Tiết dạy toán lấy trẻ làm trung tâm năm 2024

Giáo án: LV: Phát triển nhận thức "Kỹ năng an toàn khi ngồi trên xe máy" Phạm Thị Thủy- Lớp 3 tuổi B

27/3/2023 16:19

  1. Mục đích, yêu cầu 1: Kiến thức + Trẻ biết giữ an toàn khi ngồi trên xe máy, biết những hành vi đúng sai khi ngồi trên xe, biết cách lên xuống xe. + Trẻ nhận biết phân biệt được một số hành vi đúng, hành vi sai khi chơi trò chơi. 2: Kỹ năng + Trẻ có kỹ năng nên, xuống xe từ bên ...

TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG DIỆU

TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ LÀM QUEN VỚI TOÁN

THEO TINH THẦN LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIÊN TIẾN

Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Gia Lộc, thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường cũng như kế hoạch tổ chức chuyên đề của khối mẫu giáo. Tổ mẫu giáo 4- 5 tuổi trường mầm non Hoàng Diệu tổ chức chuyên đề: “Làm quen với toán” nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ.

Tham dự và chỉ đạo chuyên đề có các đồng chí:

+ Lê Thị Hồng - HT

+ Phạm Thị Khuyên – PHT- PTCM khối mẫu giáo.

Cùng các đồng chí giáo viên trong tổ mẫu giáo 4-5 tuổi trường MN Hoàng Diệu

Thông qua tiết dạy trẻ được hoạt động đan xen giữa động và tĩnh, các trò chơi tăng cường cho trẻ trải nghiệm. Thay đổi hình thức tổ chức lấy trẻ làm trung tâm, cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động. Đặc biệt, giáo viên đã chú ý ứng dụng CNTT vào hoạt động. Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn, tự tin, có kỹ năng tốt để xử lý các tình huống và đạt kết quả tốt.

Phần I: Lý thuyết BÁO CÁO LÝ THUYẾT

CHUYÊN ĐỀ LQVT LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI

I.Mục đích

1. Kiến thức:

- Giáo viên biết lựa chọn các hoạt động cho trẻ làm quen với Toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho phù hợp

- Giúp giáo viên nắm chắc kiến thức, phương pháp của hoạt động.

2. Kỹ năng

- GV nâng cao kỹ năng hướng dẫn trẻ làm quen các biểu tượng sơ đẳng về Toán.

- GV sử dụng đồ dùng linh hoạt.

- Giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động hướng dẫn trẻ làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về Toán.

3. Thái độ

- Giáo viên tích cực tham gia vào sinh hoạt chuyên môn và tổ chức hoạt động làm quen với Toán cho trẻ.

- Giáo viên có tính kiên trì, cẩn thận, linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với Toán.

II. Nội dung

* Cấu trúc hoạt động : Làm quen với Toán cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

Gồm 3 phần:

1. Giới thiệu bài : 2- 3 phút

2. Hoạt động trọng tâm: 20 – 25 phút

3 . Kết thúc: 1 – 2 phút

* Phương pháp của hoạt động

  1. Tiết học hình thành biểu tượng mới

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (2 – 3 phút)

- Trò chuyện về chủ đề: hát, chơi trò chơi, tổ chức chương trình,…

2. Hoạt động 2: Trọng tâm

  1. Phần 1: Ôn kiến thức cũ hoặc làm quen với kiến thức mới

- Chỉ cho trẻ ôn những kiến thức trẻ đã biết và có liên quan trực tiếp đến những kiến thức mới cần hình thành ( chỉ tiến hành trong khoảng 3 – 5 phút)

  1. Phần 2: Hình thành biểu tượng mới:(15 – 17 phút)

- Định hướng chung cho hoạt động phải cụ thể, rõ ràng, giúp trẻ nắm chắc nhiệm vụ cần làm

- Tổ chức trẻ hoạt động: Giáo viên phải tiến hành từng thao tác cùng trẻ. Kết hợp chặt chẽ giữa lời hướng dẫn và hành động mẫu, đồng thời giáo viên phải kiểm tra, điều khiển hoạt động của trẻ.

