Tập thể dục trong phòng máy lạnh có giảm cân không

Không ít người đã vô tình mắc phải những sai lầm khi tập thể dục khiến cơ thể mệt mỏi, sinh bệnh mà không biết. Dưới đây là những lỗi phổ biến mà hầu hết ai cũng mắc phải

Tập quá sớm hoặc quá muộn

Tập thể dục vào thời điểm quá sớm hoặc quá muộn trong ngày đều không tốt cho sức khỏe. Nếu tập quá sớm, cơ thể dễ gặp lạnh đột ngột, hơn nữa sáng sớm thường có sương mù độc hại, đây là nguyên nhân khiến cơ thể nhiễm bệnh.

Còn nếu bạn có thói quen tập thể dục trước khi đi ngủ, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm cho khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc… Do vậy, không nên tập thể dục hay vận động mạnh trước khi đi ngủ, ít nhất là trước 2 tiếng.

Ngồi quạt, điều hòa ngay sau khi tập

Khi tập thể dục các mạch máu dưới da giãn nở, nhiệt độ cơ thể tăng cao, các lỗ chân lông giãn to hơn, tiết ra mồ hôi nhiều hơn.

Nhiều người sau khi tập là chạy vào phòng điều hòa hoặc đứng trước quạt làm cho các lỗ chân lông trên da co khít lại và không tiết ra mồ hôi, làm rối loạn chức năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, giảm chức năng miễn dịch, dẫn đến dễ bị cảm lạnh, đau bụng tiêu chảy, hen suyễn và một số bệnh khác.

Tốt nhất, chỉ nên ngồi quạt, điều hòa sau khi tập luyện khoảng 30 phút và nên dùng khăn lau khô mồ hôi trên cơ thể để ngăn ngừa nhiễm bệnh.

Ngồi nghỉ ngay sau khi tập

Sau khi tập luyện cơ thể sẽ mệt mỏi, các cơ bắp căng cứng, thậm chí có thể bị đau nhức. Vì vậy, ngay sau khi tập luyện không nên ngồi xuống nghỉ ngay, việc làm này sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong cơ thể, dẫn đến lượng lactate sản sinh ra nhiều hơn, dễ dàng làm cơ thể và các cơ bắp mệt mỏi, căng cứng, đau nhức hơn.

Sau khi tập luyện mạnh nên đi bộ chậm khoảng 10 phút và hít thở sâu sẽ giúp cơ thể và các cơ bắp loại bỏ sự mệt mỏi và căng cứng, đau nhức.

Tắm ngay sau khi luyện tập

Nhiều người có thói quen đi tắm ngay, tuy nhiên sau khi tập, tốc độ lưu thông của máu trong cơ thể tăng nhanh, kết hợp với cường độ tập luyện, nhịp tim sẽ đập nhanh và mạnh hơn nhiều lần. Lúc này, nếu như đi tắm ngay nước nóng ấm sẽ làm tuần hoàn máu trong các cơ bắp và dưới da tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến lượng máu cung cấp không đủ cho các cơ quan khác trong cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não, trường hợp nặng có thể gây đau tim, nguy hiểm đến tính mạng.

Tốt nhất là hãy chờ khoảng 20 phút, khi thân nhiệt ổn định trở lại, mổ hôi ráo, nhịp tim và hơi thở điều hòa, lau khô người rồi hãy đi tắm.

Không khởi động và giãn cơ

Nếu không khởi động kỹ trước khi luyện tập và giãn cơ khi kết thúc tập sẽ rất nguy hiểm. Lượng oxy và máu sẽ không được đưa kịp thời tới các cơ tham gia vận động và khi ngừng lại đột ngột, lưu thông trong cơ thể. Điều này rất nguy hiểm vì nó có thể khiến cho các cơ không được vận hành đúng cách sẽ dễ gây rối loạn và chấn thương.

Vì vậy, hãy dành 5-10 phút để khởi động cho cơ thể nóng lên trước khi tập thể dục. Trước khi kết thúc tập luyện, tốt nhất phải căn cứ theo tình hình cơ thể cá nhân, bỏ ra từ 5-10 phút vận động nhẹ nhàng, để khiến nhịp tim trở lại bình thường.

