Tiêm 2 mũi astrazeneca thì mũi 3 tiêm thuốc gì

Tiêm mũi 3 loại vắc-xin nào là tốt nhất?

Bác sĩ Lê Quang Mỹ, Khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM), trả lời thắc mắc của bạn đọc Báo Người Lao Động.

  • Sự khác nhau giữa mũi 3 vắc-xin Covid-19 bổ sung và nhắc lại

  • Bị u Lympho có cần tiêm vắc-xin mũi 3?

  • Tiêm 2 mũi AstraZeneca cách tới hơn 3 tháng, có nên tiêm "dặm" mũi 3?

  • Tiêm 2 mũi AstraZeneca rồi, nếu tiêm tiếp mũi 3 thì có tác dụng gì?

. Nhiều bạn đọc hỏi: Đã tiêm 2 mũi vắc-xin ngừa Covid-19 là Vero Cell, vậy mũi 3 tiêm vắc-xin Pfizer hay AstraZeneca có được không, có tác dụng không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

- Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc-xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA, hay vắc-xin vector virus (vắc-xin AstraZeneca). Việc tiêm như thế này hiện tại chưa thấy ghi nhận tác dụng phụ đáng kể nào, chủ yếu chỉ là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau cơ và tự hồi phục sau vài ngày.

Tiêm mũi 3 vắc-xin Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch tại điểm tiêm Trường Đại học Công nghiệp TP HCM (ảnh minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

. Nhiều bạn đọc hỏi: Đã tiêm mũi 1 vắc-xin Vero Cell, vậy mũi 2 tiêm vắc-xin khác được không, địa phương không còn tiêm Vero Cell nữa, vậy có thể tiêm mũi 2 là vắc-xin nào, Pfizer hay AstraZeneca? Tiêm như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không, có tác dụng không, có cần phải tiêm lại cả 2 mũi bằng vắc-xin Pfizer, hay AstraZeneca không?

- Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc-xin của hãng Sinopharm (Vero Cell) thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA hoặc vắc-xin vector virus (vắc-xin AstraZeneca). Khoảng cách tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.

Liên Anh ghi

Sở Y tế TP.HCM vừa cho biết đang đề xuất UBND TP tiêm vắc xin mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, người có nguy cơ cao vào hai tháng cuối năm 2021. Sang năm 2022, dự kiến tiêm mũi 3 và mũi 4 cho người đủ thời gian theo quy định của Bộ Y tế.

Bao giờ tiêm lại cho người dân?

Từ ngày 8-3-2021, TP.HCM bắt đầu chiến dịch tiêm vắc xin cho lực lượng tuyến đầu chống dịch là những nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.

Theo lãnh đạo Sở Y tế TP, đến nay đã có khoảng 75.400 người là lực lượng chống dịch và nhân viên y tế của TP và lực lượng được huy động trên cả nước được tiêm đủ vắc xin (riêng TP.HCM có 55.000 nhân viên y tế tham gia chống dịch đợt 4).

Còn đối với người cao tuổi, mắc bệnh nền… đã bắt đầu tiêm vắc xin mũi 1 vào những ngày cuối tháng 7. Như vậy, tính đến nay, thời gian bắt đầu tiêm mũi 1 cho những người đầu tiên của lực lượng tuyến đầu đã khoảng 8 tháng; còn với người cao tuổi mắc bệnh nền khoảng 3 tháng.

Phó GS Đỗ Văn Dũng – trưởng khoa y tế công cộng, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM – cho hay miễn dịch chống lại COVID-19 bao gồm kháng thể và tế bào T và B có trí nhớ miễn dịch.

Theo đó, kháng thể đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ chúng ta không bị mắc COVID-19 có triệu chứng, còn các tế bào T và B miễn dịch có vai trò bảo vệ không bị COVID-19 nặng hoặc tử vong.

