Tìm ví dụ thể hiện suy nghĩ áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác

BÀI 1.

Câu 1. Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học?

A.Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới.

B.Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới.

C.Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

D.Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.

Câu 2. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về thế giới và vị trí của

A. con người trong thế giới đó.                        B. mọi sự vật trong thế giới đó.

C. mọi sinh vật trong thế giới đó.                     D. mọi hiện tượng trong thế giới đó.

Câu 3. Thế giới quan là toàn bộ quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của

A. con người.               B. công việc.                C. nhận thức.               D. xã hội.

Câu 4. Thế giới quan là

A. quan điểm, cách nhìn về thế giới tự nhiên.

B. quan điểm, cách nhìn về xã hội.

C. toàn bộ những quan điểm, niềm tin nhìn nhận về các sự vật cụ thể.

D. toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động cho con người trong cuộc sống.

Câu 5. Phương pháp luận là

A. cách lập luận về phương pháp.                                            B. cách giải thích về phương pháp.

C. phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới.     D. cách luận giải về phương pháp.

Câu 6. Phương pháp luận biện chứng xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ có sự

A. ràng buộc, vận động và chuyển biến.         B. ràng buộc, vận động, phát triển.

C. logic, vận động, chuyển hóa.                      D. không vận động, không phát triển.

Câu 7. Phương pháp luận siêu hình  xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ

A. phiến diện, không vận động, không phát triển.       B. ràng buộc, vận động và phát triển.

C. đối lập, đướng yên, tĩnh lặng.                      D. logic, vận động, phát triển.

Câu 8. Điểm khác nhau cơ bản của triết học với các môn khoa học cụ thể là ở điểm nào dưới đây?

A. Nội dung nghiên cứu.                                  B. Đối tượng nghiên cứu.

C. Phương pháp nghiên cứu.                D. Hình thức nghiên cứu.

Câu 9. Đối tượng nghiên cứu của triết học là

A. mọi sự vật, hiện tượng.                                            B. con người và giới tự nhiên.

C. quy luật chung nhất và phổ biến nhất.                    D. con số, hình vẽ, quy luật.

Câu 10. Đối tượng nghiên cứu của Triết học là

A. hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới.

B. mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại.

C. những qui luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của thế giới.

D. thế giới quan và phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

Câu 11. Sự phát triển của xã hội loài người là đối tượng nghiên cứu của

A.môn Xã hội học.                  B. môn Lịch Sử.           C. môn Chính trị học.  D. môn Sinh học.

Câu 12. Sự phát triển và sinh trưởng của các loại sinh vật trong giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học nào dưới đây?

A.Toán học.                 B. Sinh học.                 C. Hóa học.                 D. Xã hội học.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của Hóa học?

A.Sự cấu tạo, tính chất và sự biến đổi của các chất. B. Sự phân chia, phân giải của các chất hóa học.

C. Sự phân tách các chất hóa học.                   D. Sự hóa hợp của các chất hóa học.

Câu 14. Hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới là nội dung của

  1. Lí luận mác-lênin.                    B. Triết học.                 C.Chính trị học.           D. Xã hội học.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không thuộc kiến thức Triết học?

A.Thế giới tồn tại khách quan. B.Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.

C. Giới tự nhiên là cái có sẵn.  D.Kim loại có tính dẫn điện.

Câu 16. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A.Triết học là khoa học của các khoa học.      B. Triết học là một môn khoa học.

C.Triết học là khoa học tổng hợp.                                D. Triết học là khoa học trừu tượng.

Câu 17. Triết học có vai trò nào dưới đây đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thức tiễn của con người?

A.Vai trò đành giá và cải tạo thế giới đương đại.           B.Vai trò thế giới quan và phương pháp đánh giá.

C. Vai trò định hướng và phương pháp luận.    D.Vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung.

Câu 18. Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là

A.quan điểm sống của con người.                                B. cách sống của con người.

C.thế giới quan.                                                           D. lối sống của con người.

Câu 19.Hãy chọn thứ tự phát triển của các loại hình thế giới quan dưới đây cho đúng.

A.Tôn giáo -> Triết học -> Huyền thoại.                      B. Huyền thoại -> Tôn giáo ->Triết học.         

C. Triết học -> Tôn giáo -> Huyền thoại.                    D. Huyền thoại -> Triết học ->Tôn giáo.          

Câu 20. Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa

A.tư duy và vật chất.   B.tư duy và tồn tại.      C. duy vật và duy tâm. D. sự vật và hiện tượng.

Câu 21. Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau,cái nào quyết định cái nào là nội dung

A.mặt thứ nhất về vấn đề cơ bản của Triết học.           B. mặt thứ hai về vấn đề cơ bản của Triết học.

A.khái niệm về vấn đề cơ bản của triết học.    D. vấn đề cơ bản của triết học.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?

A.Cách trả lời thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.

B.Cách trả lời thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.

C. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học.

D. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.

Câu 23. Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức.Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra làquan điểm của

A.thế giới quan duy tâm. B.thế giới quan duy vật. C.thuyết bất khả tri. D.thuyết nhị nguyên luận.

Câu 24. Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào dưới đây về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

A.Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.                      C. vật chất và ý thức cùng xuất hiện.

B.ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên.    D. chỉ tồn tại ý thức.

Câu 25. Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là

A.cách thức đạt được mục tiêu.           B.cách thức đạt được ước mơ.

C. cách thức đạt được mục đích.          D. cách thức làm việc tốt.

Câu 26. Phương pháp luận là

A.học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới.

B.học thuyết về các cách thức, quan điểm nghiên cứu khoa học.

C.học thuyết về phương pháp cải tạo thế giới.

D.học thuyết về phương án nhận thức khoa học.

Câu 27. Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức Triết học?

A.Hiện tượng ôxy hóa của kim loại.                B.Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động.

C.Sự hình thành và phát triển của xã hội.                    D.Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa.

Câu 28. Để phân chia thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm cần dựa vào căn cứ nào dưới đây?

A. Đối tượng nghiên cứu của triết học.            B. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.

C. Nội dung nghiên cứu.                                  D. Phạm vi nghiên cứu.

Câu 29. Nhận định nào dưới đây thể hiện phương pháp luận biện chứng ?

A. Hết mưa trời lại nắng.                                  B. Trẻ em muốn biết chữ thì phải đến trường.

C. Trứng không thể khôn hơn vịt.                    D. Tre già, măng mọc

Câu 30. Các kiến thức sau kiến thức nào thuộc kiến thức triết học?

A. Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông.

B. Ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ.

C. Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh.            D. Giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Câu 31. Phương pháp siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng

A. trong trạng thái vận động, phát triển.                       B. trong sự ràng buộc lẫn nhau.

C. trong trạng thái đứng im, cô lập.                  D. trong quá trình vận động không ngừng.

Câu 32. Để nhận biết về các trường phái thế giới quan: thế giới quan duy vật hay thế giới quan duy tâm, người ta dựa trên cơ sở quan niệm của trường phái đó về vấn đề nào?

A. Con người nhận thức thế giới xung quanh như thế nào.

B. Trường phái đó coi trọng lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần.

C. Xem xét giữa vật chất và ý thức: cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào.

D. Con người có tin vào chúa hay không.

Câu 33. Phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng , trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng là quan điểm của phương pháp luận

A. logic.                       B. lịch sử.                    C. triết học.                  D. biện chứng.

Câu 34. Cách thức chung nhất để đạt mục đích đặt ra được gọi là gì?

A. Phương hướng.                B. Phương pháp.       C. Phương tiện.              D. Công cụ.

Câu 35. Triết học có vai trò là

A. hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

B. những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, xã hội và con người.

C. thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

D. nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.

Câu 36. Thế giới quan duy vật được thể hiện trong câu truyện cổ tích Việt Nam nào sau đây?

A. Sự tích quả dưa hấu.           B. Sự tích con muỗi.  C. Thần trụ trời.        D. Sự tích đầm dạ trạch.

Câu 37. Bố bạn N không cho con chơi với bạn H vì cho rằng bố bạn H nghiện ma túy thì sau này bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi vói bạn H, N sữ cũng bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện cách xem xét sự vật theo

A. thế giới quan duy vật.                                 B. thế giới quan duy tâm.

C. phương pháp luận biện chứng.                    D. phương pháp luận siêu hình.

Câu 38. Hôm nay cô giáo trả bài kiểm tra, điểm của cả lớp rất kém, duy có bạn B được 6 điểm. Cô giáo tuyên dương và khen ngợi ý thức học tập của bạn B và đề nghị cả lớp phải học tập noi theo. Bạn P lẩm nhẩm: hôm cả lớp được 10, cái X được 8 thì cô chê và phê bình nó chểnh mảng, thằng B được 6 có giỏi gì mà phải học tập, cô thiên vị. Em sẽ lựa chọn cách nào để giải thích cho bạn P?

A. Không nên phản ứng thế, cô giáo biết được sẽ trù dập mình.

B. Điểm 6 là điểm cao nhất lớp, bạn B được cô giáo khen là đúng.

C. Điểm 6 hay điểm 8, mình cứ cố gắng học tốt là được, chẳng liên quan đến ai, sao phải bận tâm đến việc cô giáo thiên vị ai chứ.

D. Điểm 6 hôm nay là điểm cao nhất lớp, điểm 8 hôm trước là điểm thấp nhất lớp nên cô giáo đánh giá như vậy là đúng và không thiên vị ai.

Câu 39. Hôm nay cô giáo trả bài kiểm tra, điểm của cả lớp rất kém, duy có bạn B được 6 điểm. Cô giáo tuyên dương và khen ngợi ý thức học tập của bạn B và đề nghị cả lớp phải học tập noi theo. Bạn P lẩm nhẩm: hôm cả lớp được 10, cái X được 8 thì cô chê và phê bình nó chểnh mảng, thằng B được 6 có giỏi gì mà phải học tập, cô thiên vị. Theo em, bạn P đã xem xét sự việc bằng

A. thế giới quan duy vật.                                 B. thế giới quan duy tâm.

C. phương pháp luận biện chứng.                    D. phương pháp luận siêu hình.

Câu 40. Nhận định nào sau đây thể hiện Thế giới quan duy vật?

A. Các hạt điện tích là nhân tố tạo nên mọi vật.

B. Mọi sự vật, hiện tượng con người cảm giác được đều tồn tại.

C. Con người là nhân tố tạo nên mọi vật.

D. Không có cái gì mất đi, chúng tồn tại tuyệt đối.

Câu 41. "Tôi là tôi nhưng tôi lại không phải là tôi". Theo em, đánh giá nào là đúng đối với luận điểm trên?

A. Đây là luận điểm điên rồ.

B. Luận điểm trên là đúng, vì người này không nhìn được chính mình.

C. Đây là luận điểm được phát biểu dựa trên cách nhìn biện chứng về tác giả.

D. Luận điểm trên là đúng vì mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển không ngừng.

Câu 42. Sau khi học xong tiết 1 môn GDCD, bạn A thốt lên "Thả nào chị tao nói: triết học là khoa học của mọi khoa học". Theo em, lời chị bạn A là nói đến nội dung nào của triết học?

A. Khái niệm. B. Nội dung.                C. Vai trò.                    D. Ý nghĩa.

Câu 43. Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng?

A.An cư lạc nghiệp.         B.Môi hở răng lạnh. C.Đánh bùn sang ao.   D. Tre gia măng mọc.

Bài 3.

Câu 1.Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong

A.giới tự nhiên và tư duy.                                B. giới tự nhiên và đời sống xã hội.

C. thế giới khách quan và xã hội.                    D.đời sống xã hội và tư duy.

Câu 2. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?

A.Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng khách quan.            B. Mọi sự biến đổi đều là tạm thời.

C.Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.

D.Mọi sự vật hiện tượng không biến đổi.

Câu 3.Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây?

A.Ngắt quảng.  B. Thụt lùi.                  C. Tuần hoàn.              D.Tiến lên.

Câu 4. Triết học Mác - Lê nin chia vận động thành mấy hình thức cơ bản?

A. 2 hình thức. B. 3 hình thức. C. 4 hình thức.                         D. 5 hình thức.

Câu 5. Theo em hình thức vận động nào là thấp nhất trong các hình thức vận động sau?

A. Vật lý.                     B. Sinh học.                 C. Xã hội.                    D. Cơ học.

Câu 6. Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất phức tạp nhất?

A.Vận động Vật lý.        B. Vận động Sinh học.           C. Vận động Xã hội.                D. Vận động Cơ học.

Câu 7. Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây?

A. Phong phú và đa dạng.                                            B. Khái quát và cơ bản.          

C.Vận động và phát triển không ngừng.                       D. Phổ biến và đa dạng.

Câu 8. Ý kiến nào sau đây về vận động là không đúng?

A.Vận dộng là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật và hiện tượng.

B.Vận dộng là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và trong đời sống xã hội.

C. Triết học Mác- lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.

D. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và không phát triển.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vậnđộng cơ học?

A.S di chuyển vật thể trong không gian.                    B. sự tiến bộ của học sinh cá biệt.

C.Quá trình bốc hơi của nước.                         D. Sự biến đổi của nền kinh tế.

Câu 10. Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học.                   B. Hóa học.                 C. Vật lý.                     D. Sinh học.

Câu 11. Vận động viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động  nào dưới đây?

A. Cơ học.                   B. Vật lý.                     C. Sinh học.                             D. Xã hội.

Câu 12. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A.Độc lập tách rời nhau, không có mối quan hệ với nhau.

B.Có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau.

C. Tồn tại riêng vì chúng có đăc điểm riêng biệt.

D.không có mối quan hệ với nhau và không thể chuyển hóa lẫn nhau.

Câu 13.Câu nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lý?

A.Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống đối với môi trường.    B.S thay đổi các chế độ xã hội trong lích sử.

C.Sự biến đổi của công cụ lao động qua các thời kỳ.         D.S chuyển hóa từ điện năng thành nhiệt năng.

Câu 14. Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây?

A.Luôn luôn vận động.            B.Luôn luôn thay đổi.  C.Sự thay thế nhau.       D. Sự bao hàm nhau.

Câu 15. Ý kiến nào sau đây là đúng khi bàn về mối quan hệ giữa các hình thức vận động?

A.Hình thức vận động thấp bao hàm các hình thức vận động cao.

B. Hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp.

C. Các hình thức vận động không bao hàm nhau.      

D. Các hình thức vận động không có mối quan hệ với nhau.

Câu 16.Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào sau đây là đúng?

A.S vật và hiện tượng không biến đổi.           B. S vật và hiện tượng luôn luôn không ngừng biến đổi.

C.S vật và hiện tượngtrong xã hội lặp đi lặp lại.  D.S vật và hiện tượng biến đổi phụ thuộc vào con người.

Câu 17. Sự biến đổi nào sau đây được coi là sự phát triển?

A.Sự biến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.     B.Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian. C. Cây khô héo mục nát.                                                    D.Nước đun nóng bốc thành hơi nước.

Câu 18. Trong thế giới vật chất, quá trình phát triển của các sự vật hiện tượng vận động theo xu hướng nào dưới đây?

A.Vận động theo chiều hướng từ thấp đến cao.           B.Vận động đi lên từ thấp đến cao, đơn giản và thẳng tắp.

C.Vận động đi lên từ cái cũ đến cái mới.                     D.Vận động theo một chiều hướng thẳng tắp.

Câu 19. Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển?

A. Bé gái -> thiếu nữ -> người phụ nữ trưởng thành -> bà già.   B.Nước bốc hơi -> mây -> mưa -> nước.

C. Học lực yếu -> học lực trung bình -> học lực khá.                  D. Học cách học -> biết cách học.

Câu 20. Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?

A.Rút dây động rừng.  B.Nước chảy đá mòn.  C.Tre già măng mọc.    D. Có chí thì nên.

Câu 21. Sự phát triển trong xã hội được biểu hiện như thế nào?

A.S thay thế chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác tiến bộ hơn.

B.S tác động qua lại giữa kết cấu vật chất ở mọi nơi trên thế giới.

C.S xuất hiện các hạt cơ bản.             D. Sự xuất hiện các giống loài mới.

Câu 22. Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta cần phải lưu ý điều gì dưới đây?

A.Xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái bất biến.

B. Xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động biến đổi không ngừng.

C.Xem xét sự vật, hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn.

D.Xem xét sự vật hiện tượng trong hình thức vận động cao nhất cuả nó.

Câu 23. Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng thì quan điểm nào dưới đây là đúng?

A.Mọi sự vận động đều là phát triển.     B. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau.

C.Không phải bất kỳ sự vận động nào cũng là phát triển. D.Không phải sự phát triển nào cũng là vận động.

Câu 24. Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống, là sự phát triển thuộc lĩnh vực nào dưới đây?

A.Tự nhiên.                 B. Xã hội.                    C. Tư duy.                   D.Đời sống.

Câu 25.Trí tuệ cuả con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đây?

  1. T nhiên.                     B. Xã hội.                    C. Tư duy.                   D. Lao động.

Câu 26. Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển?

A.S phát triển diễn ra một cách quanh co, phức tạp, không dễ dàng.

B.Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.

C.Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ.

D.Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới.

Câu 27. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển?

A.góp gió thành bão.   B. Kiến tha lâu đầy tổ. C. Tre già măng mọc.   D. Đánh bùn sang ao.

Câu 28. Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lý?

A.Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.      B.Sự thay đổi thời tiết của các mùa trong năm.

C.Quá trình điện năng chuyển hóa thành quang năng. D.Quá trình thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử.

Câu 29. Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học.                   B. Hóa học.                 C. Vật lý.                     D. Xã hội.

