Thời gian xử lý dầu tràn trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương gặp tình trạng ô nhiễm do dầu tràn trên biển, trên sông. Để xử lý tốn khá nhiều tiền của. Bà Rịa – Vũng Tàu phải huy động gần 2.000 người thu gom 8 tấn dầu tràn; Quảng Trị thu gom gần 8 tấn dầu vón cục tại bờ biển; Long An xử lý khoảng 10.000 lít dầu loang ra trên mặt sông Vàm Cỏ…

Ông Nguyễn Trường Khoa, Phó Giám đốc Sở TN&MT Quảng Trị và ông Nguyễn Boa – Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đều cho rằng, dầu tràn nếu không kịp thời xử lý sẽ có tác động xấu đến môi trường biển, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, đánh bắt ven biển, làm mất mĩ quan các bãi tắm.

Việc xử lý kịp thời sự cố dầu tràn không chỉ giúp cho doanh nghiệp giảm được rất nhiều khó khăn, tốn kém về thời gian mà còn ngăn chặn được sự ô nhiễm nguồn nước cho cả khu vực. Do vậy, cách tốt nhất để hạn chế tác hại của hiện tượng này là xử lý sự cố ngay khi dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, lâu nay, giải pháp kiểm soát, ngăn chặn hiện tượng ô nhiễm trên vẫn là thách thức với giới khoa học trong nước.

Một trong những phương pháp hiệu quả được là sử dụng chất phân tán phun lên lớp dầu tràn. Thực tế, trong vụ tràn dầu do nổ giàn khoan Deepwater Horizon của Công ty Dầu khí BP, chất phân tán đã được sử dụng để phun lên bề mặt dầu tràn, tách và phân hủy dầu loang ở ngoài khơi.

Thế nhưng, theo TS. Phạm Thị Lê Na – Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu, pha chế chất phân tán dầu từ các hóa chất hoạt động bề mặt tổng hợp phù hợp với đặc trưng dầu thô Việt Nam”, do dầu thô ở Việt Nam có hàm lượng parafine rắn và nhiệt độ đông đặc khá cao nên một số chất phân tán thương mại đang được sử dụng (như Superdispersant 25 và Seagreen 805…) chưa đạt hiệu quả cao. Tìm ra được một chất phân tán mới phù hợp với các loại dầu ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện kinh tế ở các địa phương tại Việt Nam là yêu cầu cần thiết.

Đạt cả lợi ích môi trường và kinh tế

Trăn trở làm thế nào để tạo ra chất phân tán dầu có hiệu quả phân tán cao hơn các chất phân tán thương mại đang sử dụng tại Việt Nam và thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác ứng phó sự cố tràn dầu, TS. Phạm Thị Lê Na cùng nhóm tác giả của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển An toàn và Môi trường Dầu khí – Viện Dầu khí Việt Nam đã nghiên cứu, tiến hành pha chế ra chất phân tán CPT-CPSE.

Kết quả thí nghiệm chất phân tán CPT-CPSE với dầu thô mỏ Bạch Hổ (đại diện cho bể Cửu Long), dầu thô mỏ Đại Hùng (đại diện cho bể Nam Côn Sơn), dầu thô mỏ Sông Đốc (đại diện cho bể Malay – Thổ Chu) cho thấy, CPT-CPSE có hiệu quả phân tán dầu cao hơn, thân thiện với môi trường, có độ độc cấp tính thấp hơn so với các chất phân tán nhập ngoại.

“Nếu như chất phân tán nhập ngoại cần phải sử dụng với số lượng nhiều nên  không có lợi cho môi trường và hiệu quả kinh tế thì CPT-CPSE đã khắc phục được nhược điểm này. Khi thử nghiệm hiện trường, chất phân tán CPT-CPSE được pha loãng 10 lần với nước biển, có hiệu quả phân tán dầu tương đương chất phân tán nhập ngoại ở dạng đậm đặc”, TS. Phạm Thị Lê Na cho biết.

