Tại sao vua lê tổ chức cày tịch điền

Những câu hỏi liên quan

Cho đoạn trích sau cùng với hiểu biết của các bạn hãy trả lời các câu hỏi bên dưới.

"Vua bảo bầy tôi rằng: “Ðời xưa vua cày ruộng tịch điền, để lấy gạo làm xôi tế Giao Miếu, nhân thể để xét thời tiết làm ruộng khuyên giúp nông dân, thực là việc lớn trong vương chính. Cái điển ba đường cày, sách vở còn chứng. Nước ta đời Trần đời Lê gián hoặc có làm nghi điển ấy, nhưng phần nhiều giản lược. Trẫm từ thân chính đến nay, chăm nghĩ đến dân, thường lấy việc dạy dân chăm nghề gốc làm gấp. Hiện nay triều đình nhàn rỗi, giảng tìm phép xưa, thực là việc nên làm trước. Nên chọn đất ở Kinh thành làm chỗ tịch điền..."

(Theo Đại Nam thực lục, Quốc sử quán triều Nguyễn)

Nhà vua muốn truyền tải nội dung gì thông qua lời Dụ trên?

A. Việc cày ruộng tịch điền của các vua ngày xưa.

B. Ca ngợi tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp.

C. Nói đề tầm quan trọng của việc cày ruộng tịch điền.

D. Muốn duy trì lại việc cày ruộng tịch điền hằng năm.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì vào đầu xuân năm 987, vua Lê Đại Hành làm Lễ Tịch điền, cày ruộng để khuyến khích dân chúng trồng trọt sản xuất và đó là Lễ Tịch điền đầu tiên của nước ta được sử sách ghi lại. Đến thời nhà Lý, lễ này được tổ chức long trọng hơn và là một trong những ngày hội chính của triều đình vào mùa xuân. Đến đời Trần, do nạn giặc Nguyên nên Lễ Tịch điền không mấy quan trọng như trước. Tuy nhiên, khi có điều kiện, vua vẫn đích thân làm lễ. Đến các thời nhà Hồ, thì hầu như phong tục này không còn được giữ.

Sau này, từ khi khôi phục lại các nhiệm kỳ Chủ tịch nước ta cũng đã về Đọi Sơn thực hiện nghi thức Lễ Tịch điền vào mùng 5 - 7 tháng Giêng: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (năm 2010), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2012), Chủ tịch nước Trần Đại Quang (2017).

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thực hiện Nghi Lễ Tịch điền ở Đọi Sơn (Hà Nam) năm 2012

Ảnh: T.L

Mỗi năm, vua phải thân chinh đi cày ruộng một lần

Nói về Lễ Tịch điền vào thế kỷ 17, cuốn Mô tả Vương quốc Đàng Ngoài của tác giả Samuel Baron (do Omega và NXB KHXH ấn hành) cho biết: “Vua hiếm khi ra khỏi cung cấm để du ngoạn. Chỉ mỗi năm một lần (tất nhiên không kể những dịp Chúa đưa Vua ra khỏi cung do có việc liên quan). Vua chỉ xuất hiện trước công chúng trong ngày lễ long trọng vào một ngày đẹp trời trong dịp năm mới. Dịp Lễ Tịch điền từ sáng sớm Vua, Chúa, Thái tử và các vị đại quan đi đến địa điểm làm lễ nằm ở phía Nam thành phố, nơi dựng lên cho mỗi dịp lễ này. Vua dừng lại ở bên ngoài và chờ cho đến khi trời sáng. Trong lúc chờ đợi, vua tắm rửa sạch sẽ và mặc lễ phục mới tinh. Khi tiếng súng thần công nổ vang lên, Chúa, Thái tử và các đại quan tiến về phía vua để chúc tụng trong không khí long trọng. Sau đó vua tiến hành cầu nguyện thần linh với sự thành kính theo lối riêng của người xứ Đàng Ngoài. Khấn xong, vua bước ra ngồi lên kiệu sơn son thếp vàng đặt ở ngoài sân".

