Tại sao tác giả chỉ viết hoa chữ cái đầu

Cám ơn Minh Hoan,mình sẽ sửa lại cho đúng . Còn "hương Tần" miền trung mình muốn nói về sự lan toả trước sự hy sinh anh dũng của chị Tần với thế hệ trẻ Việt Nam và niềm tự hào của người miền trung có một người con gái đẹp mãi tuổi 20 ngát hương thơm bầu trời Can Lộc-Đồng Lộc tỉnh Hà Tĩnh,dùng từ chị viết hoa là mình muốn thể hiện sự tôn trọng các chi,trong số 10 người có 1 người bằng tuổi mình còn lại đều lớn hơn tuổi mình,Hoan đã có dịp nào vào khu di tích lịch sử thanh niên xung phong tại ngã ba Đồng Lộc chưa ? xúc động và biết ơn rất nhiều,rất linh thiêng chốn bồng lai tiên cảnh của thế giới người âm có công với cách mạng.cám ơn Hoan nhiều.

Đặng Thước

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Chia sẻ trên Facebook

Cách viết hoa trong sách giáo khoa mớiTheo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết, trong khi Việt Nam chưa có văn bản pháp quy nào điều chỉnh việc viết hoa, sách giáo khoa mới giải quyết vấn đề này theo hai loại: viết hoa theo quy tắc ngữ pháp và viết hoa tu từ.Theo quy tắc ngữ pháp, trước hết, các chữ cái đứng đầu câu, đầu tên chương, bài, mục... đều phải viết hoa. Nhưng vấn đề còn bàn cãi là những chữ cái mở đầu các dòng thơ và mở đầu các dòng trong một phép liệt kê có nên viết hoa. Theo thông lệ, chữ cái mở đầu các dòng thơ đều được viết hoa. Tuy vậy, nhiều nhà thơ hiện nay không viết hoa tất cả các chữ cái đầu dòng thơ, nhất là khi một dòng thơ phải nối với những dòng trước mới thành một câu trọn vẹn. Thí dụ:Cây bàng mùa đôngcởi trần giữa giócòn manh lá đỏgió cũng giật luônem thương cây đứngmột mìnhrét run(Nguyễn Trọng Tạo. Cây bàng)Cách trình bày trong khổ thơ trên có thể còn xuất phát từ dụng ý tạo hình. Những cách trình bày độc đáo như thế có thể được giữ nguyên trong sách giáo khoa (SGK) trung học. Nhưng trong SGK tiểu học thì việc không viết hoa các chữ cái mở đầu dòng thơ có thể gây thắc mắc cho học sinh nhỏ tuổi. SGK tiểu học đành phải chọn một trong hai giải pháp: hoặc viết hoa tất cả các chữ cái đầu dòng thơ theo thông lệ, hoặc để dành những bài thơ có cách trình bày độc đáo như thế cho bậc học trên.Theo quy tắc ngữ pháp, mỗi khi xuống dòng, chữ cái đứng đầu dòng cần được viết hoa. Chiếu theo quy tắc chung này, những chữ cái đầu dòng như ở thí dụ dưới đây cũng sẽ được SGK viết hoa:Nói lời của em:- Chào bố, mẹ để đi học.- Chào thầy, cô khi đến trường.- Chào bạn khi gặp nhau ở trường.(Tiếng Việt 2, tập một, tr.20)Cũng theo quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, các tên riêng (bao gồm danh từ riêng và cụm từ chỉ tên riêng) đều phải viết hoa. SGK mới viết tên riêng theo một quy tắc rất đơn giản: viết hoa tất cả các chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận cấu thành tên riêng ấy. Cụ thể:Trong tên người, tên địa lý Việt Nam thì mỗi bộ phận cấu thành được quan niệm là một âm tiết (quan niệm như vậy cho đơn giản, dễ vận dụng). Do đó, SGK viết hoa các chữ cái đứng đầu mỗi âm tiết tạo thành tên riêng, bất