- Hướng dẫn trẻ so sánh, phân tích, khái quát hóa để rút ra nhận xét về kết quả của hoạt động, tạo điều kiện để trẻ là người đầu tiên nêu nhận xét, tập diễn đạt, trả lời các câu hỏi của giáo viên

- Giáo viên chính xác hóa kết quả, nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm, sau đó khái quát hóa kết quả để hình thành biểu tượng mới.

- Cho trẻ nhắc lại nhiều lần biểu tượng vừa hình thành trên các đối tượng cụ thể trẻ vừa hoạt động

  1. Luyện tập củng cổ (3 – 5 phút)

- Làm một số bài tập tái tạo để củng cố kiến thức, kĩ năng vừa hình thành.

- Tổ chức một số trò chơi nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng và kiểm tra mức độ nắm kiến thức của trẻ.

- Đối chiếu các hiểu biết vừa có với thực tế xung quanh.

- Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết một số tình huống trong thực tế cho trẻ tạo ra sản phẩm mới bằng các phương tiện khác.

- Chú ý:

+ Các trò chơi, bài tập được thiết kế ở Phẩn 3 phải có nội dung, luật chơi phù hợp với mục đích, yêu cầu của tiết học.

+ Phần cứng của tiết học bao gồm: mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và trình tự các giai đoạn không được thay đổi.

+ Phần mềm của tiết học bao gồm các trò chơi, các hoạt động và đồ dùng dạy học giáo viên có thể thay đổi.

3. Hoạt động 3: Kết thúc: (1 – 2 phút)

- Cô nhận xét tiết học, tổng kết chương trình,…

  1. Tiết ôn tập

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (2 – 3 phút)

- Trò chuyện về chủ đề: hát, chơi trò chơi, tổ chức chương trình,…

2. Hoạt động 2: Trọng tâm

- Không dạy theo cấu trúc 3 phần của tiết học hình thành biểu tượng mới.

- Giáo viên căn cứ vào mục đích, yêu cầu của nội cần ôn tập và căn cứ vào thực trạng, khả năng nhận biết của trẻ về những nội dung ôn tập để lựa chọn các trò chơi, các hoạt động và mức độ hướng dẫn cho phù hợp nhằm giúp trẻ:

+ Củng cố kiến thức và kĩ năng mà trẻ chưa nắm vững.

+ Mở rộng sự hiểu biết của trẻ về những lĩnh vực trẻ đã nắm vững và nâng cao những kĩ năng trẻ đã thành thạo.

3. Hoạt động 3: Kết thúc: (1 – 2 phút)

- Cô nhận xét tiết học, tổng kết chương trình,…

Phần II: Thực hành

GIÁO ÁN THỰC HÀNH

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

Đề tài: Ôn nhận biết, phân biệt hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật

Chủ đề: Giao thông

Đối tượng: Trẻ 4 - 5 tuổi

Thời gian: 25 - 30 phút

Số trẻ: 20 – 25 trẻ

Người soạn và dạy: Phạm Thị Thu Huyền

Ngày dạy: 22/ 4/ 2022

  1. MỤC ĐÍCH

1. Kiến thức

- Nhớ tên và nhận biết các đặc điểm cơ bản của các hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật; hình lăn được, hình không lăn được, hình có góc hay không có góc, hình có cạnh hay không có cạnh.... thông qua các kỹ năng sờ, lăn hình.....

- Phân biệt điểm giống và khác nhau của các hình.

2. Kỹ năng

- Củng cố kĩ năng so sánh, phân biệt các hình học cơ bản qua 2 – 3 dấu hiệu.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm.

- Rèn kĩ năng tập trung chú ý trong giờ học.

3. Thái độ

- Hứng thú tham gia hoạt động cùng cô.

- Có ý thức đoàn kết, phối hợp với bạn khi làm việc nhóm.

