Thông tư 07 2023 về văn thư lưu trữ năm 2024

Tại Điều 29 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định việc lập hồ sơ, nội dung việc lập hồ sơ này được quy định có phần bao quát hơn Thông tư số 07/2012/TT-BNV (hết hiệu lực). Tuy nhiên, về nghiệp vụ lập hồ sơ, sắp xếp chỉnh lý hồ sơ, bạn có thể nghiên cứu tham khảo thêm tại văn bản hướng dẫn của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Công văn số 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004) và các tài liệu, giáo trình giảng dạy của các trường đào tạo chuyên ngành lưu trữ.

1. Tại điểm c, khoản 4 Điều 29 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ giấy, cần đánh số tờ đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản từ 05 năm trở lên, viết Mục lục văn bản đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn; viết chứng từ kết thúc đối với tất cả hồ sơ.

2. Về đơn vị bảo quản

Theo Từ điển giải thích nghiệp vụ văn thư, lưu trữ Việt Nam của PGS-TS Dương Văn Khảm, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, năm 2011, tại Trang 146 có giải thích khái niệm về đơn vị bảo quản như sau:

Đơn vị phân loại nhỏ nhất của tài liệu lưu trữ được áp dụng để bảo quản tài liệu trong kho lưu trữ

Trong văn thư, đơn vị bảo quản nhỏ nhất là văn bản; trong lưu trữ, đơn vị phân loại và quản lý nhỏ nhất là hồ sơ. Khi hồ sơ quá nhiều văn bản thì được phân chia thành đơn vị bảo quản.

Một hồ sơ khi được quản lý trong kho lưu trữ cũng được gọi là một đơn vị bảo quản. Trường hợp hồ sơ có độ dày trên 4 cm, thì có thể phân chia thành các đơn vị bảo quản của một hồ sơ. Trường hợp này đơn vị bảo quản là một bộ phận cấu thành của hồ sơ.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ Sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi

Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi; Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;

Căn cứ Nghị định số 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Căn cứ Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Con nuôi;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ Sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ Sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi

1. Sửa đổi điểm c và bổ sung điểm đ, điểm e vào khoản 1 Điều 3 như sau:

“c) 16 mẫu giấy tờ dùng cho việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (Phụ lục 3);

đ) Nội dung các mẫu điện tử tương tác về đăng ký nuôi con nuôi trực tuyến (Phụ lục 5);

  1. Bản điện tử Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước (Phụ lục 6)”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Việc in, phát hành Sổ đăng ký nuôi con nuôi, bản chính có nội dung và bản chính - phôi không có nội dung của Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước, Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phù hợp Công ước La Hay số 33 được thực hiện theo quy định pháp luật.”

Điều 2. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ Sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi

1. Bổ sung Phụ lục 5 và Phụ lục 6.

2. Thay thế cụm từ “Cục Con nuôi” tại khoản 3 Điều 7 bằng cụm từ “Bộ Tư pháp”.

3. Thay thế biểu mẫu, phụ lục như sau:

  1. Thay thế mẫu Sổ cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam tại Phụ lục 1 bằng mẫu Sổ cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư này.
  1. Thay thế Phụ lục 2, Phụ lục 3 và Phụ lục 4 bằng Phụ lục 2, Phụ lục 3 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Bãi bỏ cụm từ “Cục Con nuôi,” tại khoản 5 Điều 2 và khoản 1 Điều 5.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 30 tháng 11 năm 2023.

2. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi trong nước, hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, hồ sơ cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa giải quyết xong thì các mẫu giấy tờ nuôi con nuôi đã có trong hồ sơ vẫn tiếp tục có giá trị pháp lý theo quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTP.

Chủ đề