Tiên quang 2.xã vinh quang.huyện chiêm hóa.tuyen quang năm 2024

Thực hiện Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn, giai đoạn 2021 - 2025, huyện Chiêm Hóa đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu năm 2021 đã đề ra.

Đồng chí Đặng Thị Mai, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Chiêm Hóa cho biết, năm 2021 huyện Chiêm Hóa đăng ký bê tông 40 km đường giao thông, trong đó có 12 km đường giao thông nông thôn và 28 km đường nội đồng. Với phương châm "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, trong đó Nhà nước hỗ trợ xi măng, ống cống và chi phí vận chuyển, bốc xếp, thuê máy trộn bê tông 20 triệu đồng/km đối với đường thôn, 15 triệu đồng/km đối với đường nội đồng; kinh phí cho công tác quản lý 2 triệu đồng/km. Nhân dân tự nguyện hiến đất và giải phóng mặt bằng, đóng góp ngày công lao động, máy, thiết bị phục vụ thi công, vật tư, vật liệu và tự tổ chức thi công công trình đảm bảo chất lượng công trình. Đến nay, huyện đã cung ứng 1.494 tấn xi măng cùng 60 ống cống cho các xã. Hiện các xã đã bê tông được gần 9 km đường giao thông nông thôn, đường nội đồng.

Người dân thôn An Ninh, xã Vinh Quang (Chiêm Hóa) làm đường bê tông nội đồng. Ảnh: Cao Huy

Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, tiến độ bê tông hóa đường giao thông nông thôn, đường nội đồng trên địa bàn huyện Chiêm Hóa đang được đẩy nhanh. Trên tuyến đường nội đồng thôn Tiên Quang 1, xã Vinh Quang máy đảo vữa, xe trộn bê tông làm việc liên tục. Anh Phan Văn Trung, Trưởng thôn Tiên Quang 1 cho biết, người dân trong thôn nhận thức đây là cơ hội để đầu tư nâng cấp đường xá trong thôn giúp cho việc đi lại, vận chuyển nông sản thuận lợi hơn nên người dân trong thôn thống nhất đăng ký làm 500 m đường nội đồng. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, năm nay thôn thuê khoán đơn vị thi công thực hiện làm đường bê tông; thôn thành lập ban giám sát giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, từ việc quản lý xi măng đến mua cát, sỏi. Anh Trung nhấn mạnh, nếu trước đây người dân tự làm đường, mỗi ngày cũng chỉ làm được 50 m đường, do thiếu dụng cụ máy móc nên chất lượng đường không đảm bảo. Còn thuê đơn vị thi công, mỗi ngày có thể bê tông hóa được 200 m đường. Thôn Tiên Quang 1 có 84 hộ, thôn thống nhất thu mỗi hộ 650.000 đồng để mua cát sỏi, còn lại tiền thuê đơn vị thi công sẽ chia cho tổng số người trong độ tuổi lao động (từ 15 - 60 tuổi) sẽ thu 200.000 đồng/người. Chỉ sau 6 ngày thi công, hiện thôn đã hoàn thành bê tông hóa 500 m đường giao thông nội đồng, trong đó có khoảng 15 hộ gia đình hiến đất làm đường.

Đồng chí Phạm Văn Cầu, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang cho biết, năm 2021 xã đăng ký bê tông hóa 10 km đường giao thông nông thôn, đường nội đồng. Sau 10 ngày triển khai xã đã làm được gần 4,5 km, theo đồng chí Cầu sở dĩ tiến độ thi công được đẩy nhanh do các thôn đều thuê đơn vị thi công, đồng loạt triển khai thực hiện. Năm nay xã tổ chức cho các thôn đăng ký thời gian thực hiện, trên cơ sở đó xã có phương án cung ứng xi măng vừa đủ, tránh tình trạng xi măng để lâu làm giảm chất lượng.

.jpg)

Người dân thôn Tiên Quang 1, xã Vinh Quang (Chiêm Hóa) bê tông hóa đường vào vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Để về đích nông thôn mới năm 2021, xã Kiên Đài cần bê tông hóa 19,4 km đường, trong đó có 10,8 km đường trục xã, 7 km đường nội đồng và 1,6 km đường ngõ xóm, qua đó hoàn thành tiêu chí về giao thông. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các thôn đang đẩy nhanh tiến độ thi công, hiện toàn xã đã thi công được hơn 2 km đường. Đồng chí Triệu Thị Vân, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Nà Chám cho biết, năm 2021 thôn đăng ký bê tông 300 m đường nội đồng, thôn tổ chức họp thống nhất thuê đơn vị thi công và thống nhất mỗi hộ đóng góp 1 triệu đồng, hiện con đường đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Đường xá đi lại thuận tiện giúp chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, giao thương hàng hóa thông suốt, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển... Đó là những giá trị thiết thực mang lại từ Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn mà người dân huyện Chiêm Hóa được hưởng lợi nên đồng lòng vào cuộc. Đây là tiền đề để Chiêm Hóa thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.