- Có ý thức giữ gìn sản phẩm của đội mình.

II. CHUẨN BỊ

- Mỗi trẻ 1 rổ vuông chứa 4 hình: tròn, tam giác, chữ nhật, vuông.

- Chiếc hộp kì diệu, rổ vuông nhỡ, dây len.

- Len vụn, keo, tăm bông, tranh khổ A3, các hình học cơ bản được cắt từ giấy bìa, đất nặn,…

III. TIẾN HÀNH:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. HĐ1: Giới thiệu bài

- Cô dẫn dắt giới thiệu cho trẻ chương trình: “Bé yêu hình học” với 4đội chơi: đội hình vuông, đội hình chữ nhật, đội hình tam giác, đội hình tròn và 4 phần chơi Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc và Về đích

- Cô cho trẻ lấy các rổ đồ dùng và về vị trí

2. HĐ2: Hoạt động trọng tâm

* Phần chơi: Khởi động:

- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi

+ Cách chơi: cô sẽ đưa ra các câu hỏi về một số hình cho các con. Thời gian suy nghĩ là 5 giây. Sau 5 giây các con phải đưa ra đáp án và giơ lên.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

* Phần chơi: Vượt chướng ngại vật

- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi

+ Cách chơi: cô chia lớp thành 4 đội, phía trên 4 đội chơi sẽ có 1 chiếc hộp kì diệu. Trong chiếc hộp kì diệu có rất nhiều hình học. Nhiệm vụ của các đội là lên thò tay vào trong hộp, sờ và lấy ra hình mà cô yêu cầu và để vào rổ của đội mình. Thời gian chơi cho các đội là 1 bản nhạc. Sau 1 bản nhạc, đội nào lấy được nhiều hình nhất sẽ giành chiến thắng

+ Luật chơi: bạn nào chọn sai hình với yêu cầu của cô sẽ không được tính

- Cô tổ chức cho trẻ chơi. Bao quát trẻ

- Cô kiểm tra kết quả và hỏi trẻ vì sao mà trẻ có thể chọn đúng hình mà cô yêu cầu?

* Phần chơi: Tăng tốc

- Cô tặng rổ đồ dùng có các sợi dây cho các đội.

- Cho trẻ nêu ý tưởng chơi với dây.

- Cho trẻ tạo hình từ dây theo ý thích.

- Cho trẻ tạo hình từ dây theo yêu cầu của cô.

* Phần chơi: Về đích:

- Cô chia trẻ thành 4 nhóm và về vị trí của đội mình tạo hình từ các hình học cơ bản hoặc tạo hình các hình học cơ bản

Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm là gì?

Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc tạo cơ hội, điều kiện bằng nhiều cách khác nhau để giúp trẻ chủ động học tập và phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và các mối quan hệ. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng với tính cách, sở thích và năng lực đặc biệt.

Quan niệm về dạy ngôn ngữ lấy trẻ làm trung tâm là như thế nào?

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là mọi hoạt động giáo dục đều hướng vào và xuất phát từ đứa trẻ; hoạt động giáo dục không đi từ giáo viên đến trẻ mà phải từ chính bản thân đứa trẻ; việc dạy trẻ phải dựa trên nhu cầu, hứng thú, hiểu biết và kinh nghiệm riêng, cách học riêng của từng trẻ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả ...

Lấy trẻ làm trung tâm có bao nhiêu tiêu chí?

Bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm trong trƣờng mầm non bao gồm 6 nội dung, 56 tiêu chí và 145 chỉ số.

Thế nào là xây dựng trường mầm non hạnh phúc lấy trẻ làm trung tâm?

“Trường mầm non hạnh phúc” là trường mầm non tạo ra một môi trường phát triển toàn diện và kích thích hứng thú học tập, vui chơi cho trẻ. Trường mầm non hạnh phúc lấy trẻ làm trung tâm có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển toàn diện cho trẻ, cụ thể: Là nơi trẻ được là “trung tâm”, trẻ được yêu thương, hạnh phúc.

Chủ đề