kể đó là tên địa lý hay tên người, tên thật hay tên thụy, tên tự, tên hiệu, bút danh, biệt danh như Việt Nam, Hà Nội, Triệu Thị Trinh, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Tố Như, Đội Cấn...Trong tên người, tên địa lý nước ngoài, mỗi bộ phận cấu thành có thể gồm một hay nhiều âm tiết. Chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận này được viết hoa. Nếu bộ phận cấu thành gồm nhiều âm tiết thì các âm tiết ấy sẽ được phân cách bằng dấu gạch nối cho dễ đọc. Thí dụ: Mát-xcơ-va, La Ha-ba-na, An-phông-xơ Đô-đê...Tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức... thường là một cụm từ. Áp dụng quy tắc chung, SGK viết hoa chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận cấu thành tên riêng ấy. Thí dụ: Trường Tiểu học Kim Đồng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...Phức tạp nhất trong vấn đề viết hoa tên riêng là trường hợp danh từ chung được lấy làm tên riêng của người, vật, sự vật, thí dụ: Người, Hổ, Dế Mèn, Dê Trắng, Chổi Rơm... Có người không hiểu vì sao tên loài (nhất là tên con vật, đồ vật, cây cối) lại được viết hoa "trân trọng" như vậy. Ngược lại, có nhiều người nghĩ rằng hễ con vật, cây cối, đồ vật... được nhân hóa là phải viết hoa. Sự thật thì đây là chuyện viết hoa tên riêng, hoàn toàn không phải để thể hiện thái độ trân trọng, cũng không phải vì các vật ấy được nhân hóa. Trong đoạn trích dưới đây, tên các loài chim và loài cây không được viết hoa vì đó vẫn là tên loài, mặc dù chúng đã được nhân hóa bằng các từ vốn chỉ người hay hoạt động của người:Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.(Nguyễn Kiên. Mùa xuân đến. - Tiếng Việt 2, tập hai, tr.17)SGK chỉ viết hoa tên các con vật, đồ vật, cây cối khi đấy là tên riêng, thậm chí trong cả những trường hợp hoàn toàn không có sự nhân hóa, thí dụ: Vện, Mướp, Cún Bông... Và một khi đã là tên riêng thì các tên này phải được viết hoa theo quy tắc viết tên riêng Việt Nam, tức là viết hoa các chữ cái đứng đầu mỗi âm tiết.Cuối cùng, cần nói đến trường hợp viết hoa theo quy tắc tu từ. Viết hoa tu từ là để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt đối với người hay sự vật nhất định. Thí dụ:Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!(Nguyễn Huy Tưởng. Bóp nát quả cam. - Tiếng Việt 2, tập hai, tr.125)Tuy nhiên, viết hoa tu từ thường không theo quy định chặt chẽ, mà tùy ở người viết. Thí dụ, chữ vua có thể được viết hoa để tỏ ý tôn trọng đặc biệt, nhưng cũng có thể không viết hoa, nhất là khi chữ ấy chỉ "vua nói chung" như trong chú thích: Thuyền rồng: thuyền của vua, có chạm hình con rồng (Tiếng Việt 2, tập hai, tr.125).

(Theo Nhân Dân)

Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Chia sẻ trên Facebook

dangthuoc đã viết:Tìm EmBánh Gai Bánh Gấc Ninh Giang

Chân chì hạt bột quê nàng ở đâu

Quê em ở tận vùng sâuMiền quê xa thế biết đâu mà tìmAnh đi theo hướng đàn chimAnh về theo hương con tim bảo vềĐường đi theo dọc chân đêHương lúa chiều về bên luỹ tre xanhNhớ anh mà chẳng biết anh