Huyện lỵ là thị trấn Vĩnh Lộc, nơi có con sông Gâm chảy qua theo hướng bắc nam, cách thành phố Tuyên Quang 68 km về hướng bắc.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Chiêm Hóa có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Lộc (huyện lỵ) và 23 xã: Bình Nhân, Bình Phú, Hà Lang, Hòa An, Hòa Phú, Hùng Mỹ, Kiên Đài, Kim Bình, Linh Phú, Ngọc Hội, Nhân Lý, Phú Bình, Phúc Thịnh, Tân An, Tân Mỹ, Tân Thịnh, Tri Phú, Trung Hà, Trung Hòa, Vinh Quang, Xuân Quang, Yên Lập, Yên Nguyên.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1954, huyện Chiêm Hóa có 30 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Vĩnh Lộc và 29 xã: Bình An, Bình Nhân, Công Bình, Hòa An, Hòa Phú, Hồng Quang, Hùng Mỹ, Kiên Đài, Kim Quang, Kim Sơn, Linh Phú, Minh Quang, Ngọc Hội, Nhân Lý, Phú Bình, Phú Thành, Phúc Hậu, Phúc Thịnh, Tân An, Tân Mỹ, Tân Thịnh, Thổ Bình, Tri Phương, Trung Hà, Trung Hòa, Vinh Quang, Xuân Quang, Yên Lập, Yên Nguyên.

Ngày 26 tháng 12 năm 1970, Phủ Thủ tướng ban hành quyết định số 82-BT.Theo đó:

  • Hợp nhất 2 xã: Phúc Hậu và Kim Sơn thành xã Phúc Sơn.
  • Hợp nhất 2 xã: Tri Phương và Phú Thành thành xã Tri Phú.
  • Sáp nhập xóm Nà Mỏ của xã Công Bình vào xã Ngọc Hội.
  • Sáp nhập xóm Pắc Chài của xã Công Bình vào xã Vinh Quang.
  • Hợp nhất 2 xã: Kim Quang và Công Bình thành xã Kim Bình.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, sau khi tỉnh Tuyên Quang sáp nhập với tỉnh Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên, thì huyện Chiêm Hóa thuộc tỉnh Hà Tuyên.

Ngày 19 tháng 11 năm 1985, Hội đồng bộ trưởng ban hành Quyết định số 267-HĐBT.Theo đó:

  • Chia xã Trung Hà thành 2 xã: Trung Hà và Hà Lang.
  • Chia xã Kiên Đài thành 2 xã: Kiên Đài và Bình Phú.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Tuyên Quang được tái lập từ tỉnh Hà Tuyên, huyện Chiêm Hóa thuộc tỉnh Tuyên Quang có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Lộc và 28 xã: Bình An, Bình Nhân, Bình Phú, Hà Lang, Hòa An, Hòa Phú, Hồng Quang, Hùng Mỹ, Kiên Đài, Kim Bình, Linh Phú, Minh Quang, Ngọc Hội, Nhân Lý, Phú Bình, Phúc Sơn, Phúc Thịnh, Tân An, Tân Mỹ, Tân Thịnh, Thổ Bình, Tri Phú, Trung Hà, Trung Hòa, Vinh Quang, Xuân Quang, Yên Lập, Yên Nguyên.

Ngày 28 tháng 1 năm 2011, chuyển 3 xã: Bình An, Thổ Bình và Hồng Quang sang trực thuộc huyện Lâm Bình.

Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1262/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021). Theo đó, chuyển 2 xã Minh Quang và Phúc Sơn về huyện Lâm Bình quản lý.

Huyện Chiêm Hóa có 1 thị trấn và 23 xã như hiện nay.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • ^ “Nghị quyết số 1262/NQ-UBTVQH14 năm 2021 về việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thị trấn thuộc tỉnh Tuyên Quang”.
  • Tổng cục Thống kê
  • Huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
  • Thông tư 22/2013/TT-BTNMT ngày 03/09/2013 Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Tuyên Quang. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 30/08/2018.
  • Quyết định số 82-BT ngày 26/12/1970 của Phủ Thủ tướng về việc hợp nhất một số xã thuộc huyện Chiêm Hóa và huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang.
  • “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  • Quyết định số 267-HĐBT ngày 19/11/1985 về việc điều chỉnh hành chính một số xã, thị trấn thuộc các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa của tỉnh Hà Tuyên. Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành

Chủ đề