Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc nhỏ mắt

You're Reading a Free Preview
Pages 9 to 20 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 24 to 41 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Page 46 is not shown in this preview.

Kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắtTrường Đại học Duy TânKhoa DượcBộ mônHóa phân tích – Kiểm nghiệm1Kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắtMục tiêubài họcTrình bày đượcĐánh giácác yêu cầu kỹ được kết quảthuật chung và kiểm nghiệmphương phápđối với mộtthử để đánhmẫu thànhgiá chất lượngthuốc nhỏ mắt. phẩm cụ thể.2Nội dung bài học1Đại cương2Các yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thửđể đánh giá chất lượng thuốc nhỏ mắt3Ví dụ về kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt cụ thể3I. Đại cương Định nghĩa: thuốc nhỏ mắt:- Là dung dịch nước/dầu hoặchỗn dịch vô khuẩn của một haynhiều hoạt chất, dùng để nhỏvào mắt.- Hoặc bào chế dưới dạng khôvô khuẩn, được hòa tan hoặcphân tán vào một chất lỏng vôkhuẩn thích hợp khi dùng.4I. Đại cương Yêu cầu chung:- Pha chế - sản xuất trong điều kiện vô khuẩn.- Có thể có thêm các tá dược, điều chỉnh độ đẳng trương, độnhớt, pH, nhưng không ảnh hưởng xấu và không gây kích ứngđối với mắt.- Chế phẩm nước đóng nhiều liều trong một đơn vị đóng góiphải cho thêm chất sát khuẩn với nồng độ thích hợp.- Không cho thêm chất màu để nhuộm màu chế phẩm.- Đồ đựng: phải vô khuẩn và có độ trong cần thiết.- Ghi nhãn: theo quy chế.5II. Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử1.Tính chất2. Độ trong3. Kích thước các tiểu phân4. Giới hạn cho phép về thể tích5. Độ vô khuẩn6. pH7. Định tính8. Định lượng9. Các yêu cầu kĩ thuật khác (nếu có)61. Tính chất Yêu cầu• Thể chất, màu sắc, mùi vị tùy theo từng chuyên luận72. Độ trong Yêu cầu Dạng dung dịch:- Trong suốt- Không có các tiểu phân quan sát được bằng mắt thường Dạng hỗn dịch:- Có thể lắng đọng khi để yên- Khi lắc: phải dễ dàng phân tán đồng nhất và phải duy trìđược sự phân tán đồng nhất đó trong khi nhỏ thuốc. Phương pháp: Phụ lục 11.8, mục B, DĐVN IV.82. Độ trong Phụ lục 11.8, mục B, DĐVN IV- Thiết bị: bộ dụng cụ để soiđộ trong- Tiến hành: 20 đơn vị- Đánh giá kết quả+ 1 đv không đạt→thử 20đv khác → tất cả phải đạt-1. Bảng màu đen bề mặt mờ-2, 3. Bảng màu trắng không loá-4. Hộp đèn có thể điều chỉnh93. Kích thước tiểu phân Áp dụng: TNM dạng hỗn dịch Tiến hành:- Lắc mạnh, chuyển một lượng chế phẩm ≈10 µg pha rắn vàobuồng đếm hoặc lên một phiến kính thích hợp và quan sát dướikính hiển vi có độ phóng đại thích hợp. Yêu cầu:• Không được có ˃20 tiểu phân có kích thước ˃25 µm• không có ˃2 tiểu phân có kích thước ˃50 µm• Không có tiểu phân nào có kích thước ˃90 µm.103. Kích thước tiểu phân Cách thử: Phụ lục 11.8, mục A, DĐVN IV: Xác định giới hạntiểu phân không nhìn thấy bằng mắt thường 2 phương pháp• Phương pháp 1: dùng thiết bị đếm tiểu phân• Phương pháp 2: dùng kính hiển vi- Quy định chung- Dụng cụ- Cách tiến hành- Đánh giá kết quả114. Giới hạn cho phép về thể tích Cách thử: Phụ lục 11.1 DĐVN IV Tiến hành: 5 đơn vị• Xác định thể tích từng đv (bơm tiêm/ống đong chuẩn).→ Thể tích mỗiđv phải nằm trong khoảng giới hạn cho phép.• Nếu có 1 đv không đạt → kiểm tra lần 2 → đạt nếu tất cả 5 đvđều đạt.Loại thuốcThể tích ghi nhãnGiới hạncho phépThuốc nhỏ mắtMọi thể tích+ 10 %125. Độ vô khuẩn Nguyên tắc:- Vi khuẩn/nấm cấy vào môi trường có chất dinh dưỡng vànước, ở nhiệt độ thích hợp → phát triển Môi trường:- Môi trường thioglycolat (→ phát hiện VK hiếu khí và kỵ khí)- Môi trường Soybean - casein (→VK hiếu khí và nấm) Phương pháp:- Màng lọc- Cấy trực tiếp Cách thử: theo “Thử vô khuẩn” Phụ lục 13.7 - DĐVN IV.135. Độ vô khuẩn Lưu ý:- Chế phẩm có ống nhỏ giọt đi kèm cũng phải kiểm tra đối vớiống nhỏ giọt.