Thanh lý hàng tồn kho samsung

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TẠI CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM </b>

<b>2.1. Khái quát về Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam </b>
<b>2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển </b>

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) được thành lập tại tỉnh Bắc
Ninh ngày 25/3/2008. Qua 2 lần tăng vốn đầu tư, đến ngày 18/06/2013, vốn đầu tư của
công ty tăng từ 670 triệu USD lên thành 2.500 triệu USD.

Các hoạt động chính của Cơng ty bao gồm: Nghiên cứu và phát triển, sản xuất, lắp
ráp, gia công, tiếp thị và kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử công nghệ cao; kinh
doanh xuất nhập khẩu (không bao gồm phân phối) điện thoại di động và các sản phẩm
điện, điện tử.

<b>2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy </b>

Về cơ bản, tổ chức bộ máy của SEV được bố trí theo chiều dọc với các thành phần
từ SEV  Team  Group  Part.

Cơ cấu tổ chức của SEV khá phức tạp với hơn 300 phòng ban và thường xuyên thay
đổi theo các quy trình sản xuất mới. Tính đến 31/12/2104, SEV có 15 Teams, 78 Groups
và 214 Parts.

<b>2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh </b>

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty kể từ lúc bắt đầu đi vào sản xuất (tháng
4/2009) đến năm 2014 được tóm tắt trong báo cáo dưới đây

<b>Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh SEV từ 2009 - 2014 </b>

Đơn vị: Triệu chiếc, triệu USD


<b>Năm </b> <b>2009 </b> <b>2010 </b> <b>2011 </b> <b>2012 </b> <b>2013 </b> <b>2014 </b>

Sản lượng bán ra (điện

thoại nguyên chiếc) 6,5 37,4 79,7 121,3 128,4 91,8
Doanh thu thuần 346 1.608 6.102 12.992 24.309 18.812
Chi phí nguyên vật liệu 255 1.330 4.903 11.546 20.157 14.980

Chi phí khác 62 169 389 674 1.251 1.869

</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>2.2. Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics </b>
<b>Việt Nam </b>

<b>2.2.1. Hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam </b>

Trong thời gian vừa qua, hàng tồn kho ở SEV có những biến động khá lớn về giá
trị, tỷ trọng cũng như cơ cấu thành phần của hàng tồn kho.

<i><b>2.2.1.1. Nguyên vật liệu tồn kho </b></i>

Nguyên vật liệu thô ở SEV được chia làm một số loại chính và có các phịng chun
trách để mua và quản lý các nguyên vật liệu đó.

Giá trị hàng tồn kho nguyên vật liệu cuối năm 2014 giảm mạnh so với cuối năm
2013, từ 719 triệu USD xuống còn 404 triệu USD.

<i><b>2.2.1.2. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang </b></i>

Mặc dù giá trị xuất và nhập kho lớn hơn nhưng chênh lệch giữa các lần nhập xuất,

cũng như chi phí tồn kho cuối kỳ của hàng bán thành phẩm đã giảm đi đáng kể so nguyên
vât liệu thô.

<i><b>2.2.1.3. Thành phẩm </b></i>

Vấn đề tồn kho hàng thành phẩm là một vấn đề quan trọng mà SEV rất quan tâm.
Phòng Kế toán sẽ đầu mối theo dõi lượng thành phẩm đang tồn kho, liên hệ với các
phịng ban chức năng có liên quan để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để xử
lý tồn kho thành phẩm.

<i><b>2.2.1.4. Hàng hóa </b></i>

Ở SEV, cơng ty cịn nhập khẩu một số mặt hàng từ các nước khác rồi phân phối trong
nước thông qua chi nhánh bán hàng nội địa của mình ở thành phố Hồ Chí Minh. Lượng hàng
<b>này là tương đối nhỏ so với tổng lượng hàng tồn kho của cơng ty. </b>

<b>2.2.2. Hoạch định chính sách quản lý hàng tồn kho </b>

<i><b>2.2.2.1. Xác định rõ mục tiêu của chính sách quản lý hàng tồn kho </b></i>

- Mục tiêu trực tiếp: quản lý hàng tồn kho nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng, tối
thiểu hóa chi phí hàng tồn kho nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được
diễn ra liên tục, thông suốt;

</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

những mục tiêu cụ thể khác.

