Thời gian xông hơi covid bao lâu là tốt nhất

Do đó, các bệnh nhân COVID-19 nên thận trọng và cân nhắc đối với việc áp dụng phương pháp xông hơi, nhất là người già, trẻ em hoặc người mắc bệnh mạn tính. Cách tốt nhất là không nên xông hơi toàn thân và xông trực tiếp vào người.

Vậy những ai nên xông và không nên xông khi mắc COVID-19? Đối với người mắc bệnh COVID-19 nhẹ hoặc đã âm tính thì có thể xông hơi để làm dịu đường hô hấp và hạn chế sự phát triển của virus. Ngược lại, đối với bệnh nhân có biến chứng nặng như khó thở, cần thở máy… thì không nên xông hơi mà cần nhập viện để được điều trị kịp thời.

Xông hơi trong mùa dịch như thế nào đúng cách và an toàn?

Mặc dù xông hơi không chữa được COVID-19 nhưng đối với người khỏe mạnh, người mắc bệnh COVID-19 nhẹ vẫn được khuyến khích xông hơi chỗ ở và xông mũi họng để chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn. Sau đây là những phương pháp xông hơi được Bộ Y tế cho phép áp dụng:

1. Xông hơi phòng ở, nơi làm việc

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, tía tô, tràm gió… hoặc tinh dầu từ các nguyên liệu này.

Liều lượng cần dùng để xông hơi: Có thể dùng một loại thảo dược hoặc kết hợp nhiều loại với nhau với liều lượng là 200 – 400 gram mỗi loại. Nếu dùng tinh dầu để xông thì bạn có thể chuẩn bị từ 2 – 4 ml, tùy thuộc vào diện tích phòng.

Phương pháp thực hiện: Bạn có thể xông phòng theo 2 cách, bao gồm đun sôi thuốc và hít hơi thuốc vào hoặc dùng máy xông, bình xịt phòng. Mỗi ngày xông từ 2 đến 3 lần là được.

Lưu ý khi xông phòng:

  • Không xông trực tiếp vào người
  • Không xông tinh dầu trong phòng nếu có người dị ứng tinh dầu, trẻ dưới 30 tháng tuổi, trẻ có tiền sử co giật, động kinh…
  • Chú ý đến việc thông gió hàng ngày để tránh ô nhiễm không khí trong nhà tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

2. Xông hơi tại chỗ vùng mũi họng

Nguyên liệu: Sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, tía tô… Bạn nên sử dụng các dược liệu đã được Bộ Y tế khuyến cáo.

Cách thực hiện: Đun sôi nước và dược liệu đã chuẩn bị. Sau đó, bạn ngồi trước nồi xông, dùng khăn hoặc tấm vải dày che đầu và cổ để hơi nước trực tiếp đi vào mũi miệng mà không thoát ra ngoài. Chỉ nên xông hơi tại chỗ vùng mũi họng, không xông toàn thân để tránh mất nước và điện giải. Sau khi xông hơi xong, bạn dùng khăn sạch lau mặt và tránh ra gió.

Thời gian xông hơi: Mỗi lần xông khoảng 10 đến 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 đến 2 lần. Lưu ý là bạn không nên xông quá lâu để tránh rủi ro, chẳng hạn như nguy cơ tổn thương biểu mô đường hô hấp do hơi nước nóng.

Nói tóm lại, vấn đề người bệnh COVID-19 có nên xông hơi không còn tùy thuộc vào những yếu tố khác nhau. Bạn nên cân nhắc trước khi áp dụng, đặc biệt là khi trong gia đình có trẻ nhỏ, người già, người mắc bệnh mãn tính. Ngoài ra, xông hơi không phải là phương pháp ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 tuyệt đối. Vì vậy, bạn và gia đình vẫn nên tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch nhé!

Cách thức là cho vào nồi 3-5 cây sả và nhánh gừng, hoặc sả kết hợp với vài tép tỏi, đun sôi, lấy khăn trùm lên qua đầu, đưa mặt vào gần nồi để xông mũi. Thời gian thực hiện khoảng 10-15 phút, mỗi ngày một lần. Gừng có tác dụng giữ ấm cơ thể, còn sả, tỏi tác dụng chống nhiễm trùng, có thể làm giảm các triệu chứng sổ mũi, khô họng... giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Mong bác sĩ tư vấn về cách thức này.