-Tiến hành:+ Lấy ống nhỏ giọt ra khỏi đồ bao gói một cách vô trùng+ Chuyển ngay vào ống nghiệm có môi trường nuôi cấy thíchhợp, để ống ngập trong môi trường+ Để trong tủ nuôi cấy và đánh giá kết quả theo Phụ lục 13.7DĐVN IV.146. Một số yêu cầu chất lượng khácpH- Phải nằm trong giới hạn qui địnhĐịnh tính- TNM phải cho các phản ứng của các hoạt chất cótrong chế phẩm theo từng chuyên luậnĐịnh lượng- Hàm lượng của từng hoạt chất trong chế phẩmphải nằm trong giới hạn cho phépĐộ đồng đềuhàm lượngĐộ đồng đềukhối lượngÁp dụng với chế phẩm đóng liều đơn, dạng bột khôCác yêu cầu khác - Thử theo quy định trong chuyên luận riêng156. Một số yêu cầu chất lượng khác- Chế phẩm khô: sau khi pha phải đáp ứng các yêu cầu chấtlượng của TNM.- Dung dịch để rửa, ngâm hoặc thấm vào băng mắt → phải đẳngtrương với dịch nước mắt và đáp ứng các yêu cầu chất lượngcủa TNM.- Thuốc rửa mắt dùng trong phẫu thuật hoặc điều trị sơ cứu vềmắt → không chứa chất sát khuẩn, phải pha chế vô khuẩn vàđóng gói 1 liều.- Thuốc rửa mắt đóng nhiều liều → phải có chất sát khuẩn ởnồng độ thích hợp và đóng gói không quá 200 ml.16Nhận định kết quả→ Chế phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn… nếu tất cả các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu.17IV. Kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu trong chuyên luận “Thuốcnhỏ mắt” (Phụ lục 1.14) và các yêu cầu sau đây:1. Tính chất:- Dung dịch trong suốt, không màu.2. pH:-Từ 6,0 đến 8,0 (Phụ lục 6.2)3. Định tính:- Dung dịch chế phẩm cho các phản ứng của ion clorid và ionnatri (Phụ lục 8.1).18IV. Kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt Natri Clorid 0,9% Clorid:A. Hòa tan một lượng chế phẩm ≈2 mg ion Cl− trong 2 ml nước.Acid hóa bằng dd acid HNO3 2M, thêm 0,4 ml dd AgNO3 2 %.Lắc và để yên, có tủa màu trắng, lổn nhổn tạo thành. Lọc lấytủa, rửa tủa 3 lần, mỗi lần với 1 ml nước, phân tán tủa trong 2ml nước và thêm 1,5 ml dung dịch NH3 10 M, tủa tan dễ dàng.B. Cho vào ống nghiệm một lượng chế phẩm ≈ 10 - 20 mg ionCl−. Thêm 1 ml kali KMnO4 5 % và 1 ml H2SO4, đun nóng, sẽ giảiphóng khí clor có mùi đặc biệt, khí này làm xanh giấy tẩm hồtinh bột có KI (TT) đã thấm nước.19IV. Kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt Natri Clorid 0,9% Natri (muối):A. Dùng một dây bạch kim hay đũa thủy tinh, lấy một hạt chấtthử hay một giọt dung dịch chế phẩm, đưa vào ngọn lửa khôngmàu, ngọn lửa sẽ nhuộm thành màu vàng.B. Hòa tan khoảng 50 mg chế phẩm trong 2 ml nước hoặc lấy 2ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Acid hóa dungdịch bằng CH3COOH loãng (TT), thêm 1 ml dung dịch magnesiuranyl acetat (TT), cọ thành ống nghiệm bằng một đũa thủytinh nếu cần, sẽ có tủa kết tinh màu vàng.20IV. Kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%4. Định lượng:- Lấy chính xác 10 ml chế phẩm, cho vào bình nón 100 ml, thêm3 giọt dung dịch kali cromat (TT) làm chỉ thị. Định lượng bằngdung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ) đến khi có tủa hồng.1 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ) tương đương với 5,844 mgNaCl. Ngoài ra, bảo quản: không quá 25°C.21Tóm tắt Yêu cầu kỹ thuật chung của thuốc nhỏ mắtTính chấtĐộ trongKích thước các tiểu phânGiới hạn về thể tíchĐộ vô khuẩnpHĐịnh tínhĐịnh lượngCác yêu cầu kỹ thuật khácPhương phápthửTiến hànhYêu cầu22Tài liệu tham khảo Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009. Ngoài ra• Trần Tử An, Kiểm nghiệm dược phẩm, NXB Y học, 2011.• Đặng Văn Hòa, Kiểm nghiệm thuốc, NXBGDVN, 2011.• The United States of Pharmacopoeia USP XXXVI (2013).• British Pharmacopoeia BP (2013).23Kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắtCảm ơn!24