<i><b>2.2.2.2. Xác lập quan điểm chi phối công tác quản lý hàng tồn kho </b></i>

- Công ty đang cố gắng xác lập quan điểm dự trữ bằng khơng, dựa trên mơ hình JIT.
- Các loại dự trữ bao gồm: dự trữ thường xuyên, dự trữ thời vụ, dự trữ bảo hiểm.


- Hệ thống kho tàng ở SEV ln được tập đồn quan tâm đầu tư những công nghệ
hiện đại nhất.

- Ở SEV, công ty thường sử dụng incoterm CIF đối với hàng nhập khẩu và FOB đối
với hàng xuất khẩu làm cơ sở để phân định trách nhiệm, nghĩa vụ của từng bên trong việc
xuất nhập khẩu hàng hóa.

<b>2.2.3. Quản lý hàng tồn kho về mặt hiện vật </b>
- Thiết kế và xây dựng hệ thống kho tàng

Hệ thống kho tàng ở SEV được tách biệt ra các loại kho theo quá trình sản xuất, bao
gồm kho nguyên vật liệu thô, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm. Về cơ bản Công ty
đã xây dựng bố trí được các nhà kho đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn để bảo quản nguyên
vật liệu tồn kho.

- Mã hóa và sắp xếp hàng hóa

Tên các nguyên vật liệu đã được mã hóa thành các code có 9 -14 ký tự tùy theo loại
vật tư hàng hóa. Trong cơng tác sắp xếp hàng tồn kho, Công ty đã tuân thủ các quy tắc
như xuất kho theo phương pháp FIFO, sắp xếp nguyên vật liệu dựa theo khối lượng cũng
như kích cỡ…

<b>2.2.4. Quản lý hàng tồn kho về mặt kế toán </b>
<i><b>2.2.4.1. Kế toán số lượng hàng tồn kho </b></i>

- Kế toán số lượng hàng tồn kho trên hệ thống sổ sách

SEV sử dụng hệ thống WMS là hệ thống chính để quản lý việc xuất nhập tồn của
hàng tồn kho. Hệ thống quản lý kho WMS được đồng bộ với các hệ thống khác của sản

xuất như GMES, phần mềm SAP. Tất cả các giao dịch phát sinh đều được kế toán định
nghĩa các tài khoản hạch toán đi kèm.

</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Công tác kiểm kê hàng tồn kho được thực hiện định kỳ một năm 2 lần. Ngồi ra,
cơng ty có thể tiến hành kiểm kê bất thường đối với một, một số hoặc tất cả các công
đoạn sản xuất.

<i><b>2.2.4.2. Kế toán giá thành hàng tồn kho </b></i>
- Kế toán giá thành hàng tồn kho

Đối với mỗi loại hàng tồn kho khác nhau, Công ty sử dụng thống nhất một phương
pháp tính giá trị nguyên vật liệu.

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Hàng tồn kho ở SEV được thể hiện theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần
có thể thực hiện được (LCM – Lower Cost Market).

<b>2.2.5. Quản lý hàng tồn kho về mặt kinh tế </b>

Tại Samsung Electronics Việt Nam, công ty đang triển khai áp dụng mơ hình JIT
bởi cơng ty có những đang có những đặc điểm phù hợp. Mơ hình JIT được thể hiện rõ
nhất đối với nguyên vật liệu mua từ các nhà cung cấp nội địa.

Đối với các nguyên vật liệu mua từ nhà cung cấp nước ngoài, bộ phận mua hàng
dựa vào hệ thống MRP để ra quyết định.

