Thiệt hại nghiêm trọng là gì

Trong quá trình làm việc người lao động không tránh khỏi sơ suất dẫn đến gây thiệt hại về tài sản cho công ty. Vậy pháp luật quy định người lao động phải bồi thường như thế nào?

Câu hỏi: Câu hỏi: Xin chào Vanbanluat, tôi có một thắc mắc mong được giải đáp như sau: Tôi là nhân viên kỹ thuật đang làm việc tại Công ty Cổ phần cơ khí X đóng tại khu công nghiệp Quế Võ, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Tôi làm việc đã hơn 3 năm và chưa từng mắc lỗi gì. Tuy nhiên, ngày 05/02/2021 vừa qua trong quá trình vận hành máy tôi để xảy ra sơ suất làm sản phẩm của công ty bị lỗi kỹ thuật, ảnh hưởng tới việc giao hàng của công ty, gây thiệt hại lên tới 50 triệu đồng.

Tôi nghe nói hành vi của tôi là hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của công ty và sẽ phải bồi thường số tiền rất lớn. Vậy tôi sẽ phải bồi thường bao nhiêu? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Thế nào là hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản?

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật không có một quy định nào giải thích hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản là gì. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 đề cập đến thuật ngữ này như sau:

“Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;”


Thế nào là hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản công ty? (Ảnh minh họa)

Theo đó, khi người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản sẽ là căn cứ để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Mặt khác, theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 về bồi thường thiệt hại quy định như sau:

“Điều 129. Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.”

Theo quy định này thì thiệt hại không nghiêm trọng là giá trị thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng. Từ đó có thể đưa ra kết luận hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản chính là trường hợp người lao động gây thiệt hại do sơ suất nhưng giá trị thiệt hại trên 10 tháng lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Theo thông tin bạn đưa ra thì bạn đang làm việc tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh nên sẽ thuộc vùng II theo Phụ Lục tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Do đó, 10 tháng lương tối thiểu vùng sẽ tương ứng là 39.200.000 đồng. Mức thiệt hại bạn gây ra lên tới 50 triệu đồng đã vượt quá 10 tháng lương tối thiểu vùng. Như vậy, hành vi của bạn được xác định là hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của công ty.


Người lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 thì pháp luật chỉ quy định mức bồi thường tối đa là 03 tháng tiền lương. Điều này nhằm bảo vệ người lao động và tránh tình trạng người sử dụng lao động lạm quyền.

Theo khoản 1 Điều 130 Bộ luật Lao động 2019 thì mức bồi thường cụ thể phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.


Gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản công ty bồi thường bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

Cách thức bồi thường sẽ là khấu trừ lương và mức khấu trừ hàng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả của người lao động sau khi đã trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, đối với vi phạm của bạn được xác định là hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng, mức bồi thường sẽ do thỏa thuận của bạn và công ty nhưng sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố.

Trên đây là giải đáp về hành vi gây thiệt hại tài sản của công ty phải bồi thường thế nào? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Trong quá trình làm việc, người lao động không tránh khỏi những sai sót, song có những hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty. Trường hợp này người lao động có thể bị sa thải “như chơi”.

Thế nào là gây thiệt hại nghiêm trọng

Mặc dù pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể thiệt hại nghiêm trọng là như thế nào, tuy nhiên thông qua quy định về bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm vật chất, tại khoản 1 Điều 130 Bộ luật Lao động hiện nay có thể xác định thiệt hại nghiêm trọng là thiệt hại có giá trị từ 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố áp dụng tại nơi người lao động làm việc. 

Gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty có thể bị sa thải

Sa thải là một trong ba hình thức xử lý kỷ luật được pháp luật lao động quy định áp dụng với người lao động vi phạm, bên cạnh hình thức khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

Đây cũng là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất được người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động vi phạm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động 2012 về Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải, nếu người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Gây thiệt hại cho công ty đến mức nghiêm trọng, người lao động có thể bị sa thải (Ảnh minh họa)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động vi phạm

Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động vi phạm như sau:

Mức bồi thường tối đa 3 tháng lương thực tế: Người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại khi sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc.

Việc thực hiện bồi thường bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định.

Bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo giá thị trường: Người lao động khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ chịu mức bồi thường cụ thể.

- Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc;

- Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

- Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.

Mức bồi thường theo thỏa thuận: Trong trường hợp người lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động mà có hợp đồng trách nhiệm với người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

Trường hợp không phải đền bù: Việc thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người sử dụng lao động đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.


Xem thêm:

 Bị sa thải trái pháp luật, nên làm gì?

Bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Nghỉ làm không phép mấy ngày bị sa thải?

Sa thải người lao động để 'né' thưởng Tết, chủ doanh nghiệp có thể bị phạt tù

LuatVietnam

Video liên quan

Chủ đề