Theo em thiên tai diễn hình thường xuyên xảy ra ở Bắc mĩ là gì

Trận bão tuyết được các nhà khí tượng mô tả là lớn nhất lịch sử. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Theo trang mạng chuyên theo dõi các chuyến bay Flightaware.com, cho đến chiều tối 26/1 giờ địa phương (tức sáng 27/1 giờ Việt Nam), hơn 6.700 chuyến bay vào sáng ngày 27/1 đã bị hủy bỏ; trong khi khoảng 2.000 chuyến bay bị hoãn, hầu hết là đến và đi khỏi các thành phố nằm trong vùng ảnh hưởng của đợt bão. Dự kiến việc hoãn, hủy chuyến bay này có thể kéo dài sang ngày 28/1 và có thể dài hơn. Các hãng hàng không cũng phải thông báo hoãn hủy chuyến bay khá sớm, trước khi đợt bão tuyết đổ bộ, nhằm tránh cho khách hàng phải di chuyển đến sân bay và bị mắc kẹt tại đây.  Các bang New York, New Jersey, Connecticut, Rhode Island, Massachusetts và New Hampshire, cũng như các thành phố New York, Philadelphia đã ban bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu phong tỏa các tuyến đường quốc lộ, những hệ thống vận tải lớn nhằm tránh việc người dân bị mắc kẹt ở ngoài đường cũng như để dễ dàng triển khai các xe ủi tuyết và các phương tiện cấp cứu. Bang Massachusetts và Connecticut cảnh báo người dân chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp mất điện. Bang Connecticut thậm chí đã ban bố lệnh cấm đi lại trên toàn bang bắt đầu từ 9h sáng 26/1 giờ địa phương. Trong khi đó, các cư dân vùng ven biển được cảnh báo nguy cơ xảy ra lụt và hiện tượng xói mòn bãi biển đặc biệt tại bang New Jersey và Cape Cod của Massachusetts.  Cảnh sát giao thông ở bang Pennsylvania xác nhận đã có một tai nạn nghiêm trọng xảy ra gần thủ phủ Harrisburg khi một chiếc xe kéo bị dồn toa, và bị một chiếc xe tải chở bia đâm phải, song không ai bị thương. Tại nhiều khu vực khác cũng ghi nhận nhiều vụ tai nạn do điều kiện giao thông kém.  Bão tuyết cũng buộc Hạ viện Mỹ phải hủy bỏ các cuộc bỏ phiếu tối 26/1 do nhiều nhà lập pháp không kịp quay trở lại Washington. Tuy nhiên, Sàn Chứng khoán New York thông báo vẫn hoạt động bình thường trong hai ngày 26-27/1. Từ sáng 26/1, các bang vùng Đông Bắc nước Mỹ, từ thành phố Philadelphia của bang Pensylvania đến bang Maine giáp biên giới Canada, bắt đầu hứng chịu một trận bão tuyết được các nhà khí tượng mô tả là lớn nhất lịch sử. Thông báo của Cơ quan Thời tiết quốc gia cho biết đỉnh cao của trận bão tuyết được cảnh báo "gây chết người" này là vào đêm 26 và ngày 27/1 (tức ngày 27/1 giờ Việt Nam) với lượng tuyết trung bình dày 0,7 mét, thậm chí ở một số bang như New Jerrsey và New York có thể lên gần 1 mét. Sức gió của trận bão tuyết này dự báo từ 90 đến 110 km/giờ. 

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Tại Peru, đợt mưa lớn đã gây lũ lụt trên diện rộng tại vùng rừng Amazon thuộc nước này khiến khoảng 3.000 người phải rời bỏ nhà cửa.  Người đứng đầu Viện Dân quân cho biết đợt lúc đã ảnh hưởng đến khoảng 690 gia đình tại khu vực xa xôi San Martin, cách thủ đô Lima 1.400 km về phía Đông Bắc. Lũ lụt tại sông Huallaga đã tàn phá hàng trăm ngôi nhà và gây thiệt hại khoảng 3.000 hécta hoa màu. Hàng nghìn người hiện đang phải ngủ tạm trong các lều trại dọc các tuyến đường quốc lộ và sống nhờ vào viện trợ lương thực. Tuy nhiên nhiều tuyến đường bị ngập khiến việc vận chuyển lương thực gặp khó khăn.