Sau gần 100 năm ngừng tổ chức, lễ tịch điền được khôi phục tại Đọi Sơn (Hà Nam) từ năm 2009 với mong ước mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu

Ảnh: T.L

Sách đã dẫn miêu tả: “Một thoáng nghỉ ngơi, người ta dâng lên vua một chiếc cày đóng trâu vào để sẵn sàng cử hành – hệt như cách người dân vẫn cày hằng ngày. Vua nắm lấy tay cày cầu phúc lành cho vương quốc và bắt đầu dạy cho dân chúng bằng hành động tượng trưng này, rằng không được ai xấu hổ khi mình là người cày ruộng, rằng lao động chuyên cần, biết lo liệu tính toán, chịu thương chịu khó làm ăn thì sẽ được đền đáp xứng đáng”.

\n

Tiếp đó, thêm một lễ gọi là Chén bát (có thể lễ cúng cơm mới, xôi mới – người dịch) được tổ chức, mọi người bày lên bàn được phủ sơn một số bát đựng thức ăn có màu sắc khác nhau, bịt kín bằng giấy sạch gắn hồ để đảm bảo bí mật. Vua nhặt lên một chiếc bát và mở ra ngay. Nếu bát đựng cơm màu vàng thì người dân vui mừng tột độ (theo niềm tin) là năm này sẽ mùa màng bội thu, nếu vua chọn được bát cơm trắng sẽ mùa vụ tốt tươi, còn gặp phải bát nước thì vụ mùa bình thường. Tệ nhất mà chọn phải bát rau thì coi như gặp điềm gở: đói kém và chết chóc.

Sau phần này, Lễ Tịch điền sẽ chấm dứt. Tiếng súng thần công lại vang lên trong lúc vua bước vào kiệu để cho 8 lính khiêng đi qua các con phố để về lại cung. Văn quan cứ thế mặc áo thụng đi chân đất theo sau. Còn đội cận vệ của Chúa túc trực theo canh gác gồm ngựa, voi, tiếng trống đánh, tiếng gõ thanh la, cồng vang dậy, cờ đủ màu bay phất phới.

Vua Lê trên đường đi cử hành Lễ Tịch điền

Ảnh: Quỳnh Trân chụp lại từ tranh vẽ trong sách Mô tả Vương quốc Đàng Ngoài

Ngồi trên kiệu, vua tỏ tấm lòng hào hiệp bằng hành động rải những đồng tiền đồng trên đường ngài đi về cung, còn chúa thì cũng ăn mặc sang trọng cưỡi con voi to đủng đỉnh ngay phía sau.

“Đội lính gác với khoảng 3.000 hoặc 4.000 chiến mã, khoảng 100 hoặc 150 chiến tượng trang hoàng lộng lẫy, kèm theo đó không dưới 10.000 quân sĩ diện những đồng phục áo mũ rất đẹp làm từ loại vải tốt của châu Âu”, tác giả cuốn Mô tả Vương quốc Đàng Ngoài kể lại. Điều đó cho thấy sự hoành tráng và quan trọng của Lễ Tịch điền xưa - mà Vua luôn đóng vai trò trung tâm - ở nước ta vào thế kỷ 17.

Tin liên quan

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cách đây hơn 5.000 năm, Thần Nông là người chế ra cày bừa, sử dụng trâu cày ruộng và dạy dân Việt nghề làm ruộng. Ông chính là người đầu tiên thực hiện lễ Tịch điền.

Ngày xưa, lễ Tịch điền có nguồn gốc từ xã hội thị tộc. Vào thời đó các tộc trưởng đều tham gia lao động vào dịp đầu xuân. Sau khi lập quốc, các hoàng đế thời cổ đại thường tổ chức lễ Tịch điền và đích thân cày bừa.

Một nghi thức cày tịch điền

Từ đó lễ Tịch điền phát triển thành nghi lễ của hoàng gia. Sau thời nhà Chu, đôi khi nghi lễ này được tổ chức chỉ mang tính biểu tượng.

Trong lời tựa Kinh thi có đoạn nói về “lễ Tịch Điền trên cánh đồng vào mùa xuân, hoàng đế cúng bái bàn thờ tổ tiên để cầu mong được mùa và nhằm khuyến nông”.

