Tiểu mục phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Vi phạm hành chính về hóa đơn là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế hóa đơn

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế hóa đơn bao gồm:

- Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.

- Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:

+ Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần;

+ Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.

Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế;

+ Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần;

+ Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định này thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

- Trường hợp trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.

- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

(Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 102/2021/NĐ-CP)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Ngày 29 tháng 12 năm 2017 Bộ Tài chính đã ra công văn số 8517/TCHQ-TXNK hướng dẫn việc thực hiện mục lục ngân sách (tiểu mục) tương ứng với từng khoản thu của cơ quan hải quan nhằm đóng lệ phí hải quan và thuế xuất nhập khẩu. Để biết thêm về mã tiểu mục để đóng lệ phí hải quan và thuế xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo thông tin bên dưới nhé:

1. Mã tiểu mục để đóng lệ phí hải quan và thuế xuất nhập khẩu là gì?

Mã tiểu mục (Mã nội dung kinh tế - NDKT): Mã các khoản thu - chỉ vào ngân sách nhà nước phân loại theo nội dung – tính chất kinh tế.

Để ghi được Mã tiểu mục (Mã NDKT) trên Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước để đóng lệ phí hải quan và thuế xuất nhập khẩu, bạn cần xác định rõ loại tiền phải nộp: Tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, …

Sau khi xác định được thì doanh nghiệp tiến hành tra cứu Mã tiểu mục nộp thuế trên Phụ lục II – Danh sách mã tiểu mục (ban hành kèm Thông tư 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính).

2. Danh sách mã tiểu mục đóng lệ phí hải quan và thuế xuất nhập khẩu?

Dưới đây là danh sách tiểu mục bạn cần điền vào mẫu C1-02/NS để đóng lệ phí hải quan và thuế xuất nhập khẩu:

Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

4272 là tiểu mục gì?

Tiểu mục 4272: Tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan thuế quản lý. Tiểu mục 4273: Tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan hải quan quản lý. Tiền chậm nộp của vi phạm hành chính do cơ quan thuế quản lý (trừ thuế TNCN) là 4272.

4944 là tiểu mục gì?

1. Tiểu mục 4944 là gì? Tiểu mục 4944 là khoản phạt đối với tiền chậm nộp thuế môn bài. Do việc chậm nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài quá thời hạn từ 90 ngày trở lên theo thông tư cung cấp.

Tiểu mục 1003 là gì?

Mã tiểu mục nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công là 1001 và từ hoạt động sản xuất, kinh doanh là 1003.