Câu 30. Triết học Mác - Lê nin quan niện vận động là

A. kết quả tác động từ bên ngoài vào sự vật, hiện tượng.   B. sự thay đổi vị trí của các vật.

C. cách thức tồn tại của vật chất.          D. mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng.

Câu 31. Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm phát triển là

A. sự chuyển hóa từ cái cũ sang cái mới.

B. sự lớn lên, to ra, nhiều hơn của mọi sự vật, hiện tượng.

C. chất của sự vật không thay đổi gì trong quá trình vận động và phát triển của chúng.

D. vận động đi lên của sự vật, hiện tượng trong đó cái mới ra đời thay thế và kế thừa cái cũ.

Câu 32. Thuộc tính chung nhất của vận động là gì?

A. Sự biến đối nói chung.                    B. Sự thay đổi hình dáng.

C. Sự thay đổi vị trí.                             D. Sự chuyển động của các nguyên tử.

Câu 33. Theo triết học Mác, sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian thuộc dạng vận động

A. cơ học.                    B. hóa học.     C. vật lý.                      D. xã hội.

Câu34. Quá trình cây xanh hấp thụ khí cacbonic, thải ra khí oxy thuộc dạng vận động

A. sinh học                  B. cơ học                     C. hóa học                   D. xã hội

Câu 35. Triết học Mác - Lê nin quan niện vận động là gì?

A. Là kết quả tác động từ bên ngoài vào sự vật, hiện tượng.

B. Là sự thay đổi vị trí của các vật.

C. Là cách thức tồn tại của vật chất.

D. Là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng.

Câu 36. Sau khi bật công tắc, các bóng điện trong nhà đều được thắp sáng, theo em đó là hình thức vận động nào?

A. Vật lý.                     B. Hóa học.                 C. Xã hội.                    D. Cơ học.

Câu 37. Việc bật công tắc điện để thắp sáng các bóng điện trong nhà đã bao hàm hình thức vận động nào?

A. Vật lý.                     B. Hóa học.                 C. Xã hội.                    D. Cơ học.

Câu 38. Trong tiết Vật lý, sau khi nghe cô giáo nói về việc con người ngày nay đã có thể thu lại nguồn điện năng do việc đi bộ tạo ra… T thì thầm với bạn: đi bộ là vận động cơ học, điện là vận động vật lý, hai cái chả liên quan với nhau. Dựa vào kiến thức GDCD đã học, em sẽ lựa chọn cách giải thích nào cho bạn T sau đây?

            A. Trong điều kiện nhất định, các hình thức vận động có thể chuyển hóa cho nhau.

            B. Trong điều kiện nhất định cơ năng sẽ hóa điện năng.

            C. Đi bộ sẽ sản sinh ra nhiệt và nhiệt sẽ hóa điện.

            D. Cô giáo đang kể chuyện viễn tưởng hoặc là chuyện của tương lai.

Câu 39. Hoạt động học sinh chạy trên sân tập theo cự ly do giáo viên yêu cầu là hình thức vận động nào sau đây?

            A. Cơ học.                   B. Vật lý.                     C. Hóa học.                 D. Sinh học.

Câu 40. Do có chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý, chỉ sau 3 tháng T đã cao lên 5cm. Trường hợp này có thể nói cơ thể bạn T đã thực hiện hình thức vận động nào?

            A. Cơ học.                   B. Vật lý.                     C. Hóa học.                 D. Sinh học.

Bài 4.

Câu 1. Theo triết học Mác-lênin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa

A. xung đột nhau, vừa bài trừ nhau.                            B. thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

C. liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.               D. chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.         

Câu 2. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có

A.hai mặt đối lập.        B.ba mặt đối lập.         C.bốn mặt đối lập.          D. nhiều mặt đối lập.

Câu 3. Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

A.mâu thuẫn.               B. xung đột.                 C. phát triển.           D. vận động.

Câu 4. Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng  chúng phát triển theo những chiều hướng

A.khác nhau.               B. traí ngược nhau.                  C. xung đột nhau.         D. ngược chiều nhau.

Câu 5. Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mạt đối lập phải

A.liên tục đấu tranh với nhau.                                  B. thống nhất biện chứng với nhau.

C.vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.   D.vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 6. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là

A.sự khác nhau giữa các mặt đối lập.                    B.sự phân biệt giữa các mặt đối lập.

C.sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.                      D.sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 7. Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng ngươc nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là

A.sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.                      B.sự tồn tại giữa các mặt đối lập.

C.sự phủ định giữa các mặt đối lập.                       D.sự phát triển giữa các mặt đối lập.

Câu 8.Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng

A.sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập.                  B. sự phủ định giữa các mặt đối lâp.

C.sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.                      D.sự điều hòa giữa các mặt đối lập.

Câu 9.Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu là, hai mặt đối lập

A.cùng bổ sung cho nhau phát triển.                          B. thống nhất biện chứng với nhau.

C.liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. D. gắn bó mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau.

Câu 10. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

A. một tập hợp.      B. một chỉnh thể thống nhất.   C. một chỉnh thể.           D.một cấu trúc.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học?

A. Bất kỳ mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn.

B.Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

D.Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập.

Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A.Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến.  B. Nam và Lan hiểu lầm nhau nên to tiếng.

C.Mỹ thực hiện chính sách cấm vận I-Ran.                                           D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai.

Câu 13. Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là

A.s vật, hiện tượng đươc giữ nguyên trang thái cũ.        B.sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới.

C. sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực.     D.sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.

Câu 14.Điều kiện để hình thành một mâu thuẫn theo quan điểm triết học là

A.có hai mặt đối lập ràng buộc, tác động lẫn nhau.                            B.có mặt đối lập liên hệ chặt chẽ với nhau.

C.có những mặt đối lập xung đột với nhau.                             D. có nhiều mặt đối lập trong một sự vật.

Câu 15. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có biểu hiện là, các mặt đối lâp luôn luôn

A.xung đột với nhau.                                             B.có xu hướng ngược chiều nhau.

C.tác động,bài trừ, gạt bỏ  nhau.                            D.mâu thuẫn với nhau.

Câu 16.Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về mâu thuẫn trong Triết học?

A.Mâu thuẫn là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.

B. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.

C. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.

D. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không đúng vể sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn?

A.Hai mặt đối lập tồnt tại trong một mâu thuẫn.          B. Hai mặt đối lập cùng gạt bỏ nhau.

C. Hai mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau.          D.Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau.

Câu 18. Ý kiến nào dưới đây về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là đúng?

A.Đấu tranh và thống nhất đều là tương đối.                           B. Đấu tranh và thống nhất đều là tuyệt đối.

C.Đấu tranh là tuyệt đối và thống nhất là tương đối.                        D. Đấu tranh tương đối và thống nhất là tuyệt đối.

Câu 19. Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A,. bảng đen và phấn trắng.       B.thước dài thước ngắn.    C. mặt thiện và ác trong con người.          D. cây cao và cây thấp.

Câu 20.Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết, theo quan điểm Triết học đây là

A.quy luật tồn tại của sinh vật.                        B. sự đồng nhất giữa các mặt đối lập.

C.sự thống nhất giữa các mặt đối lập.  D. sự liên hệ giữa các mặt đối lập.

Câu 21.Biểu hiện nào dưới đây lý giải đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng?

A.Sự biến đổi về lượng và chất.                       B.Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C.Sự phủ định biện chứng.                  D.Sự chuyển hóa của các sự vật.

Câu 22. “ Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông nhân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập nhà nuước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”. Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học?

A.Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng- chất, quy luật phủ định của phủ định.

B. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi.

C. Quy luật lượng- chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa.

D. Quy luật lượng- chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định.

Câu 23.Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?

A.Gi nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.            B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ.

C.Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.               D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 24. Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm của Triết học?

A.Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”.                     B.Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”.

C.Tiến hành phê bình và tự phê bình.              D.Điều hòa mâu thuẫn.

Câu 25.Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi”rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫnTriết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?

A.Tham gia dọn sạch đinh trên đường.                        B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lý những kẻ rải đinh.

C.Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.

D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.

Câu 26. Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật "Mâu thuẫn là chỉ hai mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng có quan hệ vừa thống nhất vừa đối lập". Vậy, khái niệm "đối lập" ở đây có nghĩa là hai mặt mâu thuẫn

A. đấu tranh lẫn nhau, không tồn tại cùng nhau được.          B. phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

C. chỉ có điểm khác biệt, không có điểm tương đồng.      D. chỉ có khác biệt, không có quan hệ nào với nhau.

Câu 27. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, khái niệm mâu thuẫn là chỉ

A. những quan điểm, tư tưởng trước sau không nhất quán.

B. hai mặt vừa đối lập, vừa thống nhất bên trong sự vật và hiện tượng.

C. quan hệ đấu tranh lẫn nhau của hai mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng.

D. hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trong một chỉnh thể.

Câu 28. Triết học gọi hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau là gì?

A. Sự thống nhất của hai mặt đối lập.              C. Sự cùng tồn tại, nương tựa nhau.

C. Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập.               D. Sự chuyển hóa của hai mặt đối lập.

Câu 29. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật dẫn đến kết quả như thế nào?

A. Sự vật, hiện tượng mới ra đời.                                             B. Các mặt đối lập bị tiêu vong.

C. Sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.                 D. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.

Câu 30. Trong lí luận về mâu thuẫn, người ta gọi quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sống là gì?

A. Những thuộc tính.               B. Những sự vật.          C. Hai yếu tố.                          D. Hai mặt đối lập.

Câu 31. Sự tác động theo xu hướng nào thì được gọi là sự đấu tranh của các mặt đối lập?    

A. Ràng buộc nhau.                 B. Cùng tồn tại.               C. Nương tựa nhau.              D. Phủ định, bài trừ nhau.

Câu 32. Mâu thuẫn làm cho sự vật, hiện tượng biến đổi không ngừng gọi là mâu thuẫn gì?

A. Mâu thuẫn chủ yếu.              B. Mâu thuẫn cơ bản.    C. Mâu thuẫn bên trong.      D. Mâu thuẫn bên ngoài.

Câu 33. Khẳng định nào sau đây là sai theo quan điểm của triết học?

A. Các mặt đối lập tác động qua lại với nhau theo ý muốn của con người.

B. Các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại với nhau một cách khách quan.

C. Không có mặt đối lập nào tồn tại một cách biệt lập.

D. Các mặt đối lập luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

Câu 34. Trong Triết học, mâu thuẫn có nghĩa là

A. những khuynh hướng trái ngược nhau. B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.         D. sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Câu 35. Ý kiến nào là sai trong các ý kiến sau?

A. Khi xem xét sự vật nào đó, chỉ cần xem xét kĩ lưỡng một mặt nhất định.

B. Khi xem xét sự vật nào đó, không tuyệt đối hóa một mặt đối lập nào.

C. Khi xem xét sự vật nào đó, phải theo dõi quá trình phát triển của mâu thuẫn để có cách giải quyết phù hợp.

D. Khi xem xét sự vật nào đó, phải luôn đẩy sự vật đến mâu thuẫn để nó phát triển.

Câu 36. Khẳng định nào sau đây là sai theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

            A. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.

            B. Con người tồn tại ngoài các quy luật của tự nhiên.

            C. Sự vật, hiện tượng luôn biến đổi trong không gian và thời gian.

            D. Con người có thể cải tạo được thế giới.

Câu 37. Khẳng định nào sau đây là đúng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

            A. Mong muốn của con người quy định sự phát triển.

            B. Mong muốn của con người tự nó không ảnh hưởng đến sự phát triển của các sự vật.

            C. Mong muốn của con người hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của các sự vật.

            D. Mong muốn, ý chí của con người tự nó tác động đến sự phát triển.

Câu 38. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật, hiện tượng dẫn đến kết quả

A. sự vật, hiện tượng mới ra đời.                                              B. các mặt đối lập bị tiêu vong.

C. sự vật, hiện tượng không còn mâu thuẫn nội tại.                             D. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.

Câu 39. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự thống nhất của các mặt đối lập có biểu hiện gì?

            A. Sự đồng nhất giữa hai mặt đối lập.              B. Sự cùng tồn tại, nương tựa nhau.

            C. Sự bài trừ, phủ định nhau.                           D. Cùng nằm trong một sự vật.

Câu 40. Luận điểm nào sau đây là sai theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

            A. Mặt đối lập là những mặt có đặc điểm trái ngược nhau.

            B. Mặt đối lập tồn tại khách quan trong sự vật, hiện tượng.

            C. Mặt đối lập không nhất thiết phải gắn liền với sự vật.

            D. Mặt đối lập là vốn có của các sự vật, hiện tượng.

Câu 41. Khẳng định nào sau đây là sai theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

            A. Các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại với nhau một cách khách quan.

            B. Các mặt đối lập tác động qua lại với nhau theo ý muốn của con người.

            C. Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ với nhau, không có mặt đối lập nào tồn tại biệt lập.

            D. Hai mặt đối lập của một mâu thuẫn luôn gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.

Câu 42. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các mặt đối lập do đâu mà có?

            A. Do ý thức, cảm giác của con người tạo ra.

            B. Là vốn có của thế giới vật chất, không do ai sinh ra.

            C. Do các sự vật, hiện tượng quy định lẫn nhau.

            D. Do ý niệm tuyệt đối sinh ra.

Câu 43. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, khái niệm mâu thuẫn là chỉ

A. những quan điểm, tư tưởng trước sau không nhất quán.

B. hai mặt vừa đối lập, vừa thống nhất bên trong sự vật và hiện tượng.

C. quan hệ đấu tranh lẫn nhau của hai mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng.

D. hai mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.

Câu 44. Triết học gọi hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau là gì?

A. Sự thống nhất của hai mặt đối lập.              B. Sự cùng tồn tại, nương tựa nhau.

C. Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập.               D. Sự chuyển hóa của hai mặt đối lập.

Câu 45. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật dẫn đến kết quả như thế nào?

A. Sự vật, hiện tượng mới ra đời.                                B. Các mặt đối lập bị tiêu vong.

C. Sự vật, hiện tượng không còn mâu thuẫn.     D.Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.

Câu 46. Khẳng định nào sau đây là sai theo quan điểm của triết học?

A. Các mặt đối lập tác động qua lại với nhau theo ý muốn của con người.

B. Các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại với nhau một cách khách quan.

C. Không có mặt đối lập nào tồn tại một cách biệt lập.

D. Các mặt đối lập luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

Câu 47. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường

A. Hợp tác, thương lượng.        B. Hòa bình.    C. Thỏa hiệp.               D. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Bài 5.

Câu 1. Trong triết học, khái niệm chất dùng để chỉ những

A. thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng.

B. thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật hiện tượng, phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác.

C. thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng.

D. yếu tố, thuộc tính,đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng.

Câu 2.Để phân biệt sự vật hiện tượng này với các sự vật hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?

A.Lượng.         B. Chất.           C. Độ.              D. Điểm nút.

Câu 3. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác là khái niệm

A.Lượng.         B. hợp chất.     C. chất             D. Độ.

Câu 4.Trong triết học, độ của sự vật hiện tượng là giới hạn mà trong đó

A.chưa cò sự biến đổi nào xẩy ra.         B.sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất cuả sự vật, hiện tượng.

C.sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.   D. sự biến đổi của chất diễn ra một cách nhanh chóng.

Câu 5. Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là

A.Độ và điểm nút.       B. diểm nút và bước nhảy.        C.chất và lượng.         D. bản chất và hiện tượng.

Câu 6. Sự biến đỗi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

A.Chất biến đổi trước thành lượng mới tương ứng.      B.Lượng biến đổi nhanh , chất biến đổi chậm.

C.Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh. D. Chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.

Câu 7. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A.lượng.           B. chất.                        C. độ.               D. điểm nút.

Câu 8. Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó

A.các sự vật thay đổi.  B.sự vật và hiện tượng thay đổi về chất.

C.lượng mới ra đời.                  D. sự vật mới hình thành và phát triển.

Câu 9. Khi biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì

A.S vật thay đổi.          B.lượng mới hình thành.                    C.chất mới ra đời.        D. sự vật phát triển.

Câu 10. Điều kiện để chất mới ra đời là gì?

A.Tăng lượng liên tục.                                                              B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép.

C.Lượng biến đổi đạt tới điểm nút.                                          D. Lượng biến đổi nhanh chóng.

Câu 11.Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là

 A. bước nhảy.               B. chất.                                    C. lượng.                    D. điểm nút.

Câu 12. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. độ.              B. lượng.          C. chất.                        D. điểm nút.

Câu 13. Trong triết học, chất mới ra đời lại bao hàm

  1. một hình thức mới.                          B. một diện mạo mới tương ứng.

C.một lượng mới tương ứng.                   D. một trình độ mới tương ứng.

Câu 14.Cách hiểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất là đúng?

A.Mọi sự biến đổi về lượng đều dẫn đến sự biến đổi về chất.

B. Lượng biến đổi dần dần đạt đến một giới hạn nhất định làm cho chất biến đổi.

C. Chất mới ra đời vẫn giữ nguyên lượng cũ.                           D. Lượng biến đổi liên tục làm cho chất thay đổi.

Câu 15.Cách giải thích nào sau đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật hiện tượng?

A.Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.          B.Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. Do sự phủ định biện chứng.                                                            D. Do sự vận động của vật chất.

Câu 16. Biểu hiện nào dưới đây chỉ ra cách làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng?

A.Liên tục thực hiện các bước nhảy.                                        B.Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết.

C.Bổ sung cho chất những nhân tố mới.                                  D. thực hiện các hình thức vận động.

Câu 17. Hiện tượng nào dưới đâythể hiện mặt lượng của sự vật?

A.tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao hơn năm 2014.

B. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn, dễ hòa tan trong nước.

C.Lan là một học sinh thông minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn.

D. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt bạn đọc nồng nhiệt đón nhận.