Còn trong Quốc ngữ - Chu ngữ (国语·周语) cho biết khi tiến hành lễ, nhà vua và các chư hầu cầm cái cày ủi đất ruộng 3 lần gọi là Tịch lễ (籍礼), kế tiếp các quan cày gấp ba lần số thửa đó và cuối cùng thường dân chung sức cày nhiều mẫu ruộng.

Lễ Tịch điền du nhập vào nước Đại Cồ Việt ra sao?

Từ Trung Quốc, Tịch điền lễ (籍田禮) du nhập vào nước Đại Cồ Việt trong thế kỷ thứ 10. Vua Lê Đại Hành là người đầu tiên thực hiện lễ này vào năm Thiên Phúc thứ 8 (987). Vào năm đó, “nhà vua cày ruộng tịch điền ở núi Đọi được một hũ nhỏ vàng, năm sau cày ở núi Bàn Hải, được một hũ nhỏ bạc, nhân đó đặt tên là ruộng Kim Ngân” (Đại Việt Sử ký toàn thư . Bản kỷ, quyển I).

Ở nước ta, ngày giờ hành lễ do Khâm Thiên Giám chọn, thường thì cùng ngày với lễ tế đàn Thần Nông. Nhà vua sẽ ngự trên một chiếc xe, đem theo cày bừa đi thẳng tới sở Tịch điền, có văn võ bách quan theo hầu, quân lính và dân chúng theo sau trước khi hành lễ.

Minh họa về lễ Tịch điền ngày xưa ở Trung Quốc

Vào đời Lý, khi tổ chức lễ Tịch điền, trước hết quan Hữu ty phải chọn đất đắp đàn, đặc biệt là đàn Tiên Nông (thờ Thần Nông) để làm nơi tế tự. Địa điểm hành lễ thường là ở những mảnh ruộng tốt (nhất đẳng điền).

Các hạt giống dùng để gieo trồng thường là lúa nếp thơm, nếp trắng, thích hợp cho vụ mùa và đất canh tác... Vua vào tế Thần Nông, cầu cho mùa màng tươi tốt rồi tự cầm cày xới 3 đường ruộng. Về sau, các đời vua Lý, Trần... đều tuân theo phép tắc cũ, tiến hành lễ Tịch điền rất trọng thể. Đến thời nhà Hồ thì lễ này mai một, hầu như không còn được tổ chức.

Kể từ triều Nguyễn, vua Gia Long và Minh Mạng đã vực dậy lễ Tịch điền, biến thành một đại lễ quan trọng. Sau thời Tự Đức lễ này tạm ngưng gần 100 năm sau, rồi chính thức khôi phục, được tổ chức vào ngày mồng 5-7 tháng Giêng tại Đọi Sơn thuộc xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Có thể nói rằng đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, một nét đẹp văn hóa hướng về nguồn cội ngay chính trên quê hương của vua Lê Đại Hành.

Hình tượng con trâu trang trí trên Cửu đỉnh ở Thế Tổ miếu trong Hoàng cung Huế

Tranh vẽ về quang cảnh lễ Tịch điền xưa ở nước ta

Từ năm 2010, Lễ Tịch điền Đọi Sơn (H.Duy Tiên, Hà Nam) có sự tham gia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, sau đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (năm 2012) và mới đây nhất là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (ngày 7.2.2022, tức mồng 7 tháng Giêng năm Nhâm Dần).

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm nay đã tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 5 đến 7.2 (tức từ 5-7 tháng Giêng năm Nhâm Dần). Trước đó, vào ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng tổ chức các nghi lễ tâm linh như lễ cáo yết, lễ rước nước lên Đàn tế, lễ Sái tịnh, lễ cầu an trên chùa Đọi Sơn... Đúng ngày mùng 7 tháng Giêng (chính hội) đã tổ chức khai mạc lễ Tịch điền và công bố, trao bằng cho các xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam năm 2021, sau đó tổ chức lễ yên vị tại chùa Đọi Sơn và đình Đọi Tam. (Còn tiếp)

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ đề