Tổng thống Peru Ollanta Humala đã phải hủy việc tham gia hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe đang diễn ra tại Costa Rica./. 

(TTXVN/Vietnam+)

World Bank đề xuất giải pháp chống thiên tai cho vùng ven biển Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Vietnam Red Cross

Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Chính phủ Việt Nam ra báo cáo về khu vực ven biển của Việt Nam "đang đứng trước các rủi ro lớn" trong lúc đang xảy ra lũ lụt ở miền Trung Việt Nam.

Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?

Lũ miền Trung VN: TT yêu cầu sửa nghị định 64, 'không gây khó nhà hảo tâm'

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Quảng cáo

Thượng tướng Lê Chiêm giải thích lại về câu 'cán bộ chia lương khô cứu trợ'

Nghiên cứu ra ngày 21/10, là sản phẩm của Chính phủ Việt Nam hợp tác làm cùng Ngân hàng Thế giới, và Quỹ Toàn cầu về Giảm nhẹ và Phục hồi Thiên tai.

Báo cáo đưa ra các ước tính chi tiết về rủi ro thiên tai mà người dân, các đô thị ven biển, ngành kinh tế chủ chốt, hệ thống cơ sở hạ tầng, ngành dịch vụ công ở khu vực ven biển đang phải đối mặt.

Nó cho hay 11,8 triệu người dân khu vực ven biển đang gặp rủi ro cao do lũ lớn và hơn 35% khu dân cư đang nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở.

Nghiên cứu này cảnh báo gì?

Theo báo cáo này, mỗi năm, ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch và công nghiệp sẽ bị thiệt hại khoảng 852 triệu đô la Mỹ (tương đương 0,5% GDP cả nước) và 316.000 lao động bị mất việc do ảnh hưởng của lũ sông và lũ ven biển.

26% các bệnh viện công và trung tâm y tế, 11% các trường học phải đối mặt với rủi ro ngập lụt từ biển, làm gián đoạn khả năng cung cấp dịch vụ thiết yếu trong giai đoạn người dân đang cần nhất.

Ngoài các dịch vụ công thiết yếu trên, hàng năm bão lũ gây ngập lụt và thiệt hại khoảng 144 triệu đô la Mỹ đến cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và 330 triệu đô la Mỹ đối với cơ sở hạ tầng năng lượng, do hơn một phần ba mạng lưới truyền tải đi qua rừng, khả năng cao gặp rủi ro do cây đổ trong bão.

Trên toàn quốc, trung bình thiệt hại tài sản công và tư hàng năm theo sức mua tương đương lên đến 8,1 tỷ đô la Mỹ.

Thiệt hại hàng năm do thiên tai đối với đời sống người dân ước tính vào khoảng 11 tỷ đô la Mỹ.

Với kịch bản biến đổi khí hậu cao, mực nước biển dự kiến sẽ tăng 30cm vào năm 2050 và 70cm vào năm 2100.

Mức độ rủi ro do lũ của khu vực đô thị dự kiến sẽ tăng lên 7%, ảnh hưởng đến thêm 4,5 triệu người ở khu vực ven biển.

Nghiên cứu cảnh cáo nếu không có hành động kịp thời, áp lực từ các hoạt động của con người lên hệ sinh thái, ví dụ như khai thác nước ngầm hay khai thác cát, sẽ làm gia tăng rủi ro thiên tai.

Nguồn hình ảnh, Vietnam Red Cross

Chụp lại hình ảnh,

Ít nhất 178 ngàn ngôi nhà tại Việt Nam bị chìm trong nước, như hình ảnh này ở tỉnh Quảng Bình

Khu vực ven biển Việt Nam: Kinh tế và Thiên tai

Là nơi sinh sống của một nửa dân số Việt Nam, các tỉnh ven biển là động lực chính cho tăng trưởng.

Tuy nhiên, bão, nước dâng do bão, lũ, hạn hán, sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn đang đe dọa sự phát triển của Việt Nam.