Trả lời:

Sử dụng các thực phẩm như gừng, sả, tỏi... đun sôi để xông mũi là cách hiệu quả để giảm các triệu chứng, song cần thực hiện đúng cách. Lưu ý, xông hơi là chỉ ở ngoài bề mặt niêm mạc, không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào. Vì vậy chỉ có tác dụng giảm triệu chứng hô hấp, giúp người bệnh đỡ nghẹt mũi, khô họng, loãng đàm..., không có tác dụng ngăn ngừa, chữa khỏi bệnh Covid-19, cũng như không ngăn chặn được việc lây nhiễm bệnh.

Theo Đông y, gừng tươi là vị thuốc, còn gọi sinh khương, vị cay, tính ấm, tác dụng giải biểu, tán hàn, ôn trung, hành thủy, tiêu đàm, giải độc. Chính vì thế, gừng có thể dùng để thông khí tỉnh thần, thông mũi họng.

Sả còn gọi là cỏ sả, sả chanh, lá sả, hương mao, vị cay, thơm, tính ấm, tác dụng phát hãn (ra mồ hôi), chống viêm, tiêu đờm, hạ khí, sát khuẩn, thông tiểu.

Tỏi có vị cay tính ôn ấm, quy về kinh tỳ, phế, vị, tác dụng ôn trung tiêu thực, ôn ấm tỳ vị, tiêu tích giải độc, sát trùng. Tỏi được coi như chất kháng sinh và kháng khuẩn, tiêu diệt vi trùng. Trong tỏi có glucosid lưu huỳnh, một chất dầu bay hơi hỗn hợp của sunlfua và oxyt allyl gần như nguyên chất, lưu huỳnh, hai hoạt chất kháng khuẩn là alixin và garlixin. Alixin có tác dụng ức chế các vi khuẩn gram (+) và gram (-) (vi khuẩn đường ruột) và chống nấm gây bệnh. Các chế phẩm từ tỏi gồm tương tỏi, rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông... có thể sử dụng trong bối cảnh dịch Covid-19 để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

F0 có thể xông hỗn hợp gừng, tỏi, sả để giảm triệu chứng, trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Hỗn hợp sau khi đun sôi, bạn chỉ cần phủ khăn vùng đầu mặ, hít thở sâu để hơi nước và tinh dầu đi vào vùng mũi họng. Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu.

Xông hơi nóng nhằm làm loãng chất tiết dịch, làm mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, dẫn lưu các chất dịch ứ đọng vùng mũi được tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, giảm sung huyết niêm mạc mũi, tạo cảm giác thư giãn thoải mái. Thời gian mỗi lần xông khoảng 20 phút. Sau khi xông xong lau khô, giữ ấm và tránh gió.

Lưu ý, trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay. Người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể... khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh ngã.

Chỉ những người có triệu chứng mới nên xông hơi, không nên lạm dụng; nên xông hơi một mình, tần suất tốt nhất là một ngày một lần. Bên cạnh đó, tuân thủ những phương pháp phòng ngừa Covid-19.

    Đang tải...

  • {{title}}

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Quang Hải
Nguyên phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến
Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Thúy Quỳnh

13 Tháng 04, 2022

Xông hơi được xem là phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị COVID hiệu quả, ít tốn kém hiện nay. Tuy nhiên, người bị COVID khi nào xông hơi? Xông COVID bằng gì? Xông COVID bao lâu thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết này sẽ giải đáp cũng như hướng dẫn chi tiết cho bạn cách xông mũi trị COVID đúng cách, an toàn. 

I. Lợi ích xông hơi - Người bệnh covid-19 có nên xông hơi

Xông hơi là cách dùng nhiệt kết hợp với các loại lá, thảo dược hoặc tinh dầu… tạo ra hơi nóng làm giãn nở các mạch máu dưới da, kích thích lưu thông khí huyết, thúc đẩy tiết mồ hôi để loại bỏ độc tố, các nguyên nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Xông hơi được sử dụng nhiều trong các trường hợp giải cảm, hạ sốt, các bệnh mũi họng, giảm đau, làm đẹp. Đây là biện pháp giải độc tự nhiên đơn giản, hiệu quả. 

