Tỉnh Lào Cai bao nhiêu dân tộc?

Đền Thượng thờ Trần Hưng Đạo, biểu tượng văn hoá là nơi thờ cha; những bí ẩn về bãi đá cổ nổi tiếng ở Sapa; Lâu đài Hoàng Yến Chao… là những di tích cấp Quốc gia, điểm đến của nhiều du khách khi đến với tỉnh Lào Cai.

Đền Thượng: Cách đền Mẫu khoảng 300 m là một ngôi đền cổ nằm trong một khuôn viên rộng hàng chục hécta. Đó là đền Thượng - thờ Trần Hưng Đạo, biểu tượng văn hóa là nơi thờ Cha. Đền được xây dựng đầu thế kỷ 19, đã trùng tu nhiều lần. Trong khuôn viên đền, một cây đa cổ thụ rất đẹp càng tôn thêm vẻ cổ kính, u tịch của khu đền. Khách trong và ngoài nước rất thích đến vãn cảnh đền mỗi khi có dịp ghé thăm Lào Cai.

Tỉnh Lào Cai bao nhiêu dân tộc?

Một góc bãi đá cổ Sa Pa

Đây là một di tích bao gồm những tảng đá với nhiều lớp chạm khắc cổ nằm trong thung lũng Mường Hoa, rải rác xen giữa những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây, rộng 8 km2.

Di tích này đã được nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1925 gồm khoảng trên 200 hòn đá kích thước khác nhau, lớn nhất là Hòn Bố dài 15 m, cao 6 m. Các lớp chạm khắc trên đá gồm nhiều loại hình khác nhau, như tranh vẽ tả thực, hoa văn trang trí, trong đó đáng chú ý nhất là các hình vẽ người, nhà sàn và các dấu hiệu có thể là một hình thức phôi thai của chữ viết đến nay vẫn chưa giải mã được. Trong di tích bãi đá cổ này đáng chú ý nhất là tảng đá vợ, đá chồng, đàn hổ đá và tấm bia trên có khắc chữ mà theo truyền thuyết đó chính là những câu thần chú của nhóm thợ đá để tiêu diệt đàn hổ đến quấy phá dân làng. Còn tảng đá vợ, đá chồng nói về mối tình chung thủy của đôi trai gái vượt lên mọi gian nan, mong tìm được hạnh phúc, cho dù họ có bị hóa đá vẫn hướng về nhau, hai tảng đá như vẫn lần tìm đến nhau.

Khu di tích này đã được các nhà khảo cổ chứng minh có lâu đời và là một di sản của cư dân Việt cổ. Hiện nay, di tích này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đang đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Lâu đài Hoàng Yến Chao là một công trình kiến trúc độc đáo kết hợp phong cách phương Đông với phương Tây, được xây dựng ở thế kỷ 20. Lâu đài nằm trên địa phận bản Nà Hối Thổ, huyện Bắc Hà (qua chợ Bắc Hà khoảng 300 m là tới nơi).

Lâu đài được kiến trúc hai tầng là nơi ở của Hoàng Yến Chao (sau này là con trai - Hoàng A Tưởng), đồng thời cũng là một pháo đài phòng thủ, nằm ở vị trí quan trọng chi phối cả thung lũng Bắc Hà. Lâu đài có hệ thống lô cốt, thành lũy kiên cố (vữa xây có mật mía) hiện đã hỏng khá nhiều. Hệ thống lỗ châu mai tỏa ra bốn hướng. Từ xa bạn có thể nhìn thấy lâu đài màu trắng nổi lên giữa thung lũng rất ngạo nghễ, uy nghiêm.

Tỉnh Lào Cai bao nhiêu dân tộc?

Đền Trung Đô

Đền Trung Đô nằm lọt trong vùng thung lũng nơi hợp lưu của hai dòng suối Nậm Thin (hay còn gọi là Nậm thiên) lũng suối Nậm Khòn ở phía Bắc và phía đông với sông Chảy nằm ở phía Tây của đền. Địa thế ở đây có sông, có núi, hội tụ đầy đủ các điều kiện cần có về phong thuỷ tạo cho ngôi đền một vẻ uy nghi trang trọng.