Câu 18. Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á với số dân 90,73 triệu người(năm 2014), lãnh thổ tiếp giáp với ba nước Lào, Campuchia,Trung Quốc và tiếp giáp với biển Đông.. chỉ ra mặt lượng trong thông tin trên.

A. Việt Nam.                  B. 90,73 triệu người.            C.Campuchia.                D.Đông Nam Á.

Câu 19. Để thực hiện tốt quy luật lượng chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây?

A.Nôn nóng đốt cháy giai đoạn.    B.Ngại khó ngại khổ. C. Dĩ hòa vi quý.    D. Trọng nam khinh nữ.

Câu 20. Để thực hiện tốt quy luật Lương- chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây?

A.Nôn nóng đốt cháy giai đoạn.    B. Ngại khó ngại khổ.    C. Dĩ hòa vi quý.    D. trọng nam khinh nữ.

Câu 21.Trong ba năm học phổ thông, năm nào bãn A cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt được qua và trở thành sinh viên đại học. điểm nút trong ví dụ trên là

A.ba năm học ở phổ thông.      B.sinh viên đại học.      C.học sinh giỏi.           D.25 điểm.

Câu 22. Dựa vào quy luật lượng- chất để lý giải tại sao việc kết hôn của các cô gái Việt Nam với người nước ngoài thông qua môi giới thường dễ tan vỡ?

A.Do không hòa hợp được về văn hóa.                     B.Chưa đủ thời gian tìm hiểu nhau để xây dựng tình yêu đích thực.

C. Trình độ của các cô dâu Việt còn thấp.          D. Nười nước ngoài có lối sống tự do, phóng khoáng trong hôn nhân.

Câu 23. Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chón phương án nào dưới đây?

A.Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được.   B.Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

C.Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra.  D. Sử dụng phao trong kỳ thi.

Cậu 24.Quan điểm nào dưới đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất?

A.Lượng đổi làm cho chất đổi.                                                 B. Mỗi chất lại có một lượng tương ứng.

C.Chất và lượng là hai mặt thống nhất trong một sự vật.          D. Chất mới ra đời giữ nguyên lượng cũ.

Câu 25. Chất là khái niệm dùng để chỉ:

A. Đặc điểm, cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng.

B. Thuộc tính bên trong của sự vật, hiện tượng.

C. Tất cả các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.

D. Những đặc điểm bên ngoài, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó.

Câu 26. Câu nào trong các câu tục ngữ sau nói về quan hệ lượng - chất?

            A. Chín quá hóa nẫu.   B. Tích tiểu thành đại.             C. Có chí thì nên.                     D. Năng nhặt chặt bị.

Câu 27. Tính qui định nói lên qui mô, trình độ phát triển của sự vật, gọi là gì?

A. Chất.                       B. Lượng.                     C. Độ.              D. Điểm nút.

Câu 28. Ý kiến nào sau đây không đúng với quan điểm của Triết học Mác-Lênin

A. Chất tồn tại khách quan bên ngoài sự vật.   B. Chất của sự vật được biểu hiện thông qua thuộc tính của sự vật.

C. Chất tồn tại khách quan gắn liền với sự vật.       D. Không có chất thuần túy bên ngoài sự vật.

Câu 29. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về lượng và chất

A. Sông có khúc, người có lúc.            B. Dốt đến đâu, học lâu cũng biết.   C. Chín quá hóa nẫu.          D. Miệng ăn núi lở.

Câu30. Dân gian có câu "Góp gió thành bão", câu nói đó thể hiện quan niệm gì?

A. Chất của sự vật thay đổi      .                                   B. Lượng của sự vật thay đổi.

C. Tích lũy về lượng để thay đổi về chất.                    D. Nhiều cái nhỏ sẽ thành một cái to.

Câu 31. Ý kiến nào sau đây không đúng với quan điểm của Triết học Mác-Lênin?

A. Lượng là tính qui định bên trong của sự vật.       B. Lượng nói lên qui mô, trình độ phát triển của sự vật.

C. Lượng tồn tại khách quan gắn liền với sự vật.      D. Lượng là do con người tăng hoặc giảm.

Câu 32. Câu nói: "Muối ba năm, muối đang còn mặn..." thể hiện nội dung gì?

A. Lượng.                    B. Độ.              C.  Điểm nút.               D. Chất.

Câu 33. Ý kiến nào sau đây không đúng với quan điểm của Triết học Mác-Lênin?

A. Chất và lượng của sự vật tồn tại khách quan.         B. Chất và lượng có quan hệ mật thiết với nhau.

C. Chất và lượng tồn tại biệt lập với nhau.                   D. Chất và lượng là nguyên nhân biến đổi của nhau.

Câu 34. Ý kiến nào sau đây không đúng với quan điểm của Triết học Mác-Lênin

A. Sự thay đổi của lượng đạt đến một giới hạn nhất định sẽ làm thay đổi về chất.

B. Sự thay đổi về chất là kết quả sự biến đổi về lượng của sự vật.

C. Mọi sự thay đổi về lượng đều đưa đến sự thay đổi về chất.

D. Không phải mọi sự thay đổi của lượng đều đưa đến sự thay đổi về chất.

Bài 6.

Câu 1. Phủ định siêu hình là sự phủ định diễn ra do

A.sự phát triển của sự vật hiện tượng.  B.sự tác động từ bên ngoài.

C. sự tác động từ bên trong.                 D. sự biến đổi về chất của sự vật hiện tượng.

Câu 2. Khẳng định nào sau đây đúng về phủ định siêu hình?

A.Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng.

B.Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng.

D.Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn.

Câu 3. Câu tục ngữ nào sau đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A.Tre già măng mọc.               B.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.                 

C. Con hơn cha là nhà có phúc.           D. có mới nới cũ.

Câu 4.Biểu hiện nào sau đây không phải là phủ định siêu hình?

A.Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn.               B.Gió bảolàm đổ cây cối.

C.Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.                       D. Con người đốt rừng.

Câu 5.Câu nói nào dưới đây là biểu hiện của sự phủ định siêu hình?

A. Nước chảy đá mòn.             B. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

C. Con hơn cha là nhà có phúc.           D.Con nhà tông không giống lông thì giống cánh.

Câu 6. Câu tục ngữ nào dưới đây là phủ định siêu hình?

A.Ở Bầu thì tròn, ở ống thì dài.                        B.Cây có cội, nước có nguồn.

C.kiến tha lâu đầy tổ.                           D.Có thực mới vức được đạo.

Câu 7. Khái niện dùng để chỉ sự xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng gọi là phủ định

A.biện chứng.  B.siêu hình.                 C.khách quan. D.chủ quan.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây mang đặc trưng của phủ định siêu hình?

A. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.

B. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật.

C. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.

D. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống.

Câu 9. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định

A.tự nhiên.                   B. siêu hình.                C.biện chứng.  D. xã hội.

Câu 10.phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do

A.sự tác động của ngoại cảnh. B.sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.

C.sự tác động của con người.   D.sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng.

Câu 11. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng là phủ định

A.biện chứng.  B.siêu hình.                 C.khách quan. D.chủ quan.

Câu 12.Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng?

A.Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ.

B.Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng.

C.Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vậ,t hiện tượng phát triển liên tục.

D.Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật hiện tượng mới.

Câu 13.Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng

A.Bảo làm đổ cây.       B. Đổ hóa chất xuống hồ làm cá chết.     C. Cây lúa trổ bông.   D. Sen tàn mùa hạ.

Câu 14.Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là

A.tính khách quan.                  B.tính chủ quan.          C.tính di truyền.           D.tính truyền thống.

Câu 15. Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là

A.tính kế thừa. B.tính tuần hoàn.                     C.tính thụt lùi.  D.tính tiến lên.

Câu 16. Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dướ đây?

A.Tính khách quan và tính kế thừa.     B.Tính truyền thống và tình hiện đại.

C. Tính dân tộc và tính kế thừa.                       D. Tính khách quan và tính thời đại.

Câu 17. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng?

A. Có trăng quên đèn.  B. Có mới nới cũ.        C. Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ.  D. Rút dây động rừng.

Câu 18. Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?

A.Tính khách quan      .           B.Tính truyền thống.        C. Tính kế thừa.      D. Tính hiện đại.

Câu 19.Cái mới không ra đời từ cái hư vô mà ra đời từ trong lòng cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào của phủ định biện chứng?

A.Tính khách quan      .           B.Tính truyền thống.        C. Tính kế thừa.      D. Tính hiện đại.

Câu 20. Phủ định của phủ định được hiểu làc sự phủ định

A.lần thứ nhất. B. lần thứ hai, có kế thừa.                    C.từ bên ngoài.            D.theo hình tròn.

Câu 21. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng

A.Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến.        B.Các giống loài mới thay thế các giống loại cũ.

C.Con người dùng nhiều hóa chất tiêu diệt sinh vật.      D.Học sinh đổi mới phương pháp học tập.

Câu 22. Câu tục ngữ nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng

  1. Sông lỡ cát bồi.            B.Uống nước nhớ nguồn.     C.Tức nước vỡ bờ.   D.Ăn cháo đá bát.

Câu 23. Khẳng định nào dưới đây phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?

A.T phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, nhằm phát huy cái tốt, khắc phục cái xấu.

B.Phê bình là đánh giá khuyết điểm của bản thân, nhằm khắc phục cái xấu.

C.Phê bình là chỉ ra khuyết điểm của người khác để họ sửa chửa cho tốt.

D.T phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, nhằm phát huy điểm mạnh của bản thân.

Câu 24. Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng

A.Người có lúc vinh, có lúc nhục.                   B.Giấy rách phải giữ lấy lề.

C.Một tiền gà, bà tiền thóc.                              D.Ăn cây nào, rào cây nấy.

Câu 25. Trường hợp nào dười đây là phụ định biện chứng

A.Đầu tư tiền sinh lãi.  B.Lai giống lúa mới.    C.Gạo đem ra nấu cơm.           DSen tàn mùa hạ.

Câu 26. Vì dụ nào dưới đây là biều hiện của phủ định siêu hình

A.Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến. B.Xây dựng nền văn hóa phong kiến.

C.Tiếp thu tinh hóa văn hóa tiên tiến.              D.Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 27. Quá trình phát trình từ trứng -> tằm -> nhộng -> bướm -> trứng là biểu hiện của

A.Phủ định biện chứng.           B.Phủ định siêu hình.  C.Phủ định quá khứ.         D.Phủ định hiện tại.

Câu 28. Câu nào dưới đây là phụ định biện chứng

A.Hết ngày đến đêm.   B.Hết mưa là nắng.      C. Hết hạ sang đông.   D. Hết bĩ cực, đến hồi thái lai.

Câu 29. Phương pháp học tập nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?

  1. Học vẹt.          B.Lập kế hoạch học tập.          C.Ghi thành dàn bài.                D. Sơ đồ hóa bài học.

Câu 30. Khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng là quá trình

A.phủ định quá khứ.                B.phủ định của phủ định.          C.phủ định cái cũ.          D.phủ định cái mới.

Câu 31.Theo Triết học Mác-lênin, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi nò bị cái mới hơn phủ định.. đó là sự

A. phủ định sạch trơn. B. phủ định của phủ định.      

C. ra đời của các sự vật.           D.thay thế các sự vật hiện tượng.

Câu 32.Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này chỉ ra

A. nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng.                       B.cách thức phát triển của sự vật hiện tượng.

C. khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.      D. quá trình phát triển của sự vật hiện tượng.

Câu 33. Cái mới ra đời phải trải qua quá trình đấu tranh giữa

A. cái mới và cái cũ.                            B. cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện.

C. cái trước và cái sau.             D. cái hiện đại và cái truyền thống.

Câu 34.Sự vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn, đó là

A. cách thức phát triển của sự vật và hiện tượng.     B. khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.

C. nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng.                       D. hình thức phát triển của sự vật, hiện tượng.

Câu 35. Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là

A.cái mới ra đời thay thế cái cũ.                                  B.sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C.quá trình lượng đổi dẫn đến chất đổi.                       D. xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Câu 36. Theo quan điểm duy vật biện chứng, cái mới ra đời

A. dễ dàng.                                          B.không đơn giản, dễ dàng.                

C. không quanh co, phức tạp. D. vô cùng nhanh chóng.        

Câu 37.Câu nào dưới đây nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?

A.Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.                                    B. Con vua thì lại làm vua.

C Tre già măng mọc.                                        D. Đánh bùn sang ao.

Câu 38.Câu nào dưới đây không nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?

A.Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa.   B. Tre già măng mọc.

C. Ở Bầu thì tròn, ở ống thì dài.                       D. Nước chảy đá mòn.

Câu 39.Theo quan điểm của Triết học, quan niệm nào dưới đây không cản trởi sự phát triển của xã hội.

A.Một con ngựa dau, cả tàu bỏ cỏ.                  B. Môn đăng, hộ đối.

C. trời sinh voi, trời sinh cỏ.                D. trong Nam khinh nữ.

Câu 40. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về khuynh hướng phát triển của sự vật,hiện tượng?

A.Cái mới sẽ bị cái mới hơn phủ định.            B. Cái mới se không bao giời bị xóa bỏ.

C. Cái mới không tồn tại được lâu.      D. Cái mới không ra đời từ cái cũ.

Câu 41. Câu nào dưới đây không đúng khi nói về triển vọng của cái mới?

A. Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời.   B.Sông có khúc người có lúc.

C. An chắc mặc bền.                                                   D. Sai một ly đi một dặm.

Câu 42. Xã hội loài người từ khi xuất hiện cho đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao theo quy luật

A.phát triển.                 B. vận động.                            C. nhận thức.                           D. khách quan.

Câu 43. Sự vật, hiện tượng sẽ không phát triển nếu

A.cái cũ không mất đi.             B.cái tiến bộ không xuất hiện.

C.cái cũ không bị đào thải.                  D. cái tiến bộ không  được đồng hóa.

Câu 44. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về sự phát triển?

A.Máy bay cất cánh.                B. Nước bay hơi.         C.Muối tan trong ước.  D.Cây ra hoa kết trái.

Câu 45. Con đường phát triển của sự vật hiện tượng diễn ra theo

A.đường cong. B.đường xoáy trôn ốc.             C.đường thẳng.            D. đường gấp khúc.

Câu 46. Cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn là thể hiện khuynh hướng nào dưới đây của sự vật hiện tượng?

A.Phát triển.                 B.Thút lùi.                   C.Tuần hoàn.               D. Ngắt quảng.

Câu 47.Câu viết của Lênin” cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, đôi khi nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luân”, là thể hiện diều gì dưới đây của sự vật hiện tượng?

A.Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.     B.Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng.

C. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng.                       D.Chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng.

Câu 48. Đâu là ý kiến sai với quan điểm phủ định biện chứng về cách học tập của học sinh?

A. Luôn luôn suy nghĩ để đổi mới phương pháp học tập. B. Phê phán cái cũ nhưng không phủ định tất cả.

C. Giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa.      D. Học lên lớp 11 thì không liên quan đến lớp 10 nữa.

Câu 49. Theo quan điểm Triết học Mác-Lê nin, phủ định biện chứng là

A. xóa bỏ sự tồn tại của sự vật.                        B. thay sự vật cũ bằng một sự vật mới.

C. cái mới ra đời, kế thừa và tiến bộ hơn cái cũ.              D. cái mới ra đời nhằm xóa bỏ cái cũ.

Câu 50. Trong Triết học, sự thay thế sự vật này bằng sự vật kia được gọi là gì?

A. Tồn tại.                   B. Vận động.               C. Phủ định.                 D. Mâu thuẫn.

Câu 51. Đặc điểm của phủ định biện chứng là

A. cái mới ra đời có tính khách quan và kế thừa.    B. cái mới ra đời hoàn toàn lặp lại cái cũ.

C. cái mới ra đời khác biệt với cái cũ.                          D. cái mới ra đời xóa bỏ hoàn toàn cái cũ.

Câu 52. Ý kiến nào sau đây không đúng với quan điểm của Triết học Mác-Lênin?

A. Phủ định biện chứng có tính khách quan.   B. Phủ định biện chứng xóa bỏ hoàn toàn cái cũ.

C. Phủ định biện chứng tạo tiền đề cho sự phát triển.

D. Cái mới ra đời dường như lặp lại cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn.

Câu 53. Bạn A nói: Cứ thay cái cũ bằng cái mới là sự phát triển rồi. Theo em, bạn A nói đúng hay sai, vì sao?

A. Bạn A nói đúng vì: thực chất của sự phát triển là cái mới ra đời.

B. Bạn A nói sai vì: không phải cứ thay thế cái cũ bằng cái mới là sự phát triển.

C. Bạn A nói đúng vì: trong sự phát triển của sự vật bao giờ cũng có cái mới xuất hiện thay cái cũ.

D. Bạn A nói sai vì: cái cũ và cái mới phải liên quan đến nhau thì sự thay thế đó mới là sự phát triển.

Bài 7.

Câu 1.nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?

A.Nhận thức lý tính.       B. Nhận thức cảm tính.         C. Nhận thức biện chứng.        D. Nhận thức siêu hình.
Câu 2. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là

A. nhận thức.               B.cảm giác.                  C. tri thức.                    D. thấu hiểu.

Câu 3.Quá trình nhận thưc` diễn ra phức tạp, gồm

A.hai giai đoạn.           B. ba giai đoạn.            C. bốn giai đoạn.         D. năm giai đoạn.

Câu 4. Nhận thức cảm tính được taọ nên do sự tiếp xúc

A.trực tiếp với các sự vật, hiện tượng.              B. gián tiếp với các sự vật, hiện tượng.

C.gần gũi với các sự vật, hiện tượng.               D.trực diện với các sự vật, hiện tượng.