Với việc phòng ngừa và điều trị COVID-19, xông hơi có thể giúp thư giãn cơ thể, sát trùng mũi họng cũng như tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật. Dựa trên một nghiên cứu khoa học của Đức đăng tải trên tạp chí PLOS cho thấy việc tăng nhiệt độ (lên 40 độ C) có khả năng ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2 trên các tế bào biểu mô đường hô hấp. Hay nghiên cứu của Hội vi sinh Mỹ (ASM) cũng công nhân việc tăng nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng lớn tới việc loại bỏ virus trên các bề mặt khác nhau như găng tay, nhựa, thép…

Lợi ích của việc xông hơi với bệnh nhân COVID

Tuy nhiên, bệnh nhân COVID-19 cần lưu ý, do cơ chế gây bệnh do virus corona khác với cơ chế gây bệnh do ngoại cảm phong hàn, việc xông hơi chỉ tác động lên bề mặt niêm mạc chứ không tác động đến virus trong tế bào nên không thể xem việc xông hơi là phương pháp chữa khỏi COVID cũng như ngăn chặn sự lây lan của bệnh.  

II. Người bị COVID khi nào xông hơi

Xông hơi tuy tốt cho người mắc COVID, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên áp dụng. Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp, người bị COVID có thể xông hơi. Ngược lại, vào mùa hè thời tiết nóng bức sẽ không thích hợp. Lý do là bởi, xông hơi mùa hè sẽ làm cơ thể tăng tiết mồ hôi dẫn tới mất nước, làm mất cân bằng điện giải gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

Bên cạnh đó, theo Đông y, trong các trường hợp sốt ra mồ hôi nên tuyệt đối kiêng xông hơi để tránh làm bệnh tình nặng hơn. Các bệnh nhân COVID-19 sốt không ra mồ hôi cũng nên chú ý điều này. Cách tốt nhất là tránh xông hơi toàn thân, trực tiếp vào người. 

III. Xông covid bằng gì? 

1. Xông mũi bằng tỏi

Theo Đông Y, tỏi là vị thuốc có vị cay, tính ấm, quy về kinh tỳ, phế, vị. Trong tỏi chứa hoạt chất kháng khuẩn mạnh là allicin, được xem như chất kháng sinh tự nhiên, tiêu diệt vi trùng. Bệnh nhân COVID có thể kết hợp xông tỏi với xông sả gừng để làm giảm các triệu chứng của bệnh, vệ sinh mũi họng, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. 

  • Cách 1: Cho tỏi cùng các dược liệu đã chuẩn bị (sả, gừng, lá bưởi…) vào nồi đầy nước, đun cho đến khi sôi lăn tăn thì mở nắp để hơi nóng khuếch tán khắp phòng. Có thể xông mũi trực tiếp hoặc xông phòng ở, nơi làm việc. Lưu ý, nếu xông nơi ở, phòng làm việc cần phải đóng kín phòng.
  • Cách 2: Củ tỏi lột sạch vỏ, đâm nhuyễn (lưu ý: không dùng cách khác như băm hoặc xay). Liều lượng: 1 củ tỏi to với 1 lít nước, trong trường hợp tỏi nhỏ có thể tăng số lượng lên. Sau khi đâm nhuyễn, để yên trong vòng 5 phút để hoạt chất allicin được tạo đầy đủ trong tỏi. Cho tỏi vào 1 lít nước sôi rồi tiến hành xông trong khoảng 10 đến 15 phút bằng cách trùm khăn vải che đầu và cổ. Lưu ý: Chỉ xông mũi. Khi xông, hít thật mạnh để lấy được hỗn hợp hơi nước và allicin vào phổi. Sau khi xông xong, chú ý lau khô mặt và không ra gió. 

Kết hợp xông tỏi với các dược liệu như sả, gừng trị COVID

Dầu tràm trà được ép hoặc chưng cất từ cây họ Tràm. Cùng với tỏi, tinh dầu tràm trà được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ ngăn ngừa virus gây cảm cúm, ho nhờ 2 hợp chất có tính kháng khuẩn mạnh là α-Terpineol và Eucalyptol. 