<b>2.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho </b>
<i><b>2.2.6.1. Mức độ hồn thiện cơng tác hoạch định chính sách hàng tồn kho </b></i>


Về cơ bản, cơng tác hoạch định chính sách hàng tồn kho ở SEV được đánh giá là
tương đối hoàn thiện bởi SEV đã xác định được rõ mục tiêu cũng như xác lập được
<b>những quan điểm rõ ràng chi phối công tác quản lý hàng tồn kho. </b>

<i><b>2.2.6.2. Mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho về mặt hiện vật </b></i>

Trong công tác thiết kế và xây dựng kho tàng, kho tàng ở SEV đã đảm bảo được cả 4 yêu
cầu về tính thích dụng, tính vững chắc, tính mỹ quan và tính tiết kiệm.

Cơng tác mã hóa sắp xếp hàng hóa được diễn ra một cách khoa học, đảm bảo thuận
tiện cho công tác ghi chép, theo dõi và các giao dịch xuất nhập hàng tồn kho.

</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>2.2.6.3. Mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho về mặt kế tốn </b></i>

Cơng tác tính tốn giá thành hàng tồn kho là tương đối hoàn thiện khi theo báo cáo
tài chính đã được kiểm tốn độc lập của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
các năm 2012 -2014, cơng tác kế tốn hàng tồn kho đã đảm bảo được các nguyên tắc cơ
bản của kế tốn, đặc biệt là ngun tắc thận trọng.

Trong cơng tác kế toán số lượng hàng tồn kho cũng đạt được nhiều kết quả tốt tuy
nhiên chưa thực sự hoàn thiện khi mà chênh lệch, sai khác giữa sổ sách và thực tế đang
còn lớn.

<i><b>2.2.6.4. Mức độ hoàn thiện quản lý hàng tồn kho về mặt kinh tế </b></i>
- Mức độ đầu tư cho hàng tồn kho

Tỷ trọng hàng tồn kho trong giá trị tổng tài sản giảm mạnh qua các năm, từ 31,63%
năm 2012 xuống 20,68% năm 2013 và còn 9,58% năm 2014. Tuy vậy, so với mức trung
bình của các cơng ty thuộc của công ty mẹ Samsung Electronics Co., Ltd. năm 2014, tỷ lệ
hàng tồn kho trên tổng tài sản của SEV vẫn còn ở mức cao. Con số này trong báo cáo tài

chính hợp nhất ở cơng ty mẹ chỉ là 7,52%.

- Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp tốt dần lên qua các năm, từ 16,93 lần
năm 2012 lên 19,81 lần năm 2013 và đạt 21,14 lần năm 2014. Hệ số vòng quay hàng tồn
kho của SEV năm 2014 cao hơn gấp 2,22 lần so với trung bình ngành.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Nhìn chung, tỷ lệ thực hiện kế hoạch xuất hàng của Công ty luôn đạt ở mức cao,
hầu hết đạt trên 96%. Tuy vậy, vẫn một số tháng, tỷ lệ thực hiện kế hoạch xuất hàng đạt
mức thấp, dưới 95% (như tháng 1, tháng 2 và tháng 3).

- Tuổi tồn kho

Tuổi của hàng tồn kho chủ yếu từ 1 đến 60 ngày, chiếm gần 93% giá trị hàng tồn
kho.Tỷ lệ bad aging stock trên tổng giá trị hàng tồn kho có xu hướng tăng, từ 6,80% năm
2012 lên 6,98% năm 2013 và 7,07% năm 2014, cao hơn mức trung bình của các doanh
nghiệp trong tập đoàn năm 2014 (5,25%).

</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Samsung Electronics Việt Nam </b>
<b>2.3.1. Kết quả đạt đƣợc </b>

- Cơng tác hoạch định chính sách hàng tồn kho rõ ràng, nhất quán, được sự chỉ đạo
trực tiếp từ Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

- Hệ thống kho tàng, bến bãi của doanh nghiệp được thiết kế hiện đại, đáp ứng được
các yêu cầu về tính thích dụng, vững chắc, mỹ quan và tiết kiệm.


- Công tác mã hóa sắp xếp hàng hóa được diễn ra một cách khoa học.
- Cơng tác kế tốn hàng tồn kho đảm bảo các yêu cầu của kế toán.
- Các chỉ tiêu tài chính về hàng tồn kho tốt dần lên qua các năm.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về cơ bản đạt ở mức cao.
- Mức độ đầu tư vào hàng tồn kho của SEV đã giảm rõ rệt.