Tập quá sức, quá nặng

Tập thể dục tuy tốt cho sức khỏe nhưng chỉ nên dừng ở mức vừa phải. Vì nếu bạn tập quá sức sẽ gây nên những tổn hại không nhỏ đến tim và sức khỏe sau này. Việc tập luyện quá sức sẽ khiến cơ thể mất dần năng lượng, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ.

Việc tập luyện quá sức cũng giống như bạn làm một công việc gì đó quá nặng. Mục đích của luyện tập là rèn luyện cơ thể chứ không phải bắt cơ thể chịu đựng. Vì vậy, bạn cần phải biết cân đối cường độ tập luyện của bản thân.

| 08:26, ngày 14/05/2021

(Webtretho) Có thể bạn sẽ khá ngạc nhiên vì những thói quen tưởng như chả liên quan gì lại có thể khiến bạn mãi mà không thể giảm cân được.Dù bạn đang cố gắng bằng mọi giá để có thể giảm được vài gram, hay bạn đã đạt đến số cân mong ước thì việc thay đổi một chút những thói quen hàng ngày của bạn sẽ có thể cân bằng lượng hooc-môn và tạo nên những tác dụng tích cực – đó là kết luận được rút ra theo nghiên cứu của Tiến sĩ Scott Isaacs, một chuyên gia hàng đầu về giảm cân và nội tiết, tác giả của một cuốn sách về việc tìm hiểu nội tiết tố và sự trao đổi chất trong cơ thể để giảm cân thành công. Theo đó, một số thói quen “xấu” sau đây có thể là nguyên nhân khiến bạn rất khó, hoặc không thành công nổi khi thực hiện chế độ giảm cân.1. Nhiệt độ phòng quá caoCác nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiệt độ trong phòng cao hơn ở ngoài sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất của bạn bị chậm lại và dẫn đến việc tăng cân, vì khi ở trong môi trường nhiệt độ cao, cơ thể bạn luôn trong tình trạng không cần tiêu nhiều năng lượng để sưởi ấm. Ngược lại, khi cơ thể gặp phải môi trường lạnh, quá trình trao đổi chất tăng lên để tỏa nhiệt nhiều hơn, mỡ nâu (*) bắt đầu hoạt động tăng cường tiêu thụ calories. Theo nghiên cứu, bạn có thể đốt tới 100 calories trong một ngày bằng cách giảm nhiệt độ trong phòng, tập thể dục trong phòng lạnh, hoặc đơn giản là uống nước lạnh trong ngày.

Giảm nhiệt độ phòng giúp kích hoạt mỡ nâu (Ảnh: Inmagine)

(*) Mỡ nâu: Là một trong hai loại mỡ có trong cơ thể (mỡ trắng và mỡ nâu). Mỡ nâu có nhiều ở trẻ nhỏ nhưng sẽ thay thế dần bằng mỡ trắng khi trưởng thành. Mỡ nâu được kích hoạt ở nhiệt độ thấp (lạnh), nó sẽ chuyển hóa đường thành nhiệt, đốt nhiều năng lượng hơn.2. Sử dụng xà bông diệt khuẩnQuá ngạc nhiên phải không? Chúng ta ai cũng biết sự quan trọng của việc rửa tay thường xuyên rồi, nhưng thật sự thì bạn chỉ cần rửa thật sạch tay bằng xà bông với nước nóng thôi (phần diệt khuẩn thì đừng quá quan trọng!). Tiến sĩ Issacs cho biết: “Chất triclosan thường có trong các loại xà bông diệt khuẩn sẽ hoạt động như một tác nhân phá vỡ nội tiết bằng cách giảm sản xuất hooc-môn ở tuyến giáp, estrogen, và testosterone. Rửa tay bằng xà bông thông thường thường xuyên là một cách hiệu quả để giữ vệ sinh mà không làm ảnh hưởng đến các nội tiết tố.”3. Hộp nhựa đựng thực phẩmBisphenol A (hay còn gọi là BPA) và phthalates là những chất thường được tìm thấy trong các vật dụng gia đình như hộp nhựa đựng thức ăn. Chúng là những chất đáng sợ và sẽ gây ảnh hưởng đến các hooc-môn trong cơ thể do chúng có thể chuyển từ các hộp nhựa kém chất lượng qua đồ ăn và thức uống của chúng ta. Theo Tiến sĩ Isaacs, những hóa chất độc hại này có liên quan đến hàng loạt vấn đề về sức khỏe như tăng sự thèm ăn, tăng cân, tiểu đường, vô sinh, bệnh tim mạch, gan và thậm chí là ung thư vú… Hãy cố gắng tránh xa những nguy cơ này bằng cách chuyển sang sử dụng các hộp thủy tinh để lưu trữ hoặc hâm nóng thức ăn, nước uống, và đừng quên bọc thức ăn bằng giấy bạc bất cứ khi nào có thể!