Câu 5. Nhận  thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng?

A.Đặc điểm bên trong.             B. Đặc điểm bên ngoài.           C. Đặc điểm cơ bản.    D. Đặc điểm chủ yếu.

Câu 6. Nhận thức cảm tính giúp con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách

A.cụ thể và sinh động.   B.chủ quan và máy móc.  C. khái quát và trừu tượng.  D. cụ thể và máy móc.

Câu 7. Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn

A.gắn lý thuyết với thực hành.             B.đọc nhiều sách.       

C. đi thực tế nhiều.                                          D. phát huy kinh nghiệm bản thân.

Câu 8.Nhận thức bao gồm hai giai đoạn nào dưới đây?

A.So sánh và tổng hợp.            B.Cảm tính và lý tính.    C. cảm giác và tri giác.            D.So sánh và phân tích.

Câu 9.Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính cung cấp cho nhận thức lý tính những

A.tài liệu cụ thể.          B.tài liệu cảm tính.                   C.hình ảnh cụ thể.       D. hình ảnh cảm tính.

Câu 10.Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lý tính?

A.mối mặn, chanh chua.          B. ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.

C. Ăn xổi ở thì.                        D. Lòng sung cũng như lòng vã.

Câu 11. Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là

  1. lao động.          B. thực tiễn.                 C.cải tạo.         D. nhận thức.

Câu 12. Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức?

  1. Hai.                        B. Ba.              C. Bốn.            D. Năm.

Câu 13. Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện

A.phương thức sản xuất.          B. phương thức kinh doanh.      C.đời sống vật chất.   D. đời sống tinh thần.

Câu 14.Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn.

A.hoạt động sản xuất của cải vật chất. B.Hoạt động chính trị xã hội.

C.Hoạt động thực nghiệm khoa học.    D.trái đất quay quanh Mặt trời.

Câu 15. Ý` kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn?

A.Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần.                 B.Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất.

C.Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động lao động.       D. Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan.

Câu 16.Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất của cải vật chất?

A. Sáng tạo máy bóc hành tỏi. B. Ngiên cứu giống lúa mới.

C.Chế tạo ro-bôt làm việc nhà.            D.Quyên góp ủng hộ người nghèo.

Câu 17.Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị xã hội

A.Ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt.                       B.Ủng hộ trẻ em khuyết tật.

C.Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ.                      D. trồng rau xanh cung ứng ra thị trường.

Câu 18.Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quyết định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?

A.Kinh doanh hàng hóa.          B. Sản xuất vật chất.        C. Học tập nghiên cứu.        D. Vui chơi giải trí.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A.Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.     B.Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.

C.Thực tiễn là động lực của nhận thức.            D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

Câu 20. Câu nào dưới đây thể hiện vai trò thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A.Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.     B. Con hơn cha, nhà có phúc.

C.Gieo gió gặt bảo.                                                      D. Ăn cây nào rào cây ấy.

Câu 21. Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A.Ếch kêu uôm uỗm, ao chuôm đầy nước.                  B. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng.

C.Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão.                     D.Cái răng cái tóc là vóc con người.

Câu 22. Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?

A.Cái khó ló cái khôn. B.Con vua thì lại làm vua.

C.Con hơn cha, nhà có phúc.  D. Kiến tha lâu đầy tổ.

Câu 23. Bác Hồ đã từng nói “ lý luận mà không liên hệ thực tiễn là lý luận suông”. Câu nói của Bác có ý nghĩa: thực tiễn là

A.cơ sở của nhận thức.                        B. động lực của nhận thức.                 

C.mục đích của nhận thức.                  D.tiêu chuẩn của chân lý.

Câu 24. Câu nào dưới đâykhông nói về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Học đi đôi với hành.                                               B. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

C. Trăm hay không bằng tay quen.                  D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

Câu 25. Trong cuộc sống học tập, lao động sản xuất, thực nghiệmkhoa học, hoạt động chính trị xã hội, chúng ta cần coi trọng

A.hoạt động thực tiễn. B.nghiên cứu khoa học.           C. đào tạo nhân lực.                 D.hoạt động sản xuất.

Câu 26. Để đánh giá một người theo quan điểm của Triết học, nên xem xét ở góc độ nào dưới đây?

A. Ấn tượng ban đầu như thế nào.                   B. Học thầy không tầy học bạn.

C. Ăn vóc học hay.                                          D. Con hơn cha, nhà có phúc.

Câu 27.Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuản của chân lý?

A. Cá không ăn muói cá ươn.  B.Học thầy không tầy học bạn.

C. Ăn vóc học hay.                              D. Con hơn cha, nhà có phúc.

Câu 28.Các nhà khoa học đã tìm ra vắcxin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn?

A.Cơ sở của nhận thức.                       B.Mục đích của nhận thức.                 

C.Động lực của nhận thức.                  D. Tiêu chuẩn của chân lý.

Câu 29.Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo ra các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Mục đích của nhận thức.                 B. Động lực của nhận thức.

C. Cơ sở của nhận thức.                                   D. Mục tiêu của chân lý.

Câu 30.Con người thám hiểm vòng quanh Trái Đất và chụp ảnh Trái Đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào của dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A.  Tiêu chuẩn của chân lý.                 B. Động lực của nhận thức.   

C. Cơ sở của nhận thức.                       D. Mục đích của nhận thức.

Câu 31.Những tri thức về Toán học đều bắt nguồn từ

A.thực tiễn.                  B.kinh nghiệm.            C.thói quen.                 D.hành vi.

Câu 32. Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua

A.thực tiễn.                  B..thói quen.                C.hành vi.        D.tình cảm.

Câu 33. Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?

A.Làm kế hoạch nhỏ.     B. Làm từ thiện.            C.Học tài liệu sách giáo khoa.           D. tham quan du lịch.

Câu 34. Chỉ có thể đem tri thức mà con người nhận đượckiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là

A.cơ sở của nhận thức.                        B. mục đích của nhận thức.

C.động lực của nhận thức.       D. tiêu chuẩn của chân lý.

Câu 35.Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn. điều này thể hiện, thực tiễn là

A.cơ sở của nhận thức.                        B. mục đích của nhận thức.

C.động lực của nhận thức.       D. tiêu chuẩn của chân lý.

Câu 36. Luôn vận động và đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn?

A.Cơ sở của nhận thức.                       B. Mục đích của nhận thức.

C.Động lực của nhận thức.      D. Tiêu chuẩn của chân lý.

Câu 37. Thực tiễn là động lực của nhận thức vì

A.luôn đặt ra yêu cầu mới.                                                      B.luôn cải tạo hiện thực khách quan.

C.thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ.                D. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm.

Câu 38. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Nhận thức là quá trình phức tạp, trải qua hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

B. Nhận thức là quá trình phức tạp, trải qua các giai đoạn: Cảm giác, tri giác và biểu tượng để có hiểu biết về sự vật.

C. Nhận thức là sự nhận biết của con người về sự vật.

D. Nhận thức là do chúa tạo ra.

Câu 39. Khi con người tác động trực tiếp lên sự vật bằng các cơ quan cảm giác, giai đoạn này thuộc về giai đoạn nhận thức nào?

A. Giai đoạn nhận thức cảm tính.                                B. Giai đoạn cảm giác.

C. Giai đoạn nhận thức lý tính.                                    D. Giai đoạn nhận thức khoa học.

Câu 40. Giai đoạn nhận thức cảm tính có đặc điểm gì?

A. Là giai đoạn nhận thức đầu tiên của con người về sự vật, hiện tượng.

B. Là giai đoạn đem lại những hiểu biết hạn chế về sự vật, hiện tượng.

C. Là giai đoạn đem lại cho con người những hiểu biết bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

D.Là giai đoạn đem lại cho con người những hiểu biết bên trong của sự vật, hiện tượng.

Câu 41. Hoạt động thực tiễn có bao nhiêu đặc điểm?

            A. 2.                B. 3.                 C. 4.                 D. 5.

Câu 42. Hoạt động nào dưới đây là hoạt động cơ bản nhất của hoạt động thực tiễn?

A. Xây dựng tòa nhà Minh Hằng.                                             B. Nghiên cứu, lai tạo giống lúa vô tính.

C. Xây dựng "Làng văn hóa" tại khu dân cư.               D. Tổ chức bầu cử Quốc hội.

Câu 43. Khẳng định nào sau đây là sai theo quan điểm của Triết học Mác - Lê nin?

A. Thực tiễn không có lí luận là thực tiễn mù quáng.  

B. Lí luận không có thực tiễn là lí luận suông.

C. Lí luận có thể phát triển không cần thực tiễn.

D. Thực tiễn là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 44. Thực tiễn có mấy vai trò đối với nhận thức?

            A. 2.                B. 3.                 C. 4.                 D. 5.

Câu 45. "Học đi đôi với hành" thể hiện quan điểm gì?

A. Lí luận phải đi đôi với thực tiễn.     B. Lí luận cần phải được kiểm nghiệm.

C. Học là để ứng dụng.                                    D. Lí luận có thể phát triển không cần thực tiễn.

Câu 46. Tiêu chuẩn của chân lí là gì?

A. Được nhiều người thừa nhận.                      B. Nhận thức.

C. Thực tiễn.                                        D. Đảm bảo không mâu thuẫn trong suy luận.

Câu 47. Mục đích của nhận thức là gì?

A. Cải tạo thế giới khách quan.                        B. Được mọi người công nhận.

C. Phát triển nhận thức.                                   D. Phát triển thực tiễn.

Câu 48. "Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ" thể hiện quan điểm gì?

A. Nhận thức phải đi đôi với thực tiễn.  B. Nhận thức cần phải được kiểm nghiệm.

C. Nhận thức phải được bắt nguồn từ thực tiễn.

D. Nhận thức cần phải trải qua giai đoạn nhận thức cảm tính.

Câu 49. Luận điểm "Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" nói đến vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

            A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.         B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

            C. Thực tiễn là mục đích của thực tiễn.                 D. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

Câu 50. Đang ngồi chơi trong lớp, bạn A nói với bạn B: "Thầy giáo gọi mày kìa". Tiếng các bạn xôn xao: "Nó lừa mày đấy." Bạn A: "Cứ nhìn ra rồi biết. Bị thầy mắng đừng trách tao". Bạn B nhìn ra ngoài và nháy mắt với bạn A: "Thằng bạn tốt, cảm ơn mày". Theo em trong tình huống này, bạn A đã vận dụng vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức để làm cho bạn B tin mình?

            A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.         B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

            C. Thực tiễn là mục đích của thực tiễn.                 D. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

Câu 51. Trong giờ sinh hoạt cuối tháng, trước khi đọc kết quả hạnh kiểm tháng của lớp, cô giáo nói: "Tháng này, các em đã rất cố gắng, lớp ta luôn dẫn đầu toàn trường trong các tuần và các phong trào. Để ghi nhận thành tích đó của các em, tháng này cô xếp loại cả lớp đều được hạnh kiểm tốt". Theo em, cô gióa đã vận dụng vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức để đưa ra kết luận đó?

            A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.         B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

            C. Thực tiễn là mục đích của thực tiễn.                 D. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

Bài 9.

Câu 1. Vì sao nhà nước ta đề ra chính sách phát triển kinh tế; chính sách phát triển văn hóa, giáo dục…?

            A. Vì con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử.

            B. Vì con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần cho xã hội.

            C. vì con người là động lực phát triển xã hội.

            D. Vì con người là mục tiêu phát triển của xã hội.

Câu 2. Mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội là trở thành một chế độ xã hội

            A. không còn áp bức, bóc lột.

            B. trong đó con người được sống tự do, hạnh phúc.

            C. coi trọng sự phát triển toàn diện con người.

            D. dân giàu, nước mạnh.

Bai 10GDCD10

Câu 1. Đạo đức được hiểu là

            A. chuẩn mực hành vi.                        B. qui tắc xử sự trong xã hội.

            C. qui tắc xử sự chung.                        D. chuẩn mực ứng xử trong xã hội.

Câu 2. Quan niệm nào sau đây là đúng về đạo đức?

            A. Hệ thống quy tắc, chuẩn mực để điều chỉnh hành vi cho phù hợp với xã hội.

            B. Hệ thống quy định của thôn xóm để điều chỉnh hành vi của cá nhân.

            C. Hệ thống quy tắc xử sự có tính truyền thống của dân tộc.

            D. Đạo đức là các quy tắc ứng xử của một dân tộc trong một quốc gia.

Câu 3. Những chuẩn mực đạo đức nào sau đây phù hợp với yêu cầu của chế độ XHCN?

            A. Nhân nghĩa.                B. Trung quân.                  C. Tam tòng.                   D. Tam cương.

Câu 4. Câu tục ngữ nào sau đây có ý nói về đạo đức?

            A. Thương người như thể thương thân.            B. Phép vua thua lệ làng.

            C. Trọng nghĩa khinh tài.                                 D. Cầm cân nảy mực.

Câu 5. Câu tục ngữ nào sau đây không có ý nói về đạo đức?

            A. Uống nước nhớ nguồn.                   B. Đất có lề, quê có thói.

            C. Nhường cơm sẻ áo.             D. Cái nết đánh chết cái đẹp.

Câu6.  Đạo đức là sự điều chỉnh hành vi của con người

            A. thông qua những yêu cầu tối thiểu của xã hội.

            B. thông qua những yêu cầu tối đa của xã hội.

            C. một cách tự giác theo khả năng của mình.

            D. một cách tự giác theo yêu cầu của nhà nước.

Câu 7. Quy tắc nào sau đây không là chuẩn mực đạo đức?

            A. Trung thực. B. Nhường nhịn.          C. Đóng nộp.   D. Chan hòa.

Câu 8. Đạo đức có vai trò giúp cá nhân

            A. sống có ích.                         B. trở thành công dân tốt.

            C. phát triển toàn diện.                        D. có đời sống đầy đủ.

Câu 9. Trong các nội dung sau, nội dung nào nói về vai trò của đạo đức đối với cá nhân?

            A. Là nền tảng trong quan hệ giữa các cá nhân.

            B. Là chuẩn mực hành vi cho mỗi cá nhân.

            C. Giúp cá nhân có năng lực sống thiện.

            D. Giúp cá nhân trưởng thành, phát triển.

Câu 10. Trong lớp có hai bạn đánh nhau do mâu thuẫn cá nhân. Là người chứng kiến, em sẽ hành động như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

            A. Vào can hai bạn để tránh cho hai bạn bị thương.

            B. Yêu cầu lớp trưởng vào can thiệp.

            C. Chạy đi mời giáo viên chủ nhiệm đến can thiệp.

            D. Làm ngơ vì đó là chuyện bình thường của học sinh.

Câu 11. Trên đường đi học em thấy một người bị tai nạn giao thông cần đưa đi cấp cứu. Là người chứng kiến, em sẽ hành động như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

            A. Dừng lại giúp đỡ dù muộn học.

            B. Hô hoán nhờ người giúp đỡ để kịp đi học.

            C. Cứ đi học vì mình không liên quan.

            D. Đứng chụp ảnh đăng lên Facebook.

Câu 12. Xã hội sẽ mất ổn định khi

            A. kinh tế khó khăn.                            B. đạo đức bị xuống cấp.

            C. chính trị không ổn định.                  D. tệ nạn xã hội gia tăng.

Câu 13. Vợ chồng không chung thủy là hành vi vi phạm đạo đức trong

            A. gia đình.                  B. xã hội.         C. quan hệ cá nhân.                 D. xã hội hiện đại.

Câu 14. Người biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của người khác là người

            A. biết điều.                 B. có đạo đức. C. biết tự giác.  D. có lòng tự trọng.

Câu 15. Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là nền đạo đức

            A. hiện đại.                  B. tiến bộ                     C. tiên tiến.                  D. lành mạnh.

Câu 16. Trong những xã hộ có giai cấp, nền đạo đức luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp

            A. lao động.                                         B. tiến bộ trong xã hội.

            C. thống trị.                                          D. chiếm số đông trong xã hội.

Câu 17. Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính

            A. tự giác, có tính chủ động.                B. bắt buộc, có tính cưỡng chế.

            C. bắt buộc và tự nguyện.                                D. chủ động , có tính tự nguyện.

Câu 18. Những phong tục,  tập quán  lâu đời nhưng vẫn còn phù hợp với những chuẩn mực đạo đức tiến bộ hiện nay được coi là

            A. đạo đức truyền thống.                                 B. phong tục truyền thống.

            C. Văn hóa truyền thống.                                 D. thuần phong mỹ tục.

Câu 19. Việc sống và tuân theo những chuẩn mực, qui tắc đạo đức sẽ giúp con người

            A. hoàn thiện nhân cách.                                 B. sống thỏa mái.

            C. hoàn thiện nhiều kỹ năng.               D. không bị pháp luật xử lý.

Câu 20. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ

            A. không bị ảnh hưởng.                                   B. không được thừa nhận.

            C. không có ý nghĩa.                            D. trở nên nguy hiểm.

Câu 21. Một xã hội mà ở đó những quy tắc, chuẩn mực đạo đức bị coi thường, xem nhẹ thì xã hội đó sẽ

            A. không có sự phát triển.                                B. không có động lực phát triển.

            C. không có sự phát triển bền vững.    D. phát triển chậm.

Câu 22. Trên đường đi học, bạn A thấy một em bé bị ngã sây sước chân, tay; bạn  đã dừng lại đỡ em dậy và đưa em vào trạm xá gần đó để vệ sinh và chăm sóc vết thương. Hành động đó của bạn A là phù hợp với

            A. đạo đức.                  B. pháp luật.                C. phong tục.               D. hương ước

Bài 11 GDCD10

Câu 1. Việc làm nào dưới đây biểu hiện sự thiếu trách nhiệm của thanh niên?

A. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi.