Để xông dầu tràm trị COVID, lấy 1 lượng tinh dầu vừa đủ ( 2-4ml) hòa tan với ethanol 75% rồi cho vào bình xịt, xịt khắp phòng. Ngày xịt từ 2 - 3 lần. Lưu ý: Khi xịt phòng nên đóng kín cửa.

3. Xông dầu gió trị COVID

Dầu gió là sản phẩm chứa chủ yếu là tinh dầu bạc hà, ngoài ra có thể có khuynh diệp, quế, tràm, ...có tác dụng giảm sốt, giảm đau, tác dụng sát trùng. Đối với việc xông dầu gió trị COViD, người dùng cần nên xem đây là biện pháp hỗ trợ, không phải là biện pháp chữa trị COVID. 

4. Xông COVID bằng các loại lá

Bệnh nhân COVID có thể kết hợp các loại lá như lá ổi, hương nhu, lá bưởi… tinh dầu hóa hơi của các loại thảo dược này sẽ giúp bệnh nhân COVID thư giãn, dễ chịu hơn, làm sạch khoang miệng, mũi họng. Chi tiết xông mũi trị COVID sẽ được hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Xông COVID bằng các loại dược liệu giúp cơ thể dễ chịu, thoải mái

Xông hơi hay xông mũi trị COVID đúng cách sẽ hỗ trợ cải thiện quá trình hồi phục bệnh của bệnh nhân COVID. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh nhân COVID có thể tiến hành xông mũi covid đúng cách như sau:

  • Chuẩn bị các loại lá xông hơi như sau: Lá bưởi, gừng, tỏi, chanh,sả,  bạc hà, kinh giới, hoắc hương, tía tô, tràm gió, húng quế …
  • Cách thực hiện: Có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp tất cả các dược liệu với nhau, cho vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi lăn tăn. Mở nắp để hơi nóng khuếch tán.
  • Cách xông mũi trị Covid đúng cách: Người bệnh ở tư thế ngồi, che đầu và cổ bằng khăn mềm hoặc vải mềm để hơi nóng từ nồi xông trực tiếp đi vào lỗ mũi. Xông trong khoảng 10 phút đến 15 phút, từ 1 - 2 lần/ ngày. Lưu ý: Chỉ nên xông hơi tại vùng mũi họng, không nên xông toàn thân để tránh mất nước quá nhiều. 

Cách xông covid đúng cách

  • Chú ý thời gian xông COVID: Xông COVID bao lâu?Thời gian xông hơi trong khoảng 10 phút. Không nên xông quá lâu hoặc liên tục dễ dẫn tới ra mồ hôi ra quá nhiều mất nước hoặc làm tổn thương niêm mạc mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, phát triển;
  • Bệnh nhân COVID chỉ nên xông mũi họng, không nên xông trực tiếp toàn thân để tránh ra mồ hôi quá nhiều, gây mất nước, rối loạn điện giải, đặc biệt là khi đang sốt cao; 
  • Với trẻ em xông hơi, người già yếu hoặc suy nhược cơ thể: cần có người hỗ trợ khi xong để tránh bị ngã;
  • Trong khi xông, nếu cảm thấy tức ngực, khó thở, choáng váng hoặc phát sinh các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần dừng ngay việc xông;
  • Bên cạnh việc xông hơi, bệnh nhân COVID-19 nên thường xuyên vệ sinh/ sát khuất tại chỗ mũi - họng - miệng bằng cách sử dụng các sản phẩm như nước muối súc miệng, súc họng, xịt họng có nguồn gốc dược liệu để làm sạch đường hô hấp trên. Xịt họng keo ong Propobee, Vitatree, Maxibee là những sản phẩm được tin dùng hiện nay.

Xịt keo ong bổ sung kháng thể tự nhiên giúp vệ sinh vòm họng và ngăn ngừa virus, vi khuẩn đi sâu hơn vào cơ thể

Bài viết đã giải đáp Người bị Covid khi nào xông hơi? Xông covid bao lâu cũng như tư vấn cách xông cho người mắc COVID-19 an toàn và hiệu quả cho người mắc COVID. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người bệnh hãy liên hệ tới Dược sĩ Omi Pharma để được tư vấn, giải đáp ngay theo 08 6868 0303 hoặc email [email protected]. 

► Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ đề