Hộp nhựa đựng thực phẩm cũng rất hại đấy nhé! (Ảnh: Inmagine)

4. Ngủ không đúng giờTrong cơ thể bạn có một chiếc đồng hồ sinh học với nhiều giờ giấc đã được điều chỉnh sẵn, trong đó có giờ ngủ và giờ thức, và chế độ cân bằng hooc-môn tốt nhất thiết phải đồng bộ với chiếc đồng hồ này. Bất kì điều gì làm rối loạn bộ máy này sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi đến các hooc-môn, quá trình trao đổi chất và cân nặng. Vậy nên các bác sĩ khuyến cáo bạn nên tạo cho mình một thói quen lành mạnh bằng cách đi ngủ và thức dậy đúng giờ (kể cả vào tuần).5. Tập thể dục vào chiều tốiKhi lên kế hoạch tập thể dục vào buổi sáng, thường thì bạn sẽ giữ đúng lịch trình của mình do trong khoảng thời gian này ít có những thay đổi hoặc những hoạt động khiến bạn phân tâm (trừ khi bạn quá lười hoặc quá buồn ngủ). Ngược lại việc tập thể dục vào lúc chiều tối thường sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động vui chơi hấp dẫn hay những bữa ăn ngon lành mà bạn không thể chối từ. Vậy nên hãy biến thể dục thành một hoạt động ưu tiên và đầu tiên để bắt đầu ngày mới bạn nhé!Webtretho (Lược dịch) / Theo Shape

Khi chúng ta tập thể dục sẽ không tránh khỏi sự tỏa nhiệt của cơ thể, mang lại cảm giác nóng bức và toát mồ hôi. Những lúc này, chiếc quạt sẽ trở thành “cứu tinh” giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên sự thật thì tập thể dục có nên bật quạt không? Bật quạt có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên lý chênh lệch nhiệt độ khi vận động

Tập thể dục khi nóng và lạnh ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể

Ở nhiệt độ tiêu chuẩn là 37 độ C, năng lượng được sử dụng cho vận động chỉ là 25%. Số còn lại bị mất đi dưới dạng nhiệt lượng tỏa ra. Vì thế càng tập thì cơ thể càng tỏa nhiều nhiệt, cơ thể càng nóng lên và mồ hôi cũng tiết ra nhiều hơn. Nếu tập thể dục trong môi trường càng nóng, tim chúng ta lại càng phải hoạt động mạnh để vận chuyển máu đến da. Do đó, khi tập thể dục trong môi trường nóng, nhiệt độ cao thì cảm giác sẽ bức bối và mệt hơn nhiều.

Ngược lại, khi môi trường xung quanh dịu mát, thậm chí là lạnh, nhiệt lượng cơ thể tỏa ra sẽ tan nhanh chóng vào không khí, cảm giác sẽ dễ chịu hơn và đương nhiên là sức bền bỉ cũng tăng lên đáng kể. Việc cơ thể chúng ta không ngừng đốt cháy calo để cân bằng nhiệt độ với môi trường xung quanh khiến năng lượng tiêu hao nhiều đáng kể. Thậm chí là còn nhiều hơn so với khi chúng ta tập lúc thời tiết oi bức. Cảm giác mệt mỏi và đổ mồ hôi đánh lừa bạn rằng tập thể dục trời nóng có hiệu quả hơn.