B. Tích cực học tập chỉ vì bản thân.

C. Sống, học tập và làm việc luôn nghĩ đến bổn phận.

D. Nỗ lực học tập và rèn luyện toàn diện.

Câu 2. Nghĩa vụ là việc thực hiện

A. nhu cầu, lợi ích cá nhân.

B. nhu cầu, lợi ích cá nhân và nhu cầu, lợi ích xã hội.

C. hài hòa nhu cầu, lợi ích cá nhân và nhu cầu, lợi ích xã hội.

D. trách nhiệm của mình phù hợp với bản thân.

Câu 3. Theo em, quan niệm nào sau đây là đúng?

A Nghĩa vụ của học sinh chỉ là học tập.

B. Góp phần xây dựng xã hội là trách nhiệm của người lớn.

C. Tất cả mọi người đều có nghĩa vụ đạo đức trong mối quan hệ cụ thể.

D. Nghĩa vụ đạo đức là trách nhiệm bắt buộc ai cũng phải thực hiện.

Câu 4. Học sinh rèn luyện để trở thành người có lương tâm cần phải

A. tự giác thực hiện hành vi đạo đức.              B. luôn luôn vâng lời người lớn.

C. phấn đấu đạt nhiều thành tích cá nhân.                   D. Làm những gì mình cho là đúng.

Câu 5. Câu tục ngữ nào sau đây nói về lương tâm?

A. Nói người phải nghĩ đến thân.                               B. Một lời nói dối, xám hối bảy ngày.

C. Cá không ăn muối cá ươn.                          D. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

Câu 6. Một người có nhân phẩm là người

A. thực hiện tốt các công việc được phân công. B. thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

C. luôn làm vừa lòng mọi người.                      D. luôn bảo vệ ý kiến của mình.         

Câu 7. Câu tục ngữ nào sau đây có ý nói về danh dự?

A. Già néo đứt dây.                                                     B. Khôn ăn cái, dại ăn nước.

C. Chết vinh còn hơn sống nhục.                                 D. Chín quá hóa nẫu.

Câu 8. Khẳng định nào sau đây về danh dự là đúng?

A. Đức tính đã được tôn trọng và đề cao.   B. Uy tín đã được xác nhận và suy tôn.

C. Nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.  D. Năng lực đã được khẳng định và thừa nhận.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây mang lại hạnh phúc cho gia đình, xã hội?

A. Làm mọi việc để đạt được mục đích tư lợi cho bản thân.

B. Gom nhặt và quyên góp sách giáo khoa cũ để giúp các bạn nghèo khó.

C. Làm mọi việc để có được nhiều tiền.

D. Biết nhờ trẻ em lao động để giảm chi phí cho gia đình .

Câu 10. Câu ca dao, tục ngữ: "Mẹ già ở túp lều tranh/ Sớm thăm, tối hỏi mới là đành dạ con"  nói lên phạm trù đạo đức nào theo khái niệm mà em đã học?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 11. Câu ca dao, tục ngữ: "Một lời nói dối, xám hối bảy ngày"  nói lên phạm trù đạo đức nào theo khái niệm mà em đã học?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 12. Câu ca dao, tục ngữ: "Con cái giỏi giang, vẻ vang cha mẹ"  nói lên phạm trù đạo đức nào theo khái niệm mà em đã học?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 13. Câu ca dao, tục ngữ: "Ngọc nát hơn ngói lành"  nói lên phạm trù đạo đức nào theo khái niệm mà em đã học?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 14. Câu ca dao, tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm"  nói lên phạm trù đạo đức nào theo khái niệm mà em đã học?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 15. Câu ca dao, tục ngữ: "Anh em như thể chân tay/ Rách, lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"  nói lên phạm trù đạo đức nào theo khái niệm mà em đã học?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 16. Câu ca dao, tục ngữ: "Đào hố hại người, lại chôn mình"  nói lên phạm trù đạo đức nào theo khái niệm mà em đã học?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 17. Câu ca dao, tục ngữ: "Cọp chết để da, người chết để xương"  nói lên phạm trù đạo đức nào theo khái niệm mà em đã học?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 18. Nhìn thấy tiền của bạn đánh rơi, A đã nhặt để trả cho bạn. Theo em, bạn A đã thực hiện theo phạm trù đạo đức nào?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 19. Nhìn thấy tiền của bạn đánh rơi, A đã rất do dự và cuối cùng cũng nhặt lên để trả cho bạn. Theo em, bạn A đã thực hiện hành vi của mình theo phạm trù đạo đức nào?

            A. Nghĩa vụ.                                        B. Lương tâm. 

            C. Nhân phẩm, danh dự.                      D. Hạnh phúc.

Câu 20. Nội dung: phản ánh mối quan hệ đạo đức giữa cá nhân với cá nhân là nói đến phạm trù đạo đức nào dưới đây?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.            D. Hạnh phúc.

Câu 21. Những yêu cầu chung để đảm bảo hài hòa nhu cầu lợi ích của các cá nhân trong xã hội là nội dung của phạm trù đạo đức nào dưới đây?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 22. Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân là nội dung phạm trù đạo đức nào dưới đây?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 23. Giờ ra chơi, chỉ còn mình bạn A trong lớp. Nhìn thấy trong ngăn bàn bạn B để chiếc điện thoại Samsung, nhanh tay A đã dấu chiếc điện thoại đó để bán lấy tiền. Từ lúc đó, A rất lo lắng sợ bị phát hiện. Cảm giác lo lắng của A được gọi là gì?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 24.  Phạm trù đạo đức nào sau đây giúp điều chỉnh hành vi của con người?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 25.  Bạn A đi học về, thấy mẹ ốm nằm trên giường chưa kịp nấu cơm. Bạn đã nhanh tay vào bếp nấu cơm cho cả nhà đỡ mẹ mà không cần mẹ phải sai bảo. Bạn A đã hành động theo phạm trù đạo đức nào?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 26. Người luôn thực hiện tốt trách nhiệm đạo đức của mình trong các mối quan hệ được gọi là người có

            A. nghĩa vụ.                 B. lương tâm.               C. nhân phẩm, danh dự.             D. hạnh phúc.

Câu 27. Người có nhân phẩm là người được xã hội

            A. nêu gương.  B. đánh giá cao.                       C. chấp nhận.              D. khen thưởng.

Câu 28. Người biết tự chủ bản thân làm những điều tốt đẹp, kiềm chế các nhu cầu không chính đáng được gọi là người có

            A. nghĩa vụ.                 B. lương tâm.               C. nhân phẩm, danh dự.             D. hạnh phúc.

Câu 29. "Nói chín thì phải làm mười/Nói mười làm chín kẻ cười người chê” là câu tục ngữ nói đến phạm trù đạo đức nào?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 30. Tâm trạng vui vẻ của bạn A khi bài kiểm tra được điểm cao gọi là gì?

            A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.  C. Nhân phẩm, danh dự.             D. Hạnh phúc.

Câu 31. Xã hội khinh bỉ người có những nhu cầu không lành mạnh. Việc thỏa mãn nhu cầu của họ không thuộc nội dung phạm trù

            A. nghĩa vụ.                 B. lương tâm.               C. nhân phẩm, danh dự.             D. hạnh phúc.

Câu 32. Giá trị làm người của mỗi người được gọi là

            A. lương tâm.   B. nhân phẩm. C. danh dự.                  D. danh hiệu.

Câu 33. Khi người nào tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó

            A. có danh dự. B. có phẩm giá.               C. có địa vị.     D. có quyền lực.

Câu 34. Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

            A. tự điều chỉnh.          B. lương tâm.               C. tự đánh giá. D. tự nhận thức.

Câu 35. Xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh trên cơ sở bảo đảm được những nhu cầu và lợi ích của

            A. cộng đồng.  B. Nhà nước.               C. mỗi cá nhân.           D. mỗi gia đình.

Câu 36. Khi mỗi cá nhân ý thức được trách nhiệm của bản thân trước cộng đồng xã hội thì những trách nhiệm này được gọi là

            A. nghĩa vụ cá nhân.                            B. bổn phận của cá nhân.

            C. nhiệm vụ cá nhân.               D. trọng trách của cá nhân.

Câu 37. Những người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội và những người xung quanh

            A. cô lập, xa lánh.              B. xử lý.             C. coi thường, khinh rẻ.       D. bỏ rơi.

Câu 38. Người có nhân phẩm thường có những nhu cầu vật chất và tinh thần

            A. phong phú.  B. đơn giản.                 C. rất lớn.                     D. lành mạnh.

Câu 39. Hạnh phúc là cảm xúc của con người nên nó luôn gắn với

            A. cộng đồng.  B. từng cá nhân.                       C. xã hội.                     D. loài người.

Câu 40. Hạnh phúc của từng cá nhân là cơ sở của

            A. hạnh phúc xã hội.               B. sự phát triển của xã hội.

            C. sự ổn đinh xã hội.               D. hạnh phúc gia đình.

Câu 41. Hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của

A. từng cá nhân.          B. tất cả mọi người.   C. số đông trong xã hội. D. mỗi gia đình.

Bai 12 GDCD10

Câu 1. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của tình yêu đích thực?

A. Có sự trung thực, chân thật.                        B. Tự trọng và tôn trọng lẫn nhau.

C. Luôn hờn dỗi nhau.                         D. Biết hi sinh vì nhau.

Câu 2. Theo em, đâu là quan niệm sai về tình yêu chân chính?

A. Tình yêu trong sáng và lành mạnh.

B. Tình yêu không vụ lợi, phù hợp với xã hội.

C. Biết sống và hi sinh vì nhau.

D. Làm hoàn thiện người kia phù hợp với mình.

Câu 3. Tình yêu khác tình bạn khác giới ở điểm nào?

A. Muốn chia sẻ buồn, vui.                             B. Muốn được đi chơi cùng nhau.

C. Biết tôn trọng nhau.                         D. Có nỗi nhớ vô bờ bến.

Câu 4. Những quan niệm sau đây, quan niệm nào đúng?

A. Tình yêu là tình cảm riêng tư của cá nhân do đôi trai gái quyết định, Nhà nước và xã hội không nên can thiệp vào.

B. Trong tình yêu cần có sự trợ giúp của gia đình, của cơ quan đoàn thể và sự hướng dẫn của Nhà nước.

C. Tình yêu phải được xuất phát từ tình bạn.

D. Yêu là quá trình tìm hiểu lựa chọn nên cần phải yêu nhiều người.

Câu 5. Câu tục nào sau đây nói về hạnh phúc gia đình?

A. Anh em kiến giả, nhất phận.

B. Cá không ăn muối, cá ươn/ Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư.

C. Tốt danh hơn lành áo.

D. Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.

Câu 6. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng được hiểu là vợ chồng

A. có quyền ngang nhau trong gia đình.

B. có thể thỏa thuận các vấn đề chung trong gia đình.

C. luôn yêu thương, chung thủy, quan tâm đến nhau.

D. bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Câu 7. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về sự bình đẳng giữa vợ và chồng?

A. Thuận vợ, thuận chồng, tát bể đông cũng cạn.

B. Chung lưng đấu cật.

C. Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm, xông hương mặc người.

D. Trên đồng cạn, dưới ruộng sâu/Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Câu 8. Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình ở nước ta hiện nay là: Hôn nhân

A. tự nguyện không bị ép buộc.   B. dựa trên cơ sở tình yêu giữa hai người nam và nữ.

C. dựa trên sự bình đẳng.    D. tự nguyện, tiến bộ; một vợ một chồng; vợ chồng bình đẳng.

Câu 9. Pháp luật qui định độ tuổi kết hôn của nam và nữ là bao nhiêu?

A. Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, nữ từ đủ 16 tuổi trở lên.

B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. Nam từ đủ 21 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Nam từ đủ 22 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 10. Em đồng ý với quan điểm nào dưới đây?

            A. Tự do yêu đương là có quyền yêu nhiều người một lúc để lựa chọn.

            B. Hôn nhân tiến bộ là nam nữ được sống thử trước khi kết hôn.

            C. Chỉ có tình yêu chân chính mới có thể dẫn tới hôn nhân bền vững.

            D. Trong xu thế toàn cầu hóa, tình yêu đi liền với tình dục.

Câu 11. Để góp phần vào sự tăng trưởng của đất nước, chức năng nào của gia đình là chức năng quan trọng nhất?

            A. Duy trì nòi giống.                B. Tổ chức đời sống gia đình.

            C. Nuôi dạy con cái.                            D. Phát triển kinh tế gia đình.

Câu 12. Gia đình góp phần phát triển văn hóa của đất nước do thực hiện  chức năng

            A. duy trì nòi giống.                             B. tổ chức đời sống gia đình.

            C. nuôi dạy con cái.                             D. phát triển kinh tế gia đình.

Câu 13. Gia đình góp phần bảo tồn truyền thống văn hóa của dân tộc khi thực hiện chức năng

            A. duy trì nòi giống.                             B. tổ chức đời sống gia đình.

            C. nuôi dạy con cái.                             D. phát triển kinh tế gia đình.

Câu 14. Trường hợp nào sau đây thì người vợ không được tái giá?

            A. Người chồng đã chết.                                  B. Người chồng đã mất tích.

            C. Người chồng đã ly thân.                              D. Vợ chồng đã ly dị.

Câu 15. Trong lớp em có hai bạn yêu nhau nên sa sút việc học hành. Trong trường hợp này hai bạn đã vi phạm điều cần tránh nào trong tình yêu?

            A. Không nên yêu sớm.                       B. Không nên yêu nhiều người cùng một lúc.

            C. không nên yêu vì vụ lợi.                 D. không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Câu 16. Hiện tượng một số bạn gái yêu người giàu có nhằm được thảo mãn các nhu cầu của giới trẻ. theo em đó là hiện tượng cần tránh nào trong tình yêu?      

            A. Không nên yêu sớm.                       B. Không nên yêu nhiều người cùng một lúc.

            C. không nên yêu vì vụ lợi.                 D. không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Câu 17. Trong gia đình nọ, người chồng cho rằng mình là người trụ cột trong gia đình và có quyền quyết định  mọi việc lớn mà không phải hỏi ý kiến ai. Theo em người chồng đó đã vi phạm nguyên tắc nào của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay?

            A. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

            B. Một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.

            C. Vợ chồng chung thủy, tôn trọng lẫn nhau.

            D. Các thành viên trong gia đình phải tôn trọng, yêu thương nhau.

Câu 18. Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng chân trọng của cá nhân, tuy nhiên, không nên cho rằng tình cảm đó chỉ hoàn toàn là việc

            A. của tập thể.             B. riêng tư của mỗi người.

            C. của xã hội.                          D. liên quan đến người khác.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta ?

            A. Cha mẹ đặt đâu con người đấy.                   B. Một vợ một chồng.

            C. Tự nguyện, tiến bộ.                         D. Vợ chồng bình đẳng.

Câu 20. Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng  chỉ được pháp luật bảo vệ sau khi hai người đã

            A. tự nguyện đến với nhau.                             B. tổ chức đám cưới.

            C. có con chung.                                              D. đăng ký kết hôn.

Câu 21. Tình yêu chân chính làm cho con người

            A. sớm đạt được mục đích của mình.  B. trưởng thành và hoàn thiện hơn.

            C. có địa vị và thu nhập cao.               D. có được những gì mình mong muốn.

Câu 22. Tình nghĩa gắn bó giữa vợ chồng, anh em được nhắc tới trong câu chuyện nào sau đây ?

            A. Mai An Tiêm.                                  B. Trọng Thủy, Mị Châu.

            C. Sự tích tràu cau.                              D. Lạc long Quân và Âu Cơ.

Câu 23. Hình tượng nào sau đây thường được dùng để chỉ những người vợ khắc khoải đợi chờ những người chồng đi biển mãi không về?

            A. Hòn Chồng.            B.  Hòn Đất.                C. Hòn Vọng Phu.                   D. Hòn Phụ Tử.

Câu 24. Nạo phá thai, kết hôn sớm, lây nhiễm một số căn bệnh HIV, lậu, giang mai.. ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý là hậu quả của vấn đề nào dưới đây?

A.Yêu quá sớm.   B. Yêu vì vụ lợi.    C.Yêu nhiều người cùng một lúc.    D. Quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Câu 25. T là một cô gái xinh đẹp. Theo cô, yêu phải chọn người lắm tiền, đẹp trai. Quan niệm của T vi phạm vào điều cần tránh nào dưới đây trong tình yêu?

A.Yêu quá sớm.   B. Yêu vì vụ lợi.    C. Ngộ nhận trong tình yêu.    D. Quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Câu 26. N và M chơi thân với nhau từ nhỏ và đã yêu nhau khi lên đại học cùng giúp đỡ nhau trong học tập và ra trường họ đã lấy nhau. Em nhận xét gì về tình yêu trên?

A.Đó là tình yêu chân chính.                           B. Đó chỉ là sự ngộ nhận về tình cảm bạn bè.

C. Đó chỉ là sự vụ lợi trong tình yêu.               D. Đó là sự thương hại trong cuộc sống.

Câu 27. Anh D cho rằng mình là trụ cột trong gia đình và có quyền quyết định mọi việc lớn mà khôn cần phải hỏi ý kiến vợ. Theo em, anh A đã vi phạm nguyên tắc nào của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay?

A. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.                           B. Một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.

C. Vợ chồng chung thủy, tôn trọng lẫn nhau.    D. các thành viên trong gia đình phải tôn trọng, yêu thương nhau.

Câu 28. Anh Q và chị P tự ý sống chung với nhau. Sau một thời gian giữa họ có một đứa con và một căn nhà. Về mặt pháp lý hiện nay quan hệ giữa Q và P là quan hệ gì?