Đền Trung Đô là nơi thờ tướng quân Gia Quốc Công Vũ Văn Mật cùng với các thuộc tướng của mình đã có công xây dựng căn cứ ổn định bảo vệ biên cương Tổ quốc và phát triển vùng đất Trung Đô cũng như Bắc Hà thuộc trấn Tuyên Quang xưa ( Lào Cai ngày nay) thành trung tâm kinh tế xã hội thời bấy giờ.

Khu di tích đền Phúc Khánh

Khu đền Phúc Khánh được phục hồi, tôn tạo nằm trên quả đồi rộng 2,4ha gồm nhiều hạng mục công trình: Nhà đền chính kiến trúc hình chữ Đinh gồm 3 nếp, Nhà Tả vu, nhà Hữu vu, Tam Quan ngoại, cổng nách và trụ biểu tại Tam Quan ngoại, Ban cô, Ban cậu, Miếu Sơn thần cùng một số hạng mục phụ trợ khác. Các hạng mục của Đền được phục hồi và tôn tạo tuân thủ cao kiến trúc truyền thống của thời Lê Mạc và sử dụng vật liệu phục chế quý hiếm theo phong cách cổ xưa, kể cả việc phục hồi các họa tiết, hoa văn thời cổ như các hình đầu đao, bờ nóc, cửa triện, các con giống...

Ở cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 2 km, ngay sau khách sạn Hàm Rồng có một dãy núi cao gần 2000 m (6,000 ft), gồm nhiều dãy đá nhấp nhô mang nhiều dáng vẻ khác nhau đó là núi Hàm Rồng. Cả dãy núi giống như một con rồng khổng lồ đang uốn khúc, nằm phục.

Sự tích núi Hàm Rồng được kể lại rằng: Từ xa xưa mọi sinh vật đều sống hỗn độn. Một hôm Ngọc Hoàng ban lệnh tất cả các sinh vật hãy lập lấy địa phận của mình. Các sinh vật tranh nhau tìm chỗ trú ngụ. Lúc này ba anh em nhà rồng đang sống trong hồ lớn, khi nghe tin vội chạy sang hướng đông thì đã hết chỗ, họ bèn chạy sang hướng tây. Hai người anh chạy nhanh hơn nên ở đó chờ người em. Người em chạy chậm đã lạc vào đám đông toàn sư tử, hổ báo. Người em sợ quá rùng mình co người, há mồm để tự vệ. Vừa lúc đó lời ban của Ngọc Hoàng đã hết hạn. Thế là hai người anh nhà Rồng hóa thành đá quay về hướng Lào Cai, còn người em út hóa đá có dáng đầu ngẩng cao mồm há to nhe răng nhìn về dãy Hoàng Liên Sơn và được gọi là núi Hàm Rồng.

Để lên được đỉnh núi Đầu Rồng, du khách phải leo qua các khu vườn lan 1, vườn lan 2, trạm vi ba, vườn hoa Sa Pa, cổng trời. Trên đỉnh núi Hàm Rồng có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều hang động, núi đá nhấp nhô rất ngoạn mục, lý thú. Hàm Rồng là điểm du lịch hấp dẫn của Sa Pa.

Đến thời điểm hiện nay, Lào Cai đã có 7 di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh. Cụ thể như sau: Đền Hàng Phố (Sa Pa); đền Thượng (Sa Pa); đền Mẫu (Sa Pa); đền Đôi Cô (Cam Đường); đền Chiềng Ken (Văn Bản); đền Tân An (Văn Bản); Khu du kích cách mạng Pú Gia Lan (Văn Bản).

Trọng tâm là khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200 m - 1.800 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa,...

Tỉnh Lào Cai bao nhiêu dân tộc?

Đỉnh Phan Xi Păng

Đỉnh núi Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam có dãy núi Hoàng Liên Sơn và khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch.

Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi (Phần Lan), cá tầm (Nga)...Và đặc biệt, đây còn là nơi mang đậm nét đặc trưng văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc anh em.

Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu cũng là một điểm du lịch thú vị mà điểm dừng chân không thể là nơi nào khác ngoài thành phố Lào Cai.

Và đặc biệt, là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước.

Tỉnh Lào Cai bao nhiêu dân tộc?

Thác Na Pao

Nếu có dịp đến Tây Bắc vào mùa hè, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú, nguyên sơ của những thác nước nổi tiếng dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vỹ. Đó là những ngọn thác đã trở thành danh thắng bấy lâu của vùng nghỉ mát Sa Pa như Thác Bạc (dưới chân đèo Ô Quy Hồ nối quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu), thác Cát Cát (dưới chân núi Hoàng Liên có đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà Việt Nam cao 3.143 m), thác lạnh Bản Khoang - Sa Pa (nằm trên đường tới núi Ngũ Chỉ Sơn cao 3.090 m), thác Tình Yêu (đầu nguồn suối Vàng trên đỉnh núi Hoàng Liên), thác Cá Nhảy (ở giữa làng du lịch sinh thái Bản Hồ - Sa Pa)…

Những dòng thác khác của Lào Cai cũng đều nằm dưới chân đỉnh Fansipan. Đây là điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế trong các tua du lịch Sa Pa - Lào Cai. Những dòng thác tuyệt đẹp dưới chân đỉnh Fansipan đã góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho vùng cao Lào Cai và Lai Châu. Nếu có dịp đến với Tây Bắc, bạn không nên bỏ qua những tuyệt tác của tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất này.

Nằm ở trung tâm huyện lị Bắc Hà được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921, chủ nhân là Hoàng Yến Chao dân tộc Tày, bố đẻ của Hoàng A Tưởng. Trải qua 80 năm tồn tại cùng thời gian, phủ bao lớp rêu phong cổ kính vẫn đứng uy nghi nổi trội giữa một nơi dân cư đông đúc, phố xá tấp nập.

Trước năm 1945, Bắc Hà là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, có giai cấp thống trị và bị trị, người bóc lột và kẻ bị bóc lột, trong đó tầng lớp bóc lột là các thổ ti mà điển hình là cha con Hoàng Yến Chao - Hoàng A Tưởng.

Trong suốt thời gian trị vì, được thực dân Pháp ủng hộ, cha con Hoàng Yến Chao - Hoàng A Tưởng đã ra sức bóc lột nhân dan chiếm giữ các vùng đất màu mỡ, bắt dân bản phục dịch hầu hạ nộp các hiện vật có giá trị, đồng thời độc quyền bán muối, hàng tiêu dùng, khai thác lâm thổ sản, thuốc phiện và lương thực, thực phẩm cho các đồn binh Pháp và bọn tay sai. Dựa vào tiềm lực kinh tế, thổ ti hoàng Yến Chao cho xây dựng một dinh thự bề thế và mời thầy địa lý chọn đất, hướng nhà với hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc thiết kế và trực tiếp thi công.

Địa điểm được chọn theo thuyết phong thuỷ trên một quả đồi rộng hướng Đông Nam, đằng sau và hai bên phải trái có núi, phía trước có suối và núi 'mẹ bồng con'. Địa hình tổng thể có thế 'sơn thuỷ hữu tình' đẹp, hợp với cảnh quan khí hậu á nhiệt đới.