Gần một phần ba đường bờ biển là khu đô thị hoặc khu dân cư, các tỉnh ven biển là nơi sinh sống của 46,6 triệu người, đóng góp 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn quốc năm 2016.

Các thành phố thứ cấp ở khu vực ven biển Bắc - Trung - Nam đang có tốc độ đô thị hóa cao nhất từ năm 2012, theo World Bank.

Tuy nhiên, thiên tai tiếp tục đe dọa.

Các khu vực như Tân An ở Thừa Thiên - Huế và Khe Tân ở Quảng Ngãi, được hình thành trên các cồn cát, dễ bị sạt lở. Ở một số nơi, biển đã xâm thực tới 300 mét, khiến hàng trăm hộ dân phải di dời, ảnh hưởng đến sinh kế.

Các phân tích trong Báo cáo cho thấy chỉ 19% khu dân cư ven biển là ở khu vực ổn định, hơn một phần ba đã bị ảnh hưởng do sạt lở ven biển và gần một nửa bị bồi tụ.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, 38% khu dân cư ven biển đang phải đối mặt với nguy cơ sạt lở.

Các nghiên cứu cho thấy, sạt lở chủ yếu là do các hoạt động của con người như khai thác quá mức, cơ sở hạ tầng quy hoạch kém, và xây dựng trên các vùng sinh thái nhạy cảm.

Theo World Bank, bằng việc phân tích hình ảnh vệ tinh sử dụng đất có độ phân giải cao cho thấy 10% sản lượng cây trồng quốc gia, chiếm 4% GDP nông nghiệp, đóng góp 1 tỷ đô la Mỹ sản xuất và 1,5 triệu việc làm, đang chịu ảnh hưởng dữ dội do lũ ven biển.

Khoảng 62% đầm nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh đồng bằng ven biển của Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng, làm thiệt hại 1,1 triệu tấn sản lượng nuôi trồng, 935 triệu đô la Mỹ xuất khẩu (4% GDP nông nghiệp) và 1,5 triệu việc làm. 80% rủi ro này tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Xâm thực bờ biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số bãi biển, khu đô thị và khách sạn ven biển của Việt Nam. Phân tích trong Báo cáo cho thấy, gần một phần năm các khách sạn ven biển nằm cạnh các điểm sạt lở hơn 20 mét trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2015, điển hình là ở TP. Nha Trang.

Về công nghiệp, phân tích cho thấy, khoảng một nửa trong số 127 khu công nghiệp ở các tỉnh ven biển phải đối mặt với rủi ro do lũ lụt. Ở một số tỉnh, rủi ro lũ lụt khá cao: trận lụt có chu kỳ xuất hiện 1 trong 100 năm ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khiến 9 trong số 14 khu công nghiệp, cùng với khoảng 34.000 lao động và cơ sở hạ tầng trị giá 280 triệu đô la Mỹ bị thiệt hại.

Nguồn hình ảnh, Yen Duong/IFRC

Chụp lại hình ảnh,

Người dân địa phương và các tình nguyện viên phân phát đồ cứu trợ cho những người bị ảnh hưởng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Biến đổi khí hậu

Nghiên cứu cho hay dưới tác động của biến đổi khí hậu, các rủi ro do lũ lụt, hạn hán, sạt lở và xâm nhập mặn còn trầm trọng hơn.

Với kịch bản biến đổi khí hậu cao, mực nước biển trung bình được ước tính sẽ tăng 30cm vào năm 2050 và 70cm vào năm 2100, nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng ở các khu vực đô thị sẽ tăng lên 7%, ảnh hưởng 4,5 triệu người ở các tỉnh ven biển và tăng mức độ ảnh hưởng do lũ lụt của các khu vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản lên đến 10%.

Nước biển dâng và hạn hán cũng có thể làm trầm trọng thêm mức độ xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và các ngành công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đồng thời khiến chi phí thích ứng cao do phải đầu tư máy bơm và các thiết bị khác để duy trì lượng nước và độ mặn thích hợp trong các ao hồ hay ở vùng đất trũng.

Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm đã khiến đất ở Đồng bằng sông Cửu Long bị sụt lún 1 - 3cm mỗi năm; thậm chí, có thể lên tới 90cm vào năm 2035 ở một số nơi, theo World Bank.

Tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai có thể khiến 1,2 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo vào năm 2030.

Nguồn hình ảnh, Yen Duong/IFRC

Chụp lại hình ảnh,

Nước ngập dâng cao khiến việc phân phối, tiếp nhận hàng cứu trợ tới các gia đình tại Thừa Thiên - Huế cũng gặp khó khăn

Báo cáo đề xuất giải pháp gì?

Báo cáo mới nhất đề xuất năm lĩnh vực can thiệp chiến lược:

Thiết lập và tăng cường hệ thống quản lý và sử dụng dữ liệu và công cụ ra quyết định tích hợp:

Họ đề nghị Việt Nam đảm bảo các dữ liệu về thiên tai và công cụ phân tích phải đầy đủ và có sẵn, cập nhật và duy trì thường xuyên, cung cấp cho tất cả các bên liên quan.

Việt Nam cần có một hệ thống quản lý công trình được cập nhật thường xuyên. Giám sát việc mở rộng đô thị ở các vùng ven biển sẽ giúp theo dõi mức độ rủi ro của người dân trước thiên tai; thiết lập cơ sở dữ liệu quản lý đê tập trung giúp đánh giá mức độ bảo vệ và những điểm có nguy cơ rủi ro cao; hệ sinh thái ven biển được bản đồ hoá và giám sát một cách hệ thống sẽ hướng đến phục hồi và bảo tồn rừng ngập mặn, rạn san hô, cồn cát, bãi biển.

Thực thi triệt để công tác quy hoạch ven biển dựa trên phân tích về rủi ro:

Việt Nam cần đảm bảo tăng trưởng phải được tính đến rủi ro thiên tai và khả năng chống chịu và không để lại hậu quả và đảm bảo tính linh hoạt cao khi lập quy hoạch phát triển dài hạn.

Trong ngắn hạn, có thể đầu tư vào khu vực phòng chống thiên tai để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các đô thị và các hoạt động kinh tế - xã hội hoặc phát triển cơ sở hạ tầng lâu dài như các nhà máy năng lượng hoặc các tuyến giao thông gần với bờ biển là một ý tưởng hay.

Nhưng các dự án này có xu hướng thu hút thêm các khoản đầu tư khác và người dân định cư. Vì vậy, việc phê duyệt tăng trưởng các khu vực có rủi ro cao như vậy sẽ rất tốn kém cho các thế hệ tương lai khi đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng bảo vệ.

Việt Nam cần đảm bảo quy hoạch có hệ thống để bảo vệ các khu vực tăng trưởng có nguy cơ cao. Để chắc chắn các dự án phát triển và đầu tư mới ở khu vực ven biển không làm tăng nguy cơ thiên tai, những nhà hoạch định chính sách và chính quyền cần phải đánh giá rủi ro một cách có hệ thống.

Tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công:

Báo cáo kêu gọi Việt Nam cần tăng cường năng lực của các công trình thiết yếu bằng việc tích hợp các thông tin rủi ro vào quy trình lập kế hoạch, thiết kế và duy tu bảo dưỡng của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng.

Mặc dù, hệ thống đê điều của Việt Nam đang bảo vệ cư dân và tài sản khu vực ven biển, nhưng dọc theo bờ biển có rất nhiều điểm nóng đang đứng trước nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai. Cần tập trung nâng cấp hệ thống đê của các khu vực có rủi ro cao, bao gồm duy tu bảo dưỡng có hệ thống, áp dụng các tiêu chuẩn an toàn tương ứng với cấp độ rủi ro thiên tai, quy mô dân số.

Cần đẩy mạnh các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng ứng phó với rủi ro thiên tai, đảm bảo có đủ năng lực dự phòng để hỗ trợ người sử dụng như đội ngũ cán bộ y tế có thể tiếp tục làm việc ngay cả khi cơ sở hạ tầng bị gián đoạn do thiên tai.

Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh liên tục để có phương án ứng phó kịp thời, tiếp tục hoạt động và góp phần phục hồi nhanh khi thiên tai làm gián đoạn cơ sở hạ tầng.

Việt Nam cũng cần áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và hướng dẫn kỹ thuật cho hệ thống cơ sở hạ tầng.

Theo đó, Việt Nam cần rà soát và cập nhật các tiêu chuẩn an toàn và quy chuẩn xây dựng áp dụng cho các công trình thiết yếu, tòa nhà, hệ thống đê điều để đảm bảo tính nhất quá giữa các ngành, có tính đến các yếu tố như kinh tế - xã hội, dân số, biến đổi khí hậu; đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để thực hiện. Hướng dẫn kỹ thuật cần bao gồm quy trình thiết kế và lập kế hoạch, các tiêu chuẩn an toàn có cân nhắc mức độ thiên tai, dân số, giá trị công trình đang gặp rủi ro; đồng thời, xem xét các hạn chế khi triển khai như kinh phí được phân bổ, vật liệu và năng lực bảo trì.

Tận dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên:

Báo cáo chỉ ra rằng từ cồn cát đến rạn san hô và rừng ngập mặn, các hệ thống tự nhiên thường đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ sinh kế ven biển.

Nếu quản lý bền vững, chúng có thể đem lại giá trị kinh tế hữu hình, hỗ trợ du lịch hoặc ngành đánh bắt cá. Tuy nhiên, khai thác quá mức và xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng nhân tạo trong những thập kỷ qua đã khiến hệ sinh thái bị suy kiệt.

Họ nêu ví dụ về xây dựng kế hoạch khôi phục, bảo vệ rừng ngập mặn và rạn san hô. Theo đó, tài trợ của Chính phủ để phục hồi rừng ngập mặn có thể được bổ sung bằng việc chi trả cho các mô hình dịch vụ hệ sinh thái.

Từ đó, cần thiết xây dựng chính sách và khung pháp lý chuyên biệt về bảo tồn rạn san hô và cho phép các tỉnh phát triển, thực hiện và mở rộng các kế hoạch bảo tồn và phục hồi.

Nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó và phục hồi:

Nghiên cứu khuyến cáo Việt Nam cần một hệ thống khí tượng thủy văn tích hợp về truyền tải dữ liệu - phân tích và dự báo - truyền tin và cảnh báo sớm nhằm truyền tải các thông tin kỹ thuật có mức độ chính xác cao thành các thông tin có giá trị hành động thực tiễn cho các đối tượng người dùng khác nhau.

Cần thiết phải xây dựng một bộ hướng dẫn sử dụng và vận hành hệ thống khí tượng thủy văn tích hợp (CONOPs) giúp giảm nguy cơ hỏng hóc về kỹ thuật hoặc thiếu hụt về tài chính và điều chỉnh các hệ thống cảnh báo sớm để giải quyết tốt hơn các loại hình thiên tai xảy ra chậm như hạn hán.

CONOPs cũng nâng cao năng lực giám sát và dự báo loại hình thiên tai này, phổ biến các cảnh báo có giá trị hành động thực tiễn, tăng cường chức năng và nguồn lực của chính quyền, phản ánh nhu cầu dự báo trung và dài hạn.

Nghiên cứu cũng kêu gọi xây dựng chiến lược tài chính phòng chống thiên tai.

Theo đó, Việt Nam nên xây dựng một cơ chế rút gọn nhằm huy động và giải ngân các nguồn tài chính sẵn có đảm bảo sự kịp thời và hiệu quả cho công tác xây dựng lại và tái thiết khẩn cấp sau thiên tai.

Dự trữ nhiều năm, tín dụng dự phòng, bảo hiểm trong nước và trái phiếu thiên tai đều là những công cụ tài chính đã chứng minh được hiệu quả.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bình luận: "Nếu vẫn tiếp tục xu hướng phát triển kinh tế nhanh ở các khu vực có nguy cơ cao như hiện nay thì thiệt hại do thiên tai sẽ gia tăng."

Bà kêu gọi: "Đã đến lúc cần có cách tiếp cận mới nhằm cân bằng giữa rủi ro và cơ hội để các khu vực ven biển Việt Nam có thể tiếp tục là động lực tăng trưởng, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng chống chịu với các cú sốc."

Video liên quan

Chủ đề