tư của vật chất (các trạng thái khác là rắn, lỏng, khí) trong đó các chất bị ion hóa mạnh. Đại bộ phận phân tử hay nguyên tử chỉ còn lại hạt nhân; các electron chuyển động tương đối tự do giữa các hạt nhân. Plasma không phổ biến trên Trái Đất tuy nhiên trên 99% vật chất thấy được trong vũ trụ tồn tại dưới dạng plasma, vì thế trong bốn trạng thái vật chất, plasma được xem như trạng thái đầu tiên trong vũ trụ. (Lưu ý là vật chất thấy được, vật chất biết được và vật chất là khác nhau.)
Nếu sự ion hóa được xảy ra bởi việc nhận năng lượng từ các dòng vật chất bên ngoài, như từ các bức xạ điện từ thì plasma còn gọi là plasma nguội. Thí dụ như đối với hiện tượng phóng điện trong chất khí, các electron bắn từ catod ra làm ion hóa một số phân tử trung hòa. Các electron mới bị tách ra chuyển động nhanh trong điện trường và tiếp tục làm ion hóa các phân tử khác. Do hiện tượng ion hóa mang tính dây chuyền này, số đông các phân tử trong chất khí bị ion hóa, và chất khí chuyển sang trạng thái plasma. Trong thành phần cấu tạo loại plasma này có các ion dương, ion âm, electron và các phân tử trung hòa..
Nếu sự ion hóa xảy ra do va chạm nhiệt giữa các phân tử hay nguyên tử ở nhiệt độ cao thì plasma còn gọi là plasma nóng. Khi nhiệt độ tăng dần, các electron bị tách ra khỏi nguyên tử, và nếu nhiệt độ khá lớn, toàn bộ các nguyên tử bị ion hóa. Ở nhiệt độ rất cao, các nguyên tử bị ion hóa tột độ, chỉ còn các hạt nhân và các electron đã tách rời khỏi các hạt nhân.
Các hiện tượng xảy ra trong plasma chuyển động là rất phức tạp. Để đơn giản hóa, trong nghiên cứu plasma, người ta thường chỉ giới hạn trong việc xét các khối plasma tĩnh, tức là các khối plasma có điện tích chuyển động nhưng toàn khối vẫn đứng yên. - (Vini Vina)

Có bốc hơi và ngưng tụ ở trong phổi.!!!!!!! - (DC)

Tôi nghĩ là không nhưng sẽ có hao tổn trong quá trình nung chảy như: đổ từ khung này sang khuôn khác... - (phambinh)

còn khi đun đủ nhiệt độ với môi trường oxy thì nó thành Oxit.
Kim loại sẽ "bốc" hơi thành ion kho bị bắn với cường độ laser đủ lớn, lúc này nó tạo thành trường ion, và không ngưng tụ để thấy được. - (Tâm Tinh Tế)

Theo toi nghi thi co. Ba gi tui co kinh doanh vang bac, lau lau kiem tra lai thi thay boc hoi vai chiec nhan. - (titi)

đã là chất lỏng thì chắc chắn bốc hơi. Kim loại đc nung chảy, không cần phải gấp 10 lần, đã có thể bốc hơi. Nhưng nhiệt độ ngoài lò nung thấp hơn rất nhiều nhiệt độ nóng cháy của hầu hết kim loại, nên kim loại bay hơi sẽ ngưng tụ và bám ngay trên thành lò nung hay bề mặt các vật xung quanh lò - (Dương)

Hơi thủy ngân là ví dụ điển hình đó bạn,thủy ngân là kim loại có nhiệt độ nóng chảy rất thấp,ở nhiệt độ thường nó ở thể lỏng và có bay hơi.khi gặp nhiệt độ thấp vàđiều kiện thuận lơi thì nó cũng ngưng thụ như hơi nước vậy, - (thông vu minh)

mỗi phân tử, nguyên tử đều có 4 trạng thái chính, xét theo nhiệt độ tăng dần là : rắn, lỏng, khí, plasma. Điều đó có nghĩa không khí cũng có thể tồn tại dưới thể rắn, và kim loại cũng có thể ở thể khí - (Nguyen Manh Duy)

Vật liệu nào cũng có nhiệt bay hơi. Vấn đề là có cung cấp đủ năng lượng để giải phóng phân tử hay không - (cucu)

Tat ca cac loai vat chat deu co nhiet do boc hoi. Khi nung den nhiet do do no se boc hoi - (bui)

ở nhiệt độ cao tới hàng triệu độ.kim loại cũng bốc hơi - (Títuổiđã Títởn)

kim loại không bốc hơi khi nung nóng chảy nhiệt độ quá giới hạn kim loại sẽ cháy - (Hieu ngo minh)

Tất nhiên là có. Vật chất trong vũ trụ đều tồn tại ở 4 dạng: Rắn (Solid), Lỏng (Liquid), Hơi (Gas) và Plasma. Trong các hệ mặt trời còn các hành tinh mà trên đó có mưa sắt, mưa vàng,.. hoặc các phi kim như mưa kim cương, mưa thủy tinh... - (Đức Nguyễn)

Kim loại không bóc hơi thì sao trái đất lại được hình thành bởi khối khí ngưng tụ dần sau vụ nổ big bang? - (Hoàng Hà)

nung đến nhiệt độ nóng chảy là kim loại đã có hiện tượng bay hơi trên bề mặt nhưng rất ít, nếu tăng đến nhiệt độ sôi của kim loại thì xảy ra hiện tượng bay hơi trong lòng kim loại chảy lỏng và xảy ra rất nhanh.
VD: Vàng nóng chảy ở 1064,18 °C và bay hơi ở 2856 °C - (Phuocan Tang)

