Thanhtrachinhphu tra cứu kết quả xử lý đơn

Ngày 01/10/2021, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 05/2021/TT-TTCP quy định về Quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh.

Để được xem xét, giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của công dân nội dung đơn phải đủ điều kiện và đáp ứng các yêu cầu sau đây:

 - Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng;

 - Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;

- Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;

- Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan;

- Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;

- Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng:

+ Có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật;

+ Có cơ sở để thẩm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo.

Việc xử lý đơn phải bảo đảm tuân thủ pháp luật; nhanh chóng, kịp thời; rõ ràng, thống nhất và tạo điều kiện thuận tiện cho công dân trong việc thực hiện các thủ tục về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Đơn phải được gửi, chuyển đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể, đơn được tiếp nhận để phân loại và xử lý từ các nguồn sau đây: đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính; đơn được gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Đơn do lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng chuyển đến; đơn do Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội,…chuyển đến theo quy định của pháp luật.

Đơn được phân loại dựa vào nội dung trình bày trong đơn, mục đích, yêu cầu của người viết đơn, không phụ thuộc vào tiêu đề của đơn; điều kiện xử lý; đơn thuộc thẩm quyền và đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị mình; đơn theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, tố cáo; theo thẩm quyền giải quyết.

Bên cạnh đó, đối với đơn không đủ điều kiện xử lý, đơn khiếu nại có quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; đơn tố cáo đã có kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật mà người tố cáo không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ mới thì sẽ lưu đơn trong thời hạn 01 năm.

Nội dung trả lời chất vấn của Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung vào: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật; biện pháp xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra, việc xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.

Giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng để tạo lòng tin trong nhân dân.

Công tác phối hợp và giải pháp khắc phục chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Bên cạnh Tổng Thanh tra Chính phủ là người chịu trách nhiệm chính trả lời chất vấn tại nghị trường, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Công an, Tư pháp; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Cuối cùng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Ngày 26/10, Đoàn kiểm tra của Thanh tra Chính phủ do ông Trần Văn Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về tình hình thi hành pháp luật về khiếu nại trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Tông, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh.

Thời gian qua, tình hình thực thi pháp luật về khiếu nại trên địa bàn tỉnh được Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, các cấp ủy Đảng, chính quyền nêu cao vai trò trách nhiệm trong công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại tố cáo. Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/TU về nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 23-CT/TU  về nâng cao chất lượng tiếp xúc, đối thoại với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, UBND tỉnh cũng đã kịp thời ban hành các kế hoạch, quyết định, văn bản chỉ đạo điều hành hoạt động ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Thanh tra tỉnh Sở Tư pháp, Hội Luật gia, Đoàn luật sư đã ban hành Chương trình phối hợp về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại tố cáo ở cơ sở, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời này năm 2022 tỷ lệ giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo toàn tỉnh đạt trên 90%, không có đơn khiếu nại tố cáo đông người vượt cấp kéo lên các cơ quan Đảng nhà nước ở Trung ương và địa phương, năm 2022 Thanh tra tỉnh Hậu Giang đứng hạng nhì trong cụm thi đua Thanh tra các tỉnh, thành Tây Nam Sông Hậu.

Thanhtrachinhphu tra cứu kết quả xử lý đơn

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh nhấn mạnh, những ý kiến, góp ý trao đổi của đoàn công tác đưa ra rất chân thành, thẳng thắn về thực hiện quy định thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, trong đó có những mặt được và chưa được để cho tỉnh làm tốt hơn trong thời gian tới; đồng thời, khẳng định công tác giải quyết đơn, khiếu nại là thước đo hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính, từ đầu năm đến nay tỉnh đã tổ chức 8 cuộc tiếp xúc đối thoại với các thành phần trong tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí đứng đầu cấp ủy cấp huyện hàng tháng đều có tổ chức tiếp công dân định kỳ, tạo điều kiện cho người dân gặp gỡ lãnh đạo cấp trên, để trình bày thỏa đáng các vụ việc khiếu kiện, qua đối thoại tạo niềm tin cho người dân, đối thoại đã giải quyết dứt điểm các vụ việc đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân, đảm bảo ổn định tình hình trên địa bàn tỉnh Hậu Giang…