  1. Quan hệ vợ chồng.      B. Không có quan hệ gì.          C. Quan hệ nhân thân.             D. Quan hệ tài sản.

Câu 29. Anh M bàn bạc với vợ về kế hoạch bán mảnh đất tích lũy của hai vợ chồng để kinh doanh là thực hiện nguyên tắc nào dưới đây trong hôn nhân?

  1. Thỏa thuận.     B. Hòa nhập.               C. Bình đẳng.               D. Hợp tác.

Câu 30.Trong lớp 11A có bạn S và bạn V yêu nhau nên học kỳ 1 vừa rồi sa sút việc học hành. Trong trường hợp này hai bạn đã vi phạm điều cần tránh nào trong tình yêu?

A. Không nên yêu quá sớm.                                          B. không nên yêu vì vụ lợi.   

C. Không nên yêu nhiều người cùng một lúc.                D. không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Câu 31. Cha mẹ N do làm ăn thua lỗ nợ nhà H nhiều tiền. Bố mẹ N cưới con gái cho H để H trả hết  khoản nợ. N phải nghe theo lời ba mẹ láy H dù không yêu. Hôn nhân trong tình huống trên được gọi là hôn nhân

A.tự nguyện.                B. tiến bộ.                   C. vụ lợi.                      D. chân thành.

Câu 32. A và B yêu nhau đã hai năm. Nhưng A đi đâu B cũng tra hỏi và nghi ngờ nên giữa hai người thường xuyên cãi nhau và tình yêu của họ có nguy cơ bị tan vỡ. Để duy trì tình yêu bền vững A và b nên làm gì?

A.Nên im lặng và chia tay.                                          B. Cần theo dõi đối phương nhiều hơn.

C. không quan tâm nhau, mạnh ai nấy làm.                 D. Cần phải có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng nhau.

Câu 33. Ông A và bà B cưới nhau được 10 năm sinh được 4 đứa con gái. Sau một thời gian, ông A muốn có con trai nối dõi tông đường nên đã ngoại tình với bà C. Sau đó, ông A có con và cùng chung sống với bà C nên bà B đã ly hôn.Theo em, trong trường hợp này việc thực hiện quyền ly hôn của bà B là

A. phù hợp với chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.                          B. không thể vì  đã có 4 đứa con với ông A.

B. không phù hợp với chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.              D. phù hợp vì không sinh con trai cho ông A.

Câu 34. G và D đã yêu nhau 2 năm. Anh chị quyết định tới cuối năm sẽ tiến tới hon nhân. Nhưng gần đây, G luôn tỏ ý định được quan hệ tình dục với D. Nếu là D em sẽ lựa chọn cách ứng xữ nào dưới đây cho phù hợp?

  1. Nhờ gia đình G thuyết phục G từ bỏ ý định.                B. Chia tay G vì không thể chấp nhận yêu cầu này.

C. Phân tích cho G hiểu quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể mang lại nhiều hậu quả tai hại.

D. Chấp nhận yêu cầu của g vì theo dự định cuối năm nay cả hai bạn đều sẽ tiến tới hôn nhân.

Câu 35. Ông C và bà E là vợ chồng cùng làm trong một công ty nên khi về nhà theo bà E đã là vợ chồng thì khi về nhà hai vợ chồng phải chia đôi  cào bằng công việc đó mới là bình đẳng. Còn theo ông C bình đẳng vợ chồng là phải thu nhập ngang nhau. Em có ý như thế nào về bình đẳng giữa vợ và chòng trong tình huống trên?

  1. Đồng ý với quan điểm của bà E.                             B. Đồng ý với quan điểm của ông C.

C. Đồng ý với ý kiến của bà E và ông C.                      D. Không đồng ý với ý kiến của bà E và ông C.

Bài 13 GDCD10

Câu 1. Cộng đồng bao gồm những người như thế nào?

A. Nhiều người cùng sống, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

B. Những người cùng sống có nhiều điểm chung giống nhau.

C. Một số ít người cùng sống, có nhiều điểm chung giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

D. Toàn thể những người cùng sống, có những điểm chung giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

Câu 2. Người có lòng nhân nghĩa là người như thế nào?

A. Có lòng yêu quê hương, đất nước.  B. Có lòng thương người.

C. Có trách nhiệm đối với  xã hội. 

D. Có lòng thương người và đối xử với người khác theo lẽ phải.

Câu 3. Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân nghĩa?

A. Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười, người chê.

B. Giấy rách phải giữ lấy lề.

C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.                 D. Con hơn cha là nhà có phúc.

Câu 4. Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng:

A. Nhân ái là yêu thương tất cả mọi người.

B. Nhân ái là yêu thương con người theo đúng đạo lý.

C. Nhân ái là tôn trọng và sẵn sàng chia sẻ với mọi người.

D. Nhân ái là tình người trong giao tiếp.

Câu 5. Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Khi thấy có lợi cho mình thì mới hợp tác.    B. Chỉ hợp tác khi mình yếu, kém.

C. Đèn nhà ai, nhà nấy rạng.  D. Hợp tác sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn trong công việc.

Câu 6. Việc làm và biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện lối sống hòa nhập?

A. Chủ động tham gia mọi sinh hoạt tập thể.  

B. Chỉ kết bạn với người cùng sở thích.

C. Coi thường mọi người.                     D. Thích chỉ huy người khác.

Câu 7. Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Chỉ tôn trọng ai đó, khi họ tôn trọng mình.   B. Việc của ai người nấy biết.

C. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.                     D. Tán thành tất cả ý kiến của mọi người.

Câu 8. Nội dung nào không đúng để có lối sống hòa nhập?

A. Đoàn kết với các bạn trong lớp, trong trường.  B. Tham gia hoạt động tập thể.

C. Tham gia vệ sinh ngõ xóm. D. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình.

Câu 9. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về hòa nhập?

A. Đồng cam cộng khổ.                       B. Chết cả đống còn hơn sống một người.

C. Lá lành đùm lá rách.                       D. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

Câu 10. Biết tin đồng bào Miền trung bị lũ lụt, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ông A đã gửi tiền và quần áo vào ủng hộ cho đồng bào. Theo em hành động của ông A thể hiện trách nhiệm nào của công dân với cộng đồng?

            A. Nhân nghĩa.            B. Hòa nhập.               C. Hợp tác.          D. Nghĩa vụ.

Câu 11.  Nhà bạn A mới chuyển về nơi ở mới. Sau khi ổn định nhà cửa, bố mẹ bạn A đã đi chào hỏi hàng xóm, láng giềng. Hành động của bố mẹ bạn A thể hiện trách nhiệm nào của công dân đối với cộng đồng?

A. Nhân nghĩa.            B. Hòa nhập.               C. Hợp tác.          D. Nghĩa vụ.

Câu 12. Để không bị phá sản, anh A đã liên kết làm ăn với anh B. Việc liên kết làm ăn giữa anh A và anh B được gọi là

            A. nhân nghĩa. B. hòa nhập.                C. hợp tác.           D. nghĩa vụ.

Câu 13. Học sinh trường THPT Ngô Quyền hưởng ứng cuộc thi viết bài "Người thầy trong ta" là thể hiện tình cảm

            A. nhân nghĩa. B. hòa nhập.                C. hợp tác.           D. đạo đức.

Câu 1. Sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác gọi là

A.pháp luật.    B. nhân nghĩa.      C. sự hợp tác.          D. Sng hòa nhập.

Câu 2. Cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong

A.sinh hoạt xã hội.  B. quy định nhà nước. C. quy định pháp luật. D. quy định xã hội.

Câu 3. Toàn thể những người cùng chung sông, có những diêm giông nhau, gắn  bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội gọi là

  1. tập thể.                 B. cộng đồng.        C. dân cư.             D. làng xóm.

Câu 4. Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy

A. hạnh phúc và tự hào hơn.              B. tự tin, cời mở, chan hòa.

C. đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống sẽ kém ý nghĩa.

D. có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Câu 5. Ngưòi sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh

A. trong một số trường hợp.                B. để làm giàu cho gia đình mình.

C. để chinh phục thiên nhiên.               D. vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Câu 6. Một cá nhân có thể tham gia bao nhiêu cộng đồng?

A.Một.             B. Hai.             C. Ba.              D. Nhiều.

Câu 7. Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người

A.theo nguyên tắc.  B. theo lẽ phảiC. theo tình cảm.   D. theo từng trường hp.

Câu 8. Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên

A.lành mạnh hơn.   B. thanh thản hơn.  C. tốt đẹp hơn.               D. cao thượng hơn.

Câu 9. Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải là

A.nhân nghĩa.                   B. nhân ái.            C. nhân hậu.           D. nhân từ.

Câu 10. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung gọi là

     A.pháp luật.                      B. hòa nhập.          C. nhân nghĩa.        D. hợp tác.

Câu 11. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, một lĩnh vực nào đó vì

A.mục đích chung.  B. mục đích riêng.  C.lợi ích các nhân.    D. lợi ích tập thể.

Câu 12. Các thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến của các thế " hệ đi

trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là biểu hiện của

A. hợp tác.    B. nhân nghĩa.    C. hòa nhập.    D. truyền thống.

Câu 13. Để thực hiện tốt sự hợp tác với nhau trong cuộc sng, chúng ta cần  tuân thủ nguyên tắc nào dưới đây?

A.Quan tâm lẫn nhau.                                    B. Chân thành, tin cậy.

C.Tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau.                         D. Tự nguyên, bình đẳng cùng có lợi.

Câu 14. Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu nó được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc

A.tự chủ, đôi bên cùng có lợi.                      B.công bằng, dân chủ, kỉ luật.

C. không gây mâu thuẫn, hữu nghị, hợp tác.

D.mỗi người tự phát triển, không phương hại đến nhau.

Câu 15. Tích cực tham gia các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn” và “Đen ơn đáp nghĩa” là nội dung của truyền thong nào dưới đây?

A.Nhân nghĩa.      B. Biết ơn.        C. Nhân đạo.         D. Lòng thương người.

Câu 16. Việt Nam và Nhật Bản ký kết hợp tác phát triển du lịch là biểu hiện của loại hợp tác nào dưới đây?

A.Hợp tác giữa các cá nhân.                          B. Hợp tác giữa các nhóm.

C. Hợp tác giữa các tổ chức.                          D. Hợp tác giữa các quốc gia.

Câu 17. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A.Việc của ai người ấy biết.

B.Chỉ nên họp tác với người khác khi mình cần họ giúp đỡ.

C.Hp tác sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn trong công việc.

D.Chỉ có những người năng lực yếu kém mới cần phải họp tác.

Câu 18. Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A.Hợp tác sẽ đạt được hiệu quả tốt hom trong công việc.

B.Chỉ cỏ những người năng lực yêu kém mới cân phải hợp tác.

C. Hợp tác giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ.

D. Hp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được những điều hay «• từ những người khác.

u 19. Việc đối xử khoan hồng đối với những tù binh từng xâm lược nước ta thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp nào của dân tộc?

A.Yêu nước.               B. Đoàn kết.      C. Nhân nghĩa.            D. Tự hào dân tộc.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa ?

A.Lòng vị tha cao thượng.                                B.Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

C. Chỉ giúp đ người nào đã giúp đỡ mình. D.Giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, lúc khó khăn.

Câu 21. Mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung và sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ nhau là biểu hiện của

A. hợp tác.      B. chung sức.       C. cộng đồng.       D. trách nhiệm.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện sống hòa nhập?

A.Chan hòa với thầy cô giáo, bạn bè.     B.Tích cực tham gia mọi sinh hoạt tập thể.

C.Gần gũi, vui vẻ, cởi mở với mọi người. D.Gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác.

Câu 23. Sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là

A. sống thân thiện.        B. sống hòa nhập.     B.sống vô tư.     D. sống hp tác.

Câu 24. Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nói lên điều gì?

A.Hp tác.     B. Nghĩa vụ.    C. Hòa nhập.     D. Nhân nghĩa.

Câu 25. Câu nào dưới đây không nói về sự hòa nhập?

A.Đồng cam cộng khổ.                                    B.Chung lưng đấu cật.

C. Chết cả đống còn hơn sống một người.   D.Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

Câu 26. Đoàn trường THPT X tổ chức chương trình: “Tết sum vầy - kết nối yêu thương” gây quỹ để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm của Đoàn trường là biểu hiện ưách nhiệm nào dưới đây của công dân trong cộng đồng?

  1. Nhân nghĩa.   C. Tự giác.    B. Hòa nhập.    D. Yêu thương người nghèo khô.

 Câu 27. Hướng tới kỉ niệm 35 năm ngày Nhà giáo 20/11. Đoàn trường THPT A tổ chức cuộc thi viết về “Người thầy trong tôi”. Điều này thể hiện trách nhiệm học sinh phát huy truyền thống

A. nhân nghĩa.                        B. hòa nhập.          C. hợp tác.            D. nhân ái.

Câu 28. Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoả, đa phương hoá với phương châm: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Quan điểm trên đề cập đến nội dung nào dưới đây?

A.Nhân nghĩa.                  B. Trách nhiệm.     C. Hợp tác.          D. Hòa nhập.

Câu 29. Trong lớp 12A Trường THPT K, Bạn T học giỏi Văn, Bạn N học giỏi Toán, hai bạn thường xuyên trao đổi giúp đỡ nhau trong học tập để trở thành những người đều giỏi Văn và Toán. Điều này thể hiện

A.tinh thần hp tác.                                             B. tinh thần hòa nhập.

C. tinh thần nhân nghĩa.                                 D. yêu thương con người.

Câu 30. Bạn H đã thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức: Nhân nghĩa, hòa nhập, họp tác trong cộng đồng nơi cư trú là thể hiện trách nhiệm của

A. cá nhân đối với cá nhân.                          B. cá nhân đối với cộng đồng.

C. cộng đồng đối với cá nhân.                      D. cộng đồng đối với cộng đồng.

Câu 31. Anh A sau khi chấp hành xong án phạt tù, anh A trở về địa phương quyết chí làm ăn làm lại cuộc đời, nhưng anh A gặp nhiều khó khăn do không có vốn. Anh A được bạn bè, bà coi lối xóm giúp đỡ cho vay 20 triệu đồng để sản xuất. Sự giúp đỡ trên thể hiện đạo lí nào dưới đây?

A.Nhân nghĩa.             B. Hp tác.      C. Hòa nhập.               D. Đoàn kết.

Câu 32. Chương trình “Hoa dâng mộ liệt sỹ” tại 72 nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

A.Hòa nhập.    B. Hợp tác.  C. Nhân nghĩa.   D. Yêu thương con người.

Câu 33. Câu thơ: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta/ Thương cuộc đòi thương chung cỏ hoa/ Chỉ biết quên mình cho hết thảy/ Như dòng sông chảy nặng phù sa”. Nhà thơ Tố Hữu muốn đề cập đến đức tính gì của Bác Hồ?

A.Giản dị.        B. Hòa nhập.               C. Nhân nghĩa.                       D. Hp tác.

Câu 34. Ngày 29-30/7/2017, Tỉnh đoàn Quảng Trị tổ chức các hoạt động tình nguyện bao gồm: “Hành quân xanh”, “Kì nghỉ hồng”, “Mùa hè xanh” và “Hoa phượng đỏ” tại xã A Dơi và Ba Tầng, huyện Hướng Hoá, Quảng Trị. Hoạt động này biểu hiện tiếp nối truyền thống gì của thanh niên Việt Nam?

A.Nhân nghĩa.      B. Hòa nhập.       C. Hp tác.   D. Yêu thương con người.

Câu 35. Để chuẩn bị cho tiết thao giảng, sau khi cô giáo giao nhiệm vụ thực hiện dự án. Các thành viên của các nhóm đã thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của nhóm trưởng. Cuối cùng các nhóm trao đổi, thảo luận để thống nhất kết quả chung. Việc làm của các nhóm là biểu hiện nào dưới đây trong học tập?

A.Hợp tác.     B. Khoa học.   C. Làm việc có kế hoạch.   D. Làm việc nghiêm túc.

Câu 36. Bác Hồ đã từng bôn ba rất nhiều nơi, song dù ở đâu Bác cũng được nhân dân địa phương từ người già đến trẻ em yêu mến, gần gũi, tin cậy như một người thân trong gia đình. Điều này thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A.Nhân nghĩa.             B. Hòa nhập.   C. Nhân ái.      D. Hợp tác.

Câu 37. Năm 2017, hưởng ứng kêu gọi của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về ủng hộ nhân dân các tinh miền trung khắc phục những thiệt hại do cơn bão số 10 vừa gây ra, các địa phương, các ngành, tổ chức, cá nhân... trên cả nước đã cùng chung tay, tích cực ủng hộ cả về vật chất và tinh thần, nhằm chia sẻ khó khăn với đồng bào bị thiệt hại sau bão số 10. Theo em việc làm trên phát huy truyền thống nào dưới đây của dân tộc?

A. Nhân nghĩa.    B. Hòa nhập.     C. Hợp tác.       D. Tích cực.

Câu 38. Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra 1 tiết sắp tới. A nói với B có 8 câu hỏi ôn tập thầy giáo dạy chủng mình cùng hợp tác nhé! Cậu học 4 câu, tớ học 4 câu đến khi kiểm tra trúng câu nào thì chép nhau cho khỏe, học thế cho nhàn. Nếu là bạn của A và B em sẽ làm gì?

A.ủng hộ bạn mình.                        B.Chia sẻ thông tin này lên facebook.

C. Khuyên bạn không nên làm như vậy đó không phải là họp tác.

D.Trao đổi với các bạn trong lớp nên áp dụng cách học này.

Câu 39. Để chuẩn bị cho hội trại 26/3 Chi đoàn 10B họp bàn lên kế hoạch tổ chức hội trại, trong khi cả Chi đoàn tích cực hưởng ứng thì bạn D không tham gia với lí do dành thời gian để học bài. Nếu là bạn của D em sẽ cư xử như thế nào?