Đền Tranh anh đến gió lành quan che

Nghìn năm câu chuyện đã ngheQuan Lớn Tuần Phủ ghé qua nơi nàyTranh Xuyên Quan ngự ở đâyƠn Quan Dân đã dựng xây đền thờXe đưa đến tận bao giờMà tôi vẫn cư thẩn thơ đi tìmTìm em như thể tìm chimEm là tất cả trong tim anh rồiChú thích:AI chưa được ăn bánh gai bánh gấc của Ninh Giang Tỉnh Hải Dương thì thật là thiệt thòi,và nếu ai chưa về Đền Tranh thuộc huyên Ninh Giang thì cũng rất thiệt thòi,Đền Tranh nơi thờ vị Quan Phủ đi tuần tra về an ninh trật tự,vị quan đó có ghé qua thăm Tranh Xuyên,sự tích linh thiêng đó đã được cán bộ và nhân dân Tranh Xuyên xây dựng đền thờ vị quan Tuần Phủ.nơi đây đã được trùng tu tôn tạo xây dựng lại đẹp,các đ/c lãnh đạo bộ công an đều đã về đây thắp hương tưởng nhớ vị Quan Linh Thiêng cách đây 1000 năm, tháng 5 măm 2008 tôi đến thăm và thắp hương tại Đền Tranh cùng đoàn lễ của địa phương,bằng cảm xúc từ đáy lòng tôi viết bài "Tìm Em"xin giới thiệu cùng bạn đọc tham khảo và đóng góp,xin cám ơn.

Tháng 5 năm 2008

Cảm ơn bác đã chia sẻ bài thơ. Bài thơ này của bác không bị vấp về từ ngữ câu chữ khi gieo vần, do vậy ý thơ rõ ràng, mạch lạc hơn bài trước. Người đọc, đọc liền một mạch là hiểu, không cần phải mất thời gian dừng lại để suy nghĩ.

"Đền Tranh anh đến gió lành quan che", em không hiểu nghĩa của từ quan che bác giải thích cho em nhé!

Còn một lỗi nhỏ:

Viết chưa đúng: Chân chì hạt bột


Viết đúng là  : Chân chỉ hạt bột

Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Chia sẻ trên Facebook


Page 2

Diễn đàn » Thảo luận chung » Thảo luận chung

Trang 12 trong tổng số 2 trang (13 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

CẢM XÚC TRUÔNG BỒN    Nguyễn Cao Kiên - Khoa Xã hội - CĐSP Nghệ An           Bốn mươi năm ấy, Truông Bồn        Khói bom đã tản, vẫn còn chiến công           Tuổi xuân hòa lẫn núi sông        Ngày thiêng kỷ niệm muôn dòng về đây           Nắng vàng sưởi ấm đồi cây        Thơm hương, các chị có hay mà về           Dở dang với mảnh trăng thề        Dở dang với những say  mê cuộc đời           Dở dang câu hát, tiếng cười        Dở dang ân nghĩa bao người ở xa           Đạn bom có mắt đâu mà        Chỉ sau chớp lửa mắt nhòa lệ thương           Quê hương dang tiếp chặng đường        Không quên các chị, lẽ thường tri ân           Trời thu xanh, thấy mây quần

       Hương bay mà cứ tần ngần chẳng bay.

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Chia sẻ trên Facebook

anhluong đã viết:CẢM XÚC TRUÔNG BỒN    Nguyễn Cao Kiên - Khoa Xã hội - CĐSP Nghệ An           Bốn mươi năm ấy, Truông Bồn        Khói bom đã tản, vẫn còn chiến công           Tuổi xuân hòa lẫn núi sông        Ngày thiêng kỷ niệm muôn dòng về đây           Nắng vàng sưởi ấm đồi cây        Thơm hương, các chị có hay mà về           Dở dang với mảnh trăng thề        Dở dang với những say  mê cuộc đời           Dở dang câu hát, tiếng cười        Dở dang ân nghĩa bao người ở xa           Đạn bom có mắt đâu mà        Chỉ sau chớp lửa mắt nhòa lệ thương           Quê hương dang tiếp chặng đường        Không quên các chị, lẽ thường tri ân           Trời thu xanh, thấy mây quần

       Hương bay mà cứ tần ngần chẳng bay.

