Thanh toán offline thẻ tín dụng là gì

Hiện nay, việc mở một chiếc thẻ tín dụng vô cùng dễ dàng và nhanh chóng, đặc biệt trên VPBank Online (chi tiết tại đây) nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận và biết cách lợi dụng thẻ tín dụng một cách thông minh nhất.

Làm thế nào sử dụng phương thức thanh toán tiền mặt hiện đại này theo cách “cool” nhất?

Làm thế nào tránh được bất lợi khi sử dụng thẻ tín dụng?

Hãy xem những “tips” dưới đây từ VPBank Online nhé:

1. Miễn lãi tối đa 45 ngày

Chu kỳ miễn phí lãi suất của thẻ tín dụng thông thường sẽ kéo dài 45 ngày, kể từ ngày chốt sao kê tháng trước đến hạn thanh toán tháng sau. Bạn cần thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ để không phải trả lãi suất dư nợ.

Miễn lãi tối đa 45 ngày

2. Tận dụng chương trình khuyến mại và ưu đãi đặc biệt của thẻ tín dụng

Ngân hàng phát hành thẻ thường xuyên có chương trình khuyến mại, ưu đãi đặc biệt dành cho chủ sở hữu thẻ như: giảm giá thanh toán tại các Siêu thị, nhà hàng, trung tâm thương mại, giảm giá khi đặt vé máy bay hoặc đặt phòng khách sạn, thông thường sẽ từ 10% đến 50%. Bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin để tận dụng những ưu đãi tốt nhất.

Ưu đãi lớn từ việc sử dụng thẻ tín dụng

3. Hoàn tiền tích điểm thưởng

Hiện nay có rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho chủ thẻ tín dụng như hoàn tiền, tích điểm thưởng.

Chẳng hạn, đối với loại thẻ Step up của VPBank, bạn sẽ được hoàn tiền tối đa 5% cho các giao dịch chi tiêu mua sắm online, uber, grap, bảo hiểm, hoàn tiền 2% cho ăn uống, xem phim

hay với loại thẻ tín dụng khác bạn sẽ được tích điểm thưởng Loyalty cho các giao dịch tại siêu thị…vv

Được hoàn tiền hoặc tích điểm thưởng khi chi tiêu

4. Nhớ ngày in sao kê và hạn thanh toán thẻ tín dụng

Ngày in sao kê thẻ tín dụng là ngày ngân hàng phát hành thông báo thống kê chi tiết về số tiền bạn đã sử dụng trong kỳ.

Hạn thanh toán thẻ tín dụng là ngày bạn phải thanh toán hết toàn bộ số dư cuối kì để không bị tính thêm phí chậm thanh toán phát sinh (thường là sau ngày ra sao kê 15 ngày).

Nếu bạn không thể thanh toán hết dư nợ cuối kỳ trước hạn thanh toán, bạn có thể thanh toán số dư nợ tối thiểu để tránh rơi vào nhóm nợ xấu.

Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn để tránh rơi vào nhóm nợ xấu

5. Hạn chế tối đa việc sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt

Trong các tình huống khẩn cấp, đôi khi khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt tại ATM, tuy nhiên giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng không được các ngân hàng khuyến khích và phải chịu phí rút rất cao.

Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

6. Không bao giờ cho người khác mượn thẻ tín dụng

Hãy bảo vệ thẻ của bạn thật an toàn

Cơ hội để phát triển thị trường thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt là rát lớn.

Lâu nay, việc thanh toán bằng thẻ được thực hiện phổ biến với công nghệ trực tuyến (online). Nhà cung cấp và người tiêu dùng muốn sử dụng phải đối diện với nhiều vấn đề nan giải về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị... Đặc biệt, trong một số lĩnh vực thanh toán đòi hỏi thời gian thực hiện giao dịch nhanh thì đây là một bài toán khó đặt ra cho các nhà cung cấp dịch vụ. Khắc phục những bất tiện đó, một phương thức thanh toán mới dựa trên công nghệ ngoại tuyến (off-line) đang được một số ngân hàng áp dụng triển khai.