A.Mặc kệ không quan tâm.                        B. Đồng tình với việc làm của bạn.

C. Lôi kéo bạn bè trong lớp khinh rẻ bạn.

D. Giải thích và khuyên bạn D hiểu được đây là trách nhiệm thanh niên, học sinh.

Bai 14 GDCD 10

Câu 1. Theo em, nội dung nào dưới đây không nói về lòng yêu nước?

A. Truyền thống đạo đức cao đẹp của người Việt Nam.

B. Tình cảm trong sáng mà con người hình thành trong cuộc sống.

C. Tình yêu quê hương đất nước của mình.

D. Ước muốn trở thành ngôi sao ca nhạc để mọi người nể phục.

Câu 2. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của:

A. Tất cả các cơ quan, ban ngành.                   B. Toàn dân.

C. Học sinh.                                                     D. Đoàn viên, thanh niên.

Câu 3. Xóa đói, giảm nghèo là trách nhiệm của:

A. Nhà nước.                           B. Các tổ chức kinh tế, xã hội.

C. Mọi công dân.                     D. Mọi gia đình.

Câu 4. Những hành vi nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

A. Tham gia luyện tập quân sự ở các cơ quan, trường học.

B. Vận động bạn bè, người thân thực hiện nếp sống văn hóa.

C. Trốn tránh trách nhiệm chung của cộng đồng.

D. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi không có hệ thống xử lý chất thải.

Câu 5. "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của  dân tộc ta...". Câu nói này là của ai?

A. Nguyễn Trãi.           B. Lý Thường Kiệt.   C. Hồ Chủ Tịch. D. Mạc Đĩnh Chi.

Câu 6. Lòng yêu nước được thể hiện ở nội dung nào?

A. Tình yêu quê hương, gia đình, sẵn sàng hi sinh khi cần.

B. Yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.

C. Yêu bạn bè, đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn.

D. Tình yêu quê hương, gia đình, sống hòa nhập với cộng đồng.

Câu 7. Độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình của công dân nam là bao nhiêu?

A. Từ 18 tuổi đến hết 22 tuổi.              B. Từ 18 tuổi đến hết 23 tuổi.

C. Từ 18 tuổi đến hết 24 tuổi.              D. Từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

Câu 8. Bà A định cư ở Mỹ, nghĩ đến bà con còn nghèo khó ở quê hương Việt Nam, bà đã dùng tiền đầu tư phát triển nông nghiệp ở quê nhà. Hành động của bà A thể hiện

A. lòng yêu nước.        B. thương dân nghèo.   C. lòng nhân đạo.        D. tình đồng bào.

Câu 9. Khi phát hiện ra tài năng ca hát của Hồ Cường, nghệ sĩ Phi Nhung đã nhận em làm con nuôi để tạo điều kiện cho em phát triển tài năng của mình. hành động của nghệ sĩ Phi Nhung là

            A. sự đồng cảm.           B. lòng yêu nước.        C. sự trân trọng tài năng.          D. có tầm nhìn.

Câu 10. Trước sự dụ dỗ của kẻ thù, Trần Bình Trọng vẫn khẳng khái nói: "Ta thà làm quỷ nước Nam hơn làm vương đất Bắc". Câu nói đó, thể hiện

            A. sự dũng cảm.           B. sự kiên cường.         C. lòng yêu nước.        D. lòng tự hào dân tộc.

Câu 11. Sau khi bạn A đi du học với kết quả xuất sắc. Để góp phần xây dựng quê hương đất nước, theo em bạn A cần

            A. ở lại trên đất bạn để rèn giũa tài năng

            B. trở về quê hương tìm cách ứng dụng khoa học vào sản xuất.

            C. về nước và yêu cầu được làm việc với những điều kiện tốt nhất.

            D. tìm đất nước nào phù hợp để ở và làm việc.

Câu 12. Các vận động viên của đội tuyển thể thao Việt Nam quyết tâm thi đấu dành huy chương vàng trong Đại hội thể thao quốc tế để lá cờ tổ quốc được kéo lên trong tiếng nhạc quốc ca  Việt Nam hùng tráng. Đó là hành vi thể hiện

            A. khao khát cống hiến cho đất nước.             B. lòng tự hào dân tộc.

            C. lòng hướng về dân tộc, giống nòi.               D. niềm kiêu hãnh Việt Nam.

Câu 13.  Đồng bào Việt Nam ở Châu Âu, cùng nhau quyên góp tiền ủng hộ đồng bào Miền trung bị lũ lụt. hành động đó thể hiện

            A. lòng tự hào dân tộc.                                    B. tình yêu dân tộc, giống nòi.

            C. tình cảm gắn bó với quê hương.      D. sự sẻ chia, thương cảm.

Câu 14.  Bạn A kết thúc những năm du học tại học viện N, với thành tích xuất sắc bạn được học viện N giữ lại làm giảng viên, nhưng bạn A đã chối từ và trở về nước mong muốn cống hiến tài năng của mình. Đó là hành vi thể hiện

            A. lòng tự hào dân tộc.                                    B. tình yêu dân tộc, giống nòi.

            C. tình cảm gắn bó với quê hương.      D. sự sẻ chia, thương cảm.

Câu 1. Tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc được gọi là

    A. lòng nhân hậu.     B. lòng vị tha.          C. lòng yêu nước.    D. lòng tự hào.

Câu 2. Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình

    A. phục vụ lợi ích của Tổ quốc.                  B. phục vụ cho công việc.

   C. phục vụ cho cuộc sống của gia đình.       D. phục vụ cho cuộc sống cá nhân.

Câu 3. Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhât của

    A.dân tộc Việt Nam.                        B.người lao động.

    C. mọi doanh nghiệp.                      D. mọi người sống trên đất nước Việt Nam.

Câu 4. Lòng yêu nước của mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển qua những:

   A. Biến c, thời điểm.                                          B. Biến c, thử thách.

   C.Thời kì nhất định.                                                D. Biến c, thời gian.

Câu 5. Yêu nước là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của

    A.dân tộc.                        B. đất nước.          C.    cá nhân.        D. lịch sử.

Câu 6. Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của mỗi

    A. thanh niên.           B. doanh nghiệp.         C. công dân.           D. cá nhân.

Câu 7. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành và hun đúc trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường

    A. của dân tộc.                                           B. bảo vệ Tổ quốc.

    C. dựng nước và giữ nước.                          D. chống giặc ngoại xâm.

Câu 8. Theo Luật Nghĩa vụ quân sự nước ta, công dân nam đủ bao nhiêu tuổi thì được gọi nhập ngũ?

    A. Đủ 17 tuổi.        B. Đủ 18 tuổi.         C.    Đủ 19 tuổi.       D. Đủ 20 tuổi.

        Câu 9. Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đn, vì đât nước là trách nhiệm của thanh niên, học sinh đôi với việc

    A. bảo vệ Tổ quốc.                               B. thực hiện nghĩa vụ học tập.

    C. xây dựng Tổ quốc.                           D. thực hiện quyền học tập.

Câu 10. Đấu tranh với các biểu hiện của lối sổng lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc là trách nhiệm của thanh niên, học sinh đối với việc

A.bảo vệ Tổ quốc.                                           B. xây dựng Tổ quốc.

C. thực hiện nghĩa vụ xã hội.                           D. thực hiện quyền học tập.

Câu 11. Phê phán đấu ừanh những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc là trách nhiệm của thanh niên, học sinh đối với việc

A. bảo vệ Tổ quốc.                                   B. xây dựng Tổ quốc.

C. bảo vệ quê hương.                                D. phát huy truyền thống dân tộc.

Câu 12. Tham gia nghĩa vụ quân sự khi đên tuôi là thực hiện trách nhiệm

A. bảo vệ T quốc.                                        B. làm tốt nghĩa vụ quân sự.

C. giữ gìn quê hương.                                D. công dân với Tô quôc.

Câu 13. Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phưomg là trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A.Bảo vệ Tổ quốc.                                   B. Xây dựng Tổ quốc,

C. Bảo vê quê hưorng.                              D. Phát huy truyền thống dân tộc.

Câu 14. Cậnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch là tràch nhiệm nào dưới đây của công dân?

A.Xây dựng Tổ quốc.                               B. Bảo vệ Tổ quốc.

C. Bảo vệ quê hương.                               D. Phát huy truyên thông dân tộc.

Câu 15. Câu ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”, đề cập đến biểu hiện nào dưới đây của lòng yêu nước?

A.Lòng tự hào dân tộc chính đáng.           B.Cần cù, sáng tạo trong lao động.

C.Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.  D.Yêu thương đồng bào dân tộc giống nòi.

Câu 16. Người Việt Nam yêu nước luôn luôn hướng về cội nguôn, vê ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương của mình là nội dung biểu hiện nào dưới đây?

A.Lòng tự hào dân tộc chính đáng.                  B.Cần cù, sáng tạo trong lao động.

C. Yêu thương đồng bào dân tộc giống nòi.  D.Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

Câu 17. Người Việt Nam tự hào về những danh nhân văn hoá, tự hào vê non sông gấm vóc và những di sản văn hoá của quê hương là nội dung biêu hiện nào dưới đây?

A. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.                 B.Cần cù, sáng tạo trong lao động.

C. Yêu thương đồng bào dân tộc, giống nòi.

D.Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

Câu 18. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều thông cảm sâu sắc với nỗi đau của đồng bào, dân tộc là nội dung biểu hiện nào dưới đây?

A.Lòng tự hào dân tộc chính đáng.                B.Cần cù, sáng tạo trong lao động.

C. Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

D.Tình thương yêu đổi với đồng bào, dân tộc, giống nòi.

Câu 19. Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện lòng yêu nước?

A.Cần cù, sáng tạo trong lao động.                  B.Tình cảm gắn bó với thiên nhiên.

C. Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

D.Tình thương yêu đổi với đồng bào, dân tộc, giống nòi.

Câu 20. Lễ hội phản ánh truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” mà chỉ dân tộc Việt Nam mới có đó là

A. Lễ hội Gióng.                                   B. Lễ hội Lồng Tồng.

C. Lễ hội Oóc Om Bóc                         D. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

Câu 21. Trường hợp nào dưới đây không được đăng kí nghĩa vụ quân sự?

A. Học sinh, sinh viên đang đi học.         B. Nam, nữ giới đã kết hôn.

C. Công dân đã có việc làm ôn định.       D. Người đang chịu hình phạt tù.

Câu 22. Trong giai đoạn hiện nay, đê thực hiện tôt nhiệm vụ bảo vệ Tô quốc, chúng ta cần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết

A. toàn xã hội.             B. trong nhân dân.       C. toàn dân tộc.           D. quốc tế.

Câu 23. Bảo vệ Tổ quốc không chỉ đcm thuần là ngăn ngừa, chổng lại kẻ thù mà còn phải

A. chủ động tấn công kẻ thù.                         B. cảnh giác, đề phòng kẻ thù.

C. xây dựng đât nước vững mạnh.                D. tuyên truyền, lôi kéo nhân dân.

Câu 24. Câu nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thông quí báu của dân tộc ta.” là của

A. Nguyễn Trãi.   B. Lý Thường Kiệt.   C.H Chí Minh.          D. Mạc Đnh Chi.

      Câu 25. Câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” thể hiện

A. lòng tự hào dân tộc.                       B. tình yêu dân tộc, giống nòi.

C. sự sẻ chia, thươmg cảm.                D. tình cảm gắn bó với quê hưcmg.

Câu 26. “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lây nước” là lời dạy của ai?

A. Hồ Chí Minh.      B. Phạm Văn Đồng.    C. Trường Chinh. D. Lê Duẩn.

Câu 27. Đi với hành vi biểu tình chống phá nhà nước núp dưới chiêu bài tôn giáo, công dân cần có thái độ như thế nào?

A.Ủng hộ.                         B.Trực tiếp tham gia.

C.Phê phán, đấu tranh.     D.Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia.

Câu 28. Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mỗi học sinh - thanh niên cần có thái độ phê phán hành vi nào dưới đây?

A. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

B. Chăm chỉ, tự giác sáng tạo trong học tập và lao động.

C. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa.

D. Chỉ tập trung học, không nên quan tâm đến tình hình chính trị - xã hội của đất nước.

Câu 29. Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mỗi học sinh - thanh niên cần đấu tranh với hành vi nào dưới đây?

A.Tham gia biểu tình chống nhà nước.

B.Cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch.

C. Góp phần ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

D. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức.

Câu 30. Khi phát hiện các trường họp đe dọa, gây rối, vi phạm đến an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội ở địa phương, công dân cần làm gì?

A.Không quan tâm.                             B.Vận động mọi người tham gia.

C. Tránh xa các địa điểm đó.               D. Thông báo cho các cơ quan chức năng.

Câu 31. Trách nhiệm bào vệ môi trường của công dân được thê hiện thông qua việc làm nào dưới đây?

A. Vứt rác bừa bãi.                            B. Phân loại rác.

C. Bắt các động vật quý hiếm.          D. Đốt bao nilon khi dọn vệ sinh.

Câu 32. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của

A. công dân nam từ 17 tuổi trờ lên.                       B. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

C. công dân từ 20 tuổi trở lên.                  D. mọi công dân Việt Nam.

Câu 33. Bạn A là tình nguyện viên tích cực trong tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” nhân dịp ngày thương binh, liệt sỹ 27/7 hàng năm. Bạn A đã thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Biết ơn thế hệ đi trước.                   B. Chăm lo cho xã hội.

C. Bảo vệ Tổ quốc.                             D. Xây dựng đất nước.

Câu 34. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông bạn C lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự. Bạn C đã thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Xây dựng Tổ quốc.                        B. Bảo vệ hòa bình.

C. Bảo vệ Tổ quốc.                            D. Xây dựng Quân đội.

Câu 35. Trường THPT X phát động quyên góp tiền ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Việc làm đó thể hiện

A. lòng tự hào dân tộc.                        B. tình yêu đồng bào, giống nòi, dân tộc.

C. tình cảm gắn bó với quê hương.      D. sự sẻ chia, thương hại.

Câu 36. Lực lượng cảnh sát biển vẫn ngày đêm canh giữ biển đảo đât nước. Việc làm này là thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Giữ gìn biển đảo.            B. Nêu cao cảnh giác.        

C. Bảo vệ Tổ quốc.             D. Canh gác nơi đảo xa.

Câu 37. A rủ B đi cắt cáp quang ngầm gần nhà để lấy tiền chơi game. Nếu em là bạn của A và B, em sẽ làm gì?

A. Xin đi cùng để có tiền.                 B. Lập kế hoạch cùng thực hiện.           

C. Rủ thêm người để cắt được nhiều.

D.Khuyên không nên vì đây là hành vi xâm phạm an ninh quốc gia.

Câu 38. Công ty X xả thải gây ô nhiễm không khí trong thời gian dài. Là công dân sống ở thị trấn đó, em cần phải lảm gì đối với hành vi trên?

A.Thờ ơ, mặc kệ.                   B.Không quan tâm.

C. Báo cơ quan chức năng có thẩm quyền.  D. Kêu gọi mọi người chống phá nhà máy.

Câu 39. Tại Thôn B đã tổ chức họp dân và thống nhất thành lập tổ thanh niên tự quản an ninh của thôn để tiến hành tuần tra đề phòng trộm cắp. Là thanh niên trong thôn em chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không tham gia vì sợ mệt mỏi.       B.Tự nguyện tham gia thực hiện.

C. Tham gia cho có để khỏi bị chê cười.  D. Đề nghị được nộp tiền để không phải tham gia.

Câu 40. T được địa phương cấp kinh phí cho đi du học. T đã hoàn thành khoá học với kết quả xuất sắc. Để góp phần xây dựng quê hương đất nước, theo em bạn T cần

A. trở về để phục vụ quê hương.         B.tìm mọi cách để ở lại nước ngoài.

C. tìm đất nước nào phù hợp để ở và làm việc.

D. về nước và yêu cầu được làm việc với những điều kiện tốt nhất.

Bài 15 GDCD 10

Câu 1. Hành động nào sau đây là tham gia bảo vệ môi trường?

A. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải.

B. Chôn lấp thuốc trừ sâu không dùng hết, chất thải và chất nguy hại khác ở sau nhà.

C. Phân loại chất thải, tái chế chất thải hữu cơ.

D. Săn bắt chim quốc trong các ruộng lúa.

Câu 2. Giải quyết các vấn đề cấp thiết của nhân loại là trách nhiệm của ai?

A. Liên hợp quốc.                                                        B. Chính phủ các nước.

C. Các nước giàu có nền công nghiệp phát triển.   D. Tất cả các nước và mọi người.

Câu 3. Vấn đề nào sau đây là vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay?

A. Thất nghiệp.                        B. Đói nghèo.  C. Dịch bệnh.   D. Khủng bố.

Câu 4. Ô nhiễm môi trường và bùng nổ dân số có biểu hiện như thế nào?

A. Là một biểu hiện tích cực của cuộc sống hiện đại, yêu cầu phải điều chỉnh.

B. Ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của xã hội, là động lực phát triển của xã hội.

C. Ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.

D. Ảnh hưởng riêng đến nền kinh tế.

Câu 5. Quan điểm nào của Đảng ta phù hợp với những vấn đề cấp thiết của nhân loại?

A. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.  B. Chống tội phạm quốc tế.

C. Chống tham ô, tham nhũng.                             D. Ủng hộ hòa bình.

Câu 6. Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân cơ bản gây nên sự hủy hoại thiên nhiên, môi trường?

A. Trình độ dân trí thấp.                      B. Khai thác khoáng sản bừa bãi.

C. Chặt phá rừng.                                 D. Xả rác bừa bãi.

Câu 7. Công tác phòng chống dịch cúm A H7N9 yêu cầu nhân dân không tiêu thụ thịt gia cầm ở vùng có dịch cũng như thịt gia cầm không rõ nguồn gốc. Theo em đó là quy định công dân thực hiện trách nhiệm nào sau đây đối với vấn đề cấp bách của nhân loại?

            A. Bảo vệ sức khỏe.                B. Phòng chống dịch bệnh.

            C. Bảo vệ môi trường.  D. Bảo vệ an ninh quốc gia.

Câu 8.  Nội dung nào dưới đây phù hợp với những vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay?

            A. Tăng cường sức khỏe.                     B. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

            C. Phòng chống tệ nạn xã hội. D. Phòng chống khủng bố.

Câụ 1. Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật được gọi là

A. biến đổi khí hậu.                                        B. thảm họa thiên nhiên.

C.ô nhiễm môi trường.                                    D. sự biến đổi của thiên nhiên.

Câu 2. Bùng nổ dân sổ là sự gia tăng dân số quá nhanh

A. trong mỗi năm.                                           B. trong một thời gian ngắn.

C. trong một thời gian dài.                              D. thường xuyên, liên tục.

Câu 3. Sự gia tăng dân sổ quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội gọi là

A. hoà bình.                      B. bùng nổ dân số.           C. ô nhiễm môi trường.       D. dịch bệnh hiểm nghèo.

Câu 4. Các yểu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật là

A. sinh thái.                 B. khí quyển.               C. i trường.                  D. không khí.

Câu 5. Việc khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ của con người với tự nhiên để làm cho hoạt động của con người không phá võ các yếu tố cân băng của tự nhiên là hoạt động

A. bảo vệ môi trường.  B. khai thác tài nguyên.      C. sừ dụng tiết kiệm tài nguyên.   D. hợp tác vì môi trường.

Câu 6. Vấn đề cấp thiết nào của nhân loại đang trực tiếp đe dọa tính mạng và sức khỏe của mỗi chúng ta?

A. Bùng nổ dân số.                                         B. Ô nhiễm môi trường.

C. Sự biến đổi khí hậu.                                   D. Những dịch bệnh hiểm nghèo.

Câu 7. Ở nước ta, vấn đề bùng nổ dân sổ gây ra hậu quả gì?

A.Kinh tế phát triển.                                        B.Có nguồn lao động dồi dào.

C. Chất lượng cuộc sống giảm sút.                   D. Đảm bảo về lưong thực, thực phẩm.

Câu 8. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra

A.ở hầu hết các quốc gia.                                B.chủ yếu ở các nước phát triển.

C. chủ yếu ở các nước đang phát triển.            D. chủ yểu ở châu Phi và Mỹ Latinh.

Câu 9. Hội nghị thượng đỉnh về bảo vệ môi trường với 120 nước tham gia ngày 5/6/1992 được tổ chức ở quốc gia nào?

A. Singgapo.         B. Thuỵ Điển.        C. Đan Mạch.       D. Braxin.

Câu 10. Ngày môi trường thế giới là ngày nào dưới đây?

A. 5/6.                         B. ll/7.              C. 31/5.                                    D. 1/12.

Câu 11. Ngày dân số Việt Nam là ngày nào dưới đây?

A. 26/11.         B. 25/11.                      C.  25/12.                                 D. 26/12

Câu 12. Ngày dân số thế giới là ngày nào dưới đây?

A. 11/6.                             B.     11/7.             C.   12/6.                D. 12/7.

Câu 13. Ngày thế giới phòng chổng HIV/AIDS là ngày nào dưới đây?

A. 11/6.                             B.  19/12.              C.   11/7.              D. 01/12.

Câu 14. Bệnh AIDS được phát hiện vào thời gian nào của thế kỉ XX?

A. Những năm 60.              B. Những năm 90.                                  C. Những năm 80.                     D. Những năm 70.

Câu 15. Tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không những là nghĩa vụ mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của

A. tất cả mọi người.             B. học sinh, sinh viên.       C. mọi quốc gia.        D. nhà nước.

Câu 16. Theo Luật Hôn nhân gia đình và chính sách dân sô - kê hoạch hoá gia đình ờ nước ta là

A.thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 con.                       B.thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 2 con trở lên.

C. thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 3 con.        D. thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 2 con.

Câu 17. Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?

A.Mua bản động vật quỷ hiêm.                                 B.Thả động vật hoang dã vào rừng.

C. Dùng chất nổ, điện để đánh băt thủy, hải sản.     D. Dùng thuốc bảo vệ thực vật quá giới hạn cho phép.

Câu 18. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A.Vứt vỏ chai thuốc thực vật xuống ao.                      B.Sử dụng nước ô nhiễm là tốt cho sức khỏe.

C. Gây ô nhiễm nguồn nước là bảo vệ môi trường.   D. Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường.

Câu 19. Yếu tố nào dưới đây không đe dọa tự do, hạnh phúc của con người?

A. Đói nghèo.    B. Hòa bình.         A.Ô nhim môi trường.         D. Nguy cơ khủng bố.

Câu 20. Để bảo vệ môi trường những hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm?

A. Phục hồi môi trường.                                   B. Bảo tồn tài nguyện thiên nhiên.

C.Chôn lấp chất độc chất phóng xạ.                D. Bồi thường thiệt hại theo quy định.

Câu 21. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của

A.mọi công dân Việt Nam.            B.thanh niên Việt Nam.

C.người đủ 18 tuổi trở lên.             D.các dân tộc, các quốc gia trên thế giới.

Câu 22. Là thanh niên, học sinh em cần có thái độ phê phán hành vi nào dưới đây?

A. Xả rác bừa bãi.    B. Trồng cây xanh.         C. Không vứt rác bừa bãi.            D. Giữ vệ sinh nơi công công.

Câu 23. Gia đình anh A và chị B đã sinh hai đứa con gái. Đe nối dõi tông đường, nên vợ chồng anh A sinh thêm đứa con trai. Vậy anh A đã vi phạm chính sách nào dưới đây?

A.Chính sách giải quyêt việc làm.                           B.Chính sách xoá đói giảm nghèo.

C. Chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.         D.Chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Câu 24. Nhà máy X không xử lí rác thải mà chôn lấp rác thải gần khu dân cư. Hành động này đã vi phạm chính sách

A. bảo tồn thiên nhiên.                                  B. khoa học và công nghệ,

C. bảo vệ và phát triển tài nguyên.                  D. tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Câu 25. Do bất cẩn nên trong lúc cùng bố mẹ đốt nương làm rẫy, bạn F đã để lửa cháy lan thiêu rụi 2ha rừng dù đã cố gắng dập lửa. Vậy theo em ai vi phạm pháp luật vê bảo vệ môi trường?

A. Bạn F.          B. Bố bạn F.               C. Mẹ bạn F.     D. Bố mẹ F và F.

Câu 26. Thấy bạn B và G thường xuyên đổ rác thải không đủng nơi quy định nên H báo với nhà trường. Bực tức, B đã nhờ T đánh H. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường?

A. Bạn B, H.                      B. Bạn B, G.                     C. BạnB, G, H.          D. Bạn B, G, T và H.

Câu 27. Sau mỗi buổi học, bạn A lại vào rừng khai thác trái phép gỗ để bán lấy tiền để giúp đỡ gia đình. H đã giới thiệu cho A bán số gỗ khai thác trái phép cho B với giá cao hơn. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường?

A. Mình A.                 B. Bạn A và H.              C.Bạn A, H và B.         D. Bạn B và H.

Câu 28. Ở gia đình nơi K sinh sống, một số người thường vứt xác động vật chết xuống hồ,ao hoặc vứt ra đường. Nếu là K, em sẽ chọn  cách xử như thế nào?

A. Ủng hộ việc làm đó.                                 B. Khuyên ngăn kịp thời.

C. Mắng cho họ một trận.                              D. Lờ đi coi như mình không biết.

Câu 29. Sau buổi dã ngoại tại khu rừng N, nhóm bạn gồm A, B, C, D trước khi ra về không dập tắt lửa đã đốt dẫn đến cháy rừng, gây thiệt hại 3ha. Cũng có mặt tại buôi dã ngoại đó, nhưng T bị ôm nặng nên R đã đưa T về trước. Trong ưường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường?

A. Bạn A, B và C.       B. Bạn A, B, C và D.         C. Bạn A, B, C, D và T.       D. Bạn A, B, C, D và R.

Câu 30. Sau buổi lao động dọn dẹp vệ sinh khuôn viên trường, L và K không đổ rác vào noi quy định, mà đã đổ ngay sau một góc khuất ở đầu dãy nhà trường học. Nêu là bạn của L và K, em sẽ lựa chọn cách xử lí nào dưới đây?

A. Lờ đi coi như không biết.                B. Mắng cho hai bạn một trận.

C. Nói xấu hai bạn trên facebook.       D. Nói với hai bạn nên đổ rác đúng nơi quy định.

Câu 31. T coi việc đến trường như cuộc dạo chơi, thường xuyên vắng học tham gia các tệ nạn xã hội, ăn chơi lêu lổng, rồi bị nhiễm HIV. Đến khi gia đình T biết được thì đã muộn. Hành vi của T không thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Phòng, tránh bệnh tật cho bản thân.                                    B. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo.

C. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.                                             D.Phòng, chống bệnh cho gia đình.

BÀI 16. TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN

Câu 1. Biết nhìn nhận đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân gọi là

A. tự phê bình về bản thân.                B. tự nhận xét về bản thân.

C. tự nhận thức về bản thân.              D. tự hoàn thiện bản thân.

Câu 2. Không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn là biểu hiện của                                                                                                                      

A. tự phê bình về bản thân.                B. tự nhận xét về bản thân,

C. tự nhận thức về bản thân.              D. tự hoàn thiện bản thân.

Câu 3. Không ngừng hoàn thiện bản thân cỏ ý nghĩa đối với

A. trẻ em.          B. người lớn.                   C. học sinh.             D. tất cả mọi người.

Câu 4. Mỗi người không ngừng tự hoàn thiện bản thân là nhằm

A. trở nên giàu có.                                    B. được mọi người tôn trọng.

C.làm hài lòng tất cả mọi người.               D. đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.

Câu 5. Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải

A. qua rèn luyện.                                      B. qua nhiều biến cố.

C. có sự lựa chọn đúng đắn.                     D. có quyết định đúng đắn.

Câu 6. Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sổng rất

A. cốt lõi của con người.                    B. cơ bản của con người.

      C. hàng đầu của con người.                D. quan trọng của con người.

Câu 7. Mục đích của việc tự nhận thức bản thân?

A. Biết mọi điều.              B. Tiến tới thành công.            C.Tự tin hơn.                        D. Hiểu rõ bản thân.

Câu 8. Quá trình tự hoàn thiện bản thân của mỗi người được thực hiện theo chuẩn mực nào dưới đây?

A. Yêu cầu của công việc.                 B. Quan điểm sống của cá nhân.

     C.Các giá trị đạo đức xã hội.               D. Định hướng của gia đình.

Câu 9. Điều quan trọng nhất để tự hoàn thiện bản thân là

A. tìm kiếm sự giúp đỡ.                            B. xác định thuận lợi đã có.

C.sở trường của bản thân.                         D. tự nhận thức bản thân.

Câu 10. Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân

 A. có cuộc sổng tốt đẹp.                    B.   ngày một văn minh tiến bộ.

C. ngày một khôn lớn hơn.                 D.    ngày một phát triển tốt hơn.

Câu 11. Tự khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn là biểu hiện

A. tự phê bình về bản thân.     B. tự hoàn thiện bản thân.   C. tự nhận thức về bản thân.    D. tự nhận xét về bản thân.

Câu 12. Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ dần dần

A. trở nên lạc hậu.                                B. bị mọi người xa lánh.

C.làm việc kém hiệu quả.                    D. không hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 13. Việc đánh giá thấp bản thân mình sẽ làm cho nhiều người tr nên

A. tự cao, tự đại.                                 B. tự ti và mặc cảm.

C. e thẹn, nhút nhát.                           D. khiêm tốn, nhường nhịn.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?

A.Rèn luyện, vượt lên khó khăn, trở ngại.               B.Khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.

C.Không ngừng học tập tu dưỡng.                           D.Lười biếng, thiếu ý thức trong học tập.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?

A.Khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.                      B.Tích cực tham gia tệ nạn xã hội.

C.Lười biếng, thiếu ý thức trong học tập.                 D.Thiếu kiên trì, nhẫn nại trong rèn luyện.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?

A. Tự cao, tự đại.                                B. Ham học hỏi.

C.Rèn luyện sức khỏe.                       D. Biết sửa chữa khuyết điểm.

Câu 17. Khẳng định nào dưới đây là đúng về tự hoàn thiện bản thân?

A.Tự hoàn thiện bản thân là công việc riêng của tập thể.

B.Tự hoàn thiện bản thân là công việc riêng của các nhân.

C.Tự hoàn thiện bản thân là luôn đề cao giá trị bản thân.

D.Tự hoàn thiện bàn thân cần có sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội.

Câu 18. Câu tục ngữ nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức, tự hoàn thiện của bản thân?

A. Tức nước vỡ bờ.                            B. Ăn cây táo, rào cây sung.

C. Nhìn mặt bắt hình dong.                D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

Câu 19. Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về tự nhận thức bản thân?

A.Mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu riêng.             B.Mỗi người không ai giống nhau hoàn toàn.

C. Mỗi người đều có mặt tốt và tự hào giống nhau.             D.Mỗi người có hạn chế, yểu kém riêng của mình.

Câu 20. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Trẻ em không cần phải tự hoàn thiện bản thân.   B. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm không cần thiết.

C. Chỉ có người nào yếu kém mới cần phải tự hoàn thiện bản thân.

D.Tự hoàn thiện bản thân là yêu cầu cần thiết đối với mỗi người.

Câu 21. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tự hoàn thiện bản thân?

A. Biết lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện.                    B.Việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

C. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người tin cậy.              D.Việc riêng của mỗi cá nhân nên không can thiệp.

Câu 22. Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A.Tự hoàn thiện bản thân phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

B.Tự hoàn thiện bản thân là việc cần thiết nhưng không dễ dàng.

C. Tự hoàn thiện bản thân không làm mất đi bản sắc riêng của mình.

D.Chỉ có những người có vấn đề về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.

Câu 23. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Người không chịu hoàn thiện bản thân sẽ bị tụt hậu so với xã hội.

B. Đã là danh nhân không cần phải tự hoàn thiện bản thân.

C. Người đã yểu kém thì dù cố gắng đến mẩy cũng không được thừa nhận.

D. Chỉ có những người có vấn đề về đạo đức mói cần tự hoàn thiện bản thân.

Câu 24. Nội dung nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức?

A.Em thích học môn Văn nhất.                                   B. Bố mẹ là người em yêu quý nhất.

C.Em còn thiếu kiên trì trong học tập.             D. Không cần phải tự đánh giá về bản thân.

Câu 25. Nội dung nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?

A. Luôn tự lập.   B. Luôn làm theo người khác.    C. Biết học hỏi người khác.               D. Biết nhận thức về bản thân.

Câu 26. Đ hoàn thiện bản thân, một chúng ta cần xác định cho mình

 A. mục đích sống rõ ràng.     B. công việc cụ thể.        C.chỗ dựa cần thiết.   D. phương tiện hiệu quả.

Câu 27. Đe tự hoàn thiện bản thân, mỗi người cần phải

A. không cần làm gì cả.                                                           B.trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác.

C. để mặc cho công việc sẽ hoàn thiện mình.              D. quyết tâm thực hiện kế hoạch rèn luyện mình.

Câu 28. Câu thành ngữ: “Ngọc càng mài càng sáng/ Vàng càng luyện càng trong" nói về vấn đề nào dưới đây?

A. Không cần học hỏi.                      B. Tự hoàn thiện bản thân,

C. Tự đánh giá về bản thân.              D. Tự nhận thức về bản thân.

Câu 29. Ngay từ nhỏ bạn B có tật nói lắp. Nhưng hàng ngày B chịu khó tập luyện để trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng. Sự rèn luyện của B là

A.quá trình mặc cảm bản thân.                                   B. quá trình tự phê bình và phê bình.  

C. quá trình tự hoàn thiện bnthân.                 D. quá trình thay đổi tính cách.

Câu 30. Do bạn bè lôi kéo nên C đã sao nhãng việc học tập dẫn đến kết quả học tập ngày càng sa sút. Được gia đình bạn bè khuyên nhủ, C đã quyết tâm phấn đấu rèn luyện và trở thành một học sinh giỏi. Việc làm của c là biểu hiện nào dưới đây của học sinh?

A. Tự nguyện, tự giác.    B. Tự phê bình và phê bình.   C. Tự hoàn thiện bản thân.              D. Tự thay đổi tính cách.

Câu 31. Sau khi tốt nghiệp đại học, nhờ giỏi giang, thông thạo ngoại ngữ lại năng động nên K đã giúp công ty B kí được nhiều hợp đồng bán hàng có giá trị. Ngoài những khoản tiền thưởng K còn luôn nhận được những lời khen và động viên từ lãnh đạo công ty. Trước những thành công của K, một số đồng nghiệp cùng phòng của công ty tỏ ra không thiện cảm với cô. Họ luôn tìm cách nói xấu cô, bảo cô là ngựa non háu đá. Hành vi của các đồng nghiệp K thể hiện

A. hiếu thắng, hiểu chiến.                    B. khắt khe với người khác.

C. luôn tự lập và tự chủ.                      D. lòng ganh ghét, đố kị.