Ý, tình đầy đủCấu tứ gọn gàngChính xác câu chữVần điệu nhịp nhàng.Tuy nhiên chưa cóSáng tạo, lạ lùng.Cái riêng không thấyThấy toàn cái chung.Tình không sâu đậmHấp dẫn cũng không.Nếu đem đi chấmBảy điểm là cùng!

(Chấm theo thang điểm mười)

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Chia sẻ trên Facebook

Ngoài ra, theo tôi, có ba lỗi về kỹ thuật dùng từ, tôi đánh dấu, nên cân nhắc sửa lại:          Tuổi xuân hòa lẫn núi sông

      Ngày thiêng kỷ niệm muôn dòng về đây

         Đạn bom có mắt đâu mà


      Chỉ sau chớp lửa mắt nhòa lệ thương          Trời thu xanh, thấy mây quần

      Hương bay mà cứ tần ngần chẳng bay.

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Chia sẻ trên Facebook

cảm ơn sự góp ý của bạn Tuấn. Nhờ bạn chỉ rõ hơn giúp mình lỗi ở hai từ "dòng" và "bay" này là gì nha?

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Chia sẻ trên Facebook

anhluong đã viết:
cảm ơn sự góp ý của bạn Tuấn. Nhờ bạn chỉ rõ hơn giúp mình lỗi ở hai từ "dòng" và "bay" này là gì nha?
Hai từ này đặt vào hai câu ấy không rõ nghĩa và cũng chẳng đắt giá!

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Chia sẻ trên Facebook

thơ của anhluong hay

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Chia sẻ trên Facebook

Cảm xúc Truông buồn Thứ hai, 27 Tháng 12 2010 15:58 0 Comments BẠN ĐỌC GỬI - Thơ bạn đọc           Bốn mươi năm ấy, Truông Bồn       Khói bom đã tản, vẫn còn chiến công          Tuổi xuân hòa lẫn núi sông       Ngày thiêng kỷ niệm muôn dòng về đây           Nắng vàng sưởi ấm đồi cây       Thơm hương, các chị có hay mà về          Dở dang với mảnh trăng thề       Dở dang với những say  mê cuộc đời          Dở dang câu hát, tiếng cười       Dở dang ân nghĩa bao người ở xa          Đạn bom có mắt đâu mà       Chỉ sau chớp lửa mắt nhòa lệ thương          Quê hương dang tiếp chặng đường       Không quên các chị, lẽ thường tri ân          Trời thu xanh, thấy mây quần       Hương bay mà cứ tần ngần chẳng bay.         Nguyễn Cao Kiên         Khoa Xã hội - CĐSP Nghệ An .( Bài thơ của anh đăng trên Văn nghệ chủ nhật – mạng sáng tác trẻ . Rất tiếc là tên bài thơ viết chưa đúng: Truông Bồn viết thành Truông buồn!)“Truông Bồn là một “tọa độ lửa” dài hơn 5km, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A và cũng là điểm thắt cổ chai hiểm yếu nhất của các đường 7, đường 15A, đường 34 huyết mạch giao thông của miền Bắc chi viện cho miền Nam nhằm tránh “túi bom” của giặc Mỹ ở phà Bến Thủy. Nhưng giặc Mỹ đã không bỏ sót một cung đường nào, bằng hàng loạt loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất, kể cả B52 đêm ngày giội bom đạn. Gần 30.000 tấn bom, đạn các loại giặc Mỹ giội xuống huyện Đô Lương, thì phần lớn Truông Bồn phải hứng chịu.11 cô gái thuộc tiểu đội 6 Đại đội 317 thuộc Tổng đội TNXP Nghệ An  đã hi sinh anh dũng  tại “tọa độ lửa” này.” (Tư liệu do em sưu tầm)