Với ưu điểm của CPT-CPSE, nguyên liệu trên đã được yêu cầu tiếp tục theo dõi, kiểm tra về tính ổn định, hiệu quả phân tán theo thời gian, thử nghiệm với các đối tượng dầu thô khác cũng như nghiên cứu tối ưu hóa về mặt kinh tế, kỹ thuật khi sản xuất với quy mô lớn (từ 5.000 lít/ngày) để có cơ sở đưa vào sản xuất thương mại, tạo ra sản phẩm đặc trưng phục vụ cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu, bảo vệ môi trường biển.

Ngoài nghiên cứu trên, Viện Dầu khí Việt Nam đang triển khai hàng loạt nghiên cứu trong lĩnh vực an toàn môi trường, từng bước thương mại hóa và đăng ký bản quyền cho các sản phẩm đặc trưng như chế phẩm sinh học xử lý dầu ô nhiễm, chất phân tán dầu… Đặc biệt, Viện Dầu khí Việt Nam cũng đang nỗ lực thực hiện mục tiêu mở rộng các hoạt động cung cấp dịch vụ ra nước ngoài và trở thành nhà cung cấp dịch vụ uy tín hàng đầu trong nước trong lĩnh vực an toàn sức khỏe môi trường.

“Tàu chìm không nằm yên mà còn rung lắc do dòng chảy, sóng biển nên chưa thể nói được thời gian giải cứu tàu hay xử lý sự cố tràn dầu”, ông Sơn nói với Zing.vn.

Những ngày qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cùng với các cơ quan chức năng triển khai nhiều biện pháp xử lý sự cố tràn dầu từ tàu hàng Nordana Sophie HSCP2, có trọng tải gần 9.000 tấn, bị chìm khi vào cảng Sơn Dương nhận hàng.

Cơ quan chức năng Hà Tĩnh cho rằng ít nhất nửa tháng mới xử lý xong sự cố trước khi trục vớt tàu.

Còn chuyên gia Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam nói rằng việc hút gần 180 tấn dầu còn lại trong các hầm chứa của con tàu chìm dưới biển là vấn đề cấp bách nhất, song để đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như thời gian xử lý sự cố là không thể.

180 tấn dầu trong tàu chìm

Thượng tá Phạm Thanh Sơn, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng - Sơn Dương, cho biết khoảng 4h ngày 28/11, tàu hàng Nordana Sophie (quốc tịch Thái Lan) khi vào cảng Sơn Dương nhận hàng thì gặp sự cố thủng mạn trái khiến nước vào buồng máy.

Khoảng 3 km bờ biển đầy váng dầu đen kịt. Ảnh: Phạm Trường.

Trưa cùng ngày, nước biển tràn vào khiến con tàu nghiêng 60 độ rồi chìm dần, 18 thuyền viên trên tàu được ứng cứu an toàn.

"Trước khi tàu chìm, lực lượng hướng dẫn chủ tàu cùng thuyền viên khóa tất cả các van, boong tàu chứa hàng hóa và dầu để giảm thiệt hại và đảm bảo an toàn. Chủ tàu cho biết ngoài gần 180 tấn dầu thì tàu không có hàng hóa gì", thượng tá Sơn nói.

Theo thượng tá Sơn, cơ quan chức năng xác định trên tàu còn 178 tấn dầu (139 tấn dầu FO và 39 tấn dầu DO) nằm trong khoang tàu đã được thuyền viên khóa chặt trước khi tàu đắm. Còn cặn dầu bị sóng đánh vào bờ biển là cặn trong máy tàu.

Hai ngày sau, dọc bờ biển xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, dài hơn 3 km xuất hiện vết cặn dầu loang lổ. Tại bãi biển cũng có 5 tấm sắt lớn nghi của tàu hàng bị sóng đánh dạt vào bờ, va vào làm gãy đổ 7 cọc tiêu xây dựng cầu cảng Sơn Dương. Lực lượng chức năng đã huy động gần 200 người để thu gom dầu loang, mang đến nơi xử lý.

Hàng trăm người được huy động thu gom cặn dầu dọc bờ biển. Ảnh: Phạm Trường.