Kiến trúc dinh thự theo phong cách Á - Âu kết hợp, tạo sự hài hoà, bố cục hình chữ nhật liên hoàn khép kín. Ở giữa về cuối là nhà chính. Hai bên tả, hữu là nhà phụ, trước là bức bình phong, giữa là sân trời,. Vào dinh phải bước lên mấy bậc. Cầu thang từ hai bên lại rồi tời phòng chờ, sau đó mới bước vào khoảng sân rộng để hành lễ và múa xòe. Nhà chính hai tầng có diện tích 420 m2. Các cửa nhà hình vòm. Tuy các cửa cao thấp không đều, nhưng cân đối, Hành lang có lan can. Trước các cửa đều đắp phào nổi. Cả hai tầng nhà chính đều có ba gia. Bốn gian hai bên phải trái của cả hai tầng là nơi sinh hoạt gia đình. Gian giữa cả hai tầng dùng làm nơi hội họp. Mặt chính trang trí bằng nhiều hoạ tiết công phu. Hai bên phải và trái có đắp nổi hai câu đối với nội dung chúc gia đình dòng họ hiển vinh…

Hai bên tả hữu là hai dãy nhà ngang có bố cục và kiến trúc giống nhau. Mỗi dãy đều hai tầng nhưng thấp hơn nhà chính, mỗi tầng cũng có ba gian với tổng diện tích 300 m2 mỗi gian đều có chức năng sử dung riêng. Tiếp giáp với hai dãy nhà còn có hai nhà phụ cũng gồm hai tầng nhưng kiến trúc đơn giản và dùng làm nhà kho, cho lính và phu ở, tổng diện tích mỗi nhà 160 m2.

Vật liệu xây dựng gạch ngói thì phái xây dựng tại chỗ bằng cách mời chuyên gia Trung Quốc, sắt, thép và xi măng được mua từ dưới xuôi trở bằng máy bay.

Xung quanh có tường xây bao gồm ba cồng (một chính, hai phụ) trổ nhiều lỗ châu mai và có lính gác với số lượng hai trung đội. Tổng diện tích toàn khu nhà lên tới 4000 m2. Khu biệt thự này đang được gìn giữ, bảo quản và tôn tạo để khách tham quan có thể tìm hiểu về lịch sử xã hội vùng dân tộc miền núi một thời đã qua.

Một số lễ hội truyền thống:

Tết nhảy của người Dao đỏ ở Sa Pa

Thời gian: Ngày mùng 1 và 2 tết Nguyên Đán.

Địa điểm: Tại nhà ông trưởng họ

Đặc thù: Tổ chức lễ hội nhảy, múa các điệu múa võ, đi săn bắn, làm một số ma thuật khác và tắm dưới các loại tượng tổ tiên bằng gỗ.

Lễ hội Lồng tồng của người Tày ở Văn Bàn

Thời gian: Ngày Thìn tháng giêng hàng năm.

Địa điểm: Tại khu ruộng rộng đẹp gần làng

Đặc thù: Cầu mùa, ném còn, kéo co, chọi gà bằng bi chuối, chọi trâu bằng măng vầu và múa kiếm theo tín ngưỡng phồn thực...

Lễ hội tòng ngồng và múa xoè của người Tày ở Tà Chải Bắc Hà

Tỉnh Lào Cai bao nhiêu dân tộc?

Lễ hội múa xòe của người Tày ở Tà Chải

Thời gian: Ngày rằm tháng giêng

Địa điểm: Khu ruộng rộng, đẹp ở gần khu rừng cấm

Đặc thù: Cầu mùa, ném còn , đu tiên, múa xoè, giao duyên...

Ngoài ra còn có rất nhiều lễ hội khác như Lễ hội Roóng poọc của ngưòi Giáy ở Tả Van – Sa Pa, ở Tả Phời – Thị xã Cam Đường, Hội đình của người Tày ở làng Già - Bảo Yên, Hội chơi hang của người Thái, người Tày ở hang Khánh Yên – Văn Bàn, Hội xuân đền thượng ở thị xã Lào Cai, Lễ hội cúng rừng của người Nùng ở Mường Khương, Lễ hội Gắt tu tu của ngươì Hà Nhì Đen ở xã Y Tý – Bát Xát, v.v...