Theo phân tích trên thì chúng ta nên tập thể dục khi trời mát hoặc lạnh. Nếu không thì cũng nên có biện pháp làm mát cơ thể, tránh để nhiệt độ tăng quá cao, tim đập quá mạnh sẽ dẫn đến cảm giác buồn nôn, khó chịu do sốc nhiệt.

Tập thể dục có nên bật quạt không?

Tập thể dục có nên bật quạt không?

Bạn biết vì sao trong phòng tập gym luôn trang bị nhiều quạt nhỏ hoặc những nhiếc quạt cỡ lớn không? Chúng có 2 tác dụng chính:

Thứ nhất, quạt dùng để hạ thân nhiệt cơ thể, điều hòa thân nhiệt về trạng thái cân bằng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, qua đó tập luyện cũng bền bỉ hơn.

Thứ hai, quạt là để không khí được lưu thông, tránh cảm giác ngột ngạt và làm giảm mùi mồ hôi, mùi cơ thể trong phòng  kín.

Do đó, nếu bạn thắc mắc tập thể dục có nên bật quạt không thì có nhé! Hoàn toàn có thể dùng quạt trong khi luyện tập. Tuy nhiên nếu bạn tập ngoài trời đã có gió hoặc thời tiết mát mẻ thì có thể không sử dụng quạt.

Tập thể dục có nên bật máy lạnh không?

Tương tự với quạt, máy lạnh (điều hòa) cũng là vật dụng để làm mát rất hiệu quả trong khi tập thể dục. Bạn có thể bật máy lạnh thoải mái, vừa là để lưu thông không khí, vừa để tạo cảm giác mát mẻ, thuận tiện cho việc tập thể dục.

Lưu ý khi sử dụng máy lạnh trong lúc tập bạn nên bật ở chế độ quạt gió và chỉnh nhiệt độ không quá thấp, khoảng 26 – 28 độ là phù hợp.

Tập thể dục xong có nên lau mồ hôi không?

Nên lau sạch mồ hôi sau khi tập thể dục

Lau sạch mồ hôi trong khi tập hoặc sau khi tập hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến cơ thể và hiệu suất tập luyện. Nếu trong khi tập ra mồ hôi quá nhiều thì bạn có thể lau sạch bằng khăn bông mềm để tránh mồ hôi rơi vào mắt làm cản trở việc luyện tập. Ngoài ra bạn cũng có thể đợi mồ hôi khô tự nhiên và uống thêm nước hoặc thức uống điện giải để bổ sung muối khoáng đã mất đi cùng với mồ hôi.

Tập thể dục xong có nên tắm không?

Tập thể dục xong có nên tắm không?

Tắm là một cách hạ nhiệt và làm sạch cơ thể, ngăn ngừa chất bẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông rất tốt sau khi tập thể dục xong. Bạn có thể tắm nhưng cần thỏa mãn những điều kiện sau:

- Đợi cơ thể trở về trạng thái bình thường. Hãy chờ tim đập chậm lại, mồ hôi khô ráo và hơi thở bình tĩnh. Trong thời gian đó bạn có thể ngồi trước quạt, dùng khăn bông thấm mồ hôi và uống nước. Thời gian đợi thường kéo dài 20 – 30 phút.

- Sử dụng vòi sen để tắm sẽ tốt hơn là ngâm bồn tắm. Bạn có thể tắm nước ấm hoặc lạnh tùy thích. Tắm nước nóng dễ chịu và làm sạch cơ thể hiệu quả, còn tắm nước lạnh khiến cơ bắp được thư giãn và phục hồi nhanh hơn.

- Tuyệt đối không nên tắm khi cơ thể vẫn đang ra mồ hôi vì rất dễ bị cảm bạn nhé!

Vậy là bạn đã biết tập thể dục có nên bật quạt không rồi chứ? Đừng lo lắng gió quạt sẽ hong khô mồ hôi và làm giảm hiệu quả của bài tập. Lượng calo đốt cháy được sẽ phụ thuộc vào cường độ tập luyện của bạn. Quạt chỉ giúp chúng ta cảm thấy mát mẻ và thoải mái hơn mà thôi.

Video liên quan

Chủ đề