<b>2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân </b>
<i><b>2.3.2.1. Hạn chế </b></i>

- Tình trạng trộm cắp các linh kiện điện tử ở SEV vẫn đang diễn biến hết sức phức
tạp.

- Độ chính xác của sổ sách hàng tồn kho cịn thấp, làm giảm độ tin cậy của báo cáo
tài chính cũng như các báo cáo quản trị.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở nhiều thời điểm vẫn còn thấp.

- Tuổi tồn kho của nhiều nguyên vật liệu vẫn ở mức cao, làm tăng chi phí quản lý
hàng tồn kho và gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.

<i><b>2.3.2.2. Nguyên nhân </b></i>

<i>a, Nguyên nhân chủ quan </i>

- Trình độ nhân viên quản lý hàng tồn kho còn nhiều hạn chế.
- Mạng lưới mạng lưới các nhà cung cấp nội địa còn khiêm tốn.

- Cơng tác rà sốt độ chính xác của sổ sách hàng tồn kho chưa được chú trọng.
- Khả năng quản lý an ninh của SEV chưa thực sự tốt.


- Chưa có chuẩn mực trong việc xác định hàng tồn kho trọng tâm cần quản lý.

</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam trong lĩnh vực điện tử còn yếu kém.
- Các diễn biến bất lợi của thị trường không thể lường trước được.

- Hệ thống ERP và các hệ thống liên quan (được triển khai ở Trụ sở chính) thỉnh
thoảng cũng gặp những trục trặc kỹ thuật trong quá trình bảo dưỡng, nâng cấp.

- Đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh là sản xuất các mặt hàng linh kiện điện
tử, đặc biệt là các smart phone có vịng đời ngắn và nhanh chóng giảm giá trị.

- Cơ chế phối hợp giữa cơ quan công an và doanh nghiệp chưa thực sự tốt.

<b>CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO </b>
<b>TẠI CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM </b>

<b>3.1. Định hƣớng hoạt động của Công ty </b>

Trước hết, công ty vẫn xác định nhiệm vụ chính của mình là sản xuất, lắp ráp các
linh kiện và điện thoại nguyên chiếc để xuất khẩu.

Trong vịng ba năm tới, Cơng ty định hướng sẽ tiếp tục nghiên cứu hồn thiện việc
ứng dụng mơ hình JIT cho công tác quản lý hàng tồn kho. Khi đó cơng ty phấn đấu giảm
tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn xuống còn 7%.

<b>3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Samsung </b>
<b>Electronics Việt Nam </b>

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên quản lý hàng tồn kho.
- Tăng cường thiết lập mạng lưới các nhà cung cấp nội địa.

- Tăng cường rà soát sổ sách hàng tồn kho.

- Tăng cường quản lý an ninh.

- Áp dụng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại hàng tồn kho.
<b>3.3. Kiến nghị </b>

<b>3.3.1. Kiến nghị với Tập đoàn </b>

- Mở các khóa đào tạo cho SEV trong việc đào tạo nhân viên phụ trách quản lý hàng
tồn kho.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt đối với cơng tác quản lý hàng tồn kho của các
công ty con, ngăn chặn các tiêu cực có thể xảy ra.

</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

giá cả hợp lý.

- Tiếp tục cải tiến, đảm bảo các hệ thống liên quan đến quản lý hàng tồn kho được
vận hành thông suốt.

- Hỗ trợ Công ty trong việc tìm các hướng xử lý lượng hàng tồn kho khơng cịn nhu
cầu sử dụng một cách hiệu quả nhất (thanh lý, tiêu hủy..).

<b>3.3.2. Kiến nghị với Cơ quan quản lý Nhà nƣớc </b>

- Hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước.

- Nhà nước cần chỉ đạo, phối hợp với các bên liên quan nhằm xây dựng những
chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về quản lý hàng tồn kho cho sinh viên.


</div>

<!--links-->