Tất cả các kim loại đều có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi,sau khi đạt đến nhiệt độ sôi thì chúng sẽ bắt đầu bốc hơi.Vd:Thủy ngân (nhiệt độ nóng chảy: -38,83 °C,nhiệt độ sôi:356,73 °C),Sắt (nhiệt độ nóng chảy:1538 °C,nhiệt độ sôi:2862 °C).Nó sẽ bay về một nơi rất xa,xa lắm. - (Anh Cường Nguyễn)

kim loại không thể bốc hơi đc mấy ông thần ạ. Ví dụ như thủy ngân là chất lỏng ( đơn giản nhất cúa kim loại), hoặc Ceus là có thể dùng móng tay bấm đc . Nhưng để 1 năm đo thể tích của nó vẫn không thay đổi à. Mà bốc hơi là cụm tử chỉ dùng cho chất lỏng thôi nhe! - (Nguyễn Trung Thiên)

mình chỉ có ý kiến thế này. các chất khi ở trạng thái lỏng thì có thể bay hơi. vd nước bay hơi từ trên 0 độ C, không phải nước chỉ bay hơi ở 100 độ C.
mình thắc mắc tại sao các bình luận lại đưa ra 2 mức nhiệt độ nóng chảy và bay hơi ở 2 mức khác nhau - (tipusuperfolly)

Nhiet do soi gan nhu khong thay doi cho den khi chat long boc hoi hoan toan. Vi vay khong co chuyen nung den nhiet do soi roi sau do tang nhiet do len 10 lan. - (nbthanhthien)

Có, neu ai da tung lam qua nghe cơ khí ,dùng gió đá = gas+oxy hơ vào se thay sat boc hơi va lan toả - (Max)

Qua' nan? luon. Ma minh cung khong biet la nuoc co boc hoi hay khong nua. - (dinamite)

Ở 1000000 độ C.tôi đảm bảo với bạn là không có vật chất nào là không bốc hơi kể cả kim cương - (HaiTrieu)

Có .Khi ở nhiệt độ rất cao.Cao nữa nó còn có thể biến thành chất khác. - (trinhminhhoang_hp)

Thép xây dựng công trình của tui còn bốc hơi huống chi là vàng!!! - (lam giang)

mọi vật chất trên trái đất đều có 3 dạng: rắn, lỏng, khí(hơi). Ngay cả không khí cũng có dạng lỏng và rắn nữa cơ mà bạn. Kim loại cũng không nằm ngoài quy luật ấy, ví dụ như sắt nguyên chất sôi và bay hơi ở 2862K - (Flame Valkyrion)

Đương nhiên là có, điển hình nhất là thủy ngân tồn tại cả thể rắn, lỏng và thể hơi (khí) - (Phong Nguyễn)

nung nó quá ngưỡng t thì nó bốc hơi, dưới ngưỡng t thì nó ngưng tụ lại. Thế thôi - (Mufasa)

kim loại có thể bốc hơi khi bị tan chảy. khi kim loại bốc hơi có thể tạo ra một đám mây kim loại và đám mây kim loại đó sẽ gây ra mưa kim loại nóng chảy. mưa kim loại nóng chảy rất nguy hiểm cho các sinh vật - (phamvanluu2008)

Theo minh ngi thi kim loai cung boc hoi. Khoi luong rieng lon cho len hoi kl se o phia duoi. Tao thanh cac mo quang - (thieu)

Mọi vật đều có thể bốc hơi và ngưng tụ nha bạn, tuỳ vào giá trị kim loai mà quyết định yếu tố phản ứng khó hay dễ, nhanh hay chậm..cụ thể như bạn nói là bốc hơi và ngưng tụ ở đâu
-ex: bạn để khối kim loại sắt khối lượng 1Kg ngoài đường, gặp người người giàu thì phản ứng có thể khó xảy ra, nhưng gặp người thu gom phế liệu thì sẽ bốc hơi ngay và liền nha bạn, còn ngưng tụ ở đâu thì chắc bạn đã biết rồi! Những kim loại giá trị khác như Vàng, Đồng đen..thì bạn để trong trong nhà mà giữ hok cẩn thận thì cần tác dụng với chất nào nó cũng sẽ bốc hơi và ngưng tụ ở chỗ khác. - (Mai Chí Nghiệp)

kim loai (sat thep) trong nganh xay dung VN thuong bi boc hoi nhieu nhat - (khanh)

cho mình hỏi lạc đề tí, thủy tinh, đất, đá, sỏi nói tóm là silic bị nung có bốc hơi ko? @@~ - (Tuấn)

kim loại chỉ có thể ở thể rắn và lỏng, bốc hơi sao đước hả các bác :v - (Văn Luân Hoàng)

Bốc hơi quá đi chứ!!! Đợt trước mình dọn nhà, để cái thùng tôn ngoài cổng, lúc sau biết mất. Nó ko phải là bốc hơi thì gọi là gì... - (Hoàng Nam)

Nói chung, tất cả các loại kim loại đều có tính phân rã cả. Có điều tính phân rã mạnh hay yếu thôi. - (Hoàng Nam)

thủy ngân bốc hơi ở nhiệt độ thường luôn - (Tiểu Tử Vô Tâm)

có. ví dụ thuỷ ngân - (anh)