Dựa trên số liệu về kháng thể ở người đã được tiêm vắc xin, tiến sĩ Miles Davenport (Đại học New South Wales, Sydney, Úc) ước tính kháng thể chống COVID-19 sẽ giảm đi phân nửa sau 108 ngày (khoảng 15 tuần). Vì vậy giả sử hiệu lực vắc xin chống lại mắc COVID-19 có triệu chứng ở thời điểm ban đầu là 90% thì hiệu lực này sẽ chỉ còn 70% sau 6 tháng.

Tiêm mũi 3 là cần thiết

Theo ông Dũng, việc suy giảm miễn dịch chống lại người nhiễm COVID-19 có triệu chứng (dù không tăng nguy cơ bệnh nặng hay tử vong) sẽ làm tăng nguy cơ truyền nhiễm COVID-19 trong các cơ sở y tế và cộng đồng. Vì vậy việc tiêm vắc xin mũi 3 cho những người này là cần thiết.

Ngoài ra, ở người cao tuổi, người mắc bệnh nền hoặc sử dụng vắc xin có hiệu lực thấp thì do khả năng duy trì miễn dịch có thể kém hơn nên hiệu lực vắc xin phòng diễn tiến nặng khi mắc COVID-19 cũng giảm theo thời gian.

Ông Dũng dẫn nghiên cứu trên người cao tuổi ở Israel trong vụ dịch vào tháng 7-2021 cho thấy người được tiêm vắc xin vào tháng 1 có nguy cơ bị bệnh nặng gấp đôi so với người được tiêm gần đây. Điều này cho thấy việc tiêm mũi 3 ở người cao tuổi sau 4 đến 6 tháng là cần thiết.

Tuy nhiên, ông Dũng lưu ý việc tiêm mũi tăng cường cũng nên quan tâm đến tính “sẵn có”.

“Nếu ở nhiều địa phương còn nhiều người cao tuổi chưa được tiêm mũi 2 thì nên ưu tiên phân bổ vắc xin cho những người này trước khi tiến hành tiêm mũi 3 cho người cao tuổi tại TP.HCM”, ông Dũng nói.

Trong Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch COVID-19 của ngành y tế TP.HCM trong đợt dịch vừa qua, tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu – phó giám đốc Sở Y tế TP – nhấn mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19 là chiến lược lâu dài và hàng đầu trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của TP.

“Phải đảm bảo độ bao phủ vắc xin từng người dân trong từng độ tuổi theo quy định, không chỉ dựa vào số liệu thống kê. Ưu tiên tiêm vắc xin cho người có nguy cơ cao như thai phụ, người trên 50 tuổi, béo phì và lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch” – tiến sĩ Vĩnh Châu cho biết.

Loại vắc xin mũi 3 nào phù hợp với 2 mũi trước?

Trước thắc mắc của nhiều người khi tiêm vắc xin mũi 3 có cần căn cứ vào loại vắc xin đã tiêm 2 mũi trước đó, ông Dũng cho hay theo lý luận khoa học, loại mũi tiêm tăng cường nào là phù hợp thì phải dựa trên nghiên cứu thực nghiệm.

Cụ thể:

Các nghiên cứu cho thấy vắc xin tăng cường (mũi 3) cùng loại vắc xin cơ bản (mũi 1 và mũi 2) đối với Pfizer, Moderna và AstraZeneca.

Số liệu khoa học công bố gợi ý có thể thay đổi chéo loại vắc xin mũi 3 và vắc xin mũi 1, 2 giữa các vắc xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca.

Nghiên cứu trên quy mô hẹp hơn cho thấy có thể tiêm chéo giữa vắc xin VeroCell và AstraZeneca hay VeroCell và Pfizer (nghiên cứu ở Thái Lan); giữa vắc xin Sputnik V và AstraZeneca (nghiên cứu ở Nga).

Riêng vắc xin VeroCell của Sinopharm (Trung Quốc) tuy an toàn cao nhưng hiệu lực có thể hơi yếu ở người cao tuổi. Vì vậy nếu liều cơ bản là vắc xin VeroCell nên được tiêm mũi tăng cường bằng vắc xin công nghệ mới như AstraZeneca hoặc Pfizer.

Theo tuoitre

Video liên quan

Chủ đề