Bốn câu thơ đầu tiên anh viết lủng củng, dài dòng mà chưa toát lên được chủ đề của bài thơ :           Bốn mươi năm ấy, Truông Bồn       Khói bom đã tản, vẫn còn chiến công          Tuổi xuân hòa lẫn núi sông       Ngày thiêng kỷ niệm muôn dòng về đây

Câu “Khói bom đã tản, vẫn còn chiến công”, viết thừa vì đây là việc hiển nhiên là như thế. Câu 3 và 4 , ý lủng củng, chắc là do tác giả cố gò ép theo vần ….

Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Chia sẻ trên Facebook

Thiếu Một Đôi GiầyChỉ vì em thiếu kiểm traĐể nên cơ sự xảy ra thế nàyLễ chị thiếu một đôi giầyMà nón em đặt đã quay xoay trònMột lỗi nho nhỏ cỏn conMà em thấy nặng lỗi còn phải thưaCử người chạy vội đi muaMột đôi dép lốp cho vừa bàn chânCả đoàn xao xuyến phân vânThầm khấn thầm lậy chị Tần thương choVàng hương em đã hoá choNước hoa gương lược gửi cho chị TầnMong chị đẹp mãi tuổi xuânBông hoa Đồng Lộc, hương Tần miền trungVườn hoa cách mạng anh hùng Có công các chị vun trồng tương lai.

Chú Thích:Năm 2009 tôi dẫn một đoàn cán bộ địa phương vào thăm lại chiến trường xưa,trên đường đi vào Ngã Ba Đồng Lộc,thắp hương 10 Chị liệt sỹ thanh niên xung phong,khi còn ở nhà đã chuẩn bi đầy đủ các loại lễ vật, hoa quả tươi được đóng vào hộp xốp chia cho từng nơi đến, bên dưới để đá lạnh cho hoa, quả tươi đủ để lễ tại các nghĩa trang ,khi mang lễ được xắp trước từ ở nhà phần của 10 Chị,mang đặt lên mười ngôi mộ thì thấy thiếu một đôi giầy {bằng hàng mã},một đ/c trong đoàn nói trong số 10 chị thì ai là cán bộ,một người nói Chi Tân và nói tiếp thế thì chị Tần phải gương mẫu nhường đôi giầy trên mộ Chị cho chiến sỹ của chị,rồi cầm đôi giầy đặt trong chiếc nón lên thì ngay lập tức chiếc nón quay xoay tròn trên măt mộ,cả đoàn nhín thấy đều ngạc nhiên lấy làm lạ,thấy vậy tôi cử một đ/c đi xe ôm ra phía ngoài hàng quán để mua một đôi giầy và nếu không có giầy thì mua một đôi dép{hàng mã}khi đ/c đó trở về chỉ mua được một đôi dép,mang đặt lên mộ Chị Tần thắp hương thầm khấn thầm lậy rồi mang đi hoá giử cho các Chị.Đó là một câu chuyện có thật mà cả cô hướng dẫn viên cũng ở đó chứng kiến,từ sự việc trên, với cảm xúc của minh tôi viết bài"Thiếu Một Đôi Giầy "đã giử bài vào khu di tích lịch sử thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc, Huyện Can Lộc Tỉnh Hà Tĩnh xin giới thiệu với các bạn cùng chia sẻ cảm xúc bài thơ của tôi,xin cám ơn