Còn Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh Trương Minh Tuấn cho biết sau sự cố, đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Trung ương đã tổ chức buổi làm việc địa phương và đơn vị liên quan nhằm đưa ra giải pháp xử lý sự cố tràn dầu, trục vớt tàu bị nạn.

Cơ quan chức năng xác định ngoài cặn dầu đã tràn vào bờ, lượng dầu lớn còn nằm trong tàu sẽ quây phao tại khu vực tàu đắm rồi hút lượng dầu này ra ngoài. Sau đó, cơ quan chức năng sẽ trục vớt tàu.

Chưa biết khi nào xong

Chia sẻ với Zing.vn, ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, cho rằng dầu tràn ra từ các tàu hàng trên biển hay các sự cố tràn dầu khác luôn được liệt dưới dạng chất thải nguy hại, cần xử lý sớm song việc xử lý một cách triệt để trong thời gian ngắn là khó khăn.

“Gần 180 tấn dầu FO và DO còn lại trong tàu đắm và cần phải hút hết lượng dầu này ra ngoài mới có thể thở phào. Tuy nhiên, thời tiết không thuận lợi nên việc quây phao chống lan dầu là rất khó, cần tính đến phương án dầu tràn đến đâu, xử lý đến đó”, ông Sơn nói.

Dầu đen kịt dọc bờ biển xã Kỳ Lợi. Ảnh: Phạm Trường.

Theo ông Sơn, hai tàu lớn của Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu miền Bắc đã ra vị trí tàu đắm khảo sát nhưng chưa biết tàu chìm theo phương góc nào cũng như thời tiết xấu khiến việc quây phao chống dầu lan chưa thể thực hiện.

"Khi thợ lặn kiểm tra mới xác định hướng tàu chìm, số lượng dầu còn lại có hút ra ngoài được hay không thì lúc ấy mới đưa ra phương án xử lý, nên chưa thể nói gì về thời gian hoàn thành dự án này", ông Sơn nhận định.

Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam cho biết đơn vị đang hướng dẫn về mặt kỹ thuật cho người tham gia để thu gom lượng dầu đọng trên cát và đưa đến nhà máy xử lý bằng nhiệt lên đến 1.200 độ C. Ngoài ra, đơn vị cũng đang cử lực lượng ra đảo Sơn Dương để khảo sát dầu có bị đánh dạt vào đây.

Ảnh hưởng thế nào?

Nói về ảnh hưởng nếu gần 180 tấn dầu tràn ra ngoài, ông Sơn cho rằng khu vực cạnh nơi xảy ra tràn dầu chủ yếu là cảng, ít rừng ngập mặn cũng như nơi nuôi trồng thủy, hải sản của người dân nên khả năng ảnh hưởng chưa nhiều.

Hiện phần chịu ảnh hưởng nhất là dải cát dài hơn 3 km dọc bờ biển xã Kỳ Lợi, có các lớp cặn dầu dạt vào, nếu không thu gom sẽ gây ô nhiễm.

Cặn dầu dọc bờ biển được thu gom, mang đi xử lý nhiệt. Ảnh: Phạm Trường.

“Dầu là chất thải nguy hại nên khi thu gom xong sẽ đưa đi đốt ít nhất ở nhiệt độ hơn 1.200 độ C. Thu gom cát nhiễm dầu quá nhiều sẽ không phù hợp, nhưng cát nhiễm dầu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm", ông Sơn nói.

Trao đổi với Zing.vn, ông Hồ Huy Thành, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, cho biết hiện chưa thể đánh giá các vệt dầu dọc bờ biển ảnh hưởng đến môi trường, kinh doanh của các hộ dân như thế nào.

"Phần dầu loang cơ bản được khống chế. Với 178 tấn dầu trong tàu, các đơn vị đang quây phao để nhóm thợ lặn kiểm tra, lắp các ống dẫn và dùng máy bơm công suất lớn đưa dầu ra ngoài. Dự kiến hoàn thành trong nửa tháng", ông Thành nói.

Cặn dầu loang lổ suốt 3 km bờ biển Bờ biển dài hơn 3 km ở xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) loang lổ cặn dầu đen sau sự cố tàu Nordana Sophia HSCP2 chìm gần cảng Sơn Dương.

Chủ đề