Đặc sản - Sản phẩm nổi tiếng:

Truyền thuyết người Dao truyền tụng rằng rượu San Lùng là rượu của trời, của các đấng thiên tinh. Các vị Bồ Tát thường phái Tiên sa xuống núi Pò Sèn (ở Bản Xèo - bát Xát) lấy rượu về. Ấy là khi trời mưa, nắng, người ta thường thấy xuất hiện một chiếc cầu vồng như ba vòi nước hút từ dòng suối chảy ra từ lòng nùi Pò Sèn ngược lên trời. Người Dao đỏ gọi ba vòi nước đó là San Lùng, nghĩa là 'tam long' và địa danh ấy là San Lùng. Là vùng đất có rồng thiêng, nên đồng bào đến ở lập thành làng bản và sinh sống bằng nghề làm nương nấu rượu. Rượu San lùng là loại rượu quý chỉ để dùng cúng bái trời đất tổ tiên, lễ, tết, hội hè, cưới hỏi và để đãi bạn hiền.

Rượu San Lùng được chế biến rất công phu. Nguyên liệu tuyển chọn kỹ từ thóc nương vào sữa ở độ dẻo. Trước khi nấu, người ta ngâm thóc thành mộng và chưng ủ cùng cao lương thảo dược.Men đủ vị thảo dược của núi rừng, có vị phòng chống lạnh, trừ cảm,có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, có vị làm cho không đau đầu. Rượu được chưng cách thuỷ hai lần, Lần thứ nhất là khử tap và lọc cốt. Lần thứ hai làm lạnh bằng những lá thơm của núi rừng với nước suối Pò Sèn, thế mới ra được rượu và chỉ có người San Lùng mới làm ra rượu San Lùng thơm, ngon, êm dịu.

- Bột ngô hấp là cơm của người vùng cao

Sau vụ thu hoạch ngô được phân loại, phơi khô cả vỏ đưa lên gác xép, xếp thành hàng, để dùng dần. Ngô được tẽ ra, quạt sạch rồi say nhỏ bằng cối đá. Xay ngô đòi hỏi sự công phu và tốn thời gian. Khi xay phải có hai người, một người kéo tràng, một người đứng bỏ hạt. Ngô xay ra đảm bảo nhỏ hơn hạt tấm, đều để dễ đồ. Khi đồ cho bột ngô vào chõ, rắc đều một chút nước đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun chờ có mùi thơm toả ra là cơm chí . Cẩn thận hơn, người ta làm đồ hai lượt. Lượt thứ nhất chưa chín hẳn. Đổ ra xảo, đánh tơi, chờ nguội bớt, rồi rẩy chút nước, cho lại vào chõ đồ lượt thứ hai. Cơm bột ngô háp người ta quen gọi là miền miến.

Khi ăn miền miến trộn với canh rau cải hoặc canh gà, ta có cảm giác vị ngọt , bùi thơm dẻo còn đọng lại mãi nơi đàu lưỡi. Cũng giống như phong cách của người vùng cao, ăn miền miến phải chậm rãi, nhai kỹ mới cảm nhận được hết hương vị của nó. Nếu ăn một lần rồi bạn sẽ phải nhớ mãi.

Tỉnh Lào Cai bao nhiêu dân tộc?

Mận hậu Bắc Hà

Ở các tỉnh thuộc biên giới phía Bắc nước ta, đâu cũng thấy cây mận, mận Lào Cai, Lạng Sơn có màu hồng đỏ, mận Bắc Hà có vỏ màu xanh, mỗi loại mận đều có hương vị riêng và sắc màu khác nhau, song giống mận ngon nhất, đẹp mã nhất vẫn là giống mận trồng ở đất Bắc Hà.

Bắc Hà là một huyện vùng cao, nằm ở phía đông bắc tỉnh Lào Cai, cách thị xã Lào Cai 70 km đường bộ. Cũng giống như ở Sa Pa, khí hậu Bắc Hà trong lành, mát mẻ nhiệt độ trung bình là 210C, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa giàu bản sắc dân tộc nên Bắc Hà càng được du khách trong nước và quốc tế tìm đến tham quan, du ngoạn.

Từ tháng giêng âm lịch, cả thung lũng Bắc Hà với diện tích rộng 30 km2 nở trắng hoa mận, đất trời Bắc Hà như trong huyền thoại. Qua Cổng trời, người và ngựa cứ bồng bềnh như trôi trong mây trắng.

Vùng thượng huyện rét đậm kéo dài nên trồng lê và mận, quanh năm phố huyện là tiểu vùng khí hậu ôn đới nên trồng mận tam hoa, mơ và cây dược liệu. Vùng hạ huyện nắng và mưa nhiều thì trồng quế, bạch đàn và mỡ. Mười năm lại đây, Bắc Hà đã có nhiều vườn rừng lớn chuyên trồng mận, đời sống dân cư ngày càng no đủ gần như không còn hộ đói nghèo nhờ cây mận. Có những vườn có tới 120 cây mận tam hoa, thân cây mốc trắng đã cho thu hoạch, chưa kể tới 300 cây khác lá xanh lúp xúp chuẩn bị bói lứa đầu đã chứng minh được sự giàu có của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Du khách hãy đến Bắc Hà vào mùa mận chín. Mận Bắc Hà bắt đầu chín từ tháng 5 và chín rộ vào tháng 6, tháng 7. Khi mà ở nhiều vùng xuôi cái nắng mùa hè như thiêu như đốt thì Bắc Hà trời vẫn mát mẻ, cây cối vẫn xanh tươi trong làn nắng nhẹ mơ màng. Đâu đó thấp thoáng những vườn mận sum sê trĩu quả, trông đến phát thèm. Du khách muốn thưởng thức mận chín xin cứ tự nhiên chọn những trái mận thật to, thật chín, ăn thoả thích no nê trong sự tươi cười mến khách của chủ vườn.

Khác với mận Lạng Sơn khi chín quả mới đỏ, mận hậu Bắc Hà không biến đổi màu vỏ ngoài, quan sát kỹ mới nhận ra lúc thu hái quả mận hơi ngả sang màu vàng nhạt. Trông cứ tưởng quả xanh nhưng khi bổ đôi, ruột quả mận mới phô sắc vàng. Điều khác biệt giữa mận Bắc Hà với các giống mận khác, có lẽ là độ róc hột. Ngoài ra, vị ngọt của mận hậu làm cho người ăn sau khi nuốt xong miếng cuối khá lâu mà như vẫn còn miếng mận trong miệng. Có lẽ vì thế mà người ta đặt tên nó là mậu hậu chăng?

Do tác dụng trên cùng với hương vị, mận hậu Bắc Hà từ nhiều năm nay đã là một trong các mặt hàng hoa quả đặc sản của nước ta được xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu và Tây Âu, khách du lịch nhất là nữ thích ăn của chua đều muốn nếm náp.

Ở Lào Cai, mận hậu được trồng nhiều ở các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa. Đầu mùa hè, khi mận hậu chưa kịp chín, du khách có thể thưởng thức nhiều loại mận khác cũng ngon ngang mận hậu đó là mận Tam Hoa, mận Tả Trang Ly, Hoàng Trang Ly (Bắc Hà), mận Tả Van (Sa Pa) có vỏ tím, ruột tím ăn giòn nhưng có vị chua chua cũng thú vị. Tất nhiên mận hậu vẫn là thứ mận đặc sản Bắc Hà, luôn đứng đầu bảng, đừng quên mang chút quà mận hậu về làm quà cho người thân nếu có dịp lên thăm thú Bắc Hà (Lào Cai).

- Cuốn sủi - món ăn không dễ quên

Người Hoa ở đâu là có buôn có bán có sạp hàng thuốc bắc và ở đó sẽ mọc lên những quán ăn với nhiều món hấp dẫn, trong đó có món cuấn sủi (Phở khan), món khâu jù gọi chệnh thành món khâu nhục, tức là thịt lợn ba chỉ kẹp rau dưa và vài vị thuốc bắc hấp nhừ, món xá xíu, tức là thịt nạc thái miếng to bản đã nướng qua lửa vàng ruộm tẩm với húng lừu rán kỹ hay lạp sườn, vịt quay và các món ngẩu pín, mì vằn thắn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.

Ở Lào Cai hiện có nhiều nhà hàng chế biến các món ăn kiểu người Hoa, nhưng ngon hơn cả là nhà hàng Việt - Hoa nằm trên đường Nguyễn Hụê gần cửa khẩu Lào Cai và quán ăn bình dân ngay bên cạnh nhà ga luôn thu hút khách, bởi mới bước tới cửa, đã thấy hương vị riêng biệt quyến rũ toả ra. Tuy các chủ cửa hàng ngập ngừng không muốn nói công thức và bí quyết chế biến món cuốn sủi, song quả là khi nhìn thấy bát cuốn sủi sền sệt được bưng ra, đặt trên bàn, hẳn ai cũngc không cầm nổi sự thèm muốn. Dưới cùng của bát cuốn sủi là những sợi phở trắng mềm. Trên lớp phở ấy người ta rắc chút mỳ bằng củ rong rang ròn cùng nhiều gia vị, thịt bò được nấu sền sệt kì công với các loại gia vị, hương liệu bí truyền và trên cùng được rắc bột tiêu nhỏ mịn, hạt đậu phộng và vài lát ớt đỏ cùng rúm rau thơm, khi ăn chỉ đảo đều. Khách ăn có thể tự bổ sung gia vị có sẵn trên bàn.

- Xôi màu đượm tình người Nùng Dín

Đến các phiên chợ vùng cao của Lào Cai, du khách không chỉ được chứng kiến sự đa dạng trong sắc màu trang phục của các cô gái nơi đây mà còn dễ dàng bắt gặp những thúng xôi bảy màu thơm dẻo, đậm đà hương vị núi rừng.

Tỉnh Lào Cai bao nhiêu dân tộc?

Xôi màu - nét ẩm thực của người vùng cao Lào Cai

Là món ăn chỉ có trong những ngày lễ tết, xôi bảy màu của người Nùng Dín (Mường Khương, Lào Cai) ngoài giá trị ẩm thực còn mang giá trị tâm linh sâu sắc. Mỗi màu xôi là màu của một tháng trong cuộc chiến diễn ra từ tháng 1 đến tháng 7 năm xưa tại nơi đây. Màu xanh lá chuối là màu của mùa xuân, màu đỏ thẫm, biểu tượng cho máu của những người đã anh dũng hi sinh, màu vàng biểu tượng cho sự đau thương li tán, màu đỏ tươi biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của người Nùng Dín...

Điều đặc biệt làm nên sự khác lạ của món xôi này chính là ở bản hợp tấu tài tình của màu sắc mà chỉ có những người phụ nữ khéo léo Nùng Dín mới có thể tạo ra. Không dung bất cứ một thứ phẩm màu cao cấp nào, chỉ tận dụng những lá cây rừng có sắn như lá cây đỏ đen, cây hoa vàng, lá câm hoa hay nghệ nhưng những người phụ nữ nơi đây bằng bí quyết gia truyền đã tạo ra một món ăn sinh động hấp dẫn mà không phải người đầu bếp nào cũng có thể làm được.

Xôi được làm từ thứ gạo nếp ngon, hạt to tròn, hương thơm ngọt, loại gạo chỉ có trên những nương rẫy mỗi năm một vụ cấy hái mới có. Gạo ngâm kỹ, đãi sạch, ướp màu rồi đồ khoảng 2 giờ. Những người phụ nữ Nùng Dín với kinh nghiệm lâu năm cho biết để giữ màu xôi được tươi, khi nấu không được cho muối vào gạo. Người Nùng Dín quan niệm ngày lễ, tết ăn xôi bảy màu sẽ mang lại nhiều điều may mắn, tốt lành. Đĩa xôi bảy màu là niềm tự hào của chị em phụ nữ Nùng bởi nó thể hiện sự khéo léo, đảm đang của họ.

Xôi bảy màu ngon nhất khi ăn chấm với muối vừng đen và thịt gà rừng nướng. Đây là món ăn không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng bởi nó chứa nhiều vị thuốc dân gian từ những lá cây rừng.