Đặng Thước

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Chia sẻ trên Facebook

Tìm EmBánh Gai Bánh Gấc Ninh GiangChân chì hạt bột quê nàng ở đâuQuê em ở tận vùng sâuMiền quê xa thế biết đâu mà tìmAnh đi theo hướng đàn chimAnh về theo hương con tim bảo vềĐường đi theo dọc chân đêHương lúa chiều về bên luỹ tre xanhNhớ anh mà chẳng biết anhĐền Tranh anh đến gió lành quan cheNghìn năm câu chuyện đã ngheQuan Lớn Tuần Phủ ghé qua nơi nàyTranh Xuyên Quan ngự ở đâyƠn Quan Dân đã dựng xây đền thờXe đưa đến tận bao giờMà tôi vẫn cư thẩn thơ đi tìmTìm em như thể tìm chimEm là tất cả trong tim anh rồiChú thích:AI chưa được ăn bánh gai bánh gấc của Ninh Giang Tỉnh Hải Dương thì thật là thiệt thòi,và nếu ai chưa về Đền Tranh thuộc huyên Ninh Giang thì cũng rất thiệt thòi,Đền Tranh nơi thờ vị Quan Phủ đi tuần tra về an ninh trật tự,vị quan đó có ghé qua thăm Tranh Xuyên,sự tích linh thiêng đó đã được cán bộ và nhân dân Tranh Xuyên xây dựng đền thờ vị quan Tuần Phủ.nơi đây đã được trùng tu tôn tạo xây dựng lại đẹp,các đ/c lãnh đạo bộ công an đều đã về đây thắp hương tưởng nhớ vị Quan Linh Thiêng cách đây 1000 năm, tháng 5 măm 2008 tôi đến thăm và thắp hương tại Đền Tranh cùng đoàn lễ của địa phương,bằng cảm xúc từ đáy lòng tôi viết bài "Tìm Em"xin giới thiệu cùng bạn đọc tham khảo và đóng góp,xin cám ơn.

Tháng 5 năm 2008

Đặng Thước

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Chia sẻ trên Facebook

dangthuoc đã viết:Thiếu Một Đôi GiầyChỉ vì Em thiếu kiểm traĐể nên cơ sự xảy ra thế nàyLễ chị thiếu một đôi giầyMà nón Em đặt đã quay xoay trònMột nỗi nho nhỏ cỏn conMà Em thấy nặng nỗi còn phải thưaCử người chạy vội đi muaMột đôi dép lốp cho vưa bàn chânCả đoàn sao xuyến phân vânThâm khấn thầm lậy Chi Tần thương choVàng hương Em đã hoá choNước hoa gương lược gửi Chị TầnMong Chị đẹp mãi tuổi xuânBông hoa Đồng Lộc hương Tần miền trungVườn hoa cách mạng anh hùng Có công các Chị vun trồng tương lai.
Bài viết của bác sửa đến lần thứ 2 rồi và vẫn còn thiếu sót:
Chỉ vì Em thiếu kiểm tra ...........( Sao  em phải viết hoa???)Để nên cơ sự xảy ra thế này

Lễ chị thiếu một đôi giầy...............(chị chữ thường)


Mà nón Em đặt đã quay xoay tròn
Một nỗi nho nhỏ cỏn con.................(Lỗi chính tả: viết đúng là lỗi)
Em thấy nặng nỗi còn phải thưaCử người chạy vội đi mua

Một đôi dép lốp cho vưa bàn chân


Cả đoàn sao xuyến phân vân ....... (Lỗi chính tả: viết đúng là xao xuyến)
Thâm khấn thầm lậy Chi Tần thương cho.......( Chi hay chị???)
Vàng hương Em đã hoá cho...........(Nếu hiểu vàng hương đốt thành tro thì viết "cho" là sai chính tả)Nước hoa gương lược gửi Chị Tần .........(Chắc là thiếu chữ CHO)

Mong Chị đẹp mãi tuổi xuân...................(chị chữ hoa)


Bông hoa Đồng Lộc hương Tần miền trung (??????)Vườn hoa cách mạng anh hùng

Có công các Chị vun trồng tương lai.

Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)

☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào

Chia sẻ trên Facebook

Trang 12 trong tổng số 2 trang (13 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối