Theo đề cương văn hóa việt nam năm 1943, nguyên tắc “đại chúng hóa” có nghĩa là gì?

“Đề cương văn hóa - đó là bản Tuyên ngôn đầu tiên và đầy đủ nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng một nền văn hóa mới trên đất nước ta. Với 3 phương châm: Dân tộc, khoa học, đại chúng, bản Đề cương không chỉ nhằm đấu tranh trực diện chống chính sách văn hóa ngu dân, phản dân tộc, phản đại chúng mà thực dân Pháp đang áp đặt lên nước ta, mà còn phản ánh được quy luật vận động và phát triển của văn hóa” - đó là nhận định của GS. TS. NGND Trần Văn Bính về Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943.

Ra đời trong bão táp thời cuộc

Đề cương về văn hóa Việt Nam - 1943 của Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời trong bối cảnh khá bão táp của thời cuộc lúc bấy giờ: Nhật vào Đông Dương, chế độ phát xít được thiết lập, cuộc thế chiến đang đi gần tới kết thúc, và đất nước bước vào thời kỳ tiền khởi nghĩa.

Theo đề cương văn hóa việt nam năm 1943, nguyên tắc đại chúng hóa” có nghĩa là gì?

Bản “Đề cương Văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943. (Ảnh: baotanglichsu.vn)

Theo Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong công cuộc vận động giải phóng dân tộc, bên cạnh việc lãnh đạo nhân dân chuẩn bị lực lượng mọi mặt, tổ chức các cuộc đấu tranh trực diện với địch, Đảng rất chú trọng các công tác trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Để chống lại chính sách văn hóa phản động của phát xít Pháp - Nhật và tay sai của chúng, chống lại trào lưu lãng mạn có khuynh hướng cải lương, bi quan, bế tắc, các trường phái bí hiểm, trụy lạc, các tư tưởng đầu hàng, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi...,  Đảng ta chủ trương xây dựng bản Đề cương văn hóa Việt Nam.

Trước bộn bề các công việc cấp bách cần gấp rút chuẩn bị, Tổng Bí thư Trường Chinh bắt tay ngay vào việc soạn thảo Đề cương về Văn hóa Việt Nam. Và tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) vào tháng 2/1943, bản Đề cương văn hóa Việt Nam đã được thông qua. Đây được coi là một sự kiện chính trị quan trọng, tạo nền tảng ban đầu cho xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới. 

 “Thu tóm được những vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam”

Trong dịp kỷ niệm 40 năm Đề cương văn hóa ra đời (1943 - 1983), nguyên Tổng Bí thư Trường Chinh nhấn mạnh: “Vì trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, Trung ương chưa đủ điều kiện nghiên cứu sâu các vấn đề liên quan đến cách mạng văn hóa Việt Nam… Nhưng Đề cương văn hóa đã thu tóm được những vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong điều kiện lúc đó của Việt Nam”.

Bản Đề cương văn hóa Việt Nam được trình bày theo cấu trúc 5 phần: Phần thứ nhất: “Cách đặt vấn đề”; Phần thứ hai: “Lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam”; Phần thứ ba: “Nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp”; Phần thứ tư: “Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam” và Phần thứ năm: “Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mác xít Đông Dương và nhất là những nhà văn hóa mác xít Việt Nam”.

Đề cương khẳng định: “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động. Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa”.

Đề cương nêu ba nguyên tắc lớn trong cuộc vận động xây dựng nền văn hóa Việt Nam: dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập), đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng) và khoa học hóa (chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ). Ba nguyên tắc trên luôn thống nhất biện chứng không thể tách rời, phản ánh đúng thực trạng và nhu cầu bức thiết của cuộc vận động văn hóa Việt Nam lúc bấy giờ.

Đề cương văn hóa cũng nhấn mạnh: “Muốn cho ba nguyên tắc trên đây thắng, phải kịch liệt chống những xu hướng văn hóa bảo thủ, chiết trung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm, v.v... Nhưng đồng thời cũng phải chống xu hướng văn hóa quá trớn của bọn tờrốtkít”.

Tuyên ngôn của Đảng về một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng

Vào những năm tháng trước Cách mạng Tháng Tám mùa thu ấy, bản Đề cương văn hóa Việt Nam có thể nói, đã góp phần thức tỉnh, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xóa bỏ sự nô dịch về văn hóa của chủ nghĩa thực dân. Đồng thời, tập hợp đông đảo những người hoạt động văn hóa yêu nước vào Hội Văn hóa cứu quốc - một thành viên của Mặt trận Việt Minh để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.

Nói như GS. TS. NGND Trần Văn Bính trong một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân: Ở đây có hàng loạt những câu hỏi được đặt ra và cần giải đáp: Nếu không có bản “Đề cương văn hóa năm 1943” với ba phương châm: Dân tộc, khoa học, đại chúng, thì liệu ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, chúng ta có thể huy động sức mạnh to lớn của dân tộc vào sự nghiệp kháng chiến được không? Nếu không có bản đề cương đó, liệu ngay từ đầu kháng chiến, chúng ta có thể huy động một đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đầy tài năng và tâm huyết vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa mới được không? Thiếu sự tham gia tích cực của quần chúng và của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ thì liệu nền văn hóa mới có hình thành và phát triển được không? 

Và hơn thế nữa, như phát biểu của đồng chí Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tại hội thảo khoa học “70 năm Ðề cương Văn hóa Việt Nam” năm 2013, bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng soạn thảo là văn kiện có giá trị vô cùng to lớn và ý nghĩa lịch sử sâu sắc của Đảng ta, được coi là Tuyên ngôn của Đảng về một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng mà chúng ta xây dựng. 70 năm đã đi qua, dân tộc ta, Đảng ta đã trải qua những chặng đường gian khổ, hào hùng, làm nên những thắng lợi vẻ vang.

Bối cảnh tình hình và điều kiện cụ thể đã có nhiều đổi thay, nhưng những nội dung cốt lõi của Đề cương văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam lúc đó, “văn hóa nửa phong kiến, nửa tư sản và hoàn toàn có tính cách thuộc địa” đang thống trị. Sự ra đời của Đề cương văn hóa Việt Nam là một ngọn đuốc soi đường và định hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động văn hóa cho toàn Đảng, toàn dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc, tiến lên xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới. Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đã cổ vũ, lôi cuốn đông đảo những người yêu nước, những người hoạt động văn hóa yêu nước vào Hội văn hóa cứu quốc, thành viên của mặt trận Việt Minh.

Tại cuộc Hội thảo “Ý nghĩa và giá trị trường tồn của Đề cương văn hóa Việt Nam 1943” tổ chức nhân kỷ niệm 75 năm ngày Đề cương ra đời, những giá trị vô giá của Đề cương văn hóa Việt Nam tiếp tục được các nhà nghiên cứu nhấn mạnh một lần nữa. Như khẳng định của PGS. TS Đặng Hữu Toàn - Viện Triết học - Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam: Đề cương văn hóa Việt Nam không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà còn có ý nghĩa thời đại.

Quan điểm mà Đảng ta đưa ra trong Đề cương này về cách nhìn nhận, cách hiểu văn hóa, về mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị và kinh tế, giữa văn hóa với cách mạng chính trị và cách mạng kinh tế, giờ đây vẫn đúng khi mà, trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đã xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.

Hà Trang

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Nội dung của đề cương văn hóa năm 1943 Ra đời trong hoàn cảnh dân tộc ta, nhân dân ta đang sống nghèo khổ, ngột ngạt  một cổ ba tròng: ( phong kiến, đế quốc Pháp, phát xít Nhật), trong tình hình  nhiễu loạn và phức tạp của nhiều trường phái và triết thuyết khác nhau…  Đề  cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng, với nội dung ngắn gọn súc tích,  với tính khoa học và cách mạng… đã trở thành một vũ khí tư tưởng sắc bén trên  mặt trận văn hóa.  Nội dung chính của đề cương văn hóa năm 1943 gồm 5 phần ngắn gọn, là cụ  thể hóa quan điểm văn hóa của Đảng; sự gắn bó vai trò văn hóa với ý nghĩa  cuộc cách mạng giải phóng; đặt ra mục đích, nguyên tắc, quan hệ của cuộc cách  mạng văn hóa với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam; đề ra nhiệm  vụ cấp bách của người chiến sỹ văn hóa mácxít như là một troing những điều  kiện tiên quyết đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh  đạo của Đảng. Phần I trình bày phạm vi vấn đề văn hóa( bao gồm cả tư tưởng, học thuật và  nghệ thuật); quan hệ giữa văn hóa và kinh tế chính trị( hạ tầng cơ sở quyết định  kiến trúc thượng tầng); thái độ Đảng cộng sản Đông Dương đối với vấn đề văn  hóa( mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa; không  chỉ làm cách mạng chính trị mà còn làm cách mạng văn hóa; lãnh đạo được  phong trào văn hóa mới ảnh hưởng được dư luận và tuyên truyền có hiệu quả) Phần II đề cập đến các giai đoạn lịch sử văn hóa Việt Nam( thời trước Quang  Trung: văn hóa Việt Nam nửa phong kiến , nửa nô lệ, phụ thuộc văn hóa Trung  Quốc; thời Quang Trung đến khi Pháp xâm chiếm: văn hóa phong kiến xu hướng  tiểu tư sản; thời Pháp thuộc: văn hóa nửa phong kiến, nửa tứ sản, thuộc địa);  tính chất văn hóa Việt Nam là hình thức: thuộc địa, nội dung: tiểu tư sản song  đang nảy nở văn hóa tandân chủ và trào lưu văn hóa mới). Phần III trình bày những mối nguy đối với văn hóa Việt Nam…nêu rõ những thủ  đoạn phát xít trói buộc và giết chết văn hóa Việt Nam (chính sách văn hóa của  Pháp : đàn áp, mua chuộc, hăm dọa các nhà văn hóa cách mạng, ra tài liệu nhồi  sọ,kiểm duyệt ngặt nghèo, ,liên lạc với tôn giáo để ngu dân, tuyên truyền chủ 
  2. nghĩa ái quốc mù quáng, hẹp hòi…; chính sách văn hóa cua Nhật: tuyên truyền,  giới  thiệu, phô trương  văn hóa Nhật và chủ nghĩa Đại Đông Á, đàn áp nhà văn  chống Nhật, mua chuộc  nhà văn có tài,…) và hai giả thuyết về tiền đồ văn hóa  Việt Nam( khẳng định sự thắng thế của văn hóa Việt Nam trước văn hóa phát  xít). Phần IV Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam. Thể hiện quan niêm người cộng  sản về cách mạng văn hóa( hoàn thành cách mạng văn háo mới hoàn thành cải  tạo xã hội, muốn vậy phải hoàn thành cách mạng chính trị và Đảng phải lãnh  đạo cách mạng văn hóa); tính chất cách mạng văn hóa( văn hóa xã hội chủ  nghĩa); quan hệ cách mạng văn hóa và cách mạng dân tộc giải phóng( cách mạng  avwn hóa phải dựa vào cách mạng ggiair phóng mới phát triển được); và ba  nguyên tắc vận động văn hóa( dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa); tính  chất của nền văn hóa mới Việt Nam( tính chất dân tộc về hình thức và tân dân  chủ về nội dung). Phần V  Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mác xít Đông Dương và nhất  là của những nhà văn hóa mác xít Việt Nam. Chống phát xít, phong kiến, nô  dịch, ngu dân, phát huy văn hóa tân dân chủ, tranh đấu với những triết học Âu Á  làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lich sử thắng, về văn nghệ, làm  cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng, thống nhất, làm giàu tiếng nói,  chữ viết, mẹo văn của ta… bằng chính khả năng có được). Đề cương cũng làm rõ mục tiêu trước mắt của cuộc vận động văn hóa ở Việt  Nam là xây dựng nền văn hóa mới tuy chưa phải là văn hóa xã hội chủ nghĩa.  Đề cương đã xác định nền văn hóa mới của Việt Nam có hai tính chất dân tộc  và dân chủ mới và khẳng định trong giai đoạn này, nó là cách mạng và tiến bộ  nhất ở Đông Dương.  Đề cương văn hóa đã xác định 3 nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn  hóa ở Việt Nam thời kỳ này là:  + Dân tộc hóa. Chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa  Việt Nam phát triển độc lập. 
  3. + Đại chúng hóa, chống lại mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản  lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng.  + Khoa học hóa, chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học,  phản tiến bộ.  Tuy còn một số hạn chế nhất định, nhưng trong bối cảnh lịch sử đầu năm 40  của thế kỷ XX, Đề cương đã trình bày hệ thống các quan niệm, phạm trù, các  quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của cuộc vận động văn  hóa của dân tộc Việt Nam. Đây là kết quả của tư duy lý luận và tổng kết kinh  nghiệm hoạt động 12 năm lãnh đạo trên mặt trận văn hóa từ khi Đảng ta ra đời  đến 1943. Đây là đỉnh cao trí tuệ, là sự nhận thức sắc bén về tình hình, là những  dự báo khoa học về mục tiêu, tính chất, nguyên tắc, nhiệm vụ của cuộc vận  động văn hóa đương thời; là sức mạnh tinh thần vĩ đại mà cuộc cách mạng giải  phóng dân tộc đang cần. Những quan điểm tư tưởng cơ bản nêu trong cả 5 phần  của Đề cương có sức thuyết phục sâu sắc và là ngọn cờ tập hợp đông đảo tầng  lớp trí thức Việt Nam vào cuộc vận động văn hóa, vào cuộc cách mạng giải  phóng tư tưởng văn hóa cho mỗi người, mỗi tầng lớp, giai cấp và toàn dân tộc.  Bản Đề cương văn hóa đầy tính thuyết phục và tính chiến đấu đã trở thành  ngọn cờ tập hợp, cổ vũ, động viên giới trí thức, khoa học, văn học, nghệ thuật  Việt Nam đương thời vào cuộc chiến đấu quyết liệt cho sự toàn thắng của cách  mạng dân tộc dân chủ, cho sự nghiệp phá vỡ xiềng xích của văn hóa phát xít  thực dân, bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới của  Việt Nam.  Sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám, với vị trí “văn hóa soi đường  cho quốc dân đi”, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh  đạo, chỉ đạo xây dựng và phát huy sức mạnh vĩ đại của nền văn hóa mới Việt  Nam đánh thắng hai tên hung nô của thế kỷ XX là thực dân Pháp và đế quốc  Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất non sông, đưa cả nước vào kỷ  nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội! 