Bất cứ loại thuốc nào được đưa vào sử dụng đều phải trải qua nhiều quy trình kiểm nghiệm chặt chẽ, nhất là dung dịch thuốc nhỏ mắt NaCl 0.9%. Vậy quy trình ấy diễn ra gồm những bước nào, mời độc giả cùng tìm hiểu với Nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) qua bài viết sau đây nhé!

Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc nhỏ mắt
Kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9%

NaCl 0.9% là dung dịch nước muối sinh lý đẳng trương, tức là trong 1 lít dung dịch này có chứa 9g muối ăn.

Nồng độ của dịch cơ thể như máu, nước mắt,… tương đương với nồng độ dung dịch NaCl 0.9%, do đó dung dịch này thường được chọn làm thuốc nhỏ mắt với vai trò loại sạch bụi bẩn ra khỏi hốc mắt, làm dịu mắt và cung cấp nước cho mắt.

Dung dịch nước muối sinh lý nếu không đẳng trương sẽ gây hại cho mắt, khiến mắt cảm thấy khó chịu, đau mắt, nước mắt tiết ra nhiều. Chính vì thế, việc kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt NaCl 0.9% là hết sức quan trọng.

Để lựa chọn phương pháp thử sử dụng cần phải căn cứ vào Dược điển Việt Nam, mà cụ thể đối với thuốc nhỏ mắt NaCl 0.9% là Dược điển Việt Nam V, trong chuyên luận về thuốc nhỏ mắt. Sau khi tham khảo Dược điển thì cụ thể từng yêu cầu ứng với phương pháp kiểm nghiệm như sau:

Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc nhỏ mắt
Kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% theo Dược điển Việt Nam 5

Yêu cầu: Không được có quá 20 tiểu phân có kích thước lớn hơn 25 micromet và không có quá 2 tiểu phân có kích thước lớn hơn 50 micromet, không có tiểu phân nào lớn hơn 90 micromet.

Căn cứ vào phụ lục 11.8. Phần A .