Nếu như việc thanh toán sử dụng công nghệ online yêu cầu các thiết bị chấp nhận thẻ phải kết nối với đường truyền thông (có dây hoặc không dây) để gửi giao dịch về hệ thống xử lý thì với công nghệ off-line, giao dịch thẻ được thực hiện ngay tại thiết bị mà không cần yêu cầu kết nối. Quá trình thực hiện giao dịch chỉ có sự tương tác giữa thiết bị của ngân hàng với thẻ của khách hàng. Số tiền giao dịch được ghi nhận ngay vào thẻ của khách hàng; đồng thời giao dịch được lưu tại thiết bị ngân hàng. Định kỳ, các giao dịch này được gửi về hệ thống qua một giao dịch online để cập nhật. Ưu điểm của giải pháp thanh toán off-line là tốc độ thanh toán rất nhanh do không cần kết nối đường truyền; ngoài ra, có thể trang bị loại thiết bị chấp nhận thẻ gọn nhẹ và cơ động.

Một trong những ngân hàng ở Việt Nam hiện đang thử nghiệm triển khai hình thức thanh toán thẻ sử dụng công nghệ off-line là Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank). PG Bank liên kết với Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) để phát hành một sản phẩm thẻ nội địa mang tên Flexicard có tính năng thanh toán off-line trên hệ thống thiết bị chấp nhận thẻ. Nhằm hạn chế tối đa thời gian thực hiện một giao dịch, PG Bank đã lựa chọn sử dụng loại thẻ chip không tiếp xúc (chip-contactless) kết hợp với công nghệ thanh toán off-line. Với sản phẩm Flexicard, khi thực hiện giao dịch thanh toán, khách hàng chỉ cần chạm thẻ vào thiết bị là có thể hoàn tất giao dịch.

Với tính năng trả trước, khách hàng chỉ cần đăng ký thông tin ngay tại cửa hàng xăng dầu của Petrolimex mà không cần mở tài khoản tại ngân hàng cũng có thể phát hành được thẻ. Flexicard có thể thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ của PG Bank (hệ thống siêu thị, nhà hàng…), và đặc biệt Flexicard được chấp nhận thanh toán tại hệ thống hơn 1,700 cửa hàng xăng dầu Petrolimex trên toàn quốc. Ngoài các điểm đặt máy ATM và hệ thống chi nhánh của PG Bank, khách hàng có thể rút tiền mặt ngay tại hệ thống các cửa hàng xăng dầu Petrolimex.

Ông Nguyễn Quang Định, Tổng Giám đốc PG Bank cho biết, để triển khai hệ thống thanh toán như trên, PG Bank và Petrolimex đã mất hơn 1 năm chuẩn bị. Hiện PG Bank liên minh với hệ thống Banknetvn với trên 4.205 máy ATM  trên cả nước. Để triển khai rộng khắp, hai bên sẽ lắp đặt hệ thống thiết bị POS với tổng số hơn 1.700 POS trên các cửa hàng xăng dầu thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam trên cả nước. Trong quá trình sử dụng thẻ Flexicard để thanh toán, khách hàng được hưởng nhiều ưu đãi mà sản phẩm này mang lại như các chương trình khuyến mãi, chương trình tích điểm thưởng khi mua xăng dầu... Trong tương lai, nhờ ưu thế của việc lựa chọn công nghệ phù hợp, ngân hàng có kế hoạch sẽ mở rộng thêm phạm vi thanh toán của sản phẩm thẻ này tới các lĩnh vực khác như: thanh toán tiền taxi, vé xe buýt, phí cầu đường...

Cũng theo ông Định, cơ hội để phát triển thị trường thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt là rát lớn khi Việt Nam với dân số hơn 85 triệu dân và chỉ mới có gần 10% người dân đang sử dụng thẻ. Tuy nhiên, thách thức cũng không nhỏ khi đã có hơn 30 tổ chức, ngân hàng tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này với trên 130 thương hiệu thẻ khác nhau, bao gồm cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế. Với sự tham gia đông đảo cùng với việc đưa nhiều sản phẩm đa dạng, sử dụng các hình thức tiếp thị phong phú đã làm cho hoạt động của thị trường thẻ trở nên sôi động và mang tính cạnh tranh cao. Với cơ hội cũng như thách thức kể trên, việc đòi hỏi các tổ chức không ngừng đổi mới sản phẩm, đưa ra các sản phẩm khác biệt, nâng cao chất lượng dịch vụ và luôn tìm kiếm cơ hội trong thời gian tới là điều không thể không thực hiện.

Minh Anh
Minh Anh

(SGGPO). - Tại hội nghị trực tuyến về “Đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ” do Ngân hàng Nhà nước tổ chức hôm nay 8-9 ở Hà Nội, Đại tá Trần Văn Doanh, đại diện Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50 - Bộ Công an) đã công bố một số thông tin về tình hình tội phạm trong hoạt động thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ tại Việt Nam.

Qua tổng hợp, C50 đã thống kê một số hành vi tội phạm trong hoạt động thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ tại Việt Nam. Cụ thể, tội phạm sử dụng thiết bị gắn vào các máy ATM để trộm cắp dữ liệu, làm giả thẻ từ, rút tiền. Các đối tượng sử dụng một bảng nhựa trong đó chứa thiết bị lấy cắp thông tin thẻ (thiết bị skimming) ốp phía ngoài khe quẹt thẻ. Khi chủ thẻ đưa thẻ vào khe cắm thẻ, đầu tiên thẻ sẽ đi qua thiết bị skimming trước rồi mới vào khe cắm thẻ. Bằng hình thức này, tội phạm sẽ lấy được toàn bộ thông tin lưu trữ trên dải từ của thẻ. Một mánh khóe khác là lắp đặt một camera nhỏ, thường được ngụy trang trong một thanh nhựa hoặc bảng quảng cáo ốp ngay phía trên bàn phím của máy ATM để ghi lại toàn bộ hoạt động nhập mã PIN của khách hàng khi rút tiền. Sau khi lấy được thông tin thẻ ngân hàng và mã PIN, các đối tượng sẽ sử dụng thiết bị làm giả thẻ ngân hàng thông qua phần mềm chuyên dụng và thiết bị đọc và in dữ liệu thẻ từ bán trên mạng internet và rút tiền tại các máy ATM.

Năm 2014 và 2015 Cục C50 đã phát hiện, thông báo và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại kiểm tra, lắp đặt phần mềm và thiết bị anti-Skimming tại cây ATM, tuy nhiên tội phạm này vẫn tiếp tục hoạt động với những thủ đoạn tinh vi hơn. Cụ thể, hoạt động của các nhóm đối tượng người nước ngoài chuyên nghiệp hơn, chia thành nhiều nhóm nhỏ, phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng: trong đó có nhóm gắn thiết bị, nhóm lấy thiết bị, thu thập thông tin thẻ sau đó gửi cho nhóm IT để làm thẻ giả, nhóm đi rút tiền.

Về địa bàn tội phạm skimming thường tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, như: Hà Nội, Huế, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né, Phan Thiết Bình Thuận, Ninh Thuận, Vũng Tàu, TPHCM...

Đối tượng phạm tội chủ yếu là người nước ngoài, khu vực phía Bắc chủ yếu là người Trung Quốc, Indonesia, Malaysia; phía Nam và miền Trung các đối tượng các nước Đông Âu như Bungari, Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Anh…

Cục C50 đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai lắp thiết bị và phần mềm anti-skimming cho các máy ATM, nhưng vẫn còn nhiều ATM chưa được cài đặt thiết bị anti-skimming hoặc lắp thiết bị anti-skimming nhưng để ở chế độ không chống được việc trộm cắp thông tin thẻ.

Hành vi thứ hai là làm giả thẻ ngân hàng, thực hiện thanh toán “khống” hàng hóa dịch vụ qua POS để chiếm đoạt. Theo Đại tá Trần Văn Doanh, thời gian gần đây, để đối phó việc điều tra, phát hiện xử lý của lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, các đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, móc nối với các đơn vị chấp nhận thẻ làm giả thẻ, thanh toán “khống” qua POS để chiếm đoạt hàng tỷ đồng của ngân hàng và chủ thẻ.

Hoạt động của phạm tội ngày càng tinh vi, chia ra thành nhiều công đoạn. Cụ thể: Một nhóm người Trung Quốc có nhiệm vụ chuyên móc nối với người Việt đã học tập, công tác, làm ăn biết tiếng Trung Quốc để thỏa thuận về việc thanh toán “khống” hàng hóa, dịch vụ qua máy POS hoặc tìm các đối tượng người Việt Nam có quan hệ quen biết từ trước dưới danh nghĩa đầu tư làm ăn tại Việt Nam để yêu cầu thành lập công ty, ký hợp đồng làm đơn vị chấp nhận thẻ với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông tin thẻ thường là thẻ tín dụng được phát hành bởi các ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu được một nhóm hacker ở Trung Quốc lấy cắp từ cơ sở dữ liệu của các trang web bán hàng trực tuyến, các website của trung tâm thương mại lớn ở nước ngoài chuyển qua các mạng xã hội như chat QQ, wechat đến nhóm kỹ thuật ở Việt Nam. Các đối tượng thường yêu cầu đăng ký sử dụng máy POS không dây để trên xe ô tô hoặc đưa cho đối tượng người Trung Quốc mang sang khu vực chồng lấn sóng viễn thông ở biên giới Việt Nam – Trung Quốc để thực hiện giao dịch bằng thẻ giả...

Về sử dụng công nghệ cao để phạm tội trong hoạt động thanh toán trực tuyến, Đại tá Trần Văn Doanh cho biết các đối tượng thường lập website, gửi đường link Phishing, giả danh ngân hàng chiếm đoạt tài khoản Internet Banking và chuyển tiền. Trong thời gian gần đây hình thức tội phạm này diễn biến phức tạp. Các đối tượng thường lợi dụng sơ hở của người dùng để chiếm đoạt thông tin tài khoản ngân hàng với thủ đoạn cụ thể như sau: lập các website trúng thưởng gửi tin nhắn qua facebook, zalo, viber..., thông báo cho chủ tài khoản đã trúng thưởng tài sản, hiện vật có giá trị lớn đề nghị truy cập vào các website để đăng ký nhận giải hoặc lập các website giả mạo website của ngân hàng, gửi link thông báo tài khoản của khách hàng có tiền chuyển vào nhưng bị lỗi cần phải cung cấp thông tin để kiểm tra. Sau đó, các đối tượng sử dụng các thông tin người bị hại đã cung cấp để thực hiện thanh toán mua mã thẻ điện thoại, thẻ game trên các website bán trực tuyến hoặc chuyển tiền sang các tài khoản trung gian để rút tiền hoặc thuê người rút tiền trong và ngoài nước. Khi mã xác thực OTP gửi về điện thoại, đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng thông báo đã gửi mã trúng thưởng để xác thực, đề nghị người bị hại cung cấp để hoàn tất thủ tục.

Một hành vi khác là sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng mua hàng hóa, vé máy bay. Tội phạm sử dụng công nghệ cao sử dụng thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài để mua hàng hóa chủ yếu là các thiết bị điện tử đắt tiền như điện thoại di dộng cao cấp, máy tính bảng... tại các trang web mua bán trực tuyến ở nước ngoài vận chuyển về Việt Nam tiêu thụ hưởng lợi bất chính.

Tội phạm sử dụng thông tin thẻ tín dụng ăn cắp mua vé máy bay trực tuyến trên website của các hãng hàng không như Vietnam Airlines hoặc Jetstar. Thanh toán Offline: Một số đối tượng phát hành thẻ tín dụng tại ngân hàng Việt Nam sau đó báo hủy thẻ. Khi đi máy bay của các hãng hàng không nước ngoài đã dùng thẻ tín dụng trên để thanh toán offline mua mỹ phẩm, rượu trị giá hàng trăm triệu đồng.

Theo Đại tá Trần Văn Doanh, hiện nay hệ thống thanh toán điện tử, thanh toán thẻ của các ngân hàng Việt Nam đảm bảo an toàn, các đối tượng chủ yếu lợi dụng sơ hở phía người sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Tội phạm triệt để lợi dụng việc khách hàng thường hay đặt mật khẩu đơn giản, dễ nhớ như abc123 hay 123456, theo ngày sinh, năm sinh,...để rà quét truy cập vào tài khoản của khách hàng hoặc rà quét các tài khoản truy cập từ xa (Team Viewer) với mật khẩu đơn giản để chiếm quyền điều khiển các website thương mại điện tử, các shop bán hàng trực tuyến hoặc lấy trộm các thông tin về tài khoản, thông tin thẻ của khách hàng. Bên cạnh đó, camera an ninh ở ATM bố trí chưa hợp lý, thường được đặt ở phía trên cao nên khi cần kiểm tra, xác minh không có được hình ảnh trực diện mặt của người rút tiền, chất lượng hình ảnh kém hoặc bị người rút tiền đội mũ, đeo khẩu trang. Ngoài ra việc sử dụng cơ sở hạ tầng của một bên thứ ba để kết nối với hệ thống chuyển tiền toàn cầu (SWIFT) đang là một điểm yếu để tin tặc khai thác truy cập vào hệ thống thanh toán của các ngân hàng để lấy cắp tiền.


HÀM YÊN

Video liên quan

Chủ đề