  4. Từ những vấn đề được trình bày trên đối chiếu với quan niệm phổ biến về  cương lĩnh là văn kiện cơ bản xác định mục đích, nhiệm vụ chiến lược về chính  trị, quân sự, kinh tế, văn hóa… trong thời kỳ lịch sử nhất định của một chính  Đảng, một nhà nước, hoặc một tổ chức chính trị ­ xã hội, một phong trào cách  mạng.;Cương lĩnh là ngọn cờ tập hợp lực lượng để thực hiện đường lối mục  tiêu đề ra. Cương lĩnh đúng đắn phản ánh tiến trình khách quan của sự vận  động, phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của quần chúng, thúc đẩy cuộc vận  động phát triển thắng lợi.  Liên hệ thực tế văn hóa chung của sinh viên trường đại học thương mại hiện  nay Về  giao tiếp và  ứng xử  giữa sinh viên với nhau trong thời gian gần  đây đã   có nhiều sự thay đổi, nhất là trong cách nói chuyện với nhau nơi công cộng. Nếu  để ý lắng nghe những cuộc đối thoại của nhiều sinh viên (cả  nam và nữ) ta sẽ  dễ dàng nhận thấy một điều là ngày nay các bạn thường sử dụng nhiều từ lóng,  tiếng lóng để  nói với nhau mà nếu không phải là người trong cuộc thì khó mà  hiểu được. Rồi những câu nói tục, những câu thơ, đoạn nhạc được cải biên lại   luôn luôn xuất hiện, những từ ngữ “đệm” vào nghe không có ý nghĩa gì trong câu   nói cứ  được lặp đi lặp lại như  là sự  mở  đầu cho mọi câu nói. Những câu nói   cực ngắn, những câu nói mang đầy tính gợi hình cũng được tận dụng mọi lúc   mọi nơi. Sự  cẩu thả  trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, sự  thiếu tinh tế  trong lựa  chon ngôn từ, sự  sáng tạo ra nhiều từ  ngữ  mới chẳng những không làm phong  phú thêm vốn từ của cá nhân mà đôi khi còn làm nghèo nàn thêm vốn ngôn ngữ  của chính người sử  dụng và sự  trong sáng của tiếng Việt đồng thời cũng như  tạo nên một không khí mang tính chất “chợ búa” ngay tại môi trường giáo dục  Đại học. Thói quen được hình thành từ  những hành động thường ngày mà ta  không chú ý đến. Thói quen tốt là cả một tài sản vô cùng quý giá. Thói quen xấu   là một trở lực trên con đường dẫn đến thành công. Hơn nữa, thói quen sử dụng  ngôn ngữ đó hoàn toàn không phù hợp với một môi trường giáo dục như trường   Đại học. Về trang phục và cách ăn mặc của sinh viên hiện nay. Nhìn chung, hầu hết các  bạn có ý thức tốt trong vấn đề  ăn mặc kín đáo, lịch sự  khi đến giảng đường.  Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên thích thể hiện mình, không mặc đồng   phục của lớp, quần áo phải thật khác bạn bè, tóc để quá dài hoặc nhuộm nhiều  màu không tự nhiên. Trang phục đẹp là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Trang 
  5. phục có thể làm cho người ta trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, che lấp đi một   số khiếm khuyết của cơ thể. Trang phục đẹp không những phù hợp với cơ thể  của người mặc mà còn phải thể  hiện được tính chất lịch sự, trang trọng, phù  hợp với môi trường xung quanh, với tính chất công việc và đáp ứng được quan   niệm thẩm mỹ của cộng đồng. “Cái răng cái tóc là gốc con người” và cùng với  trang phục nó thể  hiện một phần nào quan niệm thẩm mỹ và văn hóa của một  con người. Trong giao tiếp giữa sinh viên với giáo viên ngày nay cũng có nhiều thay đổi.  Nếu như trước đây, giáo viên là nhân vật trung tâm trong các buổi học, từng lời  nói của giáo viên luôn mang tính giáo dục cao và luôn là khuôn mẫu về mặt kiến  thức cũng như  đạo đức cho sinh viên tiếp nhận. Ngày nay, vị  trí trung tâm của  bài giảng đã chuyển về  phía người học. Sinh viên không còn là người tiếp thu  kiến thức một cách thụ động và thiếu tính phê phán. Khoảng cách giữa thầy và   trò cũng ngày càng được thu hẹp. Quan hệ thầy trò cũng trở nên bớt mang nặng  tính chất một chiều thầy nói trò nghe. Sinh viên ngày càng thể hiện mình là đối  tượng tiếp nhận tri thức một cách chủ động. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận   sinh viên cũng như giáo viên chưa thật sự có ý thức tốt trong quan hệ giao tiếp.   Nhiều sinh viên còn có thái độ  thiếu tôn trọng đối với giảng viên và bài giảng   của họ, cũng như  thiếu lịch sự  và lễ  độ  trong giao tiếp với giảng viên, nhất là   đối với giảng viên trẻ. Một số  cán bộ  giảng viên thiếu nghiêm túc trong công  việc như  đến lớp trễ  mà không có lý do cũng như  không xin lỗi trước lớp, coi  chuyện đó là hoàn toàn bình thường, giảng bài khan mà thiếu sự  chuẩn bị  đầu  tư, giảng dạy không đúng chuyên môn được đào tạo dẫn đến sự  chán học và  thái độ thờ ơ của sinh viên. Sử dụng công nghệ thông tin giảng dạy giáo án điện  tử như một cách thay thế cho viết bảng. Sự cẩu thả trong mọi công việc đều là  điều đáng lên án, sự  cẩu thả  trong giáo dục lại càng nguy hiểm và đáng lên án   hơn hết. Hơn nữa, giao tiếp trong môi trường giáo dục cần nhiều sự mẫu mực   nhằm thể hiện một không gian văn hóa khác hẳn với những môi trường và thiết  chế văn hóa khác. Vấn đề thái độ ứng xử của sinh viên với môi trường và cảnh quan cũng có điều   đáng bàn. Để tồn tại và phát triển, con người không thể tách khỏi hai mối quan   hệ cơ bản là quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong quan   hệ với môi trường tự nhiên, thông qua hành vi của mình, con người thể hiện văn   hóa của mình đối với môi trường, thể  hiện trình độ  nhận thức của bản thân.   Đối với học đường đó là thái độ, hành vi đối với môi trường, cảnh quan. Đó là  hành vi không hái hoa bẻ  cành, không làm hư  hỏng hoặc làm sai lệch cấu trúc   của các trang thiết bị  cũng như  cơ  sở  vật chất nói chung. Đó là việc không sử  dụng các trang thiết bị của nhà trường sai mục đích, có ý thức trong việc giữ gìn  
  6. và bảo quản tài sản của nhà trường. Theo dõi nhiều hoạt động giao lưu, văn  nghệ, thể thao của các bạn sinh viên chúng ta không thể không thấy khó chịu khi   thấy một số bạn hái hoa trong khuôn viên trường một cách tự nhiên để làm quà  tặng. Và nếu hành động đó bị  các bạn khác phản đối thì có lẽ  vấn đề  cũng  không đáng nói ra  ở đây. Nhưng ngược lại, hành động đó lại được sự cổ  vũ và  ủng hộ  của những người khác. Rõ ràng  ở  đây thể  hiện một sự  lệch lạc trong  quan niệm của một bộ  phận không nhỏ  những sinh viên có học thức. Những  việc làm sai trái nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ  khiến người ta coi nó là  bình thường và người ta lại không thấy sợ, không thấy xấu hổ về điều họ làm,  lâu dần sẽ trở thành thói quen. Và điều này là vô cùng tai hại.


Page 2

YOMEDIA

Nội dung chính của đề cương văn hóa năm 1943 gồm 5 phần ngắn gọn, là cụ thể hóa quan điểm văn hóa của Đảng, sự gắn bó vai trò văn hóa với ý nghĩa cuộc cách mạng giải phóng, đặt ra mục đích, nguyên tắc, quan hệ của cuộc cách mạng văn hóa với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam,... Tham khảo nội dung tài liệu "Nội dung của đề cương văn hóa năm 1943" dưới đây để nắm bắt đầy đủ chi tiết.

01-12-2015 702 61

Download

Theo đề cương văn hóa việt nam năm 1943, nguyên tắc đại chúng hóa” có nghĩa là gì?

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.