Thuốc nhỏ mắt NaCl 0.9% được thử theo phương pháp Dùng kính hiển vi như sau:

  • Tiến hành thử nghiệm thuốc nhỏ mắt NaCl 0.9% trong các điều kiện hạn chế được nhiễm tiểu phân, tốt nhất là trong tủ lọc khi vô khuẩn. Trước hết, cần rửa thật cẩn thận dụng cụ thủy tinh và dụng cụ lọc (trừ màng lọc) bằng dung dịch tẩy rửa ấm, tráng lại bằng nước cho sạch hết chất tẩy.
  • Ngay trước khi dùng, tráng lại dụng cụ từ trên xuống, bên ngoài, sau đó là bên trong với nước không có tiểu phân (TT).
  • Tránh để NaCl 0.9% thử có bọt khí, nhất là khi rót chế phẩm vào dụng cụ để tiến hành đếm số tiểu phân. Môi trường lý tưởng để thử nghiệm là dụng cụ thủy tinh phải sạch và nước phải hết tiểu phân.
  • Các bước thử nghiệm độ trong của thuốc nhỏ mắt NaCl 0.9% như sau:

Trước hết, lộn đi lộn lại dụng cụ chứa 20 lần liên tiếp một cách thật nhẹ nhàng. Có thể tháo bỏ phần bên ngoài nắp đậy và sử dụng tia nước không có tiểu phân để rửa bề mặt nắp và cổ dụng cụ chứa. Khi mở nắp cần hết sức cẩn thận, tránh để nhiễm tiểu phân từ bên ngoài. Nếu có bọt khí, cần loại bỏ ngay bọt khí bằng máy siêu âm hoặc để yên 2 phút.

Bước tiếp theo, lắc mạnh và chuyển một lượng NaCl tương đương với 10 microgam pha rắn vào buồng đếm hay đặt lên một phiến kính thích hợp, sau đó tiến hành quan sát dưới kính hiển vi thích hợp.

  • Đánh giá kết quả: Chế phẩm đạt yêu cầu khi không được có quá 20 tiểu phân có kích thước lớn hơn 25 micromet và không có quá 2 tiểu phân có kích thước lớn hơn 50 micromet, không có tiểu phân nào lớn hơn 90 micromet.
Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9%

Yêu cầu: Chế phẩm NaCl 0.9% đạt tiêu chuẩn khi không có hoặc có 1 đơn vị trên tổng số 40 đơn vị đem thử có tiểu phân quan sát được bằng mắt thường.

Căn cứ vào phụ lục 11.8. Phần B .

  • Các bước tiến hành như sau:

Đầu tiên, ta lấy 20 lọ bất kì và tiến hành bóc bỏ hết phần nhãn mác, đem rửa sạch đồ chứa và làm khô.

Lộn đi lộn lại từng lọ hoặc lắc thật nhẹ nhàng để không tạo ra bọt khí. Sau đó quan sát các đơn vị trên bảng màu trắng khoảng 5 giây.

Lặp lại các bước trên nhưng quan sát trên bảng màu đen.

Đánh giá kết quả: Chế phẩm đạt yêu cầu khi không có hoặc có 1 đơn vị trên tổng số 40 đơn vị đem thử có tiểu phân quan sát được bằng mắt thường.

Căn cứ vào phụ lục 13.7 .

Nguyên tắc của phương pháp thử: Vi khuẩn hoặc nấm sẽ phát triển trong môi trường có chất dinh dưỡng và nước, điều kiện nhiệt độ thích hợp. Nếu như môi trường chuyển từ trong sang đục hoặc là thấy có lắng cặn ở đáy môi trường, tức là có sự hiện diện của vi sinh vật.

Thử vô khuẩn theo phương pháp màng lọc như sau:

  • Trước hết cần chuẩn bị môi trường và dung môi.

Tạo dung môi A: Hòa tan 1 gam pectin vào nước cho đủ 1 lít. Lọc hoặc là ly tâm để có dung dịch trong. Điều chỉnh pH thích hợp là 6.9 đến 7.2. Chia dung môi vào nhiều bình, mỗi bình chứa khoảng 100ml và hấp trong 15 phút ở 121 độ C.

  • Sử dụng dung môi A vừa tạo để làm thấm ướt màng lọc. Sau đó rót lên màng lọc 20ml NaCl 0.9% cần kiểm nghiệm. Có thể dùng máy hút chân không để rút ngắn thời gian lọc.
  • Tiếp theo đó tiến hành rửa màng lọc ít nhất là 3 lần, mỗi lần chứa 100ml dung môi vô khuẩn thích hợp. Sau đó lấy màng lọc ra khỏi giá đã.
  • Ở điều kiện vô trùng, cắt màng lọc ra làm 2 phần. Phần thứ nhất ngâm vào môi trường thioglycolat (môi trường có thạch, dùng để thử chế phẩm lỏng và trong), ủ ở 30 – 35 độ C ít nhất 14 ngày. Phần thứ hai ngâm trong môi trường Soybean – Casein (để phát hiện vi khuẩn hiếu khí và nấm), ủ ít nhất 14 ngày trong 20 – 25 độ C.
  • Bước tiếp sau đó, rửa màng lọc ít nhất 3 lần bằng cách lọc qua màng dung môi tiệt trùng. Sau đó cần làm hỗn hợp kiểm tra để chắc chắn trên màng không còn chất kháng khuẩn của mẫu thử.
  • Đánh giá kết quả.

Yêu cầu: 10% thể tích ghi trên nhãn.

Căn cứ vào phụ lục 11.1 .

Phương pháp thử được tiến hành như sau:

  • Lấy 5 lọ NaCl 0.9% bất kì và tiến hành xác định thể tích của các lọ bằng bơm tiêm chuẩn hoặc là ống đong chuẩn, sạch, khô. Thể tích mỗi lọ phải nằm trong khoảng từ 10ml đến 10ml + 10%.
  • Nếu như có 1 lọ không đạt tiêu chuẩn trên phải tiến hành làm lại từ đầu.
  • Một chế phẩm được gọi là đạt yêu cầu chất lượng khi không có đơn vị nào có thể tích nằm ngoài giới hạn cho phép.
  • Đánh giá kết quả: Theo yêu cầu, chế phẩm đạt 10% thể tích ghi trên nhãn.

Yêu cầu: Độ pH đạt 6.0 – 8.0.

Căn cứ vào phụ lục 6.2 .

Phương pháp đo pH được tiến hành như sau:

  • Trước hết, nhúng điện cực vào dung dịch nhỏ mắt NaCl 0.9% và đo trị số pH ở cùng nhiệt độ đo của các dung dịch đệm chuẩn.
  • Việc kiểm tra độ pH phải được thực hiện định kỳ khi máy được dùng thường xuyên. Đối với máy không được thường xuyên sử dụng, việc kiểm tra được thực hiện trước mỗi phép đo.
  • Dung dịch NaCl 0.9% và dung dịch đệm chuẩn được pha chế với nước không có Carbon dioxyd.
  • Đánh giá kết quả: Chế phẩm đạt tiêu chuẩn khi độ pH từ 6.0 – 8.0.
Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc nhỏ mắt
Đo độ pH của thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9%
  • Lập bản báo cáo tất cả các tiêu chuẩn chất lượng cần phải kiểm nghiệm của thuốc nhỏ mắt NaCl, tiêu chuẩn nào đạt, tiêu chuẩn nào không đạt so với các tiêu chuẩn đã quy định tại chuyên luận Dược điển Việt Nam.
  • Trong bản báo cáo phải có đầy đủ tính chất, đặc điểm, lý tính, hóa tính và công dụng của thuốc nhỏ mắt NaCl 0.9%.
  • Chỉ cần có một tiêu chuẩn không đạt yêu cầu là kết luận chế phẩm thuốc nhỏ mắt NaCl 0.9% không đạt yêu cầu về chất lượng.
  • Thêm phần phân tích theo yêu cầu riêng đối với từng phòng thí nghiệm.

Trên đây Nhà thuốc Ngọc Anh đã chia sẻ với bạn về quy trình kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt NaCl 0.9% theo Dược điển Việt Nam. Đây là quy trình kiểm nghiệm bắt buộc mà một dược sĩ có